Ban Quản Lý Làng Văn Hóa
--- Bài mới hơn ---
Đây là một trong những mục tiêu mà Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã đặt ra trong năm 2022.
Tổ chức thành công các sự kiện thường niên
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Quang Anh – Quyền Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết:Thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, Ban Quản lý tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, Ngành; Sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, toàn diện của Lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sự phối hợp và hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài Bộ; Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, cùng với sự đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn của cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng vào thành tích chung của đơn vị.
Nhận thức rõ những khó khăn trong năm 2022, Ban Quản lý Làng Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã chủ động chỉ đạo với các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Ban Quản lý đã tổ chức thành công các sự kiện thường niên: Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” (24 – 25/02/2018); Các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19 – 22/4/2018); Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” (18 – 23/11/2018). Đồng thời, đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần và vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và khai thác có hiệu quả không gian văn hóa của 54 dân tộc tại “Ngôi nhà chung” – Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Ban Quản lý đã phối hợp với các đơn vị, địa phương, huy động trên 530 lượt nghệ nhân, già làng, trưởng bản với 50 lượt cộng đồng dân tộc của 14 địa phương; trên 200 đồng bào là tiểu thương các dân tộc đã thực hiện các hình thức tuyên truyền về văn hóa dân tộc thông qua không gian văn hóa chợ phiên, các tài liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày phong phú, đa dạng theo chuyên đề của các cộng đồng dân tộc: Thái, Mông, Gia Rai, Bố Y; Đã huy động bổ sung 03 cộng đồng về tham gia hoạt động hàng ngày là dân tộc Chăm (Ninh Thuận), Xơ Đăng (Kon Tum), Ba Na (Gia Rai); Hiện nay, tổng số cộng đồng dân tộc hoạt động hàng ngày là 13 cộng đồng.
Ngoài ra, Ban Quản lý đã tổ chức các đoàn công tác làm việc với các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Thái Nguyên để huy động cộng đồng tham gia hoạt động hàng ngày; Lựa chọn giá trị văn hóa tiêu biểu để tái hiện các nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của các dân tộc. Điều này cho thấy sự chủ động, sáng tạo của các đơn vị thuộc Ban Quản lý và sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị địa phương trong cả nước.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý thường xuyên phối hợp với các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật, câu lạc bộ văn nghệ đã huy động trên 400 diễn viên, nghệ sỹ, sinh viên của các đơn vị: Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc,… về tham dự tổ chức các hoạt động cuối tuần và tham gia sự kiện, chuyên đề,… đã để lại những dấu ấn khó quên đối với du khách.
Năm 2022, Ngôi nhà chung đã đón tiếp trên 550.000 lượt khách, đạt 100% kế hoạch năm 2022 đề ra (vượt 30% so với năm 2022). Trong đó lượng khách do các công ty lữ hành chiếm 66,7%; Lượng khách hướng dẫn thuyết minh đạt khoảng 900 đoàn với trên 75.000 lượt khách; Lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú, sân bãi, cắm trại, dã ngoại, ẩm thực, tìm hiểu văn hóa dân tộc đạt trên 220 đoàn với lượng khách trên 35.000 lượt khách.
Đặt ra mục tiêu đón 660.000 lượt khách tham quan
Đặc biệt, năm 2022, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo công tác xúc tiến đầu tư và đã có một số kết quả, chuyển biến rõ rệt: Cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần đầu tư Du lịch – Văn hóa – Nghỉ dưỡng Đồng Mô và Nhà đầu tư đang xây dựng đồ án quy hoạch. Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đang tiếp xúc, làm việc với một số đối tác nghiên cứu và đề xuất đầu tư như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Công ty TNHH MTV Đầu tư PHM, Công ty CP Đầu tư Công nghệ NANOICE Việt Nam…
Ông Lê Quang Anh khẳng định, những thành công đã đạt được chỉ là bước đầu, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm để có được chương trình, kế hoạch hoạt động có tính bền vững và phát triển. Năm 2022, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xác định có nhiều nhiệm vụ quan trọng, vừa là thách thức nhưng cũng là thời cơ, trong đó, có công tác chuyển đổi mô hình; Kiện toàn bộ máy tổ chức và đi vào hoạt động ổn định ở mô hình mới; tăng cường các hoạt động gìn giữ tái hiện văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và tiếp tục hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng.
Năm 2022, Ban Quản lý đặt ra mục tiêu đón 660.000 lượt khách tham quan. Để đạt mục tiêu trên, Ban Quản lý tiếp tục tổ chức tốt các sự kiện văn hóa thường niên theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bao gồm: Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” nhân dịp đầu năm Kỷ Hợi 2022; Các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4); Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022.
Lan Anh
--- Bài cũ hơn ---