Bản Đồ Du Lịch Cao Bằng
--- Bài mới hơn ---
Bản Đồ Du Lịch Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng là một trong những tỉnh cực bắc Việt Nam. Phía bắc giáp Trung Quốc. Lãnh thổ gặp khó khăn về cứu trợ, chủ yếu là núi. Hơn 90% lãnh thổ tự nhiên của tỉnh được bao phủ bởi rừng. Có nhiều sông và suối ở khắp mọi nơi. Tỉnh này thu hút khách du lịch với phong cảnh miền núi, ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ và các điểm tham quan thiên nhiên đáng nhớ khác. Thác Bản Giốc cao 53 m, rộng 300 m. Thành phố thường xuyên tổ chức các lễ hội của các dân tộc thiểu số – dân tộc miền núi, để bảo tồn phong tục và truyền thống. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trong tất cả các tháng khác, lượng mưa cực kỳ hiếm. Do tỉnh nằm ở rìa phía Bắc nên vào tháng Giêng, nhiệt độ không khí có thể vào khoảng 10 độ. Đôi khi tuyết rơi trên các đỉnh núi vào mùa đông. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.422 mm. Trung bình có 158 ngày mưa trong năm.Thời gian nóng nhất trong năm là từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ không khí vào tháng 8 có thể lên tới 33 độ C.
Thác Bản Giốc
Tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách với phong cảnh núi non tuyệt đẹp, mặc dù tỉnh Lào Cai là tỉnh đi đầu về lĩnh vực này ở miền Bắc. Đặc biệt đẹp như tranh vẽ là những ruộng bậc thang, leo từ chân đến lưng chừng núi, có khi cao hơn nữa.
Suối Lê-nin nằm trong quần thể di tích lịch sử Pác Bó. Mang ý nghĩa lịch sử cách mạng, dòng suối nguồn như một viên ngọc với một màu xanh rất lạ, vẻ đẹp thiên nhiên trời phú tuyệt đẹp giữa núi rừng Đông Bắc, nơi địa đầu của tổ quốc, sẽ khiến cho dân xê dịch thích sự thanh bình và êm ả. Men theo dòng chảy của suối Lê-nin, bạn có thể thăm quan các di tích trong quần thể di tích lịch sử của Pác Bó như: hang Cốc Bó – nơi Bác Hồ đã sống và làm việc, hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, núi Các Mác, suối Nậm, lán Khuổi Nặm, bàn đá nơi diễn ra những cuộc bàn bạc cách mạng năm xưa…
Hang Pác Bó là một hang đá nằm bên sườn núi Các Mác, ở gần chỗ dòng nước chảy ngầm ra từ trong núi thành suối Lê Nin địa thế hiểm trở. Hang ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới.
Bản Giốc là một trong những thác nước hùng vỹ và tuyệt đẹp ở Việt Nam. Thác nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm du lịch Cao Bằng nổi tiếng được nhắc đến nhiều nhất. Ngày đêm thác nước ầm ào cuồn cuộn đổ xuống, từ độ cao trên 30m, dòng nước khổng lồ chảy xuống những bậc đá vôi, những mô đá phẳng phía dưới tạo thành những dải lụa trắng xóa, bụi tung mờ ảo trắng cả một vùng.
Vào những ngày nắng đẹp dưới ánh sáng mặt trời, những dải lụa trắng càng trở lên lung linh huyền ảo hơn sắc ánh vàng, đôi lúc còn có cả cầu vồng nữa. Dưới chân thác là mặt sông phẳng lặng, trải rộng như gương, in bóng thác nước hùng vỹ và những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, tất cả hòa quyện thành một thể khiến cho du khách như đang ở chốn tiên cảnh vậy.
Hồ Thang Hen nằm ở trên núi với độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Hồ có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. Đây cũng là một trong những địa điểm hành trình hấp dẫn mà bạn không thể bỏ lỡ.
Nằm gọn trong lòng núi, bao quanh hồ là những bóng cây rừng xanh mướt, những cành cây vươn mình cheo leo trên vách đá in bóng xuống mặt hồ phẳng lặng, đẹp tựa như tranh phong cảnh hữu tình vậy. Đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nước chảy ra ngày ngày đêm đêm. Có một điều kỳ diệu đó là nước trong hồ luôn luôn giữ được màu xanh ngọc bích nên thơ, dù là trong mùa lũ các hồ khác chuyển màu đỏ lựng thì nước Hồ Thang hen vẫn giữ được vẻ đẹp riêng trong xanh của mình.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất biên cương phía bắc của Tổ quốc.
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng khang trang trên diện tích 3ha, tựa vào núi Phia Nhằm, cách thác Bản Giốc khoảng 500m, có hướng chính nhìn ra toàn cảnh thác Bản Giốc. Ở vị trí chùa tọa lạc có thể nhìn ngắm những cánh đồng lúa, dòng nước trắng xóa của thác Bản Giốc hùng vĩ giữa núi non mây trời trùng điệp.
Một địa điểm du lịch ở vùng này
khác cũng khá nổi tiếng đó là động Ngườm Ngao – tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Cao Bằng. Động Ngườm Ngao cùng thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng khánh nên bạn đi du lịch thác Bản Giốc chớ có bỏ qua động Ngườm Ngao. Theo ý kiến của những du khách có nhiều kinh nghiệm trong du lịch thì động Ngườm Ngao được xếp vào những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc.
Vườn hoa cẩm tú cầu đẹp mê ly nằm ở Phía Đén (Nguyên Bình, Cao Bằng), cách trung tâm tỉnh nơi này khoảng 70km. Cứ đến tầm tháng 6, tháng 7, vùng đất này lại được “lột xác”, bước vào giai đoạn đẹp nhất với những đóa cẩm tú cầu nở rộ và thu hút lượng khách lớn đến tham quan.
Cẩm tú cầu nơi đây phần lớn do người dân bản địa trồng. Khắp ven sườn đồi, hai bên lối đi,… từng đóa hoa lớn mọc chen chúc, bông nào cũng kiêu hãnh cố vươn cao để chứng minh vẻ đẹp của mình. Ngay từ lối vào của khuôn viên, bạn đã có thể nhìn thấy những vạt cẩm tú cầu với hai sắc hồng, tím đan xen.
Bánh cuốn không là món ăn xa lạ với người miền Bắc nhưng người dân tại mảnh đất này có cách ‘thưởng’ bánh rất riêng, độc đáo so với tất cả các vùng miền khác.
Bánh cuốn nơi đây đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người vùng này nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn mảnh đất này là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi. Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.
Mùa đông ở mảnh đất này có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao.
Lên Cao Bằng, ta sẽ gặp món xôi trám ở khắp nơi, từ nhà hàng sang trọng, tiệc cưới hỏi cho tới những bữa ăn ấm cúng dịp cuối tuần của các gia đình. Không giống như những loại xôi khác, xôi trám có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Vị bùi của trám bao lấy những hạt nếp dẻo mọng, ăn hoài không ngấy và đặc biệt không có cảm giác bị nóng cổ dù ăn rất nhiều.
PV&BT: Trần Thị Thùy Linh.
--- Bài cũ hơn ---