Du Lịch Biên Giới / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Biên Giới

(LSO) – Với lợi thế là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc, những năm qua, Lạng Sơn luôn chú trọng phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, thương mại, đặc biệt là các hoạt động hợp tác phát triển du lịch với nước bạn.

Du khách Trung Quốc nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị

Những cảm nhận của anh Lý Chấn Trung cũng là cảm nhận chung của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách Trung Quốc khi tới Lạng Sơn. Sự hài lòng của du khách chính là mục tiêu hàng đầu mà ngành du lịch tỉnh đang hướng tới. Hiện nay, du khách Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn  trong tổng số khách du lịch quốc tế của tỉnh. Trong năm 2018, tổng khách du lịch đến Lạng Sơn đạt hơn 2,8 triệu lượt, khách quốc tế đạt 430.000 lượt, trong đó khách Trung Quốc chiếm khoảng 80% khách quốc tế đến Lạng Sơn. Hằng ngày, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị đón từ 5.000 – 6.000 lượt khách, những đợt cao điểm có thể lên tới 8.000 lượt khách/ ngày. Với lợi thế về giao thông đường bộ, đường sắt, cùng 2 cửa khẩu quốc tế (Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đường sắt Quốc tế Đồng Đăng); 2 cửa khẩu quốc gia (Tân Thanh và Chi Ma) và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc, thời gian qua, tỉnh đã và đang chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch tại các khu vực cửa khẩu ngày một hiện đại và đồng bộ hơn. Cụ thể, trong giai đoạn 2009 – 2017, ngân sách nhà nước đã bố trí trên 5.130 tỷ đồng để tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trọng yếu tại khu vực cửa khẩu và thành phố Lạng Sơn. Từ đó, có nhiều công trình quan trọng đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả như: Trung tâm Dịch vụ Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, đường Pác Luống – Tân Thanh, cổng cửa khẩu và nhà Kiểm soát liên hợp Cửa khẩu Cốc Nam (năm 2013); đường Na Sầm – Na Hình (năm 2015); Tòa nhà Cửa khẩu Hữu Nghị (năm 2016)…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chú trọng xây dựng và công nhận các điểm du lịch, tại khu vực biên giới trở thành các điểm du lịch của tỉnh như: điểm du lịch thương mại chợ cửa khẩu Tân Thanh (Văn Lãng); điểm du lịch Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị; Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng (Cao Lộc)… Ngoài ra, những năm qua, ngành du lịch đã xây dựng các tour du lịch gắn với vùng biên giới được nhiều du khách lựa chọn như: tour Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị – đền Mẫu Đồng Đăng – chợ cửa khẩu Tân Thanh – thành phố Lạng Sơn.

Du khách Trung Quốc nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị

Song song với việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, Lạng Sơn đã phối hợp với Quảng Tây (Trung Quốc) duy trì các sản phẩm du lịch trong nhiều năm qua. Tuyến du lịch Lạng Sơn – Nam Ninh; tour Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị – Bằng Tường (Trung Quốc)… Tháng 9/2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã phối hợp với Ủy ban Phát triển du lịch Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức khai thông tuyến du lịch tự lái xe qua biên giới. Ngoài ra, hoạt động Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung được diễn ra thường niên từ năm 2010 đến nay cũng là điểm nổi bật trong việc thu hút khách du lịch giữa hai bên.

Để có được những bước phát triển về du lịch biên giới, công tác phối hợp quản lý lữ hành giữa Lạng Sơn và Quảng Tây được lãnh đạo hai bên quan tâm. Hằng năm, chính quyền Lạng Sơn và Quảng Tây đã tổ chức các cuộc hội đàm trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại… trong đó có lĩnh vực du lịch. Theo đó, thời gian qua, công tác phối hợp, tham gia xúc tiến du lịch giữa hai bên được tăng cường.

Cụ thể như: thị Bằng Tường (thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc) tham gia lễ hội Hoa Đào, Tuần văn hóa, thể thao và du lịch; cùng một số lễ hội tiêu biểu tại các di tích tâm linh khu vực giáp biên như: hội chùa Tân Thanh (Văn Lãng), lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng (Cao Lộc); Lạng Sơn tham gia Hội chợ triển lãm tại Nghĩa Ô, Chiết Giang, Trung Quốc…

Đặc biệt, tháng 11/2018, Sở VHTTDL đã mời đoàn công tác của Sở Văn hóa và Du lịch khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) sang khảo sát và hội đàm tại tỉnh Lạng Sơn và ký kết  tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực du lịch, với những nội dung  cụ thể như: tăng cường hợp tác quảng bá thị trường du lịch, triển khai hợp tác bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, tập trung xây dựng sản phẩm tuyến du lịch xe tự lái qua biên giới…

Nhờ đó, lượng khách du lịch đến tham quan Lạng Sơn ngày càng tăng, 5 năm trở lại đây (2013 – 2018), trung bình mỗi năm, Lạng Sơn đón trên 2 triệu lượt khách. Riêng 6 tháng đầu năm nay, Lạng Sơn đã đón trên 1,7 triệu lượt khách, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có trên 200.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 822 tỷ đồng, tăng 48,3% so với cùng kỳ.

Bà Đặng Thùy Lan, Trưởng Phòng Quản lý du lịch, Sở VHTTDL cho biết: Để du lịch biên giới phát triển, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu tăng cường cơ chế thường xuyên trao đổi thông tin, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, cũng như tăng cường các cuộc hội đàm, thống nhất và đưa ra các định hướng phát triển sản phẩm du lịch giữa Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc). Từ đó, đẩy mạnh hợp tác phát triển, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao…

Cửa Khẩu Biên Giới Tại Việt Nam Đến Campuchia

Cửa khẩu biên giới tại Việt Nam đến Campuchia

Mục: Tư vấn du lịch Campuchia

Nội dung: Cửa khẩu biên giới tại Việt Nam đến Campuchia

Ads by Viet Care Travel

* Cửa khẩu quốc tế đường bộ:

Cửa khẩu Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai):

Cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) cách thành phố Pleiku khoảng 75km. Từ thành phố Pleiku theo quốc lộ 14 rẽ sang quốc lộ 19 qua thị trấn Chư Ty, qua cửa khẩu Lệ Thanh sang An Đông Pếch (tỉnh Ratanakiri, Cam-pu-chia).

Cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh):

Cửa khẩu Mộc Bài nằm ở phía tây bắc Tp. Hồ Chí Minh, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 70km. Tuyến xe buýt trực tiếp khởi hành hàng ngày từ Tp. Hồ Chí Minh tới thị trấn Gò Dầu (Tây Ninh), theo quốc lộ 22A, qua cửa khẩu Mộc Bài đến Phnôm Pênh (Cam-pu-chia).

Cửa khẩu Sa Mát (tỉnh Tây Ninh):

Cửa khẩu Sa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên) nằm ở phía tây bắc tỉnh Tây Ninh. Tuyến xe buýt trực tiếp khởi hành hàng ngày từ Tp. Hồ Chí Minh tới thị trấn Gò Dầu (Tây Ninh). Từ đây, tiếp tục theo quốc lộ 22B, qua cửa khẩu Sa Mát (Tây Ninh), cửa khẩu Trapeing Phlong thuộc tỉnh Konpong Cham (Cam-pu-chia) đến Siêm Riệp (Cam-pu-chia).

Cửa khẩu Dinh Bà (tỉnh Đồng Tháp):

Cửa khẩu Dinh Bà (huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) cách thành phố Cao Lãnh khoảng 107km. Từ thành phố Cao Lãnh theo quốc lộ 30 tới thị trấn Hồng Ngự, qua thị trấn Sa Rài, qua cửa khẩu Dinh Bà sang Bontia Chăk Crây (tỉnh Prey Veng, Cam-pu-chia).

Cửa khẩu Tịnh Biên (tỉnh An Giang):

Cửa khẩu Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cách thị xã Châu Đốc (An Giang) khoảng 25km theo hướng tây nam. Từ Tp. Long Xuyên (An Giang), theo quốc lộ 91, qua cửa khẩu Tịnh Biên là sang Cam-pu-chia.

Cửa khẩu Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang):

Cách thị xã Hà Tiên khoảng 7km, cửa khẩu Hà Tiên nối với Lốc, tỉnh Kampot, Cam-pu-chia.

* Cửa khẩu quốc gia đường thủy:

Cửa khẩu Vĩnh Xương (tỉnh An Giang):

Cửa khẩu biên giới đường sông Vĩnh Xương cách thị xã Châu Đốc (An Giang) 30km về phía bắc. Từ bến tàu tại khách sạn Victoria Châu Đốc, đi bằng ca nô trên sông Tiền, mất khoảng 40 phút, sẽ có mặt tại cửa khẩu Vĩnh Xương để làm thủ tục hải quan xuất cảnh tới Phnôm Pênh.

Việt Nam – Lào Nỗ Lực Phát Triển Du Lịch Vùng Biên Giới

Việt Nam – Lào nỗ lực phát triển du lịch vùng biên giới

  Khu vực biên giới Việt Nam– Lào là khu vực có nhiều tiềm năng nổi bật về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Vì vậy, hai nước Việt Nam – Lào đã và đang nỗ lực bắt tay để thúc đẩy du lịch vùng biên giới phát triển hiệu quả, bền vững.  Trong những năm qua, hợp tác du lịch biên giới giữa hai nước Viêt Nam – Lào đã có những phát triển vượt bậc thông qua các chương trình du lịch liên kết giữa hai nước với các quốc gia trên Hành lang kinh thế Đông Tây. Việt Nam và Lào đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn mới với sự quyến rũ về cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và văn hóa bản địa đặc sắc. Mặc dù du lịch Việt Nam – Lào có nhiều điều kiện để cùng phát triển nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của hai nước. Số lượng khách trao đổi giữa hai nước còn thấp so với lượng khách Việt Nam ra nước ngoài. Lượng khách đường bộ từ thị trường nước thứ 3 của khu vực ASEAN khác chưa được trú trọng khai thác.   Lượng khách trao đổi giữa hai bên còn ở phạm vi hẹp, chủ yếu là khách đi ngắn ngày. Khách đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, khách có khả năng chi trả cao chưa nhiều… Điều đó, xuất phát từ… … Chưa có sự gắn kết giữa hai vùng biên giới Theo đánh giá của các doanh nghiệp, việc hợp tác chung trong khai thác du lịch chưa được triển khai một cách tích cực, đặc biệt trong công tác phối hợp đón khách, xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch giữa Lào và Việt Nam. Chất lượng, dịch vụ du lịch trên tuyến hành lang Đông – Tây còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu dịch vụ giải trí, các dịch vụ có ý nghĩa quyết định thu hút khách du lịch nói chung. Điều đó sẽ dẫn đến việc khó cạnh tranh và không có sức hút so với các tuyến du lịch đường bộ từ Singapore, Malaysia sang Thái Lan và ngược lại… Ông Nguyễn Đức Hiền, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Nghệ An lý giải về điều này là do công tác quy hoạch các tuyến điểm, vùng du lịch khu vực biên giới Việt Nam – Lào còn chưa được quan tâm đúng mực. Một số địa phương quy hoạch mang tính tự phát, chưa gắn liên kết vùng và khu vực hai bên biên giới. Các sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, phát triển manh mún, nhỏ lẻ thiếu tính đặc trưng, chưa tạo thành thương hiệu của từng vùng miền. Công tác xã hội hóa để phát triển du lịch vùng biên chưa được quan tâm và phát huy, chủ yếu là ngân sách hai nước, chưa thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hành đầu tư các dự án có tầm. Vì vậy, chưa tạo được tính đột phá và điểm nhấn thu hút khách du lịch. Trong khi đó, nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch từ quản lý đến hướng dẫn viên đều thiếu am hiểu văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng biên. Việc giải quyết thủ tục qua lại cho khách du lịch còn cứng nhắc, chậm chạp khiến chi phí qua lại đường biên trong ngày còn khó khăn và mức phí cao. Đơn cử như việc tổ chức tour “Một ngày xuất ngoại” cho khách du lịch tắm biển Cửa Lò nhiều đoàn khách quan tâm nhưng do chi phí qua lại cao nên không thu hút, phát triển nguồn khách này. Còn theo ông Trần Đức Nam, Giám đốc Công ty TNHH Tân Hồng, Chi nhánh Hà Tĩnh cho rằng, trong thời gian qua, việc liên kết du lịch giữa hai nước Việt Nam – Lào còn nhiều bất cập, chưa thành lập một ban quản lý chung về du lịch. Hiện mỗi nước tự quản lý phần lãnh thổ của riêng mình chứ chưa có sự thống nhất trong liên kết về cơ sở vật chất, thủ tục hành chính, về thời gian làm việc, cơ chế quản lý du lịch cũng như chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Bởi vậy, điều quan trọng để phát triển du lịch bền vững giữa hai nước Việt Nam – Lào là đưa ra… … Thống nhất các giải pháp liên kết Có thể nói, sự tăng trưởng quá nhanh trong một thời gian ngắn trong khi yếu tố thị trường chưa phát triển đồng bộ đã làm nảy sinh nhiều bất cập chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngành du lịch còn kém phát triển. Hệ thống nhà hàng khách sạn, trạm dừng chân, trạm tiếp xăng dầu, hệ thống đường dẫn đến các điểm du lịch chưa đồng bộ, chất lượng chưa đảm bảo… Vì vậy, để phát triển du lịch đường bộ qua các cửa khẩu du lịch biên giới Việt Nam – Lào phát triển ổn định, lâu dài và bền vững, ông Nguyễn Hữu Bắc, Phó TGĐ Công ty Lữ hành Quốc tế Thái Sơn cho rằng, cần đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và thực hiện đồng bộ các nhóm liên kết: Liên kết trong Xây dựng cơ chế chính sách, liên kết trong phát triển hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, liên kết trong hoạt động lữ hành, liên kết trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, trong hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch… Vụ Lữ hành đề nghị, để liên kết phát triển du lịch hiệu quả giữa hai nước trong tương lai, hai nước cần có những quy định nhất quán về phương tiện vận chuyển đón khách và lưu hành trên lãnh thổ của nhau, cho phép xe Việt Nam được đón khách tại Lào và ngược lại. Ngoài ra, giảm và tiến tới bỏ hẳn các loại phí cửa khẩu cho khách du lịch qua lại các cửa khẩu đường bộ, hạn chế việc thu phí trên các phương tiện vận chuyển, tiến hành một quy trình xuất nhập cảnh đơn giản, nhanh chóng cho các đoàn khách du lịch… là những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển du lịch biên giới giữa hai nước.

Lượng khách trao đổi giữa hai bên còn ở phạm vi hẹp, chủ yếu là khách đi ngắn ngày. Khách đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, khách có khả năng chi trả cao chưa nhiều… Điều đó, xuất phát từ…Theo đánh giá của các doanh nghiệp, việc hợp tác chung trong khai thác du lịch chưa được triển khai một cách tích cực, đặc biệt trong công tác phối hợp đón khách, xây dựng sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch giữa Lào và Việt Nam. Chất lượng, dịch vụ du lịch trên tuyến hành lang Đông – Tây còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu dịch vụ giải trí, các dịch vụ có ý nghĩa quyết định thu hút khách du lịch nói chung. Điều đó sẽ dẫn đến việc khó cạnh tranh và không có sức hút so với các tuyến du lịch đường bộ từ Singapore, Malaysia sang Thái Lan và ngược lại…Ông Nguyễn Đức Hiền, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Nghệ An lý giải về điều này là do công tác quy hoạch các tuyến điểm, vùng du lịch khu vực biên giới Việt Nam – Lào còn chưa được quan tâm đúng mực. Một số địa phương quy hoạch mang tính tự phát, chưa gắn liên kết vùng và khu vực hai bên biên giới. Các sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, phát triển manh mún, nhỏ lẻ thiếu tính đặc trưng, chưa tạo thành thương hiệu của từng vùng miền. Công tác xã hội hóa để phát triển du lịch vùng biên chưa được quan tâm và phát huy, chủ yếu là ngân sách hai nước, chưa thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hành đầu tư các dự án có tầm. Vì vậy, chưa tạo được tính đột phá và điểm nhấn thu hút khách du lịch. Trong khi đó, nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch từ quản lý đến hướng dẫn viên đều thiếu am hiểu văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng biên. Việc giải quyết thủ tục qua lại cho khách du lịch còn cứng nhắc, chậm chạp khiến chi phí qua lại đường biên trong ngày còn khó khăn và mức phí cao. Đơn cử như việc tổ chức tour “Một ngày xuất ngoại” cho khách du lịch tắm biển Cửa Lò nhiều đoàn khách quan tâm nhưng do chi phí qua lại cao nên không thu hút, phát triển nguồn khách này.Còn theo ông Trần Đức Nam, Giám đốc Công ty TNHH Tân Hồng, Chi nhánh Hà Tĩnh cho rằng, trong thời gian qua, việc liên kết du lịch giữa hai nước Việt Nam – Lào còn nhiều bất cập, chưa thành lập một ban quản lý chung về du lịch. Hiện mỗi nước tự quản lý phần lãnh thổ của riêng mình chứ chưa có sự thống nhất trong liên kết về cơ sở vật chất, thủ tục hành chính, về thời gian làm việc, cơ chế quản lý du lịch cũng như chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Bởi vậy, điều quan trọng để phát triển du lịch bền vững giữa hai nước Việt Nam – Lào là đưa ra…Có thể nói, sự tăng trưởng quá nhanh trong một thời gian ngắn trong khi yếu tố thị trường chưa phát triển đồng bộ đã làm nảy sinh nhiều bất cập chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngành du lịch còn kém phát triển. Hệ thống nhà hàng khách sạn, trạm dừng chân, trạm tiếp xăng dầu, hệ thống đường dẫn đến các điểm du lịch chưa đồng bộ, chất lượng chưa đảm bảo… Vì vậy, để phát triển du lịch đường bộ qua các cửa khẩu du lịch biên giới Việt Nam – Lào phát triển ổn định, lâu dài và bền vững, ông Nguyễn Hữu Bắc, Phó TGĐ Công ty Lữ hành Quốc tế Thái Sơn cho rằng, cần đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và thực hiện đồng bộ các nhóm liên kết: Liên kết trong Xây dựng cơ chế chính sách, liên kết trong phát triển hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, liên kết trong hoạt động lữ hành, liên kết trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, trong hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch…Vụ Lữ hành đề nghị, để liên kết phát triển du lịch hiệu quả giữa hai nước trong tương lai, hai nước cần có những quy định nhất quán về phương tiện vận chuyển đón khách và lưu hành trên lãnh thổ của nhau, cho phép xe Việt Nam được đón khách tại Lào và ngược lại. Ngoài ra, giảm và tiến tới bỏ hẳn các loại phí cửa khẩu cho khách du lịch qua lại các cửa khẩu đường bộ, hạn chế việc thu phí trên các phương tiện vận chuyển, tiến hành một quy trình xuất nhập cảnh đơn giản, nhanh chóng cho các đoàn khách du lịch… là những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển du lịch biên giới giữa hai nước.

Thủ Tục Mang Xe Máy Qua Biên Giới Khi Phượt, Lưu Ý Cần Thiết

Việc mang xe máy qua biên giới không còn quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, để mọi việc được thuận lợi và tốt đẹp bạn nên thực hiện đầy đủ các các thủ tục gửi xe máy qua biên giới khi phượt trước khi có ý định mang xe máy qua cửa khẩu biên giới.

Đi du lịch các bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện để di chuyển như xe đạp, xe máy, ô tô hay máy bay. Tuy nhiên, với dân “phượt” hay những người yêu thích sự phiêu lưu sẽ lựa chọn xe máy là phương tiện chính bởi xe máy sẽ giúp bạn chủ động hơn, tiết kiệm chi phí và có thể ngắm cảnh dọc đường.

Bởi lẽ, một phần do không đủ khả năng tài chính để đến những địa điểm như châu Âu, Nam Mỹ, nhiều bạn trẻ lựa chọn điểm đến là khu vực Đông Nam Á, nhất là những nước có biên giới giáp Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia để thực hiện ước mơ “phượt” của mình. Kinh phí cho những chuyến đi như vậy khá rẻ, lại đúng chất “phượt” bằng xe máy nên được nhiều bạn trẻ hưởng ứng.

Thủ tục mang xe máy qua biên giới khi phượt

Những giấy tờ cần chuẩn bị ở Việt Nam trước khi mang xe máy qua biên giới

– Hộ chiếu: Bạn phải có đầy đủ hộ chiếu để làm thủ tục xuất nhập cảnh ở cửa khẩu biên giới.

– Giấy tờ xe: Phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xe, và điều kiện là giấy tờ xe chính chủ, không sang tên, đổi chủ. Bởi vì, nếu có bất kỳ một vướng mắc nào cũng sẽ khiến việc mang xe qua biên giới trở nên khó khăn hơn.

– Nên đổi bằng lái xe mới vì có phần tiếng anh sẽ dễ dàng hơn khi lưu thông và kiểm tra thông tin.

– Tiền tệ: tiền USD vs tiền bath Thái để nộp lệ phí.

Các thủ tục mang xe máy ở cửa khẩu Xa Mát sang Campuchia

– Thủ tục hải quan cho người: dễ

– Thủ tục hải quan cho xe: dễ

– Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt cho cả 2 phía Việt Nam và Campuchia

Thủ tục mang xe máy khi phượt ở cửa khẩu Xa Mát sang Campuchia :

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cho người và xe là có thể dễ dàng

đi xe máy qua biên giới khi phượt

. Nếu bị hỏi thì đừng quên trình bày rõ lý do, mục đích

mang xe qua biên giới

là gì? Đối với các phượt thủ, ngoài việc đi du lịch, khám phá và trải nghiệm thì bạn cũng nên cam kết về việc đảm bảo an toàn cho bản thân, những người bản địa và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu như có vấn đề xảy ra ngoài ý muốn.

Khi đi tới cửa khẩu: bạn hãy dắt xe vào khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh bên phía Việt Nam và đóng dấu. Nếu được hỏi đi đâu bạn chỉ cần trả lời lí do là đi du lịch. Sau đó, bạn

dắt xe qua phía bên biên giới

Campuchia sẽ có lối đi dành cho xe máy, bạn dắt bộ vào nơi có nhân viên hải quan rồi dựng xe vào làm thủ tục.

Nhân viên hải quan Campuchia sẽ hỏi mục đích chuyến đi của bạn và sẽ thu lệ phí 50.000 đồng, đóng dấu hộ chiếu xong thì bạn được đi tiếp.

Thủ tục mang xe máy ở cửa khẩu Poipet giữa Campuchia và Thái Lan

– Thủ tục hải quan cho người: dễ

– Thủ tục hải quan cho xe: dễ

– Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Anh cho cả 2 phía

Thủ tục mang xe máy khi phượt qua cửa khẩu Lào – Campuchia – Thái Lan

Tại đây, bạn có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp ở cả hai bên, nếu không thể dùng tiếng Anh thì có thể thuê phiên dịch để dễ dàng trong giao tiếp.

Bạn cần phải di chuyển qua 2 địa điểm để làm thủ tục

Khi đã hoàn thành thủ tục bên phía Campuchia thì bạn chạy xe vào phía Thái Lan, để xe ở trạm chốt kiểm tra xe lưu thông qua cửa khẩu. Sau đó, bạn lên tầng trên làm thủ tục nhập cảnh cho mình. Tại đây bạn sẽ được chụp hình và đóng dấu để lấy xác nhận.

Sau khi làm xong các thủ tục trên bạn vòng lại đưa giấy tờ xe và hộ chiếu cho nhân viên hải quan ở chốt lúc gửi xe, họ sẽ photo giấy tờ và làm thủ tục.

Bạn đợi khoảng 30 phút sẽ xong, lệ phí là 40 baht (25.000 đồng) cho một xe.

Bạn chạy xe thêm một đoạn sẽ tới chốt nữa, sẽ có nhân viên hướng dẫn bạn đậu xe và vào làm thủ tục. Tại đây họ sẽ kiểm tra xe xem đúng với trong cavet xe của bạn hay không, và bạn chờ khoảng 15 phút khi giấy tờ ký xong thì bạn có thể đi tiếp.

Thủ tục mang xe máy ở cửa khẩu Savannakhet sang Thái Lan hoặc Lào

– Thủ tục hải quan cho người: dễ

– Thủ tục hải quan cho xe: khó

– Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Anh cho Thái, Tiếng Việt sơ sơ cho phía Lào.

Thủ tục mang xe máy khi phượt qua cửa khẩu Lào – Campuchia – Thái Lan

Các cửa khẩu của Thái Lan và Lào thường thông qua những cây cầu hữu nghị, vì vậy việc chạy xe máy qua những cây cầu này phụ thuộc vào luật ở từng cửa khẩu biên giới.

Cửa khẩu Savannakhet thường cấm xe máy nên việc xin nhập cảnh cùng phương tiện này sẽ gặp ít nhiều khó khăn.Vì vậy, chỉ có cách bạn phải tìm ô tô để bỏ xe máy lên và đi nhờ mới qua được. Tuy nhiên, ở đây lại không có dịch vụ thuê xe chở qua cửa khẩu.

Qua phía Lào thì có vẻ đơn giản hơn, chỉ cần bạn chứng minh được là mình đi du lịch bằng cách trình giấy tờ từng đi qua Campuchia và Thái Lan. Lệ phí để làm thủ tục cho cả hai bên là 70 baht tương đương với 45.000 vnd.

Thủ tục hải quan cho người thường dễ dàng hơn nhiều so với làm thủ tục cho xe máy. Bạn có thể dùng tiếng Anh, hay tiếng Thái Lan để giao tiếp, ngoài ra tiếng Việt cũng có thể dùng được khi làm thủ tục ở Lào.

Đối với các bạn dùng xe máy để đi phượt qua biên giới để chắc chắn và thuận lợi cho việc qua được cửa khẩu thì tốt nhất bạn nên đi cửa khẩu đất liền Chong Mek – Vang Tao.

Lưu ý về đi phượt bằng xe máy qua biên giới

– “Phượt” biên giới bằng xe máy sẽ rất dễ bị lạc đường nếu không có bản đồ chỉ dẫn, hoặc không có sự chuẩn bị về địa hình kỹ lưỡng thì sẽ gặp phải một số khó khăn trên quãng đường đi.

– Đường ở Campuchia khá giống với Việt Nam, tuy sử dụng nhiều xe máy nhưng không có thói quen bóp còi khi tham gia giao thông. Phương tiện công cộng trong thành phố ở Campuchia chủ yếu là tuk tuk. Chú ý là khi “phượt” ở đây thì không nên bóp còi xe trong bất kỳ một cung đường nào để khỏi gây ra ô nhiễm tiếng ồn và đề cao ý thức tham gia giao thông.

– Hệ thống đường sá của Thái Lan rất phát triển, phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là ô tô. Khi điều khiển xe máy bạn nên chú ý biển báo đường cấm xe máy và lưu thông bên tay trái thay vì là bên phải như tại Việt Nam, lộ trình của những “phượt thủ” sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như gặp phải những cung đường cấm xe máy.

– Còn đường sá ở Lào cũng rất giống Việt Nam, các phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là xe máy.Vì vậy, khi di chuyển bằng xe máy tại Lào thường dễ dàng hơn so với ở Thái Lan và Campuchia.

– Điều quan trọng và đáng lưu ý khi đi xe máy sang các nước bạn là phải nắm rõ luật.

– Bạn nên hạn chế việc phải nhịn đói khi ra nước ngoài, đối với dân “phượt” thì phải chuẩn bị đồ ăn sao cho đủ dinh dưỡng mà không phải mang, vác lỉnh kỉnh để việc di chuyển bằng xe máy nhẹ nhàng và không cồng kềnh.

Khó khăn và xa xôi là vậy, nhưng trào lưu phượt biên giới bằng xe máy, sang một số nước láng giềng vẫn có sức hút ghê gớm với những người thích khám phá và trải nghiệm.