Bạn đang xem bài viết Tổng Cục Du Lịch Bàn Giải Pháp Cơ Cấu Lại Thị Trường Khách được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đánh giá lại thực trạng hoạt động của du lịch cùng với nhận diện những thách thức, khó khăn; tìm kiếm cơ hội song song với chuẩn bị sẵn sàng cho sự bứt phá “hậu Covid-19” là trọng tâm của Hội nghị cơ cấu lại thị trường khách du lịch do Tổng cục Du lịch (TCDL) tổ chức tại Hà Nội ngày 19/11.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trong những năm gần đây, Du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng. Từ năm 2015 – 2019, tốc độ tăng trưởng lượng khách luôn đạt 2 con số, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế nhanh nhất thế giới, lượng khách nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng (bình quân 56%). Năm 2019, ngành Du lịch đã đóng góp 9,2% vào GDP đất nước. Ngày 22/1/2020, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó những mục tiêu đặt ra về lượng khách, doanh thu, đóng góp của ngành Du lịch vào GDP… cho thấy Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặt rất nhiều kỳ vọng vào ngành Du lịch.
Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo đề dẫn về cơ cấu lại thị trường khách du lịch cho thấy, trong những năm gần đây, khách nội địa chiếm 82,5%, khách quốc tế chiếm 17,5% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam; tỷ lệ tổng thu từ khách quốc tế và nội địa hầu như không thay đổi với 55,7% thu từ khách quốc tế và 44,3% thu từ khách nội địa. Về khách quốc tế, thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, khoảng 66,8% năm 2019; thị trường ASEAN có tỷ trọng ổn định, chiếm khoảng 11,3% khách quốc tế đến Việt Nam; các thị trường truyền thống như Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Khách du lịch nội địa đã tăng từ 57 triệu lượt người năm 2015 lên hơn 85 triệu lượt năm 2019, đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngành Du lịch, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không và nhiều ngành kinh tế khác.
Tuy nhiên, du lịch là ngành hết sức nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra ngành Du lịch cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Hiện nay, du lịch vẫn tiếp tục chịu những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Theo dự báo, năm 2020 số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ sụt giảm khoảng 80%, khách du lịch nội địa giảm khoảng 50%, tổng thiệt hại đối với du lịch khoảng 23 tỷ USD, trong đó 16 tỷ USD từ thị trường khách quốc tế. Mặc dù vậy, trong bối cảnh khó khăn cũng gợi mở những cơ hội mà ngành Du lịch có thể nắm bắt để vượt qua khó khăn trước mắt, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đón khách du lịch quốc tế khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn. Nhằm chuẩn bị tốt cho sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong thời gian tới, TCDL tổ chức hội nghị này với mong muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp, đánh giá lại thực trạng hoạt động cũng như những cơ hội, thách thức đối với Du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Du lịch Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra, trong đó việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, hoạt động Du lịch Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức như: cơ cấu khách quốc tế phụ thuộc vào một số thị trường, nhiều rủi ro, chất lượng chưa cao, một số địa phương đang có tình trạng tăng trưởng khách Trung Quốc tỷ lệ nghịch với khách châu Âu, Nhật Bản; tăng trưởng nóng của một số thị trường làm quá tải một số điểm đến, gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng, môi trường, ảnh hưởng việc đảm bảo thương hiệu, chất lượng dịch vụ du lịch quốc gia; việc phát triển sản phẩm và thu hút khách du lịch chưa căn cứ trên nhu cầu thị trường, chưa xác định rõ ràng các phân khúc cần tập trung đẩy mạnh; trong bối cảnh đại dịch, nhiều quốc gia có xu hướng khuyến khích công dân nước mình đi du lịch nội địa thay vì du lịch quốc tế, gây ra sự khó khăn trong việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam… Trong bối cảnh đó, TCDL đề xuất cơ cấu lại thị trường khách du lịch tập trung vào một số nhiệm vụ như sau: nghiên cứu và phát triển sản phẩm du lịch, cơ chế chính sách, xúc tiến quảng bá, chuyển đổi số trong phát triển thị trường khách du lịch, tăng cường phát triển nguồn nhân lực nhắm sang cơ cấu thị trường mới…
Kết luận hội nghị, Phó Tổng cục trưởng TCDL Hà Văn Siêu cảm ơn những đóng góp, chia sẻ cởi mở của các đại biểu; những ý kiến này sẽ được ghi nhận, chọn lọc để báo cáo tại hội nghịtoàn quốc về du lịch sắp được tổ chức thời gian tới. “Để thúc đẩy toàn ngành Du lịch Việt Nam phát triển, mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương đều cần thực hiện cơ cấu lại, từ đó tạo nên bức tranh tổng thể của cả nước phù hợp với bối cảnh mới”, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhấn mạnh. (http://vtr.org.vn/)
Quảng Nam Muốn Tái Cơ Cấu Thị Trường Du Lịch
Hội thảo muốn hướng tới mục tiêu phát triển thị trường, sản phẩm du lịch mới cho ngành du lịch Quảng Nam qua các chuyên đề: “Cơ cấu thị trường chiến lược cho du lịch trong thời gian đến”; “Định hướng phát triển du lịch tàu biển”; “Bảo tồn và phát huy di sản trong phát triển du lịch”; “Nhận diện thương hiệu du lịch Xanh cho Quảng Nam”; “Các giải pháp công nghệ truyền thông và kỹ thuật số hướng đến du lịch trải nghiệm, du lịch xanh”; “Gia tăng doanh thu cho du lịch từ dữ liệu (Big database)” và “Giới thiệu bộ tiêu chí xanh cho du lịch Quảng Nam”.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Xuân Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho rằng việc tái cơ cấu thị trường du lịch Quảng Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của tỉnh Quảng Nam. Sau một thời gian ngành du lịch “đóng băng” do dịch Covid-19, ngành du lịch cần trờ lại đúng vị trí của mình để dành dần khôi phục kinh tế, đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
“Để đạt được các mục tiêu đưa ra, hơn hết cần sự hợp tác của cộng đồng làm du lịch và toàn xã hội cùng nhau bắt tay hành động để tạo đà khôi phục du lịch. Từ những hành động nhỏ nhất sẽ xây thêm nhiều “ước mơ” phát triển ngành du lịch xanh dựa trên những nền tảng bền vững.” Ông Phan Xuân Thành cho biết.
Quan điểm của Hiệp hội du lịch Quảng Nam rằng khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng cũng là cơ hội chúng ta cùng nhìn lại chặng đường du lịch đã trải qua, bắt buộc cộng đồng phải đồng hành tìm giải pháp thích nghi, đổi mới trong hoạt động du lịch nhằm tăng sức đề kháng và khả năng ứng phó khủng hoảng; đồng thời định hướng phát triển du lịch theo mô hình du lịch xanh – kinh tế tuần hoàn cho Quảng Nam. Hội thảo là động thái tích cực, thể hiện sự quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp theo hướng đi mới, bền vững mang tính đột phá cho lĩnh vực du lịch tỉnh nhà trong thời gian đến.
Theo ông Michael Croft – Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam đã có tới 19% doanh nghiệp du lịch đã tạm dừng hoạt động và giảm quy mô, trên 90% nhân sự dịch vụ du lịch thất nghiệp và 98% nhân sự ngành hàng không ngừng hoạt động. Khoảng 47,000 doanh nghiệp văn hóa và sáng tạo đã báo cáo về nhu cầu cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, bởi hầu hết, đó là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có tiềm lực tài chính eo hẹp và cơ sở vật chất thuê mướn nhiều hơn là sở hữu.
“Những con số như vừa nêu là những con số chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, trong khi chúng ta đánh giá tác động và tìm hiểu bối cảnh mới của du lịch Việt Nam, thì cũng cần phải lưu ý rằng khủng hoảng này cũng tạo cho chúng ta một cơ hội để thay đổi cách thức tiếp cận của mình nhằm xây dựng lại ngành du lịch nhưng theo một cách thức khác, bền vững và kiên cường hơn.” Ông Michael Croft chia sẻ.
Cùng trao đổi tại Hội thảo, ông Nguyễn Sự – nguyên Bí thư thành ủy Hội An cho rằng đại hạ giá không phải là kích cầu. Theo ông Sư việc tái cơ cấu là vấn đề lâu dài, nhưng vấn đề quan trọng hiện nay đó là các doanh nghiệp trụ đến bao giờ?
“Trước mắt từ đây đến cuối năm chỉ có khách nội địa. Việc cần làm là tái cơ cấu sản phẩm phục vụ khách nội địa sẽ dần dần phục hồi, để các doanh nghiệp có thêm động lực để vượt qua thời điểm này. Bên cạnh đó, việc thu thuế đối với các doanh nghiệp vẫn còn khá nặng nề, tại sao chúng ta không nghĩ đến việc miễn giảm thuế đến cuối nay. Để các doanh nghiệp tự tin mở cửa hoạt động chứ nếu cứ “im thin thít” như thế thì lấy gì để phục hồi, để tái cơ cấu?” – ông Nguyễn Sự trao đổi.
Có mặt tại Hội thảo, ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết quan điểm phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam phải theo hướng bền vững, trên nền tảng tăng trưởng xanh, phải mang tính chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và huy động có hiệu quả nguồn lực trên địa bàn; phát triển đồng thời cả khách du lịch nội địa và khách quốc tế.
“Chúng ta cần phải quán triệt quan điểm trên và cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra.” Ông Lê Trí Thanh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lê Trí Thanh, việc tái cơ cấu thị trường du lịch Quảng Nam là một nhiệm vụ quan trọng, cần phải có tầm nhìn chiến lược, được thực hiện dựa trên những phân tích, đánh giá một cách khoa học, vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đồng thời phải trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Ông Thanh cho rằng thị trường nội địa là mục tiêu trước mắt hướng đến cho du lịch Quảng Nam. Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường ở các khu vực trọng điểm như: Hà Nội và Đông Bắc Bộ; TP Hồ Chí Minh và Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung với mục đích nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần gắn với mục đích nghỉ dưỡng biển, ẩm thực, tìm hiểu văn hóa lịch sử, trải nghiệm văn hóa.
“Cùng với nhiệm vụ tái cơ cấu thị trường khách du lịch, chúng ta còn nhiều nhiệm vụ khác phải làm song song. Các Sở, Ban, ngành cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid -19; tăng cường củng cố lại hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch, hướng đến du lịch xanh, tuần hoàn; phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao theo cơ cấu hợp lý; đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch theo hướng hiện đại chuyên nghiệp.” Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói.
Thu Hút Thị Trường Khách Du Lịch Trung Quốc Đến Tp Hồ Chí Minh: Giải Pháp Nào?
BNEWS Chiều 7/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Cục Du lịch phối hợp với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Thành phố Hồ Chí Minh”.
Hội thảo nhằm trao đổi các thông tin nghiên cứu thị trường khách du lịch Trung Quốc, góp phần định hướng và giới thiệu thị trường khách du lịch Trung Quốc đến các doanh nghiệp trong nước kinh doanh lữ hành quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tăng cường quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp với thị hiếu khách du lịch Trung Quốc cũng như sự kết nối giữa các doanh nghiệp khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc.
Phát biểu tại hội thảo, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Việt Nam có chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch Trung Quốc và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch Trung Quốc.
Hiểu được thị hiếu của du khách Trung Quốc là một trong những vấn đề quan trọng để doanh nghiệp lữ hành đưa ra những lịch trình có sức hấp dẫn du khách.
Những chia sẻ về thị trường cũng như tâm lý, thị hiếu khách du lịch Trung Quốc khi ra nước ngoài; những giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của các doanh nghiệp lữ hành góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ, khai thác tốt thị trường khách du lịch Trung Quốc. Chia sẻ về tổng quan thị trường khách du lịch Trung Quốc, ông Trương Hải Lâm, Trường Đại học Du lịch Quế Lâm (Trung Quốc) cho biết: Năm 2016, Trung Quốc đứng thứ 4 trên thế giới về lượng khách đi du lịch nước ngoài với hơn 56 triệu lượt khách.
Khách du lịch Trung Quốc đến nước ngoài thường nằm trong độ tuổi 25 – 45, đa số đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến, Hàng Châu, Tứ Xuyên, Nam Kinh…
Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia có du khách chi tiêu lớn trên thế giới và tập trung vào các mặt hàng thời trang, trang sức, mỹ phẩm cao cấp. Nhận định về nhu cầu khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tân Hồng – du ngoạn Việt cho biết: Du khách Trung Quốc thường đi theo nhóm nhỏ gia đình, bạn bè, phần lớn thường yêu cầu các phương tiện di chuyển mới, có hướng dẫn riêng. Khách du lịch Trung Quốc, nhất là khách du lịch cao cấp thích khám phá văn hóa truyền thống Việt Nam, thưởng thức ẩm thực thuần Việt, nhất là trái cây và hải sản. Ông Phan Xuân Anh đề xuất giải pháp khuyến khích đầu tư xây dựng những trung tâm mua sắm cao cấp, tập trung vào các mặt hàng như nữ trang, ngọc trai, trầm hương, sản phẩm cao su thiên nhiên.
Bên cạnh đó, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phục vụ, ngôn ngữ cho hướng dẫn viên và tài xế. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Bộ phận Du lịch trong nước, Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) cho biết: Theo thống kê, trong 8 tháng năm 2017, thị trường khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam có hơn 2,6 triệu lượt, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Hiện, Thành phố Hồ Chí Minh có 594 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và 10 văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài.
Trong đó có khoảng 10 doanh nghiệp chuyên đón khách Trung Quốc như Sài Gòn Tourist, Vietravel, Chợ Lớn Tourist, Sài Gòn Global… Bà Nguyễn Thị Bích Thủy đề xuất: Thành phố Hồ Chí Minh cần có quy định, hướng dẫn cụ thể đối với du khách quốc tế, trong đó có khách Trung Quốc; có thể sử dụng Bộ Quy tắc ứng xử trong du lịch, hướng dẫn những điều du khách được làm và không được làm bằng tiếng Hoa.
Đồng thời tạo sự thân thiện cho du khách Trung Quốc bằng những biển hướng dẫn sử dụng tiếng Hoa. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các mặt hàng, đảm bảo sản phẩm có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhất là hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ nhằm tạo ra sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao và tăng chi tiêu của du khách Trung Quốc.
Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cần giới thiệu các doanh nghiệp chuyên đón khách Trung Quốc của Việt Nam có năng lực, chất lượng nhằm khẳng định thương hiệu và xây dựng môi trường kinh doanh lữ hành lành mạnh. Đại diện các doanh nghiệp lữ hành cũng kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục quảng bá, phát triển thị trường du khách Trung Quốc tiềm năng; đồng thời siết chặt quản lý những công ty du lịch không đủ năng lực nhưng vẫn triển khai đón khách nước ngoài đến Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước Việt Nam – điểm đến an toàn, hấp dẫn và thân thiện.
Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch: Nhiều Vấn Đề Đặt Ra
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn điểm lại những dấu ấn nổi bật của Du lịch Việt Nam trong năm 2017, như việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Quốc hội thông qua Luật Du lịch 2017, ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị… Năm 2017, ngành Du lịch Việt Nam kỳ vọng đạt mục tiêu đón 13 triệu lượt khách quốc tế; được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) xếp thứ 6 trong 10 quốc gia tăng trưởng khách nhanh nhất toàn cầu và đứng đầu khu vực châu Á.
Tuy nhiên, ngành Du lịch còn nhiều hạn chế và vấn đề để giải quyết. “Ngành Du lịch đã đi qua một chặng đường nhưng mới là giai đoạn ban đầu, những thành tựu đạt được còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực, với nguồn lực, tiềm năng phát triển, kỳ vọng của xã hội. Năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam cần được cải thiện, những tác động từ cơ chế chính sách mới ở phạm vi cục bộ, chưa toàn diện trong khi với đặc thù là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao thì du lịch phải được phát triển đồng bộ.” – Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh.
Có 6 vấn đề cơ bản đặt ra trong tái cơ cấu ngành Du lịch. Thứ nhất là cần cơ cấu lại nguồn lực, vốn đầu tư phát triển du lịch; thứ hai: điều chỉnh phát triển sản phẩm du lịch; thứ ba: Định hướng thị trường du lịch; Thứ tư: cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch; Thứ năm: cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch; Thứ sáu: cơ cấu lại về tổ chức, quản lý ngành Du lịch.
Nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến tâm huyết về cơ cấu lại ngành du lịch nước nhà. Tiến sỹ Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam cho rằng: Tái cơ cấu ngành du lịch nước nhà muốn thành công cần phải có sự đồng bộ, từ các sản phẩm du lịch, cải thiện chính sách visa, công tác quản lý điểm đến, quảng bá du lịch…
HN
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Cục Du Lịch Bàn Giải Pháp Cơ Cấu Lại Thị Trường Khách trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!