Địa Lý Du Lịch Việt Nam / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Địa Lý Du Lịch Việt Nam (Phần 1)

2. Dân số 37.956,2 ngàn người (45,0% diện tích và 45,67% dân số cả nước). Mật độ 253 ng/km2 – năm 2005. Vùng có 7 tỉnh ở phía bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (TQ). Có 5 tỉnh ở phía tây (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) giáp với 5 tỉnh của Lào (Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Khăm Muộn). Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, đường bờ biển dài ~ 1.000km, có hàng ngàn đảo lớn nhỏ. Vùng này thể hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm về đất nước – con người Việt Nam. Thiên nhiên phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo của cảnh quan nhiệt đới – gió mùa – ẩm. Ở đây có những vùng núi non hiểm trở, có những đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxipăng (3.143m) cao nhất Đông Dương. Có những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, rất phong phú về số lượng giống loài thực – động vật. Có đồng bằng châu thổ màu mỡ, vựa lúa lớn thứ 2 cả nước. Vùng biển giàu hải sản, có nhiều hải cảng và bãi tắm đẹp. Khí hậu của vùng cũng rất đặc sắc (trừ các vùng núi cao bị rét lạnh mấy tháng mùa đông), còn lại nhìn chung khí hậu ôn hoà, nhiệt ẩm dồi dào, thích nghi với sự phát triển của các loài thực – động vật nhiệt đới. Là địa bàn cư trú đầu tiên của người Việt đã tạo nên nền văn minh lúa nước sông Hồng. Hàng năm cứ vào tháng 3 (âm lịch), nhân dân hành hương về giỗ tổ Hùng Vương tại núi Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ. Vùng còn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị cùng với các danh nhân kiệt xuất nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí  Minh… Về phong tục, tập quán, do cư trú trên nhiều vùng tự nhiên – kinh tế khác nhau, cho nên con người ở đây cũng có phong tục, tập quán khác nhau. Điều này tạo nên những đặc trưng đa dạng, kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Ví dụ, văn hoá Mường, Thái (ở Tây Bắc), văn hoá Tày, Nùng (ở Đông Bắc), hay các làng nghề nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hà Nam, phố cổ Hà Nội). Bên cạnh dạng quần cư nông thôn, hiện nay các đô thị cũng phát triển khá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa. Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung nhiều đầu mối giao thông vận tải quan trọng cả đường sắt, ô tô, sông, hàng không. Có Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật… quan trọng nhất cả nước.

bao gồm Miền núi – trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Có thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và có tam giác động lực tăng trưởng du lịch (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Diện tích 150.083 km. Dân số 37.956,2 ngàn người (45,0% diện tích và 45,67% dân số cả nước). Mật độ 253 ng/km- năm 2005. Vùng có 7 tỉnh ở phía bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (TQ). Có 5 tỉnh ở phía tây (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) giáp với 5 tỉnh của Lào (Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Khăm Muộn). Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, đường bờ biển dài ~ 1.000km, có hàng ngàn đảo lớn nhỏ. Vùng này thể hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm về đất nước – con người Việt Nam. Thiên nhiên phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo của cảnh quan nhiệt đới – gió mùa – ẩm. Ở đây có những vùng núi non hiểm trở, có những đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxipăng (3.143m) cao nhất Đông Dương. Có những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, rất phong phú về số lượng giống loài thực – động vật.Có đồng bằng châu thổ màu mỡ, vựa lúa lớn thứ 2 cả nước. Vùng biển giàu hải sản, có nhiều hải cảng và bãi tắm đẹp.Khí hậu của vùng cũng rất đặc sắc (trừ các vùng núi cao bị rét lạnh mấy tháng mùa đông), còn lại nhìn chung khí hậu ôn hoà, nhiệt ẩm dồi dào, thích nghi với sự phát triển của các loài thực – động vật nhiệt đới. Là địa bàn cư trú đầu tiên của người Việt đã tạo nên nền văn minh lúa nước sông Hồng. Hàng năm cứ vào tháng 3 (âm lịch), nhân dân hành hương về giỗ tổ Hùng Vương tại núi Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ.Vùng còn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị cùng với các danh nhân kiệt xuất nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… Về phong tục, tập quán, do cư trú trên nhiều vùng tự nhiên – kinh tế khác nhau, cho nên con người ở đây cũng có phong tục, tập quán khác nhau. Điều này tạo nên những đặc trưng đa dạng, kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Ví dụ, văn hoá Mường, Thái (ở Tây Bắc), văn hoá Tày, Nùng (ở Đông Bắc), hay các làng nghề nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hà Nam, phố cổ Hà Nội). Bên cạnh dạng quần cư nông thôn, hiện nay các đô thị cũng phát triển khá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa. Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung nhiều đầu mối giao thông vận tải quan trọng cả đường sắt, ô tô, sông, hàng không. Có Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật… quan trọng nhất cả nước.

Xem Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Việt Nam

Được coi là một quốc gia đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á, ý nghĩa vị trí địa lý Việt Nam đang đóng một vai trò khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển và đổi mới của đất nước.

Nhờ có đường biển dài từ Bắc xuống Nam và diện tích khá rộng lớn từ Đông sang Tây mà đất nước ta từ lâu đã được coi là một khu vực có chiến lược vô cùng quan trọng trong con mắt của các nhà quân sự trên thế giới. Trong quá khứ đã từng có nhiều cuộc chiến tranh ác liệt nhưng nhờ sự gian khổ và trường kỳ kháng chiến mà nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh giành được độc lập dân tộc cũng như bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam

Nếu xét theo bản đồ địa lý của Việt Nam thì nước ta nằm ở khu vực rìa đằng đông của bán đảo Đông Dương, và là khu vực trung tâm của Đông Nam Á. Bên trên thì tiếp giáp với Trung Quốc, Campuchia và Lào, còn dưới biển thì gần với các quốc gia như Philippin, Malaixia, Brunay…

Vùng biển của nước ta đang ôm trọn bờ biển đông rộng lớn mà điều quan trọng hơn cả là vùng biển này mang một ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng không chỉ giao thông mà còn mang nhiều giá trị kinh tế to lớn cho vùng.

Chúng ta có thể yên tâm tự hào về vùng đất đang mang một giá trị kinh tế to lớn, nuôi dưỡng và ươm mầm những tài năng trẻ để mai sau có thể phục vụ và cống hiến cho đất nước xanh – giàu và đẹp hơn.

Sự hài hòa về thiết kế của tấm bàn đồ luôn mang đến cho người xem cảm nhận rõ ràng từng chi tiết cũng như vị trí địa lý của Việt Nam trên tấm bản đồ này.

– Diện tích khá rộng lớn bao gồm đất liền và các hải đảo nhỏ 331.121 km2.

+ Vĩ độ: 23033’B – 8035′ B (tính cả hòn đảo: 23024′ B – 6060′ B)

+ Kinh độ: 102008’Đ – l09034’Đ (bao gồm đảo 1011Đ – l07030’Đ).

+ Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc cùng đường biên giới khá dài 1401km.

+ Phía Tây tiếp giáp với Lào 2101km, còn riêng với Campuchia là hơn 1101km.

+ Riêng với phía Đông và phía Nam, Việt Nam giáp bờ biển dài khoảng 3261km.

– Nước ta còn có khoảng 4010 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau trải dài từ bắt tới nam, trong số đó có hai quần đảo lớn mang tên Hoàng Sa ( ở Tỉnh Đà Nẵng) và đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).

Với khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, bản đồ địa lý Việt Nam luôn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế cả nước. Sự phân bố rõ rệt của khí hậu bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) đã góp phần tạo nên cho dải đất hình chữ S nhiều mầu sắc hơn.

Theo thống kê của những năm 2009 dân số tại Việt Nam là 84.16 triệu người, hiện tại đang đứng thứ 2 trên Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới và vẫn đang trên đà phát triển vượt bậc.

Nhờ có một số tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ nên từ một đất nước nghèo đói vào những năm 1945 Việt Nam đang từng bước vươn lên để trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất về kinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Á, với thu nhập GDP bình quân đầu người tăng 0,6% trong năm 2017 và kéo theo đó là khoản nợ công đang đạt ngưỡng đỉnh điểm, theo như ước tính thì trong gian đoạn đầu năm 2017 tiền nợ công trung bình mỗi người dân Việt Nam phải trả là hơn 40 triệu VND, đó quả thực là một con số khá ấn tượng.

Giới thiệu một số danh lam thắm cảnh đẹp ở Việt Nam

Trải dài dọc theo chiều dài của đất nước từ bắc tới nam là những khu du lịch vô cùng thơ mộng và mờ ảo, nhưng danh lam thắm cảnh làm hút hồn rất nhiều khách du lịch không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Nổi trổi nên có thể kể đến đó là một số tình du lịch như: Đà Nẵng, Quảng Nam, nha Trang, Bình Định..

Được mệnh danh là một vùng đất xứ nẫu, Quy Nhơn – Bình Định đang ngày một trở nên xinh đẹp và thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan và khám phá.

Những địa điểm đã quá quen thuộc và nổi tiếng với tất cả mọi người như: Ghềnh Ráng Tiên Sa, Cù Lao Xanh, Eo Gió, Đèo Cù Mông.. chắc hẳn những địa điểm này sẽ được được đông đảo mọi người chọn lựa làm địa điểm yêu thích khi đi du lịch.

Với khung cảnh mộng mơ của khu phố cổ cùng vài nét văn hóa ẩm thực độc đáo đầy hấp dẫn, Hội An – Quảng Nam luôn mang những điều kỳ diệu cho tất cả mọi người đến khám phá và nổi bật trong số những địa điểm thú vị ấy có thể kể đến là: Nhà Cổ Tấn Ký, Phố Cổ Hội An, Bãi Biển Cửa Đại.. Và một số khu du lịch khác rất hứa hẹn.

Nếu bạn có dịp ghé thăm nơi này hãy thử trải nghiệm và khám phá nhé.

Có lẽ Phú Yên đã không còn xa lạ với bất kỳ ai có sở thích đi du lịch và đặc biệt là những ai đã từng trải nghiệm nét văn hóa đặc sản ở đây.

Được biết là một tỉnh có bản đồ vị trí địa lý việt nam nổi bật nhất trong các địa điểm du lịch, Phú Yên luôn mang một nét đẹp riêng biệt và độc đáo, có thể liệt kê một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Phú Yên như là: Bãi Môn – Mũi Điện, Gành Đá Dĩa , Bãi Xép..

Biển là những gì người ta nhắc nhiều nhất khi tới Nha Trang, nhờ có sự hình hành và kiến tạo mà bãi biển ở nơi này bỗng chốc trở nên xinh đẹp và thu hút rất đông du khách tới tham quan khám phá, vẻ thơ mộng của biển cùng những không gian tuyệt vời mà đã để lại nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Trong những khu du lịch gây được nhiều ấn tượng nhất có thể kể đến đó là: Đảo Hòn Mun, Đảo Hòn Tằm, Hòn Chồng Hòn Vợ, Bãi Biển Nha Trang..

Có thể nói, bản đồ vị trí địa lý Việt Nam luôn đóng một vài trò khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước cũng như ngành du lịch, nó luôn được quan tâm và chú trọng rất nhiều ở ngay cả những quốc gia khác trên thế giới cũng như thể hiện những ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp phát triển, dựng nước và giữ nước ngày một tươi đẹp hơn.

Xem thêm bài viết:

Những Địa Điểm Cắm Trại Lý Tưởng Ở Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái)

Mù Cang Chải nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang nằm rải rác cùng nhiều làng nhỏ của các dân tộc thiểu số sống trong khu vực. Các thửa ruộng bậc thang này chủ yếu nằm ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Zế Xu Phình và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là danh thắng quốc gia. Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào tháng 9 hàng năm luôn thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế.

Tà Xùa (Sơn La)

Tà Xùa là xã miền núi nằm trên vùng núi cao hẻo lánh của huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La), đó cũng là nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái. Tà Xùa là đỉnh núi cao thứ 10 của Việt Nam. Đến Tà Xùa, du khách có thể tự túc phương tiện ô tô hoặc xe máy. Đi xe máy sẽ giúp bạn dễ dàng tận hưởng cảnh rừng núi hùng vĩ, thử thách với những con đèo uốn lượn đặc trưng của vùng Tây Bắc và trải nghiệm cảm giác đổ đèo vô cùng kích thích. Theo kinh nghiệm của dân phượt, thời điểm lý tưởng nhất để săn mây Tà Xùa là vào mùa đông và mùa xuân. Mây mùa này rất đẹp, lâu bốc và có những khoảnh khắc ảo diệu, ấn tượng. Trên hành trình đến Tà Xùa, có rất nhiều điểm dừng chân tuyệt đẹp bạn có thể check-in như: đỉnh Gió, sống lưng khủng long Háng Đồng, thị trấn mây mù Bắc Yên hay hàng rào đá cô đơn trong biển mây giăng phủ…

Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình)

Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Nơi đây thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu văn hóa lịch sử. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình.

Suối Vàng (Lâm Đồng)

Nếu như Tà Xùa có thể khiến những thợ săn mây nghiệp dư thấy khó khăn khi chinh phục, thì một lựa chọn khác ở vùng cao nguyên là Suối Vàng với địa hình dễ di chuyển hơn nhiều. Những đám mây bồng bềnh ở Suối Vàng khiến du khách như lạc vào chốn tiên cảnh.

Khu dã ngoại Trung Lương (Quy Nhơn)

Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về phía Đông, nằm trên đường 639, thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, khu dã ngoại Trung Lương đã là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến đây nghỉ dưỡng, khám phá. Du khách có thể cắm trại tại một thung lũng nhỏ, nằm giữa lưng chừng núi, bao bọc xung quanh là núi đá và có chiều hướng ra biển. Những mái lều nhấp nhô, những hàng ghế xanh đỏ, điểm thêm vào màu vàng của nắng tạo nên một khung cảnh cực kỳ thơ mộng. Từ chỗ cắm trại để đi xuống bãi tắm, du khách sẽ được trải qua con đường lát đá mềm mại uốn quanh sườn núi, xung quanh là vô vàn những phiến đá chồng chéo nhau tạo nên nhiều hình thù độc đáo.

Cù Lao Xanh (Bình Định)

Cù Lao Xanh là một hòn đảo nhỏ ở Quy Nhơn, bao quanh bởi màu ngọc lam trong vắt với thảm thực vật rậm rạp. Ngoài cắm trại, ở đây còn nhiều hoạt động ngoài trời thú vị như lặn biển, bơi lội, nướng thịt trên bãi biển và tắm nắng.

Lan Phương

Logistics Việt Nam &Amp; Những Lợi Thế Về Vị Trí Địa Lý

(VLR) (Vietnam Logistics Review) VN nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa. Lợi thế vị trí này cho phép VN phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn cầu.

Hàng năm, có khoảng 50% sản lượng dầu thô và các sản phẩm của toàn cầu được chuyên chở qua biển Đông. Khu vực biển Đông cũng có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới (sau eo biển Hormuz).

Xét về vị trí địa lý chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Hàng năm, Mỹ có 90% hàng hóa nội địa và của các nước đồng minh chuyên chở qua biển Đông; 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản; khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc… được vận chuyển bằng con đường này. Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc sống còn vào con đường biển Đông.

Đối với VN, dọc theo 3.260km bờ biển Đông có nhiều khu vực xây dựng cảng biển, trong đó, một số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải…

Ngoài ra, cùng với sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) cho phép vùng biển và ven biển VN có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền đất nước một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hàng hóa xuất và nhập khẩu của VN sẽ không cần phải quá cảnh qua những nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nước khác có tiềm năng quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ VN, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Trên bản đồ hàng không Đông Nam Á

Trên bản đồ hàng không Đông Nam Á, 3 cảng trong số những cảng lớn nhất thế giới bao gồm Singapore, Hồng Kông và Cao Hùng (Đài Loan) đều cách Thủ đô Hà Nội và chúng tôi gần 2 giờ bay. Không những thế, thủ đô của tất cả các nước ASEAN (trừ Jakarta – Thủ đô của Indonesia) đều cách chúng tôi gần 2 giờ bay. Miền Nam Trung Quốc, vùng có kinh tế phát triển mạnh nhất của nước này, cũng nằm trọn trong tầm 2 giờ bay từ Hà Nội. Đài Bắc và Dakka (thủ đô Bangladesh) tương tự chỉ cách Hà Nội hơn 2 giờ bay.

Trên đường bộ Xuyên Á

VN nằm trên tuyến đường bộ Xuyên Á dài 140.479km. Trong đó, chiều dài tuyến đường này trên lãnh thổ VN là 2.678km. Tuyến đường bộ Xuyên Á do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương thuộc Liên Hiệp Quốc (ESCAP) khởi xướng nhằm mục đích nối liền các tuyến đường cao tốc châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương đường bộ giữa các nước khu vực châu Á và châu Âu.

Không những thế, VN cũng nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC). Về mặt địa lý, trục chính của hành lang là tuyến đường bộ dài 1.450km nối Đà Nẵng (VN) ở phía Đông với Mawlamyine (Myanmar) ở phía Tây, cắt ngang miền Trung và miền Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan. Hành lang giao thông này sẽ là tuyến đường huyết mạch đi qua miền trung du Đông Nam Á trên trục giao thông Đông – Tây và quan trọng là nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với cự ly không thể ngắn hơn. Tháng 6.2009, Hành lang Kinh tế Đông Tây đã được khai thông cho phép các xe tải chở hàng của Thái Lan và VN có thể đi vào lãnh thổ của nhau để giao và nhận hàng. Sự kiện này đã tạo ra tiềm năng lớn cho hoạt động vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả với chi phí thấp.

Trên tuyến đường sắt Xuyên Á

VN cũng nằm trên tuyến đường sắt Xuyên Á đi từ Singapore, qua Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, VN và Côn Minh (Trung Quốc). Tuyến đường sắt Xuyên Á dài khoảng 114.000km, nối liền 28 quốc gia, được đánh giá là một trong những dự án giao thông chủ yếu của ASEAN nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và du lịch của các nước trong khu vực. Tuyến đường sắt Xuyên Á sẽ mở ra con đường thương mại kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Trung Đông và châu Âu. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà máy tại Trung Quốc được chuyển vào sâu trong đất liền và cách xa các cảng biển lớn để tiết kiệm chi phí nhân công, đường sắt sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa 2 châu lục Á – Âu.