Phượt Bạc Liêu, Review Chia Sẻ Chuyến Đi Du Lịch Bụi Bạc Liêu

Phượt Bạc Liêu với một chuyến đi khám phá nơi đây. Tìm nét hoài cổ một thời, với những địa danh kiến trúc lịch sử cùng với đó chiêm ngưỡng những công trình xây dựng hiện đại ngày nay. Nào cùng nhấc mông lên và đi với chúng tôi.

Phương tiện di chuyển là xe máy từ Sài Gòn tới Bạc Liêu để thuận tiện cho việc khám phá vùng đất Bạc Liêu này.

Giới thiệu về Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long. miền đất cực Nam của Tổ Quốc. Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1900.

Nơi đây có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm. Người dân Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ.

Có Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi. Ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ.

Nghề làm muối cực thịnh tại Bạc Liêu. Muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất.

Bạc Liêu là xứ cơ cầu Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu

Nơi đây thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn các rừng chủ yến như rừng tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,…

Du lịch bụi Bạc Liêu

Bạc Liêu có địa hình chủ yến là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô hay còn gọi là mùa nắng thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4, tháng 5 mùa mưa là những tháng còn lại.

Tùy sở thích cũng như sự trải nghiệm của bạn mà chọn thời điểm đi Bạc Liêu hợp lý. Nói chung Bạc Liêu mùa nào cũng đẹp . Hehe

Cách đi tới Bạc Liêu

Xuất phát từ Sài Gòn bằng xe máy di chuyển theo hướng QL1A, QL60, đường theo GG map và đường người ta chỉ

Nếu bạn muốn đi xe hơi, xe khách thì ra bến xe miền tây đi xe Phương Trang. Giá vé trung bình 155k – di chuyển khoảng 6h (nên đi chuyến đêm để tiết kiệm thời gian).

Đến nơi có thể mướn xe máy khám phá sau. Thuê xe tại khách sạn hoặc kiếm trên mạng.

Bạn có thể thuê xe máy của anh Giàu (sdt 094 290 4504) nhiệt tình lắm, giá xe từ 100k trở lên tùy theo từng loại.

Đó là một số cách để đi tới Bạc Liêu, nếu bạn ở TP HCM thì đi xe máy là đẹp. Trải nghiệm được nhiều, còn các tỉnh xa hơn thì đi xe khách cũng được

Lịch trình chuyến đi bụi Bạc Liêu

6h sáng bắt đầu xuất phát từ quận 3 đi theo hướng QL1. Tầm 8h sáng mình ghé ăn bún riêu 15k dọc đường QL1A ở Tiền Giang. Sau đó tiếp tục chạy về Bạc Liêu.

Các bạn cứ xem google maps cũng được ở đây mình không hướng dẫn chi tiết hướng đi. Vì có rất nhiều cách để đi tới Bạc Liêu tùy hứng của từng bạn muốn đi theo đường nào cũng được.

Đối với những bạn muốn trải nghiệm xe bus ở Bạc Liêu thì tham khảo một số thông tin dước đây:

Mỗi ngày có gần 100 chuyến xe buýt, mỗi chuyến cách nhau từ 5-10p, bắt đầu từ 5h30p kết thúc lúc 18h30p.

Tuyến 1: Phú Hội – Bạc Liêu – Láng Trâm (giáp ranh Cà Mau)

Tuyến 2: Bạc Liêu – Nhà Mát – Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng)

Đi Tuyến 3: Hưng Thành – Bạc Liêu – Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng)

Tuyến 4: từ ngã tư Chủ Chí – Giá Rai – Gành Hào

Tuyến 5: từ thị trấn Phước Long – cầu số 2 – Hòa Bình – Vĩnh Hậu

Đi Tuyến 6: từ thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) – Ninh Quới – Cầu Sập – thành phố Bạc Liêu

Tuyến 7: từ thành phố Bạc Liêu – Nhà Mát – Gò Cát – Gành Hào

Tuyến 8: tuyến Quản lộ Phụng Hiệp đoạn đi qua tỉnh Bạc Liêu dài 49km, từ điểm giáp ranh tỉnh Sóc Trăng đến giáp ranh tỉnh Cà Mau.

Ngày đầu tiên tại Bạc Liêu

Trên đường đi rất may gặp các bạn đi về Cần Thơ đã cho mình đi ké 1 đoạn ( à còn đón chào mình nhiệt tình tại Cần Thơ nữa chứ.

Mình đến Bạc Liêu là lúc 2h chiều, ăn thử hủ tiếu ( giống sợi bún ) giá 20 + ly nước mía 5k cũng khá ngon.

4h chiều mình bắt đầu khám phá Bạc Liêu, mình đi theo những địa điểm được gợi ý trước đó :

Nhà Công Tử Bạc Liêu

Nằm ở địa chỉ 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu cạnh bờ sông .

Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 khi công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi, lúc đó đây là căn nhà to đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh.

Sau gần 100 năm toàn bộ đồ đạc và ngôi nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và được định giá trị lên tới 400 tỷ đồng.

Sau khi thăm nhà Công Tử Bạc Liêu chúng tôi ghé qua tham quan nhà hát Cao Văn Lầu

Nhà Hát Cao Văn Lầu

Nhà hát Cao Văn Lầu và quảng trường Hùng Vương ( 2 địa điểm này sát bên nhau nên mình gửi xe trong nhà hát và đi bộ qua quảng trường – 5k gửi xe ).

Còn gọi là Nhà hát 3 nón lá, có tổng đầu tư khoảng 222 tỷ đồng (xem trên zing nó nói vậy). Được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập là công trình có ” Hình dạng nón lá lớn nhất Việt Nam“.

Xây dựng theo cấu trúc 3 nón là chụp vào nhau với biểu tượng nón đặc trưng của người dân của miền tây nam bộ

Quảng trường ở sát bên Nhà Hát, nên đi bộ qua cũng được. Chụp choẹt các kiểu xong di chuyển qua địa điểm tham quan tiếp theo.

Vườn chim Bạc Liêu

Cách Tp Bạc Liêu khoảng 6km về hướng biển, không khí trong lành không một chút khói bụi. Chạy ra vườn chim ( gửi xe 10k ).

Tại vườn chim các bạn có thể chọn đi bộ tự tham quan. Có bảng chỉ dẫn khu vực hoặc thuê xe (40k/người) để đi hết vườn chim khoảng 5km.

Các bạn nào thích thiên nhiên yêu chim cò thì có thể tới đây dạo bộ, thăm thú. Chứ cũng không có gì chơi..

Quay trở lại thành phố lúc 6h30 chiều, mình ghé quán bún xào – nem nướng trên đường Võ Thị Sáu. Nem nướng khá ngon với giá 38k.

Ngày thứ 2 ở Bạc Liêu

Dậy sớm vệ sinh cá nhân rồi bắt đầu lịch trình cho ngày thứ 2. Đầu tiên là chùa Xiêm Cán sau đó sẽ chạy qua nhà máy điện quạt gió rất tiện đường luôn. Trên đường ghé một quán bún để ăn sáng

Chùa Xiêm Cán

Địa chỉ ở xã Hiệp Thành. Với uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán mà nơi đây là một trong những địa điểm du lịch đặc sắc của Bạc Liêu.

Mình xuất phát lúc 6h sáng, ăn uống thong thả tới chùa Xiêm Cán là vừa.

Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ.

Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu

Chùa này rất nổi tiếng ở Bạc Liêu. Chùa thờ Phật Bà Quan Âm. Tượng Phật Bà Quan Âm còn được biết đến với tên Quan Âm Nam Hải, Mẹ Nam Hải, hay Mẹ Nam Hải .

Tiện đường về ghé tháp cổ Vĩnh Hưng tham quan luôn

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Tháp cổ này của người Kmer ở xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Tháp này là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuật văn hóa được một nhà khảo cổ người Pháp tìm đến và công nhận thuộc loại di tích di sản của vùng.

Ghé trả phòng khách sạn rồi quay lại Cần Thơ

Ghé Hậu Giang và Cần Thơ

Tầm 12h mình về tới công viên giải trí Kittyd&Minnied ở Hậu Giang (sát bên trường ĐH Võ Trường Toản).

Giá vé là 295k. Công viên cực đẹp, bạn nào sống ảo vào đây chỉ có full bộ nhớ. Công viên tích hợp cả trò chơi khô (cảm giác mạnh nhẹ có đủ) và công viên nước .

Điểm trừ của công viên là khá nắng, ít trò chơi ( khoảng 10 trò khô ). Và mình không tìm thấy địa điểm chơi trong nhà.

2h chiều mình bắt đầu chạy về Cần Thơ:

Cảm nhận của chuyến đi là Bạc Liêu thật sự đẹp và bình yên. Con người hiền hòa thân thiện đậm chất miền tây sông nước. Bạn hãy thử một lần đến đây để khám phá con người và cảnh đẹp nơi đây.

Du Lịch Bụi Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển.

Mã vùng điện thoại: 0781

Biển số xe: 94

Tổ chức hành chính: Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố (thành phố Bạc Liệu) và 6 huyện (Hồng Dân, Hòa Bình, Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi, Đông Hải).

Khí hậu: Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 4 – 5 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 – 5 đến tháng 10 – 11. Nhiệt độ trung bình năm 28,50C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 210C (vào mùa mưa), nhiệt độ cao nhất trong năm là 360C (vào mùa nắng).

Diện tích: 2.468,7 km²

Dân số: Dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2011 là 873.300 người. Mật độ: 354 người/km².

Thành phần dân tộc: Việt, Hoa, Chăm, Khmer.

Tên gọi Danh xưng “Bạc Liêu”, đọc theo tiếng Trung, giọng Triều Châu là Pô Léo, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là “Bạc” và Léo phát âm là “Liêu”. Một giả thuyết khác cho rằng: Pô là bót, đồn. Liêu là Lào (Ai Lao) theo tiếng Khơme, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Còn người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên gọi vùng đất này là Phêcheri – chaume (đánh cá và cỏ tranh). Ngoài ra còn một số giả thuyết khác.

Lịch sử

Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, vùng đất Bạc Liêu vẫn ngày càng trù phú do phù sa bồi lấn ra biển và hơn hết là nhờ sự “chung sức, đồng lòng” dựng xây quê hương của ba dân tộc Kinh, Khơme và Hoa. Năm 1680, Mạc Cửu, một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hưng úc (tức Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu.

Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu là Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập dinh trại đồn trú tại Phương Thành, nhân dân quy tụ ngày càng đông.

Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Toàn bộ vùng đất phương Nam thuộc về chúa Nguyễn. Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi.

Năm 1808, trấn Gia Định đổi là thành Gia Định cai quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), Hà Tiên. Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ thành Gia Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, bao gồm đất từ Hà Tiên đến Cà Mau. Phần đất tỉnh An Giang, tính từ Châu Đốc đến Sóc Trăng và Bạc Liêu tính đến cửa biển Gành Hào.

Ngày 5-1-1867, thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ. Đến ngày 5-6-1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 khu tham biện (inspection – có người dịch là khu thanh tra) do các viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm. Năm 1877, Pháp điều chỉnh Nam Kỳ còn 20 khu tham biện. Đến ngày 18-12-1882, Pháp cắt 3 tổng: Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thuỷ của đại lý (Dlégation) Cà Mau thuộc địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và hai tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu).

Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý: Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu. Ngày 20-12-1899, toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1-1-1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ. Năm 1904, quận Vĩnh Lợi cắt một phần đất phía bắc nhập thêm vào quận Vĩnh Châu. Diện tích của tỉnh Bạc Liêu lúc này là 740 nghìn ha.

Năm 1918, chính quyền thực dân Pháp cắt một phần đất phía nam quận Vĩnh Lợi và một phần đất phía bắc quận Cà Mau thành lập quận Giá Rai. Ngày 25-10-1955, Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/NV phân định lại địa phận hành chính các tỉnh miền Nam, sáp nhập các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu vào Sóc Trăng, thành lập tỉnh Ba Xuyên. Toàn bộ vùng đất quận Cà Mau lập thành tỉnh An Xuyên.

Ngày 8-9-1964, Ngụy quyền Sài Gòn ký Sắc lệnh số 254/NV tái lập tỉnh Bạc Liêu gồm các quận: Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Phước Long (Rạch Giá). Địa phận này tồn tại cho đến ngày 30-4-1975. Về phía chính quyền cách mạng: việc phân chia địa giới hành chính tỉnh Bạc Liêu trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khác hẳn chính quyền Sài Gòn.

Năm 1947, quận Hồng Dân thuộc tỉnh Rạch Giá giao hai làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú về quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng, đồng thời thành lập thêm quận mới lấy tên là quận Ngọc Hiển. Ngày 13-11-1948, cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu. Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới.

Năm 1951, thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1955, huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu, huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu được tái lập.

Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây chia các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu. Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định tách huyện Vĩnh Châu khỏi huyện Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu, thành lập huyện Vĩnh Châu.

Tháng 11-1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu. Vào đầu năm 1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau thành tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau, đến gần giữa năm 1976 tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau đổi tên thành tỉnh Minh Hải. Ngày 1-1-1997, tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai và giữ nguyên cho đến ngày nay. (Nguồn: Bạc Liêu Thế và Lực trong thế kỷ XXI).

Điểm du lịch ở Bạc Liêu Nhà công tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu có lẽ là một trong những con người huyền thoại nhất của vùng đất Nam Bộ với hàng trăm ngàn câu chuyện được thêu dệt nên. Sự giàu có xa hoa của gia tộc này có thể nhận biết phần nào đó thông qua ngôi biệt thự của họ ở trung tâm thành phố Bạc Liêu. Nhà được xây theo kiểu biệt thự Pháp, đường nét cổ kính, cầu kì và rất sang trọng. Ngày nay nó được bảo tồn và trở thành khách sạn Công tử Bạc Liêu thu hút hàng chục ngàn du khách mỗi năm.

Chùa Phật Bà Nam Hải

Nằm tại phường Nhà Mát của tỉnh Bạc Liêu, chùa Phật Bà Nam Hải là một công trình kiến trúc tâm linh rất đẹp và trang nghiêm. Sừng sững trong khuôn viên rộng lớn là tượng Phật Bà với chiều cao 11m, mặt hướng về biển Đông với niềm tin bà sẽ là người che chở, phù hộ cho ngư dân Bạc Liêu trong những chuyến hải trình trên biển.

Nhà thờ Tắc Sậy

Đây là nơi yên nghỉ của cha Trương Bửu Diệp, người được rất nhiều tín đồ công giáo ở miền Nam yêu quý và kính trọng. Nhiều người dân và du khách cũng đã tìm đến đây để tìm lấy sự bình an, yên lành từ phép mầu của đức cha.

Chùa Xiêm Cán

Đây là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất của đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc trên diện tích gần 50.000m2. Chùa được xây dựng từ thế kỉ XIX với màu vàng đặc trưng của kiến trúc Khmer. Những hình ảnh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Khmer như rắn thần Naga, chim thần Garuda được khắc họa rất chi tiết và chân thực. Không gian của chùa cực kì yên tĩnh và trang nghiêm.

Ẩm thực Bạc Liêu có gì hấp dẫn? Bánh tằm ngan dừa

Đây là món ăn chơi nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Bạc Liêu, bánh tằm được làm từ bột gạo khuấy chín sau đó sẽ thành sợi rồi đem hấp, bánh được ăn kèm với xíu mại, nước dừa, bì xắt nhỏ, đậu phộng, rau sống và món bánh tằm ngon nhất là ở thị trấn Ngan Dừa.

Bún bò cay

Tuy là món ăn được du nhập từ vùng đất miền Trung nhưng bún bò đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân miền tây, món bún bò cay được nấu với sa tế ở Bạc Liêu mang một hương vị rất khác biệt, chắc chắn nó sẽ làm du khách thích thú khi dùng thử.

Bánh canh tôm nước dừa

Món bánh canh tôm tươi nước dừa với những nguyên liệu quen thuộc như bánh canh, tôm bóc vỏ, nước cốt dừa. Nước dùng được ninh từ sườn non với nước dừa tươi nên có vị ngọt đậm đà, tôm bóc vỏ xào với gia vị cho chín tới sau đó cho bánh canh vào. Món ăn càng đẹp mắt hơn nữa khi có chút hành ngò ở phía trên.

Bánh củ cải

Món bánh củ cải được làm từ bột mì pha với bột củ cải trắng và khâu pha bột đóng vai trò quan trọng để khi bánh chín và nguội không quá mềm hoặc nhão. Nhân bánh là gồm có tôm đập giập, thịt heo trộn đậu xanh đã được làm chín. Ăn kèm với nó là nước tương chua ngọt và các loại rau sống.

Bồn bồn

Đây là một trong những đặc sản nức tiếng nhất của tỉnh Bạc Liêu, và Giá Rai là nơi có món bồn bồn ngon nhất trong tỉnh. Bồn bồn thường dùng để trộn gỏi tôm thịt hoặc xào lên, nấu canh làm lẩu đều rất ngon.

Ba khía

Ba khía nhìn sơ qua có vẻ giống với họ nhà cua nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều và sống ở vùng nước lợ. Ba khía làm mắm là món ăn độc đáo của người dân miền tây thường ăn kèm với cơm cháy. Món bá khía luộc chấm với muối tiêu chanh cũng ngon không kém.

Tour Du Lịch Bạc Liêu

23:00 Xe và hướng dẫn viên du lịch Viet Nam Tour đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Bạc Liêu – Quý khách nghĩ đêm trên xe.

06:00 Đến Tp.Bạc Liêu, quý khách vào nhà hàng Công Tử vệ sinh cá nhân – dùng điểm tâm và nghĩ ngơi sau hành trình dài

08:00 Quý khách tham quan nhà Công Tử Bạc Liêu – ngôi nhà đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quí phái của nó. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, nó được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng.

09:00 Tham quan công trình Khu Lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng với kiến trúc đẹp, đặc sắc và trang nghiêm. Khu Lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích văn hóa cấp Quốc gia.

Xe đưa đoàn tiếp tục tham quan Chùa Xiêm Cán – Ngôi chùa đặc trưng của người Khmer tại Bạc Liêu, được xây dựng vào thế kỷ 19 trên khuôn viên rộng đến 50.000 m². Xuyên qua hàng cây xanh mát từ quốc lộ vào, du khách đều ngỡ ngàng bởi chùa được trang trí nhiều họa tiết, hoa văn, cùng với những đường nét chạm trổ, điêu khắc hết sức độc đáo.

Tham quan Cánh đồng quạt gió – Đến đây, bạn có thể nhìn thấy những trụ turbine lắp cánh quạt quay đều như những chong chóng khổng lồ in trên nền trời. Đây là điểm chụp ảnh yêu thích của nhiều bạn trẻ khi đến với

11:30 Dùng cơm trưa tại nhà hàng khách sạn Công Tử

Quý khách nghĩ ngơi tự do và nhận phòng tại khách sạn Công Tử hoặc khách sạn .

Đoàn tiếp tục tham quan và vui chơi tại Khu Du Lịch Nhà Mát – Khu du lịch nghỉ mát, sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với khu vui chơi giải trí lớn nhất ở vùng Bạc Liêu. Nổi bật trong đó có khu bãi tắm nhân tạo nằm trong khu du lịch Nhà Mát nằm ven bờ biển Bạc Liêu.

Tham quan Vườn chim Bạc Liêu , vào rừng tìm hiểu sinh hoạt của những loài chim quý hiếm. Với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên trên diện tích khoảng 385 ha, trong đó có 19 ha rừng nguyên sinh. Riêng sân chim Bạc Liêu là sân chim tự nhiên và hoang dã với khoảng 160 ha diện tích, hơn 40 loài với 60.000 con trong đó có nhiều loài quý như điêng điểng, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, diệc…

Dùng cơm chiều tại Nhà hàng Nhà Mát, quý khách tự do ngắm không gian biển Bạc Liêu lúc hoàng hôn.

Buổi tối, quý khách tự do khám phá Tp.về đêm.

07:00 Dùng điểm tâm tại nhà hàng

08:00 Trả phòng khách sạn

08:30 Khởi hành đến Sóc Trăng, ghé tham quan Chùa Dơi (Chùa Mã Tộc) – một trong những ngôi chùa của đồng bào Khmer, chùa Dơi mang kiến trúc vô cùng độc đáo và đặc sắc. Nơi đây là địa điểm trú ngụ của rất nhiều loài dơi to lớn, số lượng ước tính lên đến hàng triệu con. Điểm đặc biệt này cũng chính là lý giải cho nguồn gốc tên gọi của chùa đồng thời tạo nên nét độc đáo, chuyên biệt hấp dẫn mọi du khách đến tham quan.

11:30 Đến Cần Thơ, dùng cơm trưa tại nhà hàng, nghĩ ngơi. Xe đưa đoàn đến tham quan và chụp hình tại Bến Ninh Kiều – Cần Thơ.

13:00 Khởi hành về Tp.Hồ Chí Minh, quý khách có thể ghé tham quan và mua sắm các loại đặc sản vùng sông nước về làm quà cho người thân và gia đình

18:00 Đến Tp.Hồ Chí Minh, xe đưa quý khách về điểm tập trung ban đầu – chia tay đoàn, kết thúc chương trình du lịch Bạc Liêu – Sóc Trăng 2 ngày 2 đêm.

Hẹn gặp lại trong những hành trình tiếp theo.

Ghi chú: Chương trình và bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách đăng ký tour đoàn vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được mức giá ưu đãi và chương trình sẻ được thiết kế theo yêu cầu khách hàng.

Từ 0 đến dưới 5 tuổi: Miễn phí (chi phí phát sinh Gia Đình tự thanh toán)

Từ 5 tuổi đến dưới 10 tuổi: ½ giá tour, ngủ chung với gia đình.

Từ 10 tuổi trở lên: tính giá như người lớn.

Xe đưa đón và tham quan theo chương trình

Lưu trú: Khách sạn Công Tử Bạc Liêu (hoặc tương đương), 2 – 3 khách/phòng

Ngày 01,02: Bún Bò, Cơm Sườn… + Café, nước ngọt.

Nước: mỗi khách sẽ được phục vụ 01 chai 0.5 lít(Aquafina hoặc Lavie)/khách/ngày.

Nón du lịch cho mỗi khách.

Phí bảo hiểm du lịch, mức bồi thường tối đa: 20.000.000đồng/trường hợp.

Hướng dẫn viên năng động, nhiệt tình suốt tuyến.

DỊCH VỤ KHÔNG BAO GỒM:

Thanh toán bằng tiền mặt tại công ty du lịch Viet Nam Tour hoặc công ty hỗ trợ thu tận nơi ( nếu khách có yêu cầu)

Chủ tài khoản: Trần Văn Lịch(Giám Đốc) – Ngân hàng Sacombank – Phòng Giao Dịch Bàu Cát – Chi Nhánh Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Nội dung: Tour du lịch …….. Ngày khởi hành:…, Tên khách:…, Số lượng:…

Sử dụng Voucher, cung cấp mã số Voucher, đóng thêm phụ thu (nếu có). Quý khách giữ Voucher và nộp lại cho công ty.

Thẻ giảm giá, thẻ ưu đãi xuất trình khi đăng ký tour.

Du Lịch Bạc Liêu

Đi du lịch Bạc Liêu ở đâu đẹp

Nhà máy điện gió Bạc Liêu

Nhà máy điện gió Bạc Liêu là một công trình hiện đại được xây dựng tân dụng năng lượng gió để tạo điện. Mục đích ban đầu nó chỉ để tạo dựng một nguồn năng lượng thân thiện môi trường. Nhưng về sau, du khách càng đến tấp nập hơn để tham quan. Dần dần nó trở thành một điểm du lịch khá hút khách du lịch ở Bạc Liêu.

Đến với Nhà máy điện gió Bạc Liêu, bạn sẽ được chứng kiến một cánh đồng quạt gió hoành tráng. Nơi những tuabin gió khổng lồ hướng ra mặt biển đông. Những cánh quạt xoay chiều tạo những dòng điện truyền tải vào lưới điện.

Bạn sẽ được chụp hình với phông nền là những cánh quạt gió tuyệt vời. Chắc chắn sẽ có người tưởng rằng đó là một Hà Lan – xứ sở của quạt gió.

Giá vé vào điện gió Bạc Liêu

Giá vé vào cổng: 20.000đ/người.

Tiền giữ xe máy: 3.000đ/xe.

Địa chỉ điện gió Bạc Liêu

Địa chỉ: Đê biển, Vĩnh Trach Đông, Bạc Liêu, Việt Nam.

Nhà công tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu là một truyền kỳ xứ sở này. Sự chịu chơi của ông đã để lại những giai thoại và sự tích thú vị. Tìm về nhà của công tử Bạc Liêu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngôi nhà được định giá hơn 40 tỷ của ông. Bạn còn được nghe những giai thoại thú vị về người đàn ông này.

Ngôi nhà công tử Bạc Liêu với kiến trúc nhà cổ kết hợp văn hóa Đông Tây khá đặc trưng. Ngôi nhà còn giữ nguyên vẹn nhiều hiện vật từ xưa như lư đồng, tivi, bộ chén dĩa, bàn ghế và những vật dụng thường ngày đến giá trị cao.

Mức giá vé vào cổng nhà công tử Bạc Liêu

Giá vé: 20.000đ/vé. Vé bao gồm phí vào cổng và nghe thuyết minh miễn phí.

Địa chỉ Nhà công tử Bạc Liêu

Địa chỉ: 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, Bạc Liêu, Việt Nam

Nhà mát Bạc Liêu

Khu du lịch ở đây khi được xây dựng lên được trông chờ trở thành một Suối Tiên mới ở miền Tây. Tuy vậy, sau khi khánh thành, nó không quá hoành tráng như trên thiết kế. Tuy là một khu vui chơi nữa vời. Nhưng với không gian hướng ra biển cũng khá thoải mái để bạn dừng chân.

Hải sản ở đây được đánh giá khá mắc so với bên ngoài. Nhưng cũng khá tươi sống. Ngoài ra, nếu mang theo trẻ em bạn có thể để chúng ra khu vui chơi với nhiều trò chơi khác nhau.

Địa chỉ Nhà mát Bạc Liêu

Địa chỉ: Bạch Đằng, Phường Nhà Mát, Bạc Liêu, Việt Nam.

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer Nam bộ. Mọi kiến trúc ở đây đều thể hiện đầy đủ nét văn hóa của một chùa chiềng người Khmer. Chùa được xây từ thế kỷ 19 và được trùng tu nâng cấp đến ngày nay. Diện tích của chùa lên đến 500.000m2.

Chùa có nhiều tượng Phật lớn thể hiện nhiều dáng của đức Phật. Từ ngồi thiền, nằm nghỉ đến đứng. Không khí của chùa cũng khá yên tĩnh và thanh bình. Nơi đây vẫn chưa phải là điểm du lịch quá đông người đến.

Địa chỉ chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Địa chỉ: ĐT31, Vĩnh Trach Đông, Bạc Liêu, Việt Nam.

Bạc Liêu ngày nay clip từ kênh Zai Tri

Mẹ Nam Hải Bạc Liêu

Mẹ Nam Hải được xây dựng từ năm 1973. Đây là tượng Quan Âm lớn và nơi tín ngưỡng linh thiêng của Bạc Liêu. Ngoài miếu bà chúa Xứ ở An Giang thì mẹ Nam Hải là nơi tín ngưỡng linh thiêng nhất ở miền Tây.

Tượng mẹ Nam Hải trước đây là một tượng Quan Âm nằm lẻ loi giữa rừng hoang sơ. Với độ cao 11m mặt hướng ra biển. Tượng Quan Âm hiền từ được nhiều người dân đến cúng bái, cầu phước lành mỗi khi nhà có người thân ra biển.

Sau này, sự linh thiêng của tượng bà Quan Âm lan truyền. Nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền của xây dựng một ngôi chùa lớn. Sau này nhiều người không còn gọi là tượng bà Quan Âm nữa mà gọi với cái tên thân thương mẹ Nam Hải.

Nơi đây, ngoài tượng mẹ Nam Hải cao 11m to lớn, thì còn hàng chục tượng phật bà Quan Âm khác nằm trong khuôn viên chùa. Những tượng Quan Âm được điêu khắc với nhiều hình thái khác nhau vô cùng tinh xảo.

Địa chỉ mẹ Nam Hải

Địa chỉ: Đê Biển, Phường Nhà Mát, Bạc Liêu, Việt Nam.

Cánh đồng muối Bạc Liêu

Cánh đồng muối Bạc Liêu luôn là một trong những cảnh quan tuyệt vời với những nhà nhiếp ảnh. Nơi đây luôn cho ra đời nhiều bức tranh đoạt giải thưởng trong ngoài nước. Mặt nước đặc biết được ánh sáng chiếu long lanh xuyên qua như một bức tranh hoàn mỹ. Mỗi hạt muối đều kết tinh thành những ô sáng. Tất cả gom thành một núi nhỏ tinh khiết tuyệt vời.

Mùa vụ muối thu hoạch được diễn ra vào tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Những người nông dân thu hoạch muối, gom thành từng ô muối nhỏ khác nhau. Mỗi ô nhỏ có nhiều ụ muối khác nhau.

Kinh nghiệm chụp hình cánh đồng muối là bạn nên xin phép người dân trước. Vào buổi trưa muối sẽ bốc hơi tạo thành hơi nước thấm vào cơ thể dễ gây bệnh. Bạn nên cẩn thận khi đi vào buổi trưa nóng. Bạn cũng nên mang ủng hoặc giày khi vào đây, tránh tiếp xúc trực tiếp cùng muối đang phơi.

Địa chỉ cánh đồng muối Bạc Liêu

Cánh đồng muối Bạc Liêu không có địa chỉ cụ thể. Nhưng bạn có thể đến địa chỉ sau và hỏi những người đân ở đây nơi thu hoạch muối.

Địa chỉ: Vĩnh Mỹ A, Hoà Bình, Bạc Liêu, Việt Nam.

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Vườn nhãn cổ ở Bạc Liêu có tuổi đời hơn 100 năm tuổi là địa điểm đặc biệt tiếp thôi Huynh Hieu Travel xin giới thiệu cho bạn. Vườn nhãn có diện tích trên 230 ha, là một niềm tự hào của những người làm vườn Bạc Liêu.

Đất ở Bạc Liêu khó trồng trọt, vì vị trì gần biển nên đa phần nhiễm mặn khá nhiều. Người dân Bạc Liêu trước đây phải đắp đất, lấn biển chống chọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đặc biệt, nơi đây có một số cây nhãn cổ thụ trăm năm tuổi với gốc cây tay người ôm không xuể.

Đến vườn nhãn cổ Bạc Liêu du lịch vừa khám phá sự thanh bình miệt vườn. Bạn vừa chứng kiến lịch sử 100 năm một nhà vườn, được xây dựng từ bao đời. Ngoài ra, vườn nhãn ở đây cũng phục vụ một số loại hình giải trí như ca hát, nhảy múa. Thông thường mùa nhãn sẽ được diễn ra vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 hàng năm.

Địa chỉ vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Địa chỉ: TL 31, Vĩnh Trach Đông, Bạc Liêu, Việt Nam.

Hướng dẫn đi Bạc Liêu du lịch

Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đi Bạc Liêu du lịch thích hợp nhất.

Đi du lịch Bạc Liêu từ Hà Nội, Đà Nẵng

Để đi du lịch Bạc Liêu phương tiện tốt nhất di chuyển là máy bay. Bạn nên đặt mua vé máy bay từ các hãng Vietjet Air, Vietnam Airlines và Jetstar Airways. Tuyến bay đến tỉnh miền Tây gần nhất là Cần Thơ. Giá vé thông thường từ 800.000đ – 3.000.000đ tùy vào hãng bay và thời gian đặt vé máy bay.

Mẹo đặt giá rẻ là bạn nên đặt vé khoảng thời gian cách chuyến bay từ 3 tháng đến 1 tháng. Giá thời điểm đó sẽ rẻ hơn.

Đi du lịch Bạc Liêu từ Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)

Phương tiện du lịch Bạc Liêu tốt nhất từ Sài Gòn là xe bus. Bạn nên đặt xe bus hai hãng xe Phương Trang và Thành Bưởi. Thời gian di chuyển khoảng 5 tiếng. Giá vé khoảng 120.000đ – 180.000đ/vé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng xe hơi hoặc xe máy để di chuyển thẳng đến Bạc Liêu. Nhưng đoạn đường sẽ khá xa.

Đi du lịch Bạc Liêu từ Cần Thơ

Du lịch Bạc Liêu từ Cần Thơ bạn có thể chọn phương pháp đi xe máy. Nhưng khoảng cách cũng khá là xa. Bạn có thể dùng xe bus đi đến Sóc Trăng rồi thuê xe máy tham quan hết thành phố này và di chuyển thẳng đến Bạc Liêu.

Tour du lịch Bạc Liêu 1 ngày

Bạn không nên chỉ du lịch Bạc Liêu trong 1 ngày. Bạn có thể kết hợp du lịch Sóc Trăng và Bạc Liêu cùng một ngày. Đây là hai tuyến điểm du lịch kết hợp với nhau khá hay. Tour du lịch mà tôi giới thiệu bạn sẽ đưa bạn tham quan 3 ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng là chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu. Sau đó bạn sẽ được tham quan nhà công tử Bạc Liêu và Điện gió Bạc Liêu.

Ăn gì ở Bạc Liêu

Bánh củ cải

Bánh củ cải là một loại bánh đơn giản hay bày bán ở chợ. Bánh này ăn vặt khá ngon lại chắc bụng. Nguyên liệu chính là bột mì tinh pha với củ cải nghiền nát. Nhân bánh thường là nhân thịt, tép bạc, đậu xanh được trộn chung và nghiền nát với nhau.

Khi ăn kèm với rau sống, chấm nước mắm nêm. Nước mắm nêm được làm tùy theo khẩu vị và tay nghề người làm. Nó là thứ khá quan trọng khi ăn. Nước mắm được pha cùng chanh, đường, tỏi và ớt với công thức riêng mỗi người.

Bạn có thể tìm loại bánh này ở các hàng ăn vặt hoặc chợ một cách dễ dàng.

Bánh tằm bì Ngan Dừa

Ngan Dừa là một địa danh nằm trong tỉnh Bạc Liêu nhưng không phải là một điểm du lịch nổi tiếng. Nhưng bánh tằm ở đây thì ngon số một Bạc Liêu. Nhiều nơi cũng đã chế biến theo công thức bánh tằm bì ở đây.

Bánh tằm bì Ngàn Dừa có loại bánh khá đặc biệt. Độ dày của nó to hơn rất nhiều so với bún, khi ăn hàm lượng bột cũng cao hơn nhiều. Nguyên liệu chính thường chỉ là bì và thịt luộc mà thôi. Khi ăn sẽ rắc một ít mỡ hành lên bên trên kèm theo dưa chua.

Đặc biệt là món nước chấm để chan cùng phải là hai loại. Một là nước mắm nêm vị chua chua ngọt ngọt. Hai là nước cốt dừa béo ngậy dễ ăn. Hai vị này trộn chung bổ trợ cho nhau vừa béo lại vừa ăn không bị ngấy. Đôi khi người ta cũng cho thêm đậu phộng rang giã nhuyễn và xíu mại vào tô bánh tằm để tặng chất lượng tô bún hơn.

Món ăn này thường dùng để ăn sáng là tốt nhất. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy nó ở nhiều khu chợ khác nhau.

Ba khía

Món ba khía này có nguồn gốc từ người Khmer. Ba khía là một con cùng họ với cua đồng và có hình dáng tương tự nhưng nhỏ hơn. Sau khi làm chín ba khía, người ta xé nhỏ nó ra và trộn với các loại gia vị khác nhau.

Gia vị thường là đường, tỏi, ớt, bột ngọt, nước mắm,… Để gia vị ngấm vào ba khía từ từ. Khi ăn vị ngọt ngọt, chua chua hòa quyện cùng hương vị của thịt ba khía làm chúng ta nhớ mãi món ăn dân dã này.

Dưa chua bồn bồn

Bồn bồn là một loại cây chỉ có nhiều ở một số vùng miền ở Bạc Liêu, Cà Mau. Bồn bồn khi ăn sống có vị thanh, giòn giòn. Để ngâm chua bồn bồn, ta lựa cây non và ngâm như món dưa chua thông thường. Khi ăn rất ngon, thấm hương vị dân dã miền Tây mà không nơi khác có được.

Kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu

Bạn nên kết hợp hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu lại trong hành trình du lịch của mình. Bạn có thể tham khảo chi tiết Du lịch Sóc Trăng ở đây: https://huynhhieutravel.com/du-lich-soc-trang

Bạc Liêu là một trong những tỉnh thành có cái nắng khá là gay gắt. Đặc biệt vị trí gần biển nữa, nên bạn cần mang theo áo khoác, mũ và cả khẩu trang nếu muốn tránh nắng.

Lễ hội ở Bạc Liêu

Bạc Liêu ngoài những điểm du lịch thú vị thì lễ hội cũng là một phần đắc sắc nơi đây. Đặc biệt với vị trí gần biển và nhiều dân tộc sinh sống nên màu sắc lễ hội ở đây cũng khá đa dạng. Nó thể hiện rõ nét những đặc trưng văn hoá vùng miền Bạc Liêu.

Lễ hội Nghinh Ông Bạc Liêu

Dường như bất kỳ ở tỉnh nào giáp biển Đông đều có một lễ hội Nghinh Ông riêng biệt. Nó thể hiện rõ nét văn hoá đặc sắc của ngư dân vùng biển miền Tây. Thời gian tổ chức lễ hội Nghinh Ông ở Bạc Liêu vào ngày 9 và ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ Nghinh Ông cũng là lễ nói lên sự thành kính của người ngư dân ở đây với thần cá Ông. Tương truyền mỗi khi người dân đi biển gặp nạn, cá Ông thường giúp đỡ họ và mang vào bờ. Vì thế, cá Ông luôn là một loài vật vô cùng linh thiêng với những người ngư dân miền biển.

Lễ hội sẽ tổ chức cúng viếng từ các đình thần gần đó. Người dân sẽ tổ chức đoàn diễu hành với lân sư rồng múa phía trước. Sau đó hàng trăm ghe tàu của ngư dân tiến ra biển Đông. Sau khi làm lễ khấn vái xong mọi người sẽ quay lại đất liền và tổ chức tiệc tùng linh đình.

Lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang

Đây là một lễ hoài nhằm tôn vinh ca khúc truyền kỳ Dạ Cổ Hoài Lang do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác. Đây là một ca khúc bất hủ, đầy tự hào của xứ sở Bạc Liêu. Lễ hội này được đưa vào lễ hội cấp tỉnh của Bạc Liêu vào năm 2008. Từ đó đến nay thời gian lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang diễn ra 2 năm 1 lần vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.

Chương trình lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang bao gồm tổ chức giao lưu văn nghệ, đờn ca tài tử với những khúc hát vọng cổ bất hủ. Thêm vào đó sẽ có lễ cúng đình với những lễ nghi đầy đủ. Sau đó sẽ là kết hợp các gian hàng hội chợ, trưng bày những vật lưu niệm về sân khấu, đờn ca tài tử.

Kinh Nghiệm Du Lịch Bạc Liêu Tự Túc + Lịch Trình 1 Ngày

Lịch trình du lịch Bạc Liêu tự túc 1 ngày chi tiết Buổi sáng (Vườn nhãn cổ Bạc Liêu – Chùa Xiêm Cán – Cánh đồng điện gió)

Bắt đầu chuyến hành trình khám phá Bạc Liêu 1 ngày, điểm đến đầu tiên là vườn nhãn cổ tại xã Vĩnh Trạch Đông – một vườn nhãn đã có tuổi đời hơn 100 năm. Một vườn nhãn nổi tiếng nhất miền Tây khi được trồng trên tổng diện tích 230ha và chiều dài hơn 10km đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông. Một vườn nhãn không chỉ là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh mà còn là một dấu ấn đậm nét trong nền nông nghiệp trồng cây ăn quả của người dân tỉnh Bạc Liêu.

Bằng những điều này, khi đến đây, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi được đắm chìm trong không gian màu xanh rộng lớn, ngào ngạt hương thơm. Được tận mắt chứng kiến những gốc nhãn cổ đã hơn 100 năm tuổi nhưng vẫn cho năng xuất hiệu quả. Được thưởng thức mùi vị thơm ngon của hai giống nhãn Tu-huýt và Su-bic ngay khi còn trên cây.

Rời vườn nhãn cổ, tiếp tục di chuyển khoảng 2,5km theo hướng đường 31 là đến chùa Xiêm Cán – một ngôi chùa có phong cách kiến trúc uy nghi, bề thế nhất trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ.

Theo như bia đá dựng được tạc bằng chữ Khmer dạng cổ ở mai mặt trước và sau được dựng bên trái chính điện. Chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng vào ngày mùng 7 tháng 5 dương lịch năm 1887 trên diện tích khoảng 4,5 ha. Người có công xây dựng là ông Nên (63 tuổi) và vợ là bà Nghét (54 tuổi), một gia đình giàu có nhất trong Phum (xóm, làng) lúc bấy giờ. Cùng xây dựng còn có 30 hộ gia đình khác hàng ngày khai phá rừng để lấy cây và đất để xây cất chùa.

Trải qua 130 năm với thời gian, đến nay chùa là một công trình gồm nhiều hạng mục như tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường … Tất cả các công trình đều thể hiện rõ phong cách Angkor Khmer truyền thống đặc sắc mà khó có ngôi chùa nào có thể sánh lại. Chính từ điều này mà chùa Xiêm Cán được xem là hiện thân của những công trình nghệ thuật kiến trúc, hội họa mang nét đẹp truyền thống, nét đẹp xưa.

Và đây cũng là lí do vì sao mà đến Bạc Liêu nhất định không thể không đến thăm, chiêm ngưỡng chùa Xiêm Cán.

Tiếp tục di chuyển theo hướng về Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Trạch Đông và đi thêm 4km về hướng biển là đến cánh đồng quạt điện tỉnh Bạc Liêu. Đây là một nhà máy sản xuất điện gió nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, được xây dựng từ năm 2010 và nhanh chóng trở thu hút đông khách du lịch đến từ nhiều tỉnh thành.

Với giá vé tham quan 20,000 vnđ/ người, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp được xem là kỳ quan của tỉnh Bạc Liêu.

Buổi chiều (Nhà công tử Bạc Liêu – Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu)

Kết thúc một buổi sáng rong ruổi đến tham quan những địa điểm nổi tiếng ở xã Vĩnh Trạch Đông; buổi chiều là lúc bạn tìm đến hai nơi được xem là dấu son của du lịch tỉnh Bạc Liêu. Đó là nhà công tử Bạc Liêu và khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Đầu tiên là nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Một ngôi nhà là một công trình rộng lớn được xây năm 1919 theo phong cách kiến trúc Đông Âu bởi kiến trúc sư người Pháp. Một ngôi nhà ghi danh huyền thoại đất Nam Kỳ lục tỉnh thời bấy giờ của ông Trần Trinh Trạch và con ông là Trần Trinh Huy.

Theo như ghi chép và thống kê nhiều sách vở, đặc biệt là quyển sách “Công tử Bạc Liêu” do chính ông Trần Trinh Đức (con trai Trần Trinh Huy và cháu nội Trần Trinh Trạch) viết:

“Tổng khối gia sản thời ông nội ông sở hữu gần 200,000 mẫu ruộng ngọt và mặn, 11/13 sở ruộng muối ở Bạc Liêu, hơn 200 căn nhà (bao gồm ở Bạc Liêu và Sài Gòn) v.v. chưa kể ông nội ông còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực như ngân hàng, địa ốc. Chưa dừng lại đó, ông còn đấu thầu rồi trúng thầu độc quyền quản lý sở cầm đồ, quản lý rượu Bình Tây ở Bạc Liêu. Nói chung, chỉ cần ngành gì sinh lời là đều có mặt ông nội ông”.

Với gia sản của cha mình, sau khi Trần Trinh Huy đi du học ở Pháp về, Trần Trinh Huy (công tử Bạc Liêu) đã viết lên cho mình một cuộc đời với những câu chuyện mà mấy chục năm nay vẫn còn làm nhiều người phải kinh nể.

Tiếp tục hành trình, điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình khám phá Bạc Liêu 1 ngày là khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Đây là nơi ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu; đồng thời là nơi bảo tồn, trưng bày và lưu niệm nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”.