Diem Du Lich Trà Vinh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Kinh Nghiệm Du Lịch Trà Vinh,Kinh Nghiem Du Lich Tra Vinh

Kinh Nghiệm Du Lịch Trà Vinh

Trà Vinh, một vùng đất nổi tiếng với các địa danh nổi tiếng như ao Bà Om, biển Ba Động … Nơi đây tập trung đông đúc đồng bào Khmer sinh sống, chính vì vậy Trà Vinh giống như một kho tàng văn hóa của người Khmer khi sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm du lịch Trà Vinh để bạn tham khảo cho chuyến đi của mình.

Kinh Nghiệm Du Lịch Đồng Tháp

Các bạn từ miền Bắc, Trung Tùy theo kinh phí và thời gian cho chuyến đi có thể đi máy bay , tàu hỏa, xe khách đến TP Hồ Chí Minh rồi đi tiếp đến Trà Vinh

Du lịch Trà Vinh bằng xe khách

Xe Tấn Cường.Tại TP HCM: 296B Trần Phú , Q5 gần chợ An Đông, ĐT: (08) 3923.5591 – 3923.2047 – 3924.0833 – 3924.0836 – 0913.980.338. Tại Trà Vinh: 89 Phạm Hồng Thái và 545 Nguyễn Thị Minh Khai,ĐT: (074) 386.3133 – 386.7733 – 375.3133 – 386.8633 – 386.8833

Xe Thanh Thủy. Tại TP HCM:: 276-280 Trần Phú Q.5, ĐT: (08) 39.23.23.77 – 3923.1602 – 3924.2526. Tại Trà Vinh: 28 Điện Biên Phủ-Phường 2-TP.Trà Vinh, ĐT: (074) 3.85.85.85 – 3856.777 – 3858.003

Xe Kim Hoàng. Tại TP HCM: 08 39242424 – 0918 821275. Tại Trà Vinh: 074 3676767 – 093 9992332

Du lịch Trà Vinh bằng phương tiện cá nhân

Trà Vinh cách Sài Gòn 200km, bạn có thể đi bằng xe máy hay xe ô tô .Có hai cung đường di chuyển từ Sài Gòn đến Trà Vinh là theo quốc lộ 53 hay cao tốc Trung Lương (đường rộng hơn, ngắn hơn so với QL53 khoảng vài chục km).

Nhà nghỉ, Khách sạn Trà Vinh

Khách sạn Cửu Long (3 sao) :999 Nguyễn Thị Minh Khai, P.7, Trà Vinh. ĐT: (074) 3 866 867

Khách sạn Thanh Trà (2 sao) : 1 Phạm Thái Bường, Phường 3, Trà Vinh . ĐT: 0746.250.657-0746.250.659

Khách sạn Palace 2 (2 sao): 48 Phạm Ngũ Lão, Phường 2 ,Trà Vinh. ĐT: 0743.863.999

Khách sạn Gia Hòa 1 ( 2 sao ): 75 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, Trà Vinh. ĐT:0743.864.477

Khách sạn Palace (I) : 03 Lê Thánh Tôn, Phường 2, Trà Vinh. ĐT: 0743.864.999

Khách sạn Hoàn Mỹ ( 2 sao ): 105 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 7, Trà Vinh. ĐT: 0743.862.211

Khách sạn Hoa Anh Đào: 27 Phạm Ngũ Lão (nối dài), Phường 1, Trà Vinh. ĐT: 0743.841.090

Khách sạn Thanh Thủy: 35A Quốc lộ 53, Khóm 1, Phường 8, Trà Vinh. ĐT: 0743.842.149

Khách sạn Lưu Luyến:16-18 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 7, Trà Vinh. ĐT:0743.842.306

Khách sạn Thành Phát: Nguyễn Thị Minh Khai, K9, Phường 7, Trà Vinh. ĐT:0743.848.999

Khách sạn Hoàng Phúc: Nguyễn Đáng, Khóm 1, Phường 7, Trà Vinh. ĐT:0743.865.692

Khách sạn Phương Đông:1A Phan Đình Phùng, Phường 2, Trà Vinh. ĐT:0743.865.486

Khách sạn Thanh Trang: Quốc lộ 53, Khóm 1, Phường 8, Trà Vinh. ĐT:0743.842.668

Khách sạn Duy Tùng: 6, Điện Biên Phủ, Phường 2, Trà Vinh. ĐT:0743.858.034

Khách sạn Duy Phương: Khóm 6, Phường 8, , Trà Vinh. ĐT:0743.848.171

Khách sạn Hân Hân: 18 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 7, Trà Vinh. ĐT:0742.273.787

Khách sạn Gia Hòa 2: 50 Lê Lợi, Khóm 3, Phường 2, Trà Vinh. ĐT:0743.858.008- 0743.858.009

Nhà Nghỉ Thành Trí : 03 K9 Nguyễn Thị Minh Khai, P.7, Trà Vinh. ĐT : (074) 3.842.413

Đi lại

Taxi: Taxi Thanh Thủy :0743 868686

Xe máy: là phương tiện thuận tiện nhất để đi lại giữa các điểm tham quan tại Trà Vinh, tuy nhiên dịch vụ cho thuê xe gắn máy tại Mỹ Tho chưa thật sự phổ biến. Bạn có thể thuê xe máy với giá từ 150.000- 200.000 VND/ngày có thể hỏi ngay tại khách sạn mà bạn ở.

Xe ôm: có mặt khắp mọi nơi, các bác xe ôm ở đây rất nhiệt tình có thể kiêm hướng dẫn viên cho bạn. Nhớ thỏa thuận giá cả trước khi đi bất kì đâu.

Điểm tham quan

Trà Vinh được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Danh thắng Ao Bà Om, khi di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ, bãi biển Ba Động, thành phố Trà Vinh-đô thị xanh cổ kính… và những ngôi chùa Khmer kiến trúc cổ kính độc đáo. Du lịch văn hóa tỉnh Trà Vinh rất đa dạng, phong phú thể hiện qua các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm như: Lễ hội Nginh Ông (lễ hội cúng biển Mỹ Long), lễ hội Ok Om Bok, Lễ hội Tết Nguyên Tiêu, Vu Lan Thắng Hội…

Trà Vinh, điều đầu tiên gây ấn tượng nhất đó chính là những ngôi chùa Khmer cổ kính, hàng trăm năm tuổi, là nơi tâm linh, tín ngưỡng, gởi gắm niềm tin của đồng bào người dân tộc Khmer. Hiện ở đây có tới hơn 140 ngôi chùa Khmer lớn nhỏ. Dù xây dựng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng về kiến trúc, mỗi ngôi chùa Khmer đều là một công trình nghệ thuật.

Một trong những ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Trà Vinh là chùa Hang. Từ TP Trà Vinh đi 5 km theo hướng Nam, qua cống ngăn mặn Tầm Phương, du khách sẽ đến chùa Hang. Chùa còn có tên là Mồng Rầy (Kamponyixprdle), nhưng người dân ở đây quen gọi là chùa Hang, vì kiến trúc cổng chùa giống cái hang. được xây dựng vào năm 1637, toạ lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành.

Chùa Âng trong tiếng Khmer là chùa Angkorajaborey nằm bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Chùa được dựng vào thế kỷ thứ X và trùng tu năm 1842. Là ngôi chùa cổ hơn 300 tuổi, một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Trà Vinh và tiêu biểu cho kiến trúc độc đáo của hệ thống chùa Khmer. cCùa Hang có kiến trúc đẹp, nằm giữa khuôn viên hơn 2 ha cây xanh, bao gồm sao, dầu, từ lâu đã là nơi trú ngụ, sinh sôi của hàng ngàn cánh chim các loại. Chính điều này làm nên sự hấp hẫn và nét riêng độc đáo cho ngôi chùa cổ. Cộng hưởng cùng tiếng chim ríu rít bên thềm, khiến khung cảnh tĩnh mịch của cảnh chùa trở nên bình yên, an lạc.

Chùa Âng là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật trang trí sắc sảo của văn hoá Khmer và thiết kế đầy màu sắc của văn hóa ĂngKor. Từ cổng, gò mái, cột chùa đến kiến trúc bên trong, tất cả đều khoác lên mình chiếc áo tượng hình của đầu chim, tiên nữ và thần rắn Naga. Nếu những cột trụ, tượng chằn, tượng đầu chim mang đến sự mạnh mẽ, uy nghi của một ngôi chùa cổ, thì bạn sẽ tìm thấy nét mềm mại, thân thuộc trong từng mái gò cong vút. Ngoài kiến trúc, chùa Âng mang đến cảm giác yên bình với vài trăm cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cùng không khí trong lành làm say lòng khách thập phương.

Chùa Cò hay chùa Nodol là một ngôi chùa Khmer cổ và lớn thuộc ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam.Chùa được xây dựng năm 1677 và có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer. Bạn cũng sẽ bắt gặp ở đây hình ảnh những mái chùa uốn cong theo hình đuôi rồng, đỉnh tháp nhọn hình núi Xôme và các tượng thần quen thuộc như thần Riehu, thần bốn mặt Mhabrom, chim thần Kâyno… Ngoài chiêm bái và thưởng ngoạn cảnh chùa, đến đây bạn còn có dịp thưởng ngoạn bức tranh tuyệt đẹp của những cánh cò trắng xóa hòa vào bầu trời xanh biếc bình yên. Văng vẳng đâu đó là tiếng kinh nguyện cầu hòa phối nhịp nhàng trong tiếng chim trời lảnh lót. Cũng vì thế mà cái tên chùa Cò đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân. Bạn sẽ bắt gặp ở đây đủ loại từ cò trắng, cò quắm, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cò mỏ trắng… đậu từ chánh điện đến các khu sinh hoạt, ăn uống của các nhà sư.

Chùa Vàm Rây là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại ấp Vàm Rây, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Dù mới được khánh thành nhưng chùa Vàm Rây đã góp phần tạo nên diện mạo đầy mới mẻ và hấp dẫn cho du lịch văn hóa Trà Vinh và hệ thống chùa Khmer Nam Bộ. Đến đây, bạn sẽ choáng ngợp bởi dáng vẻ bề thế và lộng lẫy của ngôi chùa mang đậm chất văn hoá Khmer.

Nếu đi đúng dịp, bạn còn có cơ hội tham gia vào các lễ hội văn hóa Khmer thường xuyên được tổ chức ở chùa như lễ hội Okombok (lễ hội cúng trăng), tổ chức vào 15/10 Âm lịch, lễ hội Đônta vào ngày 15/8 Âm lịch, lễ hội Chol Chnam Thmây (lễ vào năm mới của đồng bào Khmer vào giữa tháng 4 Âm lịch).

Biển Ba Động được nhiều người ví là “bãi biển miền Trung giữa lòng miền Tây”, có phong cảnh hữu tình, đẹp thơ mộng với bờ cát trắng dài gần 50 km, trải rộng trên 3 xã Trường Long Hoà, Vân Thành và Đông Hải, thuộc huyện Duyên Hải. Tuy được khai thác từ lâu, nhưng biển Ba Động vẫn còn giữ được nét hoang sơ với những đụn cát nhấp nhô, hàng phi lao xanh vút, bãi cát phẳng lì sống động với vỏ ốc nhiều màu sắc. Ba Động có nhà hàng hải sản, cung cấp những món ăn cá, mực đánh bắt từ biển lên. Món đặc sản mắm còng ăn với chuối chát, rau sống, bánh tráng, thịt luộc luôn làm say lòng các thực khách. Ngoài ra, thực khách còn có thể tự tay chế biến những món ăn theo ý thích của mình từ những “chiến lợi phẩm” thu được từ biển.

Trên bãi biển có những chòi lá, với những ghế nghỉ tạo cảm giác thoải mái cho du khách. Bãi biển bao la trắng xoá trong gió chiều miên man, bạn có thể thả diều, chơi các trò chơi thể thao. Tại đây cũng có chỗ nghỉ đêm với giá rẻ, những điểm tham quan khác là hải đăng, các trại nuôi tôm, những cù lao…

Ao Bà Om, một thắng cảnh nổi tiếng của Trà Vinh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long là điểm dừng chân thứ hai của bạn khi đến Trà Vinh. Ao thơ mộng và hữu tình với mặt nước phẳng lặng, gò cát cao rợp bóng cây cổ thụ và bí ẩn với những bộ rễ cây trồi lên trên mặt đất. Song song với việc ngắm cảnh, thả mình trên “chiếu cỏ”, hít thở không khí trong lành, bạn cũng sẽ được nghe những truyền thuyết ly kỳ và hấp dẫn về ao.

Ăn uống

Trà Vinh có ba dân tộc cộng cư: Kinh, Hoa và Khmer, Trà Vinh có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Các món ăn chế biến từ đuông đất, dế, bọ rầy, ve sầu,… đặc biệt là các món ăn của đồng bào dân tộc Khmer đã được đồng bào Kinh và Hoa ưa thích.

Các món nên thử ở Trà Vinh là cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer,bún nước lèo,cháo ám, các món đuông (tắm mắm, xào, chiên…), mắm rươi, rượu Xuân Thạnh, cá cháy Cầu Quan, bánh ống, bánh canh Bến Có.

Một số quán ăn ngon : Bánh canh cô Hai Hên ở ấp Bến Có; cháo lòng (chợ thị trấn Cầu Ngang), chỉ bán buổi sáng; cơm chay (17 Tô Thị Huỳnh, P. 1, thành phố Trà Vinh); cà ri nị tại đường Số Hai (Trần Quốc Tuấn) thành phố Trà Vinh; bún nước lèo Hương Trà, số 4 Nguyễn Thái Học; bánh Tét Trà Cuôn (xã Kim Hòa, Cầu Ngang); bánh Ống ở gần ao bà Om…

Mua sắm

Trà Vinh còn nổi tiếng với những loại đặc sản độc đáo như tôm khô Vinh Kim, bánh canh Bến Có, rượu Xuân Thạnh, bánh tét Trà Cuôn, cốm dẹp, bún nước lèo, chù ụ rang me, dừa sáp Cầu Kè, loại dừa đặc ruột dày và mềm có hương vị rất riêng. Trái quách cũng là loại trái lạ, to gần bằng trái dừa, thơm ngon, được bà con Khmer trồng nhiều. Các loại mắm rươi cũng là đặc sản quý hiếm làm từ con rươi, là món quà không thể thiếu được khi đến với Trà Vinh.

Du khách có thể mua sắm ở Trung tâm Thương mại Trà Vinh (đường Độc Lập), chợ tỉnh Trà Vinh (đường Trần Quốc Tuấn) hoặc các chợ thị trấn huyện lỵ, chợ xã. Giá hàng nông – thuỷ hải sản chênh lệch giữa chợ huyện và tỉnh khoảng 10%. Người bán đa phần thật thà, không hét “giá”, không cân thiếu.

Du Lịch Bụi Trà Vinh

Trà Vinh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long, phía đông giáp biển.

Mã vùng điện thoại: 074

Biển số xe: 84

Tổ chức hành chính: Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố (Thành phố Trà Vinh) và 7 huyện (Huyện Càng Long, Châu Thành, Huyện Cầu Kè, Huyện Tiểu Cần, Huyện Cầu Ngang, Huyện Trà Cú, Huyện Duyên Hải).

Khí hậu Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27OC, độ ẩm trung bình 80 – 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; mùa mưa từ tháng 5 – tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 – 1.600 mm.

Diện tích: 2.341,2 km²

Dân số: Dân số tỉnh Trà Vinh năm 2011 là 1.012.600 người. Mật độ: 433 người/km².

Lịch sử Về địa lý, nhân văn và lịch sử có lẻ tỉnh Trà Vinh là tỉnh sanh sau đẻ muộn nhứt trong các tỉnh của Việt Nam. Về sự bồi đấp, chắc chắn rằng Tỉnh Vĩnh Long phải có trước Trà Vinh. Theo thời gian Tỉnh Trà Vinh sẽ được bồi đấp dài thêm ra, biết đâu huyện Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh sau nầy cũng sẽ là một Tỉnh.

Cách nay không lâu, Long Toàn chỉ là một cái ấp, rồi lên thành xã và rồi thành một huyện như bây giờ. Theo tác giả Huỳnh Văn Lang trong quyển Công Chúa Sứ Giả Tập Hai trang 259, năm 1708 Mạc Cửu đem dâng cho chúa Nguyễn các vùng đất của ông cho chúa Nguyễn từ Phú Quốc, Vũng Thơm, Trũng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Hà Tiên; như vậy từ đây miền Đông và miền Tây Nam Phần, đã thuộc về Việt Nam.

Tuy nhiên hai miền vẫn chưa hoàn toàn liên kết được với nhau về phương diện địa lý và chính trị, vì còn một vùng đất rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu hoàn toàn ngăn cách hai miền Đông và Tây. Năm mươi năm sau – năm 1759, Quốc vương Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, Nặc Nhuận vừa lên thay đã bị con rể là Nặc Hinh giết chết để cướp ngôi.

Con Nặc Nhuận là Nặc Tôn sang Hà Tiên nhờ chính quyền nhà Nguyễn đem quân sang đánh Nặc Hinh giành lại quyền làm vua. Khi lên ngôi, để trả trả ơn trả nghĩa, Nặc Tôn dâng về chúa Nguyễn phần đất Tầm Phong Long – phần đất còn lại nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, gồm cả 5 tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long và Trà Vinh ngày nay. Kể từ đây non sông Việt Nam được nối liền một mãnh.

Nếu cuộc Nam Tiến được chia làm làm 10 giai đoạn, thì Mạc Cửu dâng đất miền Tây cho chúa Nguyễn năm 1708 là giai đoạn 9. Phần đất Tầm Phong Long năm 1759 là giai đoạn 10, hoàn tất cuộc nam Tiến. Chúng ta cũng nên biết lúc bấy giờ Vỉnh Long và Trà Vinh được gọi là Long Hồ Dinh

Sau khi chiếm được Thăng Long, thống nhất đất nước ngày 20 tháng 7 năm 1802, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long đổi tên nước là Việt Nam. Tên nước Việt Nam bắt đầu từ đây. Ngẫm nghỉ lại lời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Cửu cửu càng khôn dỉ định”. Việt Nam ảnh hưởng bởi con số 9. Ngày 20 tháng 7 (2 + 7 = 9) năm Gia Long thứ nhứt Việt Nam được thống nhứt và có tên Việt Nam mến yêu nầy. Hiệp định Genève Ngày 20 tháng 7 năm 54, đất nước lại chia đôi!

Năm 1832 vua Minh Mạng đổi Long Hồ Dinh thành Vỉnh Long Trấn (Vĩnh Long có tên từ năm nầy, Tỉnh Trà Vinh chưa có tên!). Vĩnh Long Trấn được chia làm 4 phủ: Định Viễn, Hoằng An, Hoằng Trị, và Lạc Hóa. Phủ Lạc Hóa có 2 huyện: Tuân Nghĩa và Trà Vinh.

Sau khi Lê Văn Duyệt mất (Lúc 02:00 giờ ngày 1 tháng 8 năm 1932) vua Minh Mạng bải bỏ chức Tổng Trấn Gia Định Thành và chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh trực thuộc Triều Đình Huế: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vỉnh Long, An Giang và Hà Tiên. (Lúc nầy Trà Vinh vẫn còn là một huyện của phủ Lạc Hóa chớ chưa được là một phủ, thuộc tỉnh Vĩnh Long). Đứng đầu tỉnh là Tuần Phủ, phụ tá có các quan Án Sát, Bố Chánh, Lãnh Binh để lo các việc hành chánh và quân sự.

Trong cuộc chiến dẹp giặc nổi loạn thì quan Bố Chánh Trần Trung Tiên đã tử trận (Đêm 17 rạng ngày 18 tháng 3 âm lịch, năm Tân Sửu- 1841, tại Ô Đùng.) Sau khi ngài chết, ngài rất linh hiển. Người dân bản xứ lập đền thờ tại nơi ngài tử trận và mỗi năm đều tổ chức tế giổ rất trọng thể tại làng Hiếu Tử. Vua Khải định năm thứ 9 12/9/1925) sắc phong ngài làm Thành Hoàng . Sắc phong như sau: “Sắc Trà Vinh Tỉnh, Ngải Long Thượng tổng, Hiếu Tử xã. Bố Chánh Trần Trung Tiên chi thần, mạng giả linh ứng từ kim, chính trực. Vãng tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật trước phong di vưc bảo trung hưng linh phù. Tôn thần chuẩn kỳ phụng sự thần kỳ tương hộ bảo ngã lê dân khâm thử”. Khải Định cửu niên, bất ngoạt nhị thập ngủ nhật.

Trường Trung Học lớn nhứt và đầu tiên của Tỉnh Trà Vinh cũng được mang tên ngài. Trường Trung Học Trần Trung Tiên. Trường nầy đã đào tạo thật nhiều nhân tài cho đất nước. Dưới thời Pháp thuộc, toàn cỏi Nam kỳ được chính thức chia làm 21 tỉnh (Ngày 25/6/1867) Trà Vinh là tỉnh số 5 trong 21 Tỉnh (Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà, Sa, Bến, Long, Tân, Sóc, Thủ, Tây, Biên…). Vậy tỉnh Trà Vinh được xem là khai sinh năm nầy (1867). Đúng là sinh sau đẻ muộn!

Năm 1876 Pháp đổi Sở Tham Biện thành Tiểu Khu Hành Chánh Trà Vinh. Ngày 20/12/1899 bải bỏ chức vụ Tham Biện và đổi thành Tỉnh Trưởng (Chef de Province). Tỉnh Lỵ được đặt tại Long Đức. Lúc bấy giờ Trà Vinh có 8 quận: Châu Thành, Cầu Ngang, Long Toàn, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Ôn và Càng Long. Ngày 8/10/1957 chính quyền Ngô Đình Diệm cho sát nhập Quận Vũng Liêm vào Trà Vinh.

Sau năm 1975 tỉnh Vĩnh Bình lại một lần nửa bị xem là một huyện của tỉnh Cửu Long- Huyện Trà Vinh- và thị xã được đổi từ Phú Vinh thành thị xã Trà Vinh. Sau hằng loạt nhiều tỉnh của miền Nam được tách ra thì tỉnh Cửu Long cũng được tách rời làm 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh cho đến nay.

Lễ hội ở Trà Vinh

Các bạn đi du lịch bụi ở miền Tây có thể chọn thời điểm Trà Vinh diễn ra các lễ hội để tham gia, chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệm thật khó quên:

Lễ hội Ok Om Bok: lễ hội cúng trăng của người Khmer được tổ chức tầm khoảng tháng 10 âm lịch, có diễn ra hội đua ghe ngon rất hấp dẫn.

Lễ hội cúng biển Mỹ Long: diễn ra vào ngày 11,12/5 âm lịch gồm các hoạt động như giỗ Tiền chức, Nghinh Nam Hải, tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong, chánh tế chúa xứ, Hát rỗi…

Lễ nguyên tiêu: diễn ra tại huyện Trà Cú với trung tâm là Phước Thắng Cung hay còn gọi là chùa Ông Bảo.

Lễ hội Chol Chnam Thmay: lễ mừng năm mới của đồng bào Khmer.

Lễ Sen Đôn Ta: cúng ông bà của người Khmer.

Điểm du lịch ở Trà Vinh Ao Bà Om

Nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh chừng 7km, ao Bà Om là thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của vùng đất này. Ao có hình vuông, quanh năm đầy nước, không gian xung quanh được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi càng làm cho khung cảnh nơi đây thêm phần ấn tượng. Ao Bà Om còn lưu truyền câu chuyện về người phụ nữ tên Om và quá trình đào hồ.

Chùa Âng

Nằm kế bên ao Bà Om, chùa Âng được xem là ngôi chùa Khmer cổ nhất và đẹp nhất của tỉnh. Chùa được xây dựng trên một gò đất cao với kiến trúc Khmer truyền thống là các đỉnh tháp nhọn, xung quanh được trang trí bởi các hình tượng nhân thần và nhiên thần trong tín ngưỡng của người Khmer.

Chùa Hang

Chùa nằm ở huyện Châu Thành của tỉnh Trà Vinh. Do cổng chùa nhìn như một cái hang nên chùa có tên gọi chùa Hang. Khuôn viên chùa rất rộng, thoáng máng, xung quanh là rừng cây bao bọc là nơi hội tụ của nhiều loài chim. Bên trong chùa còn có trường học dạy chữ cho con em người Khmer. Ngoài ra còn có những ngôi nhà sàn nhỏ để đàn ông Khmer tới cầu nguyện mỗi ngày.

Biển Ba Động

Trải dài trên ba xã của huyện Duyên Hải, biển Ba Động tuy không trong xanh như các vùng biển khác ở miền tây nhưng cảnh quan nơi đây còn rất hoang sơ và không khí trong lành. Tại đây còn có những đặc sản hấp dẫn như dưa hấu, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn chà là, cá kèo kho…

Ăn gì khi đến Trà Vinh? Bún suông

Nguyên liệu chính của món ăn này chính là chả tôm tươi với nước dùng ninh từ xương heo có vị ngọt đậm đà tự nhiên, một số nơi bỏ thêm tôm hoặc mực khô để nồi nước dùng hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó còn có bắp cải trắng bào sợi, hành ngò..

Cháo ám

Cháo ám là món ăn yêu thích của người dân Trà Vinh, món ăn tuy không quá cầu kì nhưng để nấu được ngon thì phải trải qua nhiều công đoạn. Thịt cá luộc sau đó cắt ra từng khúc rồi xào với mỡ hành, nước luộc cá dùng để nấu cháo, có thể cho thêm củ hành nướng hoặc tôm khô, mực khô cho ngọt nước. Khi cháo chín thì cho cá và trứng cá vào. Ăn kèm là các loại rau sống cắt nhuyễn với chén nước mắm đậm đà.

Bánh canh Bến Có

Cũng giống như những món bánh canh khác, bánh canh Bến Có chú trọng tới sợi bánh và nước súp là hai yếu tố quan trọng nhất. Nguyên liệu đi kèm thì có giò heo, thịt nạc, lòng heo, gan và đặc biệt là chén nước mắm chấm đậm đà.

Bún nước lèo

Món bún nước lèo gắn liền với một loại mắm nổi tiếng của đồng bào Khmer, đó chính là mắm bò hóc, mắm được dùng để nấu nước dùng tạo nên mùi vị thơm ngon đặc trưng của món ăn. Bún được làm từ lúa mùa nên dai và vị ngọt tự nhiên. Ăn kèm với nó là rau sống, bắp chuối, hẹ.

48H Khám Phá Trà Vinh

Trà Vinh là một tỉnh Duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được đánh giá cao về tiềm năng du lịch. Nơi đây có nhiều điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch biển, sông nước miệt vườn, các vườn cây ăn trái đặc sản. Bên cạnh đó là nét văn hóa giao thoa độc đáo giữa ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa với nhiều công trình kiến trúc, lễ hội độc đáo diễn ra quanh năm. Tất cả đã tạo nên một sức hút khó cưỡng của Trà Vinh đối với du khách.

Khí hậu Trà Vinh ôn hòa, có nắng ấm quanh năm và mưa ít. Cho nên bạn có thể lên kế hoạch vào bất cứ thời gian nào trong năm. Mỗi thời gian thì Trà Vinh đều khoac lên mình những nét đẹp riêng.

Đặt tour – Combo du lịch Trà Vinh

Ngày 14-16/4 dương lịch: đây là thời gian diễn ra Lễ vào năm mới (Pithi Chôl Chnam Thmây)

Ngày 11-12/5 âm lịch: thời gian này sẽ diễn ra Lễ hội cúng biển Mỹ Lan

Ngày 18-19/7 âm lịch: Lễ hội Vu lan ở Cổ Tông Miếu

Tháng 10 âm lịch (ngày 15 tháng Ka-Đât theo lịch Khmer): Lễ hội Ok Om Bok

Máy bay: hiện chưa có chuyến bay thẳng cho hành trình này. Bạn có thể bay đến sân bay Sài Gòn, sau đó đi xe về Trà Vinh. Vé máy bay Hà Nội đi Tp Hồ Chí Minh từ 2.500.000đ – 5.000.000đ/ vé khứ hồi.

Xe khách: bạn có thể đi xe đến Tp Hồ Chí Minh, sau đó tiếp tục đi về Trà Vinh. Vé xe từ Hà Nội đi Tp Hồ Chí Minh từ 700.000đ – 800.000đ/ vé.

Tàu hỏa: hiện nay chưa có tàu đi Trà Vinh. Nên bạn có thể đi tàu đến Tp Hồ Chí Minh, sau đó đi xe về Trà Vinh. Vé tàu hỏa từ Hà Nội đi Ga Sài Gòn từ 700.000đ – 1.200.000đ/ vé tùy vào điều kiện chỗ ngồi.

Máy bay: bạn có thể bay đến Tp Hồ Chí Minh, sau đó đi xe về Trà Vinh. Giá vé máy bay từ Đà Nẵng đi Tp Hồ Chí Minh từ 1.100.000đ – 2.700.000đ/ vé khứ hồi tùy vào điều kiện chuyến bay.

Xe khách: bạn có thể đi xe từ Đà Nẵng đến Tp Hồ Chí Minh, sau đó tiếp tục đến Trà Vinh. Vé xe từ Đà Nẵng đi Tp Hồ Chí Minh có giá khoảng 350.000đ – 500.000đ/ vé

Tàu hỏa: hiện chưa có tàu đi thẳng Bến Tre từ Đà Nẵng. Bạn có thể đi tàu đến Tp Hồ Chí Minh, sau đó đi xe về Trà Vinh. Giá vé tàu đi Tp Hồ Chí Minh từ Đà Nẵng từ 400.000đ – 1.400.000đ/ vé tùy vào điều kiện chỗ ngồi.

Xe khách: nhà xe Kim Hoàng, Tân Thanh Thủy,… có giá vé từ 120.000đ – 160.000đ/ vé

Các dịch vụ cho thuê xe máy và thuê xe ô tô tại Trà Vinh chưa phổ biến. Bạn có thể tham khảo tại lễ tân của các khách sạn. Khám Phá Di Sản xin cập nhật đến bạn trong thời gian sớm nhất.

Du lịch tâm linh nổi tiếng với những ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc độc đáo của người Khmer. Bên cạnh đó là hệ thống các khu du lịch sinh thái đặc sắc. Cùng Khám Phá Di Sản điểm qua một số điểm đến không nên bỏ qua khi đến Trà Vinh.

Đặt tour – Combo du lịch Trà Vinh

Những công trình tâm linh mạng đậm nét kiến trúc Khmer như: Chùa Hang, Chùa Âng, Chùa Vàm Rây, Chùa Ông Mẹt, Giác Linh Tự, Chùa Cò, Bảo tàng Khmer,…

Bên cạnh đó là những khu du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng. Với những chuyến tham quan thiên nhiên sông nước và trải nghiệm những giá trị văn hóa Khmer. Phải kể đến như: Khu du lịch sinh thái Rừng Đước, Khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha, Khu du lịch sinh thái Long Trị, Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng,…

Ngoài ra là những điểm đến cho những ai yêu thích khám phá. Nổi bật như: Ao Bà Om, Cù lao Tân Quy, Biển Ba Động, Cù lao Long Trị, Đền thờ Bác Hồ,…

Không chỉ có những điểm đến tuyệt vời mà ngay cả ẩm thực cũng đã hút hồn nhiều du khách. Những món ngon phải kể đến như: Bún nước lèo, Chù ụ, Bánh tét cốm dẹp, Mắm bò hóc, Bánh canh Bến Có, Bún Suông, Cháo ám, Chả hoa Năm Thụy,…

Cùng với đó là những hương vị mang về làm quà cho người thân như: Nước mắm rươi, Trái quách, Dừa sáp Trà Vinh, Củ cải muối Chịt Sa, Bánh ú Đa Lộc, Bánh tráng Trà Vi, Chuối Tá Quạ,…

Khách sạn Cửu Long: 999 Nguyễn Thị Minh Khai, P7 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2866 867

Khách sạn Duy Phương: Khóm 5 P8 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2848171

Khách sạn Duy Tùng: 6 Điện Biên Phủ, P2 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2858567

Khách sạn Gia Hòa 1: 75 Nguyễn Thị Minh Khai, P7 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 3869666

Khách sạn Hoa Anh Đào: Khóm 4 Phạm Ngũ Lão, P1 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2846286

Khách sạn Hoàn Mỹ: 105a Nguyễn Thị Minh Khai, P7 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 3862211

Khách sạn Hoàng Ngọc: 5 Lê Thánh Tôn, P2 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2868839

Khách sạn Hương Trà: 67 K1 Lý Thường Kiệt, P3 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2853182

Khách sạn Palace 1 Trà Vinh: 3 Lê Thánh Tôn, P2 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 3864999

Khách sạn Phượng Hoàng: 1 Lê Thánh Tôn ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2858270

Khách sạn Thanh Bình Trà Vinh: 1 Lê Thánh Tôn ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2864906

Khách sạn Thành Phát: Khóm 9 Nguyễn Thị Minh Khai, P7 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 2848999

Khách sạn Thanh Thủy: 35a Khóm 1 Ql53, P8 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 3842077

Khách sạn Thanh Trà: 1 Phạm Thái Bường, P3 ,Tp Trà Vinh, Trà Vinh. Điện thoại: 074 3853621

Đặt phòng khách sạn giá rẻ trên Agoda

7h: tại Tp Trà Vinh xuất phát đi tham quan các điểm đến

8h: tham quan Bảo tàng Khmer

9h: tham quan

10: tiếp tục chuyến tham quan

12h: di chuyển về khu du lịch cộng đồng đã chọn. Nhận phòng, nghỉ ngơi và ăn trưa

14h: tham quan khu du lịch sinh thái – cộng đồng

16h: trải nghiệm các hoạt động văn hóa và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cùng người dân

18h: ăn tối với các món ăn đặc sản Trà Vinh

20h: giao lưu văn hóa cùng người dân

7h: rời homestay để đi tham quan các điểm đến khác

8h: tham quan Đền thờ Bác Hồ

9h: tham quan Ao Bà Om

10h: tiếp tục với các điểm đến

12h: quay về Tp Trà Vinh. Nhận phòng tại nơi dừng cân, nghỉ ngơi và ăn trưa

14h: di chuyển đến biển Ba Động

15h: vui chơi tắm biển

17h: ăn tối với các món hải sản tươi ngon tại các nhà hàng ven biển

18h: quay trở lại khách sạn tại Tp Trà Vinh, nghỉ ngơi

20h: khám phá Trà Vinh về đêm. Mua sắm quà lưu niệm và đặc sản cho bạn bè, người thân

Bạn cần theo dõi thời tiết trước chuyến đi Trà Vinh để tránh những ngày thời tiết quá xấu ảnh hường cho hành trình của mình.

Chuẩn bị trang phục, giày dép yêu thích, cùng với đó là kem chống nắng, mũ rộng vành, áo khoác… và đồ tắm biển

Chuẩn bị lều, chăn mỏng và vật dụng cần thiết nếu muốn cắm trại ngoài trời.

Khi bạn đến các di tích lịch sử, tâm linh Trà Vinh cần chú ý đến trang phục của mình để tránh mất điểm với mọi người.

Mang theo một ít loại thuộc thường dùng như chống côn trùng, thuốc cảm cúm, dụng cụ sát trùng,… để đảm bảo sức khỏe

Cuối cùng, kiểm tra kỹ càng hành trang của mình để có một chuyến đi trọn vẹn

Du Lịch Vinh,Du Lich Vinh,Cua Lo

Du lịch Vinh

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.

Tiềm Năng Du Lịch Biển Cửa Lò Năm 2014

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.

Địa điểm Du lịch

1 – Công viên Trung tâm :

Nằm tại trung tâm thành phố, có ranh giới thuộc 2 phường Lê Mao và Trường Thi. Diện tích: 41.3 ha, bao gồm các khu vực chính như sau:

Khu Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh nằm tại góc đường Hồ Tùng Mậu và đường Trường Thi. Quảng trường có quy mô lớn, có đường duyệt binh, vườn hoa, lễ đài, là nơi tổ chức các lễ hội, các lễ kỷ niệm trọng đại của nhân dân trong tỉnh.

Khu biểu diễn nghệ thuật: Trên cơ sở một số công trình của Liên đoàn Lao động Nghệ An. Tại đây đã có một số công trình phục vụ biểu diễn, các sân khấu trong nhà, ngoài trời, các sân bãi công trình dịch vụ, bể bơi. Ngoài các công trình trên còn bố trí một số sân khấu ngoài trời tại những nơi thích hợp.

Khu thể thao vui chơi thanh thiếu niên: Bố trí tại vùng đất phía Nam nhà Văn hoá lao động kéo đến đường Trần Phú là nhà thi đấu thể thao có mái che hiện đại và các công trình phục vụ vui chơi, thi đấu thể thao.

Khu dạo chơi, vãn cảnh: là khu vực từ đường Trần Phú, ngã ba khách sạn Phương Đông, chạy dọc theo đường Trường Thi. Tại đây bố trí nhiều tiểu cảnh, nơi ngồi nghỉ, các đường đi dạo, nhiều bồn hoa, cây cảnh.

Khu tạo cảnh rừng nguyên sinh: là khu kết hợp giữa núi sau lưng tượng Bác Hồ và vùng đất kẹp giữa hồ nước, đường Hồ Tùng Mậu và đảo nổi giữa hồ. Tại đây trồng cây theo kiểu rừng nguyên sinh. Chọn một số cây đặc trưng của rừng và trồng theo kiểu tự nhiên, đường và một số chòi nghỉ, chuồng thú, vườn phong lan, tạo nên không khí của rừng núi.

Hồ nước: Nằm giữa công viên, có đảo nhỏ, là nơi tạo cảnh thần tiên như trong truyện cổ tích. Hồ nước tạo mặt thoáng, cảnh quan cho công viên, trong hồ có thể tổ chức một số trò chơi như: chèo thuyền, lướt ván, trò chơi điều khiển từ xa…

2 – Nhà chiếu hình Vũ trụ :

3 – Lâm viên Dũng Quyết :

Với diện tích 15.6 ha, bao gồm toàn bộ khu vực núi Dũng Quyết và vùng đất bằng phẳng của phường Trung Đô, phường Bến Thuỷ. Lâm viên Dũng Quyết có 39 hạng mục công trình. Trong đó có những công trình chủ yếu như sau:

Theo quy hoạch, trên các cao điểm của núi Quyết sẽ xây dựng các công trình như: Đền thờ Quang Trung, tượng Uy minh Vương – Lý Nhật Quang, cáp treo vượt sông Lam… Phía Đông núi có vách đá cao dựng đứng gần 100 m sẽ là nơi tổ chức các cuộc thi thể thao leo núi.

Trong khu vực di tích thành Phượng Hoàng Trung Đô sẽ khôi phục lại một đoạn bờ thành và xây đền thờ Quang Trung. Trên núi Kỳ lân dựng tượng vua Quang Trung trong tư thế của một vị đại nguyên soái đang duyệt hàng vạn hùng binh.

Công viên Nguyễn Tất Thành: Là công viên lớn nằm ở phía Đông Nam thành phố, trên 2 trục đường chính là Phan Đăng Lưu và Trường Thi. Tổng diện tích là 8.3 ha, trong đó diện tích mặt hồ Goong là 5.64 ha, xung quanh hồ được phủ kín hệ thống cây xanh. Trong công viên có cụm tượng đài “Bác Hồ với tuổi trẻ”, nhà truyền thống, bể bơi, các hoạt động nghệ thuật khác…Công viên này được xây dựng từ nguồn đóng góp của thanh thiếu nhi cả nước trao tặng cho quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh.

4 – Vườn hoa Cửa Bắc :

Là vườn hoa nằm ở trung tâm thành phố, hình tam giác, nên còn được gọi là vườn hoa Tam Giác (hay còn gọi là vườn hoa Vòi Phun, vì ở giữa vườn hoa có một vòi phun nước lớn). Vườn hoa này nằm giữa 3 tuyến phố chính là Lê Lợi, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.

5 – Du thuyền Sông Lam :

Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là “lớn”, vừa có hàm nghĩa là “mẹ”, mẹ của những con sông nhỏ đổ về như: Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, sông La…Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non, làng mạc tạo nên cảnh đẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: “Lam Giang”, “Thanh Long Giang”, “Lam Thuỷ”…đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp có một không hai của nó.

6 – Đường ven Sông Lam :

Đường ven Sông Lam cách thành phố không xa, nối giữa cầu Bến Thủy, lâm viên Núi Quyết với Cửa Lò, đi qua rừng bần Hưng Hòa với hệ sinh thái đa dạng gồm nhiều động vật, thực vật quý. Đây là tuyến đường “xanh – sạch – đẹp” của thành phố Vinh và là nơi đi dạo lý tưởng cho nhân dân thành phố và du khách.

Nguồn Wikipedia.