Bạn đang xem bài viết Tổng Cục Du Lịch Nghiên Cứu, Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Bền Vững Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 18/12/2020, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo nghiên cứu, xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương chủ trì hội thảo.
Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Thị Thanh Hương phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được khai thác dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, sinh thái nông nghiệp. Thời gian qua, nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư, khai thác, qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với khu vực nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… Tuy nhiên, do chưa có những hướng dẫn, quy định cụ thể, nên mỗi địa phương tùy theo tình hình thực tế, ban hành chương trình hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng khác nhau nên hiệu quả đem lại chưa cao.
Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh cần phải xây dựng các quy chuẩn riêng, có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ du lịch cộng đồng phát triển bền vững ở Việt Nam; đồng thời gắn kết việc phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với các tiêu chí phát triển nông thôn mới tại từng địa phương.
Phó Tổng cục trưởng đề nghị các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp du lịch tham dự hội thảo đóng góp ý kiến về một số vấn đề sau: Một là, phân tích thực trạng và xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay, để đưa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Hai là, cho ý kiến đề xuất, kiến nghị về những nội dung, yêu cầu, giải pháp cơ bản khi xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Ba là, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng phù hợp trong bối cảnh hiện nay để huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch để vừa đảm bảo môi trường sinh thái, gìn giữ bảo vệ văn hóa, vừa đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế và nâng cao sinh kế cho người dân.
Vụ trưởng Vụ Lữ hành Nguyễn Quý Phương báo cáo đề dẫn tại hội thảo
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, đơn vị được Lãnh đạo Tổng cục Du lịch giao chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu cho biết, đến năm 2020, trên cả nước có khoảng 300 làng, bản, buôn, thôn, xóm có hoạt động du lịch cộng đồng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến cuối năm 2019, cả nước có hơn 5.000 homestay hoạt động với sức chứa gần 100.000 khách, trong đó có hơn 2.000 cơ sở đã được công nhận đạt chuẩn.
Các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng đã được Đảng, Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó ngành Du lịch cũng đã ban hành tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc quản lý và định hướng nâng cao chất lượng cho loại hình du lịch cộng đồng này như: Tiêu chuẩn quốc gia nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê TCVN 7800:2009 được ban hành năm 2009 và điều chỉnh, bổ sung năm 2017. Trong khu vực ASEAN có Tiêu chuẩn homestay ASEAN ban hành năm 2014, Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN ban hành năm 2015. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng ở nhiều nơi vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, làm theo phong trào, thiếu chuyên nghiệp…
Toàn cảnh hội thảo
Để hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả và bền vững ở Việt Nam, đơn vị nghiên cứu đề xuất xây dựng Chương trình hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng với những nội dung chủ yếu gồm có: Hỗ trợ phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Hỗ trợ bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số phục vụ phát triển sản phẩm du lịch; Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân tộc thiểu số tham gia phát triển du lịch; Hỗ trợ xúc tiến, quảng bá du lịch và kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.
Giám đốc Sở VHTTDL Hà Giang Nguyễn Hồng Hải chia sẻ những bài học và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
Các đại biểu tham dự hội thảo đã được nghe 14 tham luận và ý kiến đóng góp của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chuyên gia, doanh nghiệp du lịch và các tổ chức xã hội, cơ sở đào tạo chia sẻ những kinh nghiệm, bài học cũng như đề xuất về phát triển du lịch cộng đồng.
Phát biểu tổng kết hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến đóng góp quan trọng của các đại biểu tham dự, đồng thời giao Vụ Lữ hành tiếp thu để hoàn thiện Chương trình hỗ trợ du lịch cộng đồng bền vững tại Việt Nam trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt để giúp cho các địa phương có định hướng triển khai trên toàn quốc.
Trung tâm Thông tin du lịch https://vietnamtourism.gov.vn/
Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Việt Nam
Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững hiện nay
Nói một cách cụ thể, du lịch bền vững là hình thức mà chi phí du lịch sẽ được giảm xuống và nâng cao các lợi ích du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương. Cũng nhờ hình thức du lịch này mà môi trường, cảnh quan, các nguồn sinh thái được giữ gìn và bảo tồn, không bị ảnh hưởng hay xâm hại.
Theo mạng lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc, để phát triển hình thức du lịch bền vững cần dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản nhất định sau đây:
Về môi trường: Du lịch bền vững luôn cần và phải dựa vào yếu tố tài nguyên môi trường và lấy nó làm yếu tố chủ đạo để phát triển. Du lịch vừa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan môi trường nhưng vẫn phải duy trì các hình thức sinh thái, các di sản thiên nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học để không bị mai một.
Về kinh tế: Hoạt động du lịch bền vững phải bảo đảm các hoạt động kinh tế đất nước lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế – xã hội với những người hưởng lợi một cách công bằng bao gồm các nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định, các dịch vụ xã gội cho cộng đồng địa phương và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
Hướng phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam
Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, các đền đài di tích nên du lịch vô cùng phát triển. Tuy nhiên cùng với đó, vấn đề quản lí du lịch vẫn còn bị coi nhẹ dẫn đến tình trạng du lịch bất chấp và không theo một nguyên tắc nhất định nào cả. Điều đó dẫn đến các giá trị lợi ích đề cao và không coi trọng đến các giá trị văn hóa và bỏ qua các lợi ích cộng đồng.
Hậu quả của các hình thức du lịch thiếu bền vững này là cơ sở hạt tầng thiếu chất lượng, các cơ quản lý không kiểm soát đầy đủ, các giá trịn văn hóa cộng đồng địa phương vị phai nhạt, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, các hoạt động du lịch đơn điệu, thiếu màu sắc sáng tạo và dễ gây nên sự nhàm chán cho du khách,… Chính các yếu tố này đã phần nào khiến cho nền du lịch sinh thái Việt Nam dù đa dạng nhưng chưa thực sự phát triển rộng ở khu vực và trên thế giới.
Để phát triển hình thức du lịch bền vững, đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức mà là ý thức và trách nhiệm, sự chung tay của cả cộng đồng. Cần đó sự hoàn thiện và đồng bộ các yếu tố từ chính sách pháp luật cho đến việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tổng thể, đảm bảo yếu tố khoa học, toàn diện. Du lịch ngoài đáp ứng nhu cầu du khách gần xa còn phải đảm bảo sự ổn định cho đời sống của cư dân, giữ gìn những giá trị văn hóa vùng miền của từng nơi, bảo tồn môi trường tự nhiên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng để phù hợp với nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.
Với những thông tin về du lịch bền vững là gì và phương hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian sắp tới, tin rằng nền du lịch sẽ có những chuyển biến khởi sắc để hòa nhập nhanh chóng với nền du lịch thế giới.
Du Lịch Cộng Đồng Là Con Đường Phát Triển Bền Vững
Mục tiêu phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi người dân được tham gia và có vai trò quyết định trong quá trình hoạch định, quản lý du lịch cộng đồng chặt chẽ. Chỉ có như vậy mới bảo đảm du lịch được phát triển phù hợp với những giá trị của cộng đồng.
Đôi nét về du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Du lịch cộng đồng tại Sapa. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Du lịch cộng đồng đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời góp phần phát huy thế mạnh văn hóa bản địa. Homestay (đón khách lưu trú tại nhà) là một hình thức du lịch cộng đồng. Loại hình này đã phát triển mạnh ở miền Trung như ở làng cổ Phước Tích – Thừa Thiên – Huế; Hội An có tour “Một ngày làm cư dân phố cổ”, “Một ngày làm người dân làng rau Trà Quế”… Tại đồng bằng sông Cửu Long, homestay cũng phát huy hiệu quả, hấp dẫn khách du lịch bởi mang lại những trải nghiệm đáng nhớ khi du khách được hòa mình vào không gian sống và sinh hoạt của người dân vùng sông nước theo phương châm 3 cùng – “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”. Bên cạnh các hoạt động mà khách du lịch tham gia cùng người dân, các công ty lữ hành cũng phối hợp với các homestay để tổ chức một số tour đậm chất miền Tây như: “Về quê tát mương bắt cá” tại Cồn Phụng (Bến Tre), “Một ngày làm nông dân” ở Cái Bè (Tiền Giang), “Tây ở nhà ta” (Vĩnh Long)… Ở miền Bắc, du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ tại một số nơi như bản Lác (Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), xã Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)… Du khách sẽ lưu trú tại nhà dân, cùng lao động, nấu nướng, sinh hoạt để tự khám phá những nét văn hóa độc đáo trong đời sống của người dân địa phương.
Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng do hoạt động nhỏ lẻ, theo hình thức tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, lại chưa có cơ chế hỗ trợ cụ thể từ phía cơ quan chức năng nên du lịch cộng đồng chưa thực sự phát triển, thu nhập của người dân làm du lịch cộng đồng còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên.
Điều đáng lo ngại và cản trở nhất đối với cộng đồng địa phương tham gia làm du lịch là thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức và hạn chế khả năng ngoại ngữ để giới thiệu sự hấp dẫn của địa phương mình cho du khách. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động du lịch còn thụ động, mang tính hình thức. Mặc dù là chủ thể của loại hình du lịch cộng đồng nhưng phần lớn người dân địa phương chỉ là nhân viên thời vụ mỗi khi các công ty lữ hành đưa khách đến, chỉ tham gia vào một số công việc đơn giản như: chèo thuyền, phục vụ các bữa ăn, khuân vác…; còn các công việc chính như hướng dẫn du khách tham quan, lên thực đơn mang tính đặc trưng của vùng miền hay thiết kế các chương trình tham quan lại thuộc quyền của các đơn vị lữ hành.
Như vậy, sự phát triển nhanh chóng của ngành Du lịch đã mang lại cả những cơ hội và thách thức đối với tiến trình phát triển ở Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế là điều rất cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là lợi ích từ phát triển du lịch đã được phân phối công bằng và nguồn tài nguyên để phát triển du lịch có được quản lý một cách bền vững?
Có thể thấy, tính bền vững trong việc phát triển du lịch cộng đồng là một thách thức lớn không chỉ trong thời điểm hiện nay mà còn cả trong tương lai nếu không có những giải pháp đồng bộ, phù hợp.
Du lịch cộng đồng tại An Giang, hướng đi bền vững. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Để phát triển du lịch cộng đồng bền vững
Đối với cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phương, đặc biệt là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch phải tự ý thức một cách nghiêm túc về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách, chất lượng của sản phẩm du lịch không chỉ thể hiện ở giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Cảm nhận tốt của du khách bắt nguồn từ chính thái độ thân thiện, tiếp đón ân cần, sự am hiểu về môi trường tự nhiên và nhân văn, sự chân thực của cộng đồng địa phương.
Hiệu quả trong quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng là sự diễn đạt thông tin một cách chính xác và dễ hiểu. Vì vậy, rào cản về mặt ngôn ngữ cần được khắc phục từ chính sự nỗ lực của những người dân khi triển khai các hoạt động đón tiếp khách du lịch quốc tế.
Để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực, cộng đồng địa phương cần nhận thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách đời thường chứ không phải trình diễn văn hóa.
Ngoài ra, cần nâng cấp, sửa chữa điều kiện cơ sở vật chất nhằm đảm bảo những điều kiện tối thiểu về sinh hoạt hàng ngày dành cho du khách, nhưng tránh làm mới hoàn toàn một cách máy móc gây nguy hại cho những giá trị vật chất truyền thống.
Đối với các doanh nghiệp lữ hành
Các đơn vị kinh doanh lữ hành là cầu nối giữa du khách và cộng đồng địa phương. Vì vậy, các đơn vị lữ hành cần đẩy mạnh quảng bá để thu hút du khách trải nghiệm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, các thông tin quảng bá cần rõ ràng, chuẩn xác, tránh lạm dụng marketing quá mức khiến cho du khách hụt hẫng khi tiếp cận các sản phẩm không đúng với những gì được giới thiệu. Đồng thời, các đơn vị kinh doanh lữ hành cần tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tận dụng các điều kiện sẵn có để nâng cao thu nhập.
Đối với các cấp quản lý
Các cấp quản lý đóng vai trò đòn bẩy quan trọng, hỗ trợ cho cộng đồng địa phương và các đơn vị kinh doanh lữ hành hoàn thiện và triển khai các hoạt động du lịch.
Cần đẩy mạnh truyền thông du lịch cộng đồng. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Xét ở tầm vĩ mô, các cấp chính quyền cần chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng đến với du khách trong nước và quốc tế, tăng cường tổ chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa, tăng cường quảng bá du lịch cộng đồng trên các báo, tạp chí, truyền hình trong và ngoài nước để thu hút khách du lịch, ngoài ra, có thể giới thiệu qua các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Google Plus hoặc Youtube…
Xét ở tầm vi mô, các cấp có thẩm quyền cần phối hợp khảo sát và đánh giá đúng năng lực của các cộng đồng nhằm phân cấp và dán nhãn chất lượng một cách thường xuyên, công bằng dựa trên một bộ tiêu chí phù hợp.
Đồng thời, các cấp quản lý cần chú trọng đến công tác nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương; hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi cho các gia đình đủ năng lực tham gia du lịch cộng đồng; quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động và sản phẩm du lịch nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực và chất chứa các nguy cơ gây tổn thương về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương.
Ninh Bình Phát Triển Bền Vững Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng
Tại huyện Hoa Lư, mô hình du lịch homestay đã giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh các dịch vụ ăn, ngủ, du khách còn được tham gia các hoạt động của gia đình như trải nghiệm cấy lúa, bắt tôm, cá. Nhiều gia đình còn kết hợp bán một số mặt hàng địa phương làm quà lưu niệm như: cơm cháy, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan.
Chị Nguyễn Thị Loan, Chủ homestay Chez Loan, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình: “Du khách họ đến Ninh Bình rất thích khám phá những điểm du lịch như là Tam Cốc, Tràng An, Bái Đính, Bích Động. Mình có lợi thế có sông lại có núi, quang cảnh rất đẹp và người ta rất thích khám phá văn hóa của Việt Nam, lối sống của mình và công việc hàng ngày mình làm. Nhà mình ở đây, chị thường cho khách dạy nấu ăn, đạp xe đạp, làm bếp, nấu ăn cùng với gia đình, khách đi xe đạp và khách rất hài lòng.”
Tỉnh Ninh Bình không chỉ được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh mà còn giàu tiềm năng du lịch văn hóa. Tận dụng lợi thế về tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm du lịch tại địa phương đã phát triển mạnh mẽ, trong đó dịch vụ du lịch cộng đồng được người dân đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 100 gia đình làm du lịch cộng đồng ở 8 huyện, thành phố.
Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết: “Để hỗ trợ cho loại hình này phát triển, trong thời gian vừa qua, Sở Du lịch đã phối hợp với các sở ngành, đặc biệt là hội nông dân và chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch nông nghiệp, homestay cho người dân. Năm vừa qua chúng tôi đã tổ chức một số lớp cho bà con nhân dân hiểu du lịch homestay là gì và làm như thế nào để phát triển loại hình này.”
Thời gian tới, ngành Du lịch địa phương sẽ tiếp tục phát triển loại hình du lịch homestay theo hướng khuyến khích các hộ dân trên địa bàn đầu tư phát triển nhà ở có phòng cho khách du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch đã được duyệt. Đặc biệt, việc phát triển loại hình kinh doanh homestay phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, góp phần tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương, tạo việc làm, có thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Cục Du Lịch Nghiên Cứu, Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Bền Vững Tại Việt Nam trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!