Chương Trình Du Lịch Chùa Hương / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Chương Trình Du Lịch Chùa Hương 1 Ngày 2023

Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách tại khách sạn trong khu vực Phố Cổ và Nhà Hát Lớn khởi hành đi thăm quan lễ phật Chùa Hương

Đến bến đò, Quý khách lên thuyền đi dọc suối Yến, trên đường chiêm ngưỡng những ngọn núi mang các hình thù kỳ vĩ như: Sư Tử Phục, Núi Mâm Xôi và đi qua cây Cầu Hội – rất đẹp và nổi tiếng của Chùa Hương.

Thăm quan lễ phật tại Chùa Thiên Trù, chùa còn có tên gọi là Chùa Trò, Chùa Ngoài – ngôi chùa toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo truyền thuyết, xưa kia có lần vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây, đã đóng quân nghỉ tại thung lũng có chùa này và cho quân lính thổi cơm ăn. Ngẫu nhiên nhà vua quan tâm đến thiên văn địa lý khu vực chùa, thấy ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù (Bếp Trời), một sao chủ trong Tử vi nấu nướng về sự ăn uống, nhân đấy nhà vua đặt tên cho chùa là chùa Thiên Trù.

Dừng chân nghỉ ngơi ăn trưa tại nhà hàng thưởng thức đặc sản địa phương

Quý khách đi cáp treo lên tham quan, lễ phật tại Động Hương Tích – nơi được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”; Nằm ở độ cao khoảng 900 mét so với mặt nước biển, đường đi đến động được người dân địa phương mở ra và xếp các bậc đá rất ngăn nắp. Do đường xá được làm cẩn thận nên mặc dug đường núi rất quanh co nhưng khách hành hương trẩy hội vẫn có thể đi lại rất dễ dàng. Tại đây, quý khách có dịp chiêm bái tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá với những hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,… (Chi phí vé cáp treo khứ hồi chưa bao gồm)

Quý khách đi cáp treo xuống chân núi, sau đó lên thuyền quay trở lại bến.

Tạm biệt Chùa Hương, xe đón Quý khách trở về Hà Nội.

Về đến điểm hẹn, hướng dẫn viên chia tay Quý khách kết thúc chương trình.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI CHO 01 KHÁCH: 790.000 VNĐ

(Giá áp dụng cho khách lẻ ghép đoàn khởi hành hàng ngày)

Xe du lịch 16 – 29 chỗ, đưa đón theo chương trình

Hướng dẫn viên thuyết minh tiếng Anh và tiếng Việt

Vé thắng cảnh + Vé thuyền đò thăm quan Chùa Hương

Bữa ăn trưa tại nhà hàng thực đơn tiêu chuẩn theo mùa

Nước uống đóng chai Danasi 350ml/khách

Thuế VAT, đồ uống (rượu, bia, nước ngọt,..) trong bữa ăn và suốt hành trình

Vé cáp treo khứ hồi Động Hương Tích: 180.000đ/khách

Típ cho hướng dẫn, lái xe, nhân viên phục vụ,…

Vé thắng cảnh Chùa Hương quy định trẻ em chiều cao từ 1,2m trở lên giá vé như người lớn

Trẻ em từ 0 – dưới 5 tuổi miễn phí (ăn ngủ, chi phí vé phát sinh nếu có bố mẹ tự túc). Hai người lớn chỉ được kèm 01 trẻ em, từ trẻ em thứ 2 trở lên tính 100% phí dịch vụ

Trẻ em từ 5 – dưới 9 tuổi: tính 75% giá tour (bố mẹ tự túc vé thắng cảnh cho bé)

Trẻ em từ 9 tuổi: 100% giá tour như người lớn (dịch vụ đặt như người lớn)

Du Lịch Chùa Hương, Kinh Nghiệm Phượt Bụi Chùa Hương

Nên tới Chùa Hương khi nào

Hàng năm Lễ Hội Chùa Hương tổ chức từ 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Nếu bạn mong muốn đi thưởng lãm phong cảnh và thư giãn thì nên đi vào các thời gian còn lại trong năm.

Các ngày không phải lễ hội Chùa Hương vẫn đón khách bình thường, các dịch vụ Cáp treo, thuyền đò, bán vé thắng cảnh vẫn hoạt động.

Ngoài ra Chùa Hương còn được các bạn yêu nhiếp ảnh tới đây vào mỗi dịp mùa Hoa Súng. Hoa nở đẹp ở dọc 2 bên dòng suối Yến, giai đoạn từ tháng 10 – 11 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất để bạn có những bức ảnh đẹp về Suối Yến.

Đi đến Chùa Hương

Có nhiều cách để tới Chùa Hương, nhưng do thắng cảnh Chùa Hương không nằm trên các con quốc lộ lớn nên xe khách không có nhiều. Sẽ có 2 tuyến đường chính đi tới Chùa Hương là đi theo quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì, tới thị trấn Đồng Văn thì rẽ vào quốc 38, rồi rẽ tiếp vào tỉnh lộ 74.

Hai là đi theo đường Nguyễn Trãi tới Ba La, bạn rẽ trái đi Vân Đình, rồi tới Chùa Hương. Đường này thì xe máy và xe bus công cộng đi được. Ngày hội đường này khá đông và hay tắc đường. Về phương tiện thì có các phương tiện sau :

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi bằng xe buýt. Đây là cách đi tiết kiệm nhất, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn đi các phương tiện khác.

Xe bus số 78, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 78 này. Từ Tế Tiêu bạn đi thêm khoảng 11km tới Bến suối Yến (đi xe ôm hoặc taxi).

Ngoài ra còn có xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa đi thẳng tới bến xe Hương Sơn. Từ bến xe Hương Sơn bạn đi bộ khoảng 300m là tới Suối Yến. Gần hơn đi xe 78, nhưng bạn phải xuống tận bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa).

Để thuận tiện thì bạn có thể đi xe 78 tới Tế Tiêu rồi lại bắt xe 75 đi bến xe Hương Sơn.

Đi xe Máy tới Chùa hương Du lịch Chùa Hương

Chùa Hương tấp nập đông du khách vào mùa lễ hội. Nếu đi bộ hành hương lên Hương Tích thì sẽ khá vất vả để chen chân, cáp treo cũng đông khách mua vé đi cáp. Nhưng trong không khí Xuân và lòng thành kính đi lễ Phật thì đó sẽ không phải vấn đề quá quan trọng.

Du lịch Chùa Hương được chia ra làm các tuyến thăm quan chính như sau, tùy vào số ngày đi nhiều hay ít mà các bạn có thể thăm quan được nhiều tuyến.

Các tuyến thăm quan thắng cảnh Hương Sơn

Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính), đi trong 1 ngày từ và về lại Hà Nội.

Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm (tuyến nên đi thứ 3)

Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn (tuyến nên đi thứ 2)

Với tuyến 1 thì bạn có thể đi trong ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân. Các tour du lịch hay đi tuyến (tuyến chính), với 2 điểm thăm quan là chùa Thiên Trù và động Hương Tích.

Kết Hợp đi Chùa Hương và Hồ Quan Sơn

Nếu bạn có dự định đi 2 ngày Chùa Hương thì bạn có thể đi Chùa Hương ngày đầu tiên, ngày thứ 2 bạn đi Hồ Quan Sơn. Đây là 1 thắng cảnh đẹp ở gần Chùa Hương, nơi bạn có thể ngồi thuyền thưởng lãm phong cảnh đẹp. Hanoi trip sẽ giới thiệu về điểm thăm quan này trong 1 bài viết khác.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 140.000 cho 2 chiều và 90.000 cho 1 chiều.

Ăn gì ở Chùa Hương

Khi đi vào mùa lễ hội thì vấn đề này khá dễ dàng với nhiều hàng quán dọc 2 bên đường từ Bến Trò lên tới tận động Hương Tích. Một số quán ăn ngon và phục vụ chu đáo thường nằm ngay dưới chân núi, gần chùa Thiên Trù. Đây cũng là điểm thuận lợi về ăn uống khi đi , vì bạn có thể thăm Hương tích xong thì xuống ăn. Gợi ý nhà hàng Mai Lâm, phụ vụ quanh năm, ngay cả vào thời điểm không lễ hội nhà hàng vẫn phục vụ ăn uống cho các đoàn tour.

Lưu ý khi đi Chùa Hương

Vào các ngày lễ hội thì tình trạng chặt chém và chèo kéo khách khá phổ biến. Do vậy các bạn đi nên chuẩn bị tinh thần trước để không bị bỡ ngỡ và bực mình. Một số ví dụ có thể gặp phải như:

Xe ôm bám theo xe ô tô từ tận Hà Đông để mời đi đò. Họ hỏi bạn cứ trả lời bình thường, họ có thể bám theo, nhưng ko vấn đề gì

Giá cả ăn uống tăng cao gấp đôi (ko tính giá đò và vé thắng cảnh)

Nạn xin tiền bo của lái đò khi đi thuyền

Lễ hội đông nên các bạn nhớ bỏ rác đúng nơi qui đình

Hạn chế đặt tiền lễ quá nhiều, chỉ cần đặt công đức ở 1 số hòm là ok

Tour du lịch Chùa Hương

Hàng ngày vẫn có tour Du lich Chua Huong đi từ Hà Nội, các tour thường đi trong ngày, thăm quan 2 điểm chính là chùa Thiên Trù và Động Hương Tích (chùa chính), có thể đi cáp treo hoặc đi bộ lên. Giá tour giao động từ 550.000 đ – 650.000 đ / khách, tùy thời điểm. Bạn có thể tham khảo lịch trình tour Du lịch Chùa Hương

Du Lịch Lễ Hội Chùa Hương: Hành Trình Về Cõi Phật

Du Lịch Lễ Hội Chùa Hương: Hành trình về cõi Phật

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất cả văn hoá phồn thực (bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu…) du khách đến Chùa Hương cầu mong mọi sự tốt lành (cầu của, cầu con, cầu bình an…)…

Lễ hội cầu Trăng – nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày

Hôm nay trẩy hội Chùa Hương Lênh đênh đò suối màn sương con dày Thuyền mơ năm trước đâu đây Nhớ cô yêm thắm hây hây má hồng (Hằng Phương)

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất cả văn hoá phồn thực (bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu…) du khách đến Chùa Hương cầu mong mọi sự tốt lành (cầu của, cầu con, cầu bình an…).

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết thì ở vùng “linh sơn phúc địa này “vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vaò đây tu hành 9 năm , đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. (ngày phật đản là ngày 19 tháng hai hàng năm theo âm lịch). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ.

” Hôm qua em đi Chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương …”(Nguyễn Nhược Pháp)

Người xưa có câu ” Xuân du phương thảo địa” (Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp . Hoặc quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi…” nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp để thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người.

Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với cả quan quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích và đề lên vách đá cử động năm chữ ” Nam thiên đệ nhất động“. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam thiên đệ nhất động” thì lại càng đắc địa với lòng người. vì lẽ động Hương Tích thờ Phật bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.

Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đặt nền móng đầu tiên cho lễ hội Chùa Hương, và cũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến, dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui. Nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn. Xưa hội chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 06 tháng giêng.

Làng Yến Vỹ làm lễ khai sơn tại đền Ngũ Nhạc ” Đền Trình“, thờ sơn thần là ông Hổ một tín ngưỡng thờ vật thiêng của cư dân làm nghề khai thác lâm sản, mà nay ta thường thấy dưới hạ ban trong đền, điện, phủ có thờ quan ngũ dinh. Trải qua các lớp thời gian, Đền Ngũ Nhạc từ tín ngưỡng thờ vật thiêng Đã cấy vào một vị nhân thần có tên là Hùng Lang, một vị tướng thời Vua Hùng Huy Vương thứ VI, có công đánh đuổi giặc Ân, trừ bạo cho nước.

Lễ khai sơn vốn là nghi lễ của người việt cổ tạ thần núi, tạ bà chúa rừng mong trong năm làm ăn may mắn tránh được tai ương, tà ma thú giữ. Trong ngày lễ này, sau những nghi thức cúng lễ dân làng cử một bô lão có uy tín trong làng, gia đình song toàn, nhà không có tang… thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau Đền, chặt một số cành cây, giây leo “lấy phép”. Kể từ ngày hôm đó người dân mới chính thức vào rừng.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, lễ hội này đã trở thành một lễ hội lớn thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm quan chiêm bái. Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương hàng năm lấy ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương.

Du Lịch Chùa Hương

Chùa Hương Sơn hay còn được gọi là chùa Hương, là một quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm của mình đi chùa Hương để các bạn có một chuyến đi du lịch chùa Hương hoàn hảo hơn nhé!

Du lịch Chùa Hương 1. Di chuyển du lịch chùa Hương như thế nào?

Có nhiều phương tiện cho bạn chon như: ô tô, xe máy, xe bus.

Di chuyển bằng ô tô:

Lên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

Di chuyển bằng xe máy:

Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.

Để chuyến đi của bạn suôn sẻ không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay cả ô tô thì bạn cũng nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm đối với xe máy để không may bị cảnh sát giao thông kiểm tra sẽ không bị bắt lỗi và cũng đảm bảo an toàn cho chính bạn.

Di chuyển bằng xe bus:

Xe 211 , Lịch trình: Bến xe Mỹ Đình-Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến -Nguyễn Trãi- Trần Phú- Quang Trung- Quốc lộ 6-Ngã ba Ba La-Quốc lộ 21B-Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe. Nếu bạn không có smart phone để xem điểm bus thì hãy nhớ lắng nghe xe đọc điểm hoặc hỏi các phụ xe cho chắc chắn nhé.

Xe 78: Bạn cũng có thể bắt xe 78: Tế Tiêu-Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.

Xe 75 : Bến xe Yên Nghĩa-Tế Tiêu

Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy. Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp. Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.

2. Thời gian thích hợp nên đi du lịch chùa Hương? Đi hội du lịch chùa Hương:

Hội chùa Hương ( du lịch chùa Hương) diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lich. Đây là lễ hội lớn nhất của Du lịch Hà Nội hay có thể coi là lớn nhất Việt Nam. Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn. Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…

Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông”-đầu hè và mùa thu. Bởi đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn, hơn nữa cũng dễ dàng để ngắm nhìn phong cảnh hữu tình của thiên nhiên nơi đây hơn và cảm nhận được sự linh thiêng trầm mặc của chốn cửa Phật. Hơn nữa, nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn.

Các điểm tham quan nổi bất tại Hương Sơn

Tại Hương sơn có dòng suối Yến được coi là một trong những nơi cho trải nghiệm tuyệt vời nhất của chuyến đi. Quãng đường suối Yến khoảng 65km. Để thưởng thức được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng suối này hãy tìm về đây vào mùa thu. Khi đó, trời trong xanh, in bóng dòng nước trong vắt mát lành, cùng màu sắc tím hồng dịu dàng của hàng ngàn bông hoa súng nở khắp quãng đường đi. Hai bên đường đi là cảnh thiên nhiên đang thay lá, tĩnh lặng, nhẹ nhàng tất cả chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm với cảnh quan ở nơi đây.

Ảnh: Dòng suối Yến Vĩ (sưu tầm)

Chùa Hương là quần thể thắng cảnh rải rắc trong thung lũng suối Yến. Trong đó, đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương tích được coi là 3 điểm đến đẹp nhất cũng như linh thiêng nhất mà bạn nên ghé qua.

Ảnh: Chùa Thiên Trù (sưu tầm)

Lịch trình du lịch chùa Hương?

Tới chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong 1 ngày nếu bạn di chuyển trong vòng bán kính 40 km tới chùa Hương. Còn nếu bạn ở xa có thể đi trong vòng 2 ngày 1 đêm.

*Phượt chùa Hương

Bạn có thể dễ dàng có một hành trình thú vị và tiết kiệm khi đi phượt chùa Hương bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus. Có 2 điểm bạn chắc chắn phải tới trong hành trình này đó là đi đò trên suối Yến, thăm chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Nếu đã là đi phượt thì bạn nên đi bộ, nhưng cũng nên thử qua cáp treo xem cảm giác như nào. Theo mình thì khi lên bạn nên đi cáp treo và khi xuống thì đi bộ, vừa đỡ mệt lại được trải nghiệm nhiều thứ.

Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn nhiều tuyến hành trình khác nhau để khám phá Hương Sơn bao gồm:

Tuyến chính: Đền trình- Chùa Thiên Trù- Động Tiên Sơn-Chùa Giải Oan-Đền Trần Song- Động Hương Tích-Chùa Hinh Bồng

Tuyền Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn-Động Hương Đài

Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài-Động Chùa Cá-Động Tuyết Sơn

Nếu các bạn đi trong 1 ngày thì đi tuyến chính còn thêm 1 ngày nữa thì thêm 1 trong các tuyến còn lại.

Tất cả số tiền bạn dùng cho chuyến đi này với thời gian 1 ngày khoảng: 400.000/người trở lên.

*Đi Tour du Lịch Chùa Hương

8h: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại Nhà Hát Lớn khởi hành đi Chùa Hương

10h: Xe dừng ở bến Đục, du khách sẽ được hướng dẫn viên mua vé và dẫn lên thuyền đi thuyền dọc suối Yến Vĩ chừng 3km tới chùa Thiên Trù. Với việc đi tour bạn sẽ không bị nhồi nhét ngồi quá nhiều người trên thuyền như tự đi phượt, vừa đảm bảo lại có thể được ngắm cảnh thoải mái. Cả đoàn vào chùa Thiên Trù làm lễ, sau đó ăn trưa.

12h: Leo núi, hoặc đi cáp treo tùy theo sở thích của các bạn

Nếu leo núi chúng ta mất khoảng 1 tiếng sẽ tới động Hương Tích, được mênh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”, tức là động sếp hạng nhất của Việt Nam, nơi đây thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Cả đoàn sẽ dành thời gian khoảng 1h để làm lễ cũng như thưởng ngoại phong cảnh sơn thủy hữu tình tại đây. Sau đó đi xuống đền Trình.

16h: Xuống tới bến Đục, tại đây cả đoàn sẽ thuê đò và quay trở về xe vào lúc 17h và trở về Hà Nội

19h: cả đoàn có mặt ở Hà Nội, kết thúc một chuyến đi vô cùng ý nghĩa và thú vị

Đặc sản du lịch chùa Hương?

Khi tới du lịch chùa Hương, nơi đây có khá nhiều đặc sản để bạn thưởng thức. Tại đây bạn có thể ăn món bánh rau sắng, hoặc các món ăn chế biến từ rau sắng, đây là loại rau chỉ có ở vùng Hương Sơn này còn những nơi khác không có. Ngoài ra, vào mùa hè còn có món quả mơ rừng, mơ khá giòn và ngọt.

Ảnh: Mơ chùa Hương

Bên cạnh đó, theo mình nghĩ đi chùa thì nên ăn chay, không nên ăn các món mặn, nhưng nếu các bạn không để ý tới điều đó thì có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ dê núi, bò, ngựa, nhím,.. Dọc đường có khá nhiều nhà hàng nhưng hãy hỏi giá cả trước để tránh bị ép giá cao. Mình thấy có nhà hàng Mai Lâm ở chân núi Thiên Trù có chất lượng dịch vụ và giá cả khá tốt bạn có thể lựa chọn.

Đi du lịch chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

*Chuẩn bị tư trang:

-Quần áo, ô mũ những ngày mưa nắng.

-Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi

-Đồ ăn

*Chuẩn bị đồ lễ: Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ

Tới đó bạn hoàn toàn có thể mua được những đồ trên nhưng do đặc thù sông nước vận chuyển khó khăn nên giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.

Lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

Lưu ý khi đi đò:

Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé. Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.*Lưu ý khi đi cáp treo

Giá cáp treo: 100.000/1 người với 1 chiều và 160.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời

*Lưu ý mua sắm khi đi du lịch chùa Hương

Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.

Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.

Kinh nghiệm nhỏ du lịch chùa Hương:

-Khi đi cũng nên đem theo một ít đồ để vào chùa làm lễ. Xong có thể dùng chính những lộc bạn vừa làm lễ xong để làm đồ ăn. Tránh ăn uống ở đây bị đắt.

-Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật

-Đi giày, quần áo không quá bó để dễ dàng di chuyển cũng như hoạt động.

-Quá trình di chuyển dù bằng đò hay khi leo núi cũng nên cẩn thận bảo đảm an toàn cho bản thân để chuyến đi được vui trọn vẹn.

-Đi bằng phương tiện riêng thì mang theo giấy tờ, gương, mũ bảo hiểm đầy đủ.

– Vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường và cảnh quan.

-Khi ở chỗ đông đúc hãy bảo vệ tài sản và tư trang cẩn thận tránh bị móc túi, ăn cắp đồ của bạn.

-Đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.

-Không tham gia các trò như: tôm cua cá, đỏ đen, chiếc nón kỳ diệu,.. vì đó là lừa đảo chứ không hề do vận may như bạn nghĩ.

Trên đây là các thông tin về du lịch chùa Hương , các bạn hãy tới đây để cảm nhận vẻ đẹp của vùng đất Hương Sơn này nhé!

Tư vấn đặt dịch vụ đi Chùa Hương, bạn gọi số : anh Toàn 01689998081 Tham khảo thêm :

-> Kinh nghiệm Du lịch Sapa (chi tiết)

-> Tour Du lịch Hà Nội (khởi hành hàng ngày)