Cổng Thông Tin Du Lịch Quảng Bình / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Cổng Thông Tin Du Lịch Tỉnh Quảng Nam

Vận chuyển

Hàng không

Du khách khi muốn đến tham quan du lịch Quảng Nam bằng đường hàng không, thì du khách có thể đáp xuống sân bay Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Sân bay Chu Lai cách thành phố Tam Kỳ 25km và thành phố Hội An 85km. Hoặc du khách cũng có thể đáp chuyến bay đến sân bay quốc tế Đà nẵng, sau đó di chuyển bằng xe buýt hoặc taxi đến phố cổ Hội An, cũng như các điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Để biết thêm thông tin giờ bay, giá vé hay nhờ tư vấn đặt vé máy bay, vui lòng tham khảo trang website:

Vietnam Airlines: www.vietnamairlines-mientrung.com.vnVietJetAir: www.vietjetair.comJetstar: www.jetstar.com

Hoặc bạn có thể liên hệ một số công ty sau:

Trung tâm Lữ hành Quốc tế Hội An. Địa chỉ: 10 Trần Hưng Đạo, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3910912

Công ty TNHH Du lịch Lương Mỹ Anh. Địa chỉ: 333 Cửa Đại, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3914 655

Công ty TNHH Dịch vụ Du Lịch Mây Hồng. Địa chỉ: 47 Trần Hưng Đạo, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3919111

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Quảng Nam. Địa chỉ: 22 Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, điện thoại: 0235.3818283

Tàu hỏa

Du khách đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đi các nơi khác bằng phương tiện tàu lửa có thể đi qua ga Đà Nẵng hoặc ga Tam Kỳ. Ga Đà Nẵng là một ga lớn, hàng ngày có nhiều chuyến tàu đi đến nhiều ga trong cả nước và ngược lại. Ga Tam Kỳ, cách thành phố Hội An khoảng 60kmNếu xuất phát tại Hội An du khách có thể đặt mua vé tại các điểm dịch vụ bán vé tàu lửa nằm trong khu phố cổ hoặc ngay tại khách sạn nơi du khách đang lưu trú với giá niêm yết của nhà ga cộng thêm một khoản phí dịch vụ không lớn.

Nếu du khách xuất phát tại Tam Kỳ nên liên hệ trực tiếp với nhà ga theo số máy 0235.3828488. Hoặc có thể liên lạc tại các văn phòng Booking tại Hội An.Giá vé tàu có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại tàu, hạng ghế và từng thời điểm trong năm mà du khách lựa chọn.

Taxi

Taxi là một trong những phương tiện thuận lợi nhất cho du khách, có thể gọi ở mọi nơi, giá cả hợp lý. Nếu nhóm khách, thì giá chia trên đầu người khá hợp lý.

Taxi Mai Linh Hội An, tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 02353.929292Taxi Mai Linh Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, điện thoại: 02353.3838383Taxi Faifoo Quảng Nam, điện thoại: 02353.3919191Taxi Tiên Sa Quảng Nam, điện thoại: 02353.3595959Taxi VinaSun Quảng Nam, điện thoại: 0236.3686868Airport Taxi Quảng Nam, điện thoại: 0236.3825 555Sun Taxi Quảng Nam, điện thoại: 02353.3797979

Tàu/thuyềnNếu du khách muốn du thuyền trên sông Thu Bồn, khách đến bến Bạch Đằng gần chợ Hội An để thuê thuyềnvới giá thuê hợp lý theo giờ. Hay khách thích chèo thuyền kayak, đội thuyền chúng tôi phục vụ du khách tận tình giá cả theo giờ thuê.

Trung tâm Lữ hành Quốc tế Hội An. Địa chỉ: 10 Trần Hưng Đạo, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3910912HTX Vận tải Thuỷ bộ Hội An. Địa chỉ: 81 Phạm Hồng Thái, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3861240Công ty Du lịch Sông Hội. Địa chỉ: Phường Cửa Đại, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3861332Hội An Kayak Tour. Địa chỉ: Trần Nhân Tông, thành phố Hội An, điện thoại: 0979.437338

Xe grab, xe ômNếu du khách muốn di chuyển ở những vị trí gần, khoản cách đoạn đường ngắn thì có thể di chuyển bằng loại xe loại, hiá cả khá hợp lý theo từng chặng đường.Xe đạpNếu du khách muốn khám phá làng quê yên bình tại Quảng Nam, xe đạp cũng là phượng tiện hiệu quả dành cho bạn. Bạn có thể thuê những chiếc xe đạp tại khách sạn, hay các điểm ven đường trong phố cổ Hội An.

Xe trâuTại Hội An dịch vụ xe trâu tham quan đồng quê cũng khá hấp dẫn du khách. Bạn có thể liên hệ công ty lữ hành Khoa Trần Hội An eco-tour để có một hành trình khám phá tuyệt vời.

Open bus: Quảng Nam là một trong những điểm dừng chân của các chuyến xe Open tour đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, NhaTrang, ĐàLạt… Hàng ngày có nhiều chuyến xe xuất phát tại Hội An đi đến các nơi trên do đó rất thuận lợi cho du khách trong việc di chuyển bằng loại phương tiện này. Tại HộiAn, du khách chỉ cần liên hệ trước với đại lý các hãng xe hoặc đăng ký trực tiếp với nhân viên khách sạn nơi lưu trú, xe sẽ đến tận nơi để đón du khách.

An Phú. Địa chỉ: 486 Hai Bà Trưng, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3862643Sinh Cafe. Địa chỉ: 587 Hai Bà Trưng, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3863948Hạnh Cafe. Địa chỉ: 12 Nguyễn Tất Thành, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3864609Camel. Địa chỉ: 137 Trần Nhân Tông, thành phố Hội An, điện thoại: 0235.3917703 

Xe buýtTại Quảng Nam hiện có nhiều tuyến xe buýt công cộng, thuận tiện cho du khách trong việc di chuyển.

Xe buýt số 12: Thành phố Tam Kỳ – Sân bay Chu LaiXe buýt số 07: Thành phố Tam Kỳ – Huyện Hiệp ĐứcXe buýt số 14: Thành phố Tam Kỳ – UBND xã Quế Phong (Quế Sơn)Xe buýt số 11: Thành phố Tam Kỳ – Thành phố Hội An – Khu công nghiệp Điện Ngọc

Số điện thoại liên hệ: 0906.555.105

Xích lô

Đây là phương tiện rất thuận tiện cho du khách khi đi tham quan phố cổ Hội An và các điểm du lịch lân cận trong phạm vi gần. Du khách liên hệ trực tiếp với Đội xe xích lô có mặt trên các đường phố tại Hội An.

Cổng Thông Tin Điện Tử

Đây là những điểm tạo nên bức tranh của nông thôn Việt Nam phong phú, đa dạng, một tiềm năng du lịch lớn, mang lại lợi ích cho đất nước. Phát huy được tiềm năng này, khai thác và phát triển du lịch nông thôn không chỉ mang lại lợi nhuận cho các nhà kinh doanh du lịch mà còn tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.   Nhằm phát huy tiềm năng du lịch đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tỉnh Nghệ An đã lựa chọn hai huyện Con Cuông và Quỳ Châu để xây dựng thí điểm mô hình du lịch nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Đây là hai huyện miền núi của tỉnh Nghệ An với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhiều điểm du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống làng nghề đa dạng, là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực, mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nông thôn kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…   Hiện tỉnh đang tiến hành các giải pháp đầu tư bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch kết hợp khai thác và xây dựng mô hình dịch vụ nhà nghỉ tại các bản, làng; khôi phục và phát triển nghề thủ công. Ngoài ra, tỉnh cũng đang nghiên cứu, lựa chọn điểm dừng chân cho khách du lịch nghỉ ngơi giữa các chặng từ Vinh đi Quỳ Châu, Con Cuông và từ Vinh đi tham quan các huyện khác thuộc miền Tây Nghệ An.   Tại tỉnh Bạc Liêu, với khá nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp như: vườn nhãn cổ, vườn chim Lập Điền (huyện Đông Hải), vườn chim Phong Thạnh Tây (TX. Giá Rai), vườn chim huyện Phước Long, đặc biệt vườn chim Bạc Liêu (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) nằm trong trung tâm thành phố đang được đầu tư khai thác phát triển. Bên cạnh đó, các vùng sinh thái rừng phòng hộ ven biển; các trang trại nuôi trồng của các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp; làng nghề làm nông cụ Ngan Dừa (huyện Hồng Dân), làng nghề đan đát Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long), làng nghề chế biến thủy sản thị trấn Gành Hào, làng nghề truyền thống muối Kinh Tư – Long Điền Tây (huyện Đông Hải), tuyến đường sông Vàm Lẽo (huyện Vĩnh Lợi)… đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh du lịch nông thôn và đang được tỉnh định hướng đầu tư để phát huy tối đa lợi thế.   Nhiều người dân nông thôn đã mạnh dạn đầu tư mở rộng và phát triển các loại hình du lịch nông thôn như nhà hàng nông gia một số cơ sở đã có thương hiệu “Quán Hai Lúa”, cà phê “Hương Quê”, “Hương Đồng”, “Sông Quê”, “Quê Biển”, quán nhậu “Tư Ếch”, bành xèo “A Mật”, “Tư Ù”; các cơ sở dịch vụ nông thôn được lấy tên theo địa danh, tên người hay theo lối suy nghĩ cảm nhận ngộ nghĩnh “Chân quê” rất ấn tượng…   Dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau và các loại thực phẩm tại nông thôn, dịch vụ Homestay lưu trú tại nhà dân, được trải nghiệm chính cuộc sống của người dân, trải nghiệm với mua sắm các sản phẩm ngành nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân thông qua kỹ năng tài nghệ hoàn thiện các sản phẩm, trình độ của người dân tái hiện lịch sử văn hóa nông thôn thông qua các buổi trình diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử, Nói thơ Bạc Liêu, Hò chèo ghe…tham quan cảnh quan môi trường sông nước, các chương trình trải nghiệm học tập kiến thức nông nghiệp, giao lưu với nông dân… rất hấp dẫn, thu hút khách du lịch.   Tại xã Yên Đức, huyện Đông Triều (Quảng Ninh), những công việc nhà nông như: xay thóc giã gạo, úp nơm bắt cá đã trở thành các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Người hướng dẫn, trực tiếp tham gia trải nghiệm cùng du khách không ai khác chính là những người nông dân.   Sự phát triển của mô hình du lịch tại Yên Đức đã góp phần làm thay đổi diện mạo làng quê và đời sống người dân nơi đây. Người nông dân có thêm nguồn thu nhập ổn định cuộc sống, được đóng bảo hiểm hàng năm và có ngày nghỉ hàng tháng. Từ chỗ ban đầu chỉ có 8 người, hiện nay, xã Yên Đức có trên 30 người tham gia làm du lịch, đều là những người nông dân ở địa phương. Họ có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiều công việc khác nhau phục vụ du khách. Đặc biệt, người dân ở đây hiện đều được đào tạo kỹ năng về tiếng Anh, có thể trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài như những hướng dẫn viên thực thụ.   Tỉnh Hòa Bình từ lâu được xem là thiên đường hấp dẫn chưa được khám phá với 4 mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động và kho tàng văn hóa phong phú của 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống: Mường, Kinh, Tày, Dao, Mông, Hoa. Điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước không chỉ có tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với núi non hùng vĩ, những hang động có nhiều thạch nhũ, đến Hòa Bình, du khách được hòa mình vào nếp sống, sinh hoạt truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc; tìm hiểu và thưởng thức không gian văn hóa qua các điệu thường dang, bọ mẹng của người Mường; điệu khặp của người Thái; điệu khèn của người Mông làm say đắm lòng người…; khám phá những món ăn truyền thống, như: cơm lam, canh đắng, thịt nướng cùng say men rượu cần và thưởng thức những điệu múa… của người Mường, Thái.   Xã Phong Phú (Tân Lạc) đã phát triển du lịch cộng đồng (Homestay) dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương. Homestay là loại hình du lịch độc đáo, phát huy lợi ích cao nhất ở các vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là những nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có sức cuốn hút với nhiều du khách nước ngoài. Điểm hấp dẫn nhất của loại hình này chính là nét văn hóa độc đáo của dân tộc bản địa. Du lịch homestay chọn nhà dân bản địa cho khách du lịch nghỉ chân và “ba cùng”: cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chơi với gia chủ. Qua đó, khách du lịch có thể tiếp cận, tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống, con người hay ẩm thực; tận hưởng trọn vẹn không gian văn hóa truyền thống của địa phương, trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm chính mình.   Loại hình du lịch homestay từ hơn chục năm nay không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người  dân ở bản Lác, Pom Coọng (Mai Châu), Giang Mỗ (Cao Phong)… Mới đây, nhiều xóm, bản của tỉnh đã liên kết với các công ty dịch vụ lữ hành để phát triển du lịch cộng đồng, đón khách đến nghỉ dưỡng, thăm quan. Tỉnh cũng đã công nhận 7 điểm du lịch địa phương tại các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong. Trong đó, đáng chú ý là xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) đã được Bộ VH -TT&DL công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước. Đầu năm 2014, xóm Ải được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng. Đây là cơ hội để người dân xóm Ải và vùng Mường Bi tiếp tục bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.   Phát triển loại hình du lịch cộng đồng không chỉ mang đến lợi nhuận kinh tế cho nhiều phía mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh về thiên nhiên, văn hoá, con người Việt Nam một cách hiệu quả và chân thực nhất. Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch này thực sự hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các ngành, các cấp, các đơn vị quản lý, kinh doanh du lịch và người dân địa phương phải phối hợp chặt chẽ, toàn diện. Cần có những chính sách riêng cho phát triển du lịch cộng đồng, trong đó phải tính đến việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho các hộ gia đình tham gia làm du lịch, quy hoạch, tổ chức xây dựng xóm du lịch cộng đồng, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch, giúp người dân quảng bá và đào tạo nhân lực…

Đây là những điểm tạo nên bức tranh của nông thôn Việt Nam phong phú, đa dạng, một tiềm năng du lịch lớn, mang lại lợi ích cho đất nước. Phát huy được tiềm năng này, khai thác và phát triển du lịch nông thôn không chỉ mang lại lợi nhuận cho các nhà kinh doanh du lịch mà còn tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.Nhằm phát huy tiềm năng du lịch đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tỉnh Nghệ An đã lựa chọn hai huyện Con Cuông và Quỳ Châu để xây dựng thí điểm mô hình du lịch nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Đây là hai huyện miền núi của tỉnh Nghệ An với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhiều điểm du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống làng nghề đa dạng, là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực, mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nông thôn kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Hiện tỉnh đang tiến hành các giải pháp đầu tư bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch kết hợp khai thác và xây dựng mô hình dịch vụ nhà nghỉ tại các bản, làng; khôi phục và phát triển nghề thủ công. Ngoài ra, tỉnh cũng đang nghiên cứu, lựa chọn điểm dừng chân cho khách du lịch nghỉ ngơi giữa các chặng từ Vinh đi Quỳ Châu, Con Cuông và từ Vinh đi tham quan các huyện khác thuộc miền Tây Nghệ An.Tại tỉnh Bạc Liêu, với khá nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp như: vườn nhãn cổ, vườn chim Lập Điền (huyện Đông Hải), vườn chim Phong Thạnh Tây (TX. Giá Rai), vườn chim huyện Phước Long, đặc biệt vườn chim Bạc Liêu (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) nằm trong trung tâm thành phố đang được đầu tư khai thác phát triển. Bên cạnh đó, các vùng sinh thái rừng phòng hộ ven biển; các trang trại nuôi trồng của các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp; làng nghề làm nông cụ Ngan Dừa (huyện Hồng Dân), làng nghề đan đát Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long), làng nghề chế biến thủy sản thị trấn Gành Hào, làng nghề truyền thống muối Kinh Tư – Long Điền Tây (huyện Đông Hải), tuyến đường sông Vàm Lẽo (huyện Vĩnh Lợi)… đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh du lịch nông thôn và đang được tỉnh định hướng đầu tư để phát huy tối đa lợi thế.Nhiều người dân nông thôn đã mạnh dạn đầu tư mở rộng và phát triển các loại hình du lịch nông thôn như nhà hàng nông gia một số cơ sở đã có thương hiệu “Quán Hai Lúa”, cà phê “Hương Quê”, “Hương Đồng”, “Sông Quê”, “Quê Biển”, quán nhậu “Tư Ếch”, bành xèo “A Mật”, “Tư Ù”; các cơ sở dịch vụ nông thôn được lấy tên theo địa danh, tên người hay theo lối suy nghĩ cảm nhận ngộ nghĩnh “Chân quê” rất ấn tượng…Dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau và các loại thực phẩm tại nông thôn, dịch vụ Homestay lưu trú tại nhà dân, được trải nghiệm chính cuộc sống của người dân, trải nghiệm với mua sắm các sản phẩm ngành nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân thông qua kỹ năng tài nghệ hoàn thiện các sản phẩm, trình độ của người dân tái hiện lịch sử văn hóa nông thôn thông qua các buổi trình diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử, Nói thơ Bạc Liêu, Hò chèo ghe…tham quan cảnh quan môi trường sông nước, các chương trình trải nghiệm học tập kiến thức nông nghiệp, giao lưu với nông dân… rất hấp dẫn, thu hút khách du lịch.Tại xã Yên Đức, huyện Đông Triều (Quảng Ninh), những công việc nhà nông như: xay thóc giã gạo, úp nơm bắt cá đã trở thành các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Người hướng dẫn, trực tiếp tham gia trải nghiệm cùng du khách không ai khác chính là những người nông dân.Sự phát triển của mô hình du lịch tại Yên Đức đã góp phần làm thay đổi diện mạo làng quê và đời sống người dân nơi đây. Người nông dân có thêm nguồn thu nhập ổn định cuộc sống, được đóng bảo hiểm hàng năm và có ngày nghỉ hàng tháng. Từ chỗ ban đầu chỉ có 8 người, hiện nay, xã Yên Đức có trên 30 người tham gia làm du lịch, đều là những người nông dân ở địa phương. Họ có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiều công việc khác nhau phục vụ du khách. Đặc biệt, người dân ở đây hiện đều được đào tạo kỹ năng về tiếng Anh, có thể trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài như những hướng dẫn viên thực thụ.Tỉnh Hòa Bình từ lâu được xem là thiên đường hấp dẫn chưa được khám phá với 4 mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động và kho tàng văn hóa phong phú của 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống: Mường, Kinh, Tày, Dao, Mông, Hoa. Điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước không chỉ có tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với núi non hùng vĩ, những hang động có nhiều thạch nhũ, đến Hòa Bình, du khách được hòa mình vào nếp sống, sinh hoạt truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc; tìm hiểu và thưởng thức không gian văn hóa qua các điệu thường dang, bọ mẹng của người Mường; điệu khặp của người Thái; điệu khèn của người Mông làm say đắm lòng người…; khám phá những món ăn truyền thống, như: cơm lam, canh đắng, thịt nướng cùng say men rượu cần và thưởng thức những điệu múa… của người Mường, Thái.Xã Phong Phú (Tân Lạc) đã phát triển du lịch cộng đồng (Homestay) dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương. Homestay là loại hình du lịch độc đáo, phát huy lợi ích cao nhất ở các vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là những nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có sức cuốn hút với nhiều du khách nước ngoài. Điểm hấp dẫn nhất của loại hình này chính là nét văn hóa độc đáo của dân tộc bản địa. Du lịch homestay chọn nhà dân bản địa cho khách du lịch nghỉ chân và “ba cùng”: cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chơi với gia chủ. Qua đó, khách du lịch có thể tiếp cận, tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống, con người hay ẩm thực; tận hưởng trọn vẹn không gian văn hóa truyền thống của địa phương, trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm chính mình.Loại hình du lịch homestay từ hơn chục năm nay không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người dân ở bản Lác, Pom Coọng (Mai Châu), Giang Mỗ (Cao Phong)… Mới đây, nhiều xóm, bản của tỉnh đã liên kết với các công ty dịch vụ lữ hành để phát triển du lịch cộng đồng, đón khách đến nghỉ dưỡng, thăm quan. Tỉnh cũng đã công nhận 7 điểm du lịch địa phương tại các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong. Trong đó, đáng chú ý là xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) đã được Bộ VH -TT&DL công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước. Đầu năm 2014, xóm Ải được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng. Đây là cơ hội để người dân xóm Ải và vùng Mường Bi tiếp tục bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.Phát triển loại hình du lịch cộng đồng không chỉ mang đến lợi nhuận kinh tế cho nhiều phía mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh về thiên nhiên, văn hoá, con người Việt Nam một cách hiệu quả và chân thực nhất. Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch này thực sự hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các ngành, các cấp, các đơn vị quản lý, kinh doanh du lịch và người dân địa phương phải phối hợp chặt chẽ, toàn diện. Cần có những chính sách riêng cho phát triển du lịch cộng đồng, trong đó phải tính đến việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho các hộ gia đình tham gia làm du lịch, quy hoạch, tổ chức xây dựng xóm du lịch cộng đồng, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch, giúp người dân quảng bá và đào tạo nhân lực…

Cổng Thông Tin Du Lịch Cần Thơ

VƯỜN SINH THÁI VẪN LÀ THẾ MẠNH CỦA DU LỊCH CẦN THƠ

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được biết đến như một đô thị sông nước với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển nhất vùng, Thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch sông nước miệt vườn. Tuy nhiên, có thể khẳng định “vườn sinh thái” vẫn là thế mạnh lớn của ngành du lịch Cần Thơ do đặc thù về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán sản xuất và văn hóa bản địa. Thành phố Cần Thơ hiện có 35 điểm vườn du lịch sinh thái phân bố chủ yếu ở địa bàn huyện Phong Điền, Quận Cái Răng, Quận Bình Thủy và Quận Thốt Nốt với đủ loại quy mô, cung cấp đa dạng các dịch vụ cho du khách.

277

Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Kiên Giang

Tham dự buổi làm việc, có ông Lâm Minh Thành – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang; ông Trần Chí Dũng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang; ông Phạm Văn Nghiệp – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc và các phòng chuyên môn thuộc Sở Du lịch và UBND huyện Phú Quốc.

Báo cáo với đoàn công tác Tổng cục Du lịch, ông Trần Chí Dũng – Giám đốc Sở Du lịch cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp du lịch ở Kiên Giang, một số cơ sở kinh doanh lữ hành đã giải thể hoặc ngưng hoạt động; 1/2 số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tạm ngưng hoạt động trong thời gian dịch bệnh bùng phát; lực lượng lao động trong ngành du lịch mất việc làm do các cơ sở kinh doanh du lịch ngưng hoạt động trong thời gian dài.

Đến nay, khi dịch bệnh được đẩy lùi, hoạt động du lịch đã dần khởi sắc, khách du lịch nội địa bắt đầu đi du lịch trở lại tuy chưa nhiều nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch sau thời gian dài gần như ngưng hoạt động. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2020, Kiên Giang đón ước đạt 1,9 triệulượt (giảm 56,4% so với cùng kỳ, đạt 20,9% kế hoạch năm), trong đó khách quốc tế trên 153 ngàn lượt (giảm 63,1% so với cùng kỳ, đạt 20,4% kế hoạch năm); Tổng thu ước đạt khoảng 3.643 tỷ đồng (giảm 63,1% so với cùng kỳ, đạt 18,2% kế hoạch năm).

Riêng tháng 6 năm 2020, Kiên Giang đón ước đạt 102.224 lượt khách, giảm 88% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng đã tăng gần gấp đôi so với tháng 5; khách tham quan khu, điểm du lịch 36.814 lượt, giảm 92,8% so với cùng kỳ, nhưng tăng 53,1% so với tháng trước. Khách lưu trú 62.507 lượt, giảm 80,2% so với cùng kỳ, tăng hơn 50% so với tháng 5; dự kiến trong tháng 7 khách du lịch nội địa sẽ tiếp tục tăng cao với mùa du lịch hè.

Về định hướng phục hồi và phát triển du lịch Kiên Giang trong thời gian tới, ông Lâm Minh Thành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Tỉnh cũng đã xây dựng kế phục hồi và phát triển du lịch với các nội dung gồm (1) chương trình kích cầu du lịch; (2) truyền thông, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch; (3) liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong vùng và trong cả nước; (4) xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ; (5) đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng dịch v; (6) quy hoạch, đầu tư hạ tầng đường bộ kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh…

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá cao sự chủ động và sẵn sàng của tỉnh Kiên Giang trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là việc triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội của Trung ương nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và công tác phối hợp xúc tiến quảng bá du lịch, triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa nhằm phục hồi ngành du lịch sau dịch Covid-19.

Những năm gần đây, Phú Quốc đã trở thành điểm đến hấp dẫn, ngay sau khi hết giãn cách xã hội, khách du lịch nội địa đã quay trở lại Phú Quốc ngay. Các doanh nghiệp du lịch cần tận dụng ngay cơ hội này để triển khai, phát triển một số dịch vụ sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch.

Thời gian tới, để Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế, Tổng cục trưởng đề nghị tỉnh Kiên Giang cần quan tâm hơn nữa tới việc phát triển du lịch theo đúng quy hoạch, bảo vệ môi trường và vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Tổng cục Du lịch luôn sẵn sàng đồng hành cùng Kiên Giang trong việc thực hiện các giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch của Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng. Tổng cục Du lịch mong muốn Kiên Giang sẽ là điểm sáng phục hồi du lịch của cả nước.