Hướng dẫn đi lại ở Paris bằng Metro và xe Bus
Paris là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất ở Pháp. Cá nhân Andy đánh giá vấn đề đi lại ở đây không quá khó khăn, ví dụ như đi Metro thì giống như ở Singapore hay Hàn Quốc vậy. Còn xe bus thì có lẽ thành phố nào cũng giống nhau thôi. Tất nhiên cũng có vài khác biệt nhưng không quá nhiều. Bài viết này Andy sẽ tập trung chia sẻ thông tin & kinh nghiệm về
các phương tiện công cộng như: Metro, Bus, RER
hệ thống ga tàu
cách mua vé
Các loại vé, và thẻ Pass
Các lưu ý khi đi Metro, bus
Sử dụng Uber ở Paris
Sử dụng các phương tiện khác: Xe đạp, taxi, thuê xe tự lái
Kinh nghiệm bản thân khi trải nghiệm
Cách đi từ SÂN BAY Charles de gaull về Paris Kinh nghiệm du lịch Paris
Đi lại ở trung tâm Paris bằng Metro và Bus
Paris là thành phố có hệ thống Metro dầy đặc và rộng lớn thứ nhì Châu Âu, chỉ sau mỗi Moscow của Nga. Việc đi lại bằng Metro còn thuận tiện hơn cả đi bus. Và thực tế đa phần Andy sử dụng metro cho việc đi lại trong nội đô Paris.
Các phương tiện công cộng ở Paris ?
Đi lại loanh quanh trong Paris thì có 4 loại phương tiện này thôi : Metro, RER, Tram và Bus. Nhưng thường xuyên sẽ là dùng Metro và RER nha các bạn
Metro : hệ thống tàu điện subway này là hệ thống metro lớn thứ 2 tại Châu Âu, đứng sau hệ thống metro của Mosscow (Nga). Đa phần là các loại tàu & đường ray cũ, vận hành thiết kế từ mấy chục năm trước. Thi thoảng có vài Ga tàu mới được trang trí lại theo phong cách hiện đại hoặc cổ điển. Metro ở đây đa phần sử dụng đường ray khổ hẹp, vì diện tích đường hầm hẹp, cơ bản là vậy nên họ khó mà nâng cấp được vì rất tốn kém.
Hệ thống metro tại Paris gồm 300 nhà ga, bao gồm 16 line tàu được đánh số từ 1 đến 14
Thực tế thì bản đồ Metro cũng có sắn RER map rồi nên cũng chỉ cần dùng 1 bản đồ đó.
Line RER được đặt tên là các chữ cái: A, B, C, D, E , và màu khác nhau
Line Metro được đặt tên là các số (number) : 3, 4, 5 v.v.v
Xe bus: cũng rất thuận tiện, tuy nhiên Andy gần như không sử dụng bus trong nội thành Paris vì đi Metro tiện lợi hơn nhiều. Cái dở khi đi bus là thời gian đợi bến lâu, xe dừng đỗ lâu nên đôi khi bị delay thời gian. Mua vé trên xe, và giá cao hơn đi metro. Giá xe bus là 2E / 1 lần đi, tất nhiên cũng lợi hơn nếu mua t+, nhưng thường là tùy hứng mới bắt xe bus, chứ ít ai xác định trước lịch trình đi lại bằng bus cả.
TRAM: hệ thống tàu điện nổi trên mặt đất, nằm ở ngoài Zone 5 (bên vùng ngoại ô Paris), nên hầu như không sử dụng.
Cách tìm đường đi ở Paris
Cách 1: sử dụng hệ thống bản đồ giấy, bạn dễ dàng có thể lấy các bản đồ giấy ở các ga tàu, sân bay. Cách này cổ điển, và mất thời gian đối chiếu 2 – 3 loại bản đồ với nhau
Cách 2: sử dụng App mobile. Andy hay sử dụng App của Google map, và 1 số App (chỉ đường, điều hướng) riêng cho từng quốc gia khi đi du lịch. Cách này rất tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiên bạn cần phải có Internet online.
Cá nhân Andy thì ít dùng bản đồ giấy. Khi đi Singapore thì mình xài google map và App Singapore Directory street, khi đi Nhật thì xài hyperdia kết hợp cùng google map… Với Châu Âu thì bạn nên kết hợp google map + App Moovit
Cách sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần nhập điểm đến và search, App sẽ tìm đưa ra nhiều kết quả tìm kiếm khác nhau. Bạn có thể lựa chọn phương án đi tốt nhất phù hợp theo ý của bạn. App Moovit cho bạn kết quả thực tế tại thời điểm Search, như thời gian tàu, bus kế tiếp, chỉ dẫn điều hướng đi bộ v.v..v Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Google Map, tuy nhiên nên phối kết hợp cùng Moovit, vì nhiều khi google chỉ chưa chuẩn (ko list đầy đủ các phương án). Moovit cũng báo chính xác về thời gian và quãng đường đi của xe Bus hơn là google map.
Các bước đi Metro và tìm đường bằng Google Map App
Bước 2: Bạn sẽ phải đi bộ 300m tới ga La Tour-Maubourg
bước 3: tới ga , mua vé trước khi vào Ga
Bước 4: sau khi có vé, bạn vào ga bạn cần đi theo chỉ dẫn cho đúng (hình ảnh 3 phía dưới) , ảnh chụp trên đường đi tới line 8 hướng về Balard.
Lưu ý Đi đúng hướng tới Ga Balard theo hình chỉ dẫn. Vì khi vào Ga sẽ có 2 hướng đi tàu line 8 với 2 hướng khác nhau là Balard , hoặc hướng đi Pointe du lac (hướng ngược chiều còn lại của line 8)
Bước 4: đợi tàu đến và lên tàu thôi. Đường tàu đợi không có chỉ dẫn vị trí làn lên, làn xuống như ở các ga tàu điện châu á, do vậy bạn đứng đợi thoải mái, tránh người đi xuống rồi mới đi lên.
Lưu ý khi lên và xuống tàu: là có một số tàu bạn phải bấm nút ở cửa để cửa mở ra. Lúc xuống thì phải quay nút mở cửa, cái này hơi bất tiện, chả hiện đại như ở Singapore.
Nếu đi xe bus thì các bạn cũng lưu ý chiều hướng bus chạy cho chính xác. Tại các trạm xe bus thì đều có bảng chỉ dẫn: số hiệu bus, hướng đi, bến kế tiếp, bảng điện tử báo thời gian xe tới bến…
Các vé tàu Metro, RER và Bus
Trước khi giới thiệu các loại vé tàu và xe bus, bạn cần phải hiểu rõ về Zone (phân chia vùng giao thông tại Paris). Giao thông ở Paris được phân chia thành nhiều vùng khác nhau. từ Zone 1 đến Zone 8. Khi mua vé bạn cũng sẽ bị giới hạn ở 1 số vùng Zone nhất định. Nhưng đừng quá lo lắng vì nếu đi du lịch loanh quanh nội đô Paris thì bạn chi đi đến zone 5 là cùng.
Có rất nhiều loại vé, nhưng chung qui thường là sử dụng 3 loại vé sau: t+, mobilis, vé t+ carnet, và vé Youth ticket.
1/ Vé t+ (như trong hình):
Vé sử dụng được cả cho tất cả các Metro, tram, RER (phạm vi zone 1), với Bus.giá vé 1.9E / 1 vé / 1 lượt sử dụng .Nếu mua 10 vé được giảm còn 1.49E / vé x 10 vé, mua kiểu này gọi là mua vé Carnet [kar-nay], giảm 20% so với giá vé lẻ.
Lưu ý:
t+ chỉ sử dụng được ở Zone 1 của RER. Khi bạn đi từ Ga ở Zone 1 đến Ga ở zone 3,4, 5 bạn cần mua vé loại single ticket theo từng chặng (chọn vé từ điểm A đến điểm B). Hoặc tách lẻ từng chặng ra để mua (nhưng mất thời gian). Ví dụ bạn đi đến ga cuối của Zone 1, rồi ra mua vé đi tiếp từ Ga này tới ga ở Zone 3. Nghe hơi loằng ngoằng nên thôi mua vé single ticket cho nhanh.
t+ sử dụng thoải mái ở metro, tram, và bus. Ngoại trừ các bus đường dài đi ra ngoài Zone 1 như Orlybus, Roissybus, Orly and Roissy CDG) . Với bus 351, 350 thì bạn phải mua 3 vé (6E).
2/ Vé Mobilis:
Đây là vé sử dụng theo từng Zone riêng biệt. Bạn lựa chọn các zone mà bạn hay đi để mua vé cho phù hợp
Giá vé / 1 ngày sử dụng:
Vé dùng cho: RER, TRAM, BUS, MEtro… Lưu ý không dùng được cho các bus/ RER đi sân bay như : Orlybus, Orlyval, Roissybus, Orly and Roissy CDG by RER
Mua vé này ở đâu? : bạn có thể mua ở tất cả RER station, Metro station, và 1 số trạm xe Bus lớn.
khi mua vé bạn phải điền thông tin Họ & tên và ngày sử dụng trên vé.
4/ Vé Weekend day passes for youth
Nói đơn giản dễ hiểu đây là loại vé cuối tuần dành cho những người Trẻ.
Giới hạn độ tuổi sử dụng là : < 26 tuổi
Thời gian sử dụng: 1 Ngày cuối tuần (thứ 7 hoặc chủ Nhật). Có thể mua mỗi ngày 1 vé
Phạm vi sử dụng: không giới hạn Zone (tức có thể sử dụng từ zone 1 – 5) trên các phương tiện công cộng: metro, RER, bus, tramway, and train… Ngoại trừ các tuyến bus, RER đi sân bay như (Orlybus, Orlyval, Roissybus, Orly and Roissy CDG by RER).
Mua vé này ở đâu? : bạn có thể mua ở tất cả RER station, Metro station, và 1 số trạm xe Bus lớn.
5/ Vé Xe bus ticket
Khi mua vé ticket trên Bus bạn sẽ phải mua với giá 2E / 1 lượt (trong phạm vi zone 1) . Với các chặng xa đi tới Zone 4, 5 thì có thể phải mua 2 – 3 vé.
Vé mua trên xe bus không phải vé t+, nên không thể đổi line sang TRAM được, và chỉ sử dụng được cho Bus mà thôi.
Ảnh vé xe bus mua trên xe , bạn lưu ý có chữ SANS CORRESPONDANCE
6/ Vé Île-de-France (IDF) point-to-point tickets
Đây là vé dùng để đi từ 1 điểm đến 1 điểm khác, vé Single ticket, sử dụng không phụ thuộc vào bất cứ Zone nào. Giá vé được tính theo quãng đường từ Ga này đến Ga kia.
Sử dụng cho: RER, Metro, và TRAM ở tất cả các Zone.
Mua vé tại các ga Metro, RER và tram.
Giá vé tùy thuộc điểm đi và đến.
Các loại thẻ Pass ở Paris
Một số thẻ Pass cho phép bạn sử dụng không giới hạn các loại phương tiện công cộng ở Paris + giảm giá vé vào cửa các bảo tàng, điểm thăm quan. Đây là một lợi thế nếu bạn đi thăm quan nhiều tại các điểm mất vé vào cửa. Bạn có thể kết hợp đi lại + giảm giá vé vào cửa bằng thẻ Pass. Bên cạnh các ưu điểm tiết kiệm tiền thì cũng có một số nhược điểm.
Nhược điểm: của các loại Pass này là giá khá cao, bạn có thể sẽ không sử dụng hết tính năng giảm giá vé thăm quan (vì nhỡ đâu bạn ốm, mệt, không đi được, hoặc bạn thay đổi lịch trình). Do vậy cần phải xác định và tính toán khá kĩ trước khi mua thẻ Pass.
Ưu điểm: tiết kiệm khá nhiều cho vé vào cửa các điểm thăm quan tại Paris như: bảo tàng Lourve, nhà thờ
Thông tin chi tiết thẻ Paris Pass: https://www.parispass.com/how-it-works/
Một số kinh nghiệm khi đi tàu và bus ở Paris
Luôn quan sát các bảng biển thông báo, điều hướng ở Ga tàu, bến xe. bảng báo ở Metro Paris rất dễ hiểu, dù đôi khi hơi khuất 1 chút. Việc để ý bảng biển báo sẽ giúp bạn tránh đi lạc.
Tính toán lịch trình kĩ trước khi mua vé, sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền và thời gian di chuyển. Phối kết hợp các loại vé (thẻ) như Mobilis, t+ hay Paris visite cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền.
Sử dụng t+ carnet với nhóm đông và những bạn đi lại nhiều hơn 10 lần.
Thẻ t+ chỉ cho phép bạn đổi line giữa các line Metro, và RER (zone 1) với nhau. Hoặc giữ Bus và Tram với nhau + sử dụng đổi line trong phạm vi 1,5 tiếng. Các trường hợp khác là không được chấp nhận đổi line.
Luôn cảnh giác khi đi lại ở những chỗ đông người, như ga tàu, điểm thăm quan. Vấn nạn móc túi là nhức nhối lớn với các du khách khi đi du lịch Châu Âu, đặc biệt là các thành phố lớn như Paris, Rome, và Barcelona.
Vệ sinh công cộng ở Paris và Châu Âu là một điều tồi tệ. Đa số là sẽ mất tiền để được đi vệ sinh, trong khi điều này là hoàn toàn miễn phí ở tất cả các ga tàu ở Châu Á. Hiện ở Paris chỉ có khoảng 400 nhà vệ sinh công cộng. Do vậy sẽ khá khó khăn để tìm thấy nhà vệ sinh công cộng ở Paris nếu như không có bản đồ chỉ dẫn. Thậm chí một số nhà vệ sinh còn hỏng và không sử dụng được…. Để tìm các nhà vệ sinh công cộng ở Paris bạn có thể tham khảo bản đồ này
Biển báo cửa vào Ga Metro ở Paris thường khó nhận biết, và sử dụng nhiều biển báo khác nhau, không đồng nhất. Do vậy bạn sẽ hơi bỡ ngỡ 1 chút khi đi tìm ga Metro.
Từ Paris đi các thành phố lớn ở Châu Âu
Ở trên Toidi đã chỉ dẫn chi tiết các vấn đề đi lại ở trong phạm vi thành phố Paris. Từ Paris đi các thành phố lớn ở Châu Âu & Pháp, bạn cần tới các ga tàu lớn ở Paris. Từ đây sẽ có nhiều chuyến tàu tỏa đi khắp Châu Âu. Có hệ thống tàu đêm, tàu nhanh và tàu chậm. Tất cả các Ga lớn này đều có hệ thống bus, metro, và RER đi qua, do vậy bạn dễ dàng kết nối từ khách sạn nơi mình ở đến các Ga và di chuyển đi khắp Châu Âu.
Các ga tàu lớn ở Paris
Gare du Nord (Ga lớn nhất Paris) dành cho các chuyến tàu đi phía Bắc: được mệnh danh là “Eurostar hub”, Ga du Nord kết nối Paris tới các nước ở phía Bắc như: Netherlands, Belgium, Germany, Switzerland. Kết nối tới sân bay Charles de gaulle qua Metro lines 4 and 5; RER B
Gare Saint-Lazare (ga lớn thứ 2 ở Paris, nằm ở trung tâm Paris), khá gần với Paris Opera và các trung tâm thương mại mua sắm lớn. Ga kết nối tới các tỉnh thành ở Tây Bắc Pháp. Bạn có thể tới ga Saint Lazare bằng line Metro 3, 12, 13, and 14
Gare de l’Est (nằm ngay cạnh Ga Du Nord). Ga này kết nối đi các thành phố ở phía Đông Châu Âu như: Nancy, Strasbourg, Reims, Frankfurt, Munich, Stuttgart, tàu đêm đi Berlin, Hamburg, Munich, Moscow. Để đi tới ga này bạn có thể sử dụng Metro lines 4, 5, and 7; the RER B từ Gare du Nord… Tại đây cũng có Night bus đi sân bay Charles de gaulle.
Gare de Lyon dành cho các chuyến tàu đi phía Đông Nam tới các nước: miền nam Germany, Monaco, Switzerland, Italy, Spain. Để tới ga De lyon bạn có thể đi Metro lines 1 and 14. Kết nối với sân bay Charles de gaulle bằng Le Bus.
Gare d’Austerlitz dành cho các chuyến tàu đi miền Nam nước Pháp như: Lyon, Grenoble, Nimes, Dijon, Toulon, and, of course, Orleans. Di chuyển tới ga này bằng Metro lines 5 và 10
Gare Montparnasse dành cho các chuyến tàu đi phía Tây Nam Pháp và kết nối tới thành phố Tours, và Aquitaine , và đi cả Tây ban Nha.
Đặt vé tàu như thế nào?
Cách 1: bạn có thể đặt online tại trang website của hãng vé tàu, hoặc qua các kênh bán vé online khác. Đặt vé sớm sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền, các hãng tàu thi thoảng cũng có chương trình giảm giá, hoặc ưu đãi thêm cho các gói dịch vụ. Về cơ bản bạn nên đặt vé trước 1 tháng, thường là có visa schengen xong là ta tiến hành book vé này luôn.
Cách 2: mua vé trực tiếp tại nhà ga. Giá sẽ theo giá niêm yết và cao hơn khoảng 30 – 40% so với đặt trước.
Khi mua vé bạn sẽ yêu cầu thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master, v.v.v thanh toán dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên đôi khi website đặt vé có trục trặc giữa chừng và tiền thì cũng bị chuyển đi, như trường hợp mình đặt vé Italo ở Ý bị trừ tiền nhưng không có code vé gửi về. Khi gặp tình huống này bạn đừng lo lắng, mà liên hệ ngay với bộ phận Support của hãng để được hỗ trợ. Nếu họ check banking đúng là lỗi hệ thống và hãng chưa xuất vé, thì cứ khoảng 30 ngày sau bạn sẽ nhận được tiền trả lại qua thẻ.
Một số hãng bán vé online cũng sẽ thu phí khi book vé, 1 số website thì không thu. Việc này cũng dễ hiểu thôi, do đó bạn cứ lựa chọn sao cho phù hợp và tiết kiệm
Các hãng tàu, và tổ chức Train tại Pháp
SNCF : được viết tắt từ Société Nationale des Chemins de fer Français , nghĩa là công ty đường sắt quốc gia Pháp. Đơn vị này điều hành hầu hết các chuyến tàu chạy tại Pháp. Bao gồm cả các tàu RER, và Transilien trains ở Paris cho đến các tàu TER và TGV (tàu nhanh) nối giữa các tỉnh thành ở Pháp, và nhiều chuyến tàu TGV liên vận quốc tế.
Tàu TER liên kết hầu hết các thị trấn của Pháp và các thành phố với tần suất hoạt động cao. Tàu này chạy chậm và dừng ở hầu hết các nhà Ga.
Tàu InterCité (intercity) kết nối các thị trấn chính và các thành phố ngang qua Pháp. Tương tự TER, tàu này cũng chạy chậm, nhưng lại không dừng đỗ nhiều Ga.
Tàu TGV : đây là loại tàu nhanh, với tốc độ khoảng 250 km / h – 300 km/h tùy từng chặng. Tàu TGV trang bị các máy điều hòa không khí, giá để hành lý lớn, ổ cắm điện, và các xe bán hàng di động trên tàu để phục vụ hành khách. Tàu kết nối hầu hết các thành phố lớn ở Pháp và 1 số thành phố ở Châu Âu. tàu TGV không có loại vé Non-reserved (tức là vé nào cũng là loại giữ chỗ ngồi).
Một số chuyến tàu Đêm ở Pháp
Elipsos: Paris – Madrid / Barcelona (Tây Ban Nha)
City Night Line: Paris – Berlin / Munich (Đức)
Tàu đêm Thello giúp kết nối Paris với Milan, Verona và Venice ở Italy
Tàu đêm InterCités de Nuit kết nối Paris đến một vài thành phố ở phía đông, phía tây và phía nam của nước Pháp.
Một số chuyến tàu cao tốc liên vận quốc tế ở Pháp
Eurostar kết nối Paris và Lille đến London (Great Britain) qua đường hầm Channel, và Lille đến Brussels (Bỉ).
Thalys từ Paris đến Amsterdam ( Hà Lan), Brussels (Bỉ), Cologne (Đức).
TGV kết nối Paris đến Luxembourg (Luxembourg), Lille đến Brussels (Bỉ), Paris đếnTurin và Milan (Ý) và Paris đến Figueres (Tây Ban Nha).
TGV Lyria từ Paris đến Geneva và Zurich (Thụy Sĩ).
ICE kết nối Paris tới Frankfurt và Munich (Đức).
Talgo du Jour (Mare Nostrum) từ Montpellier đến Barcelona và Murcia (Tây Ban Nha).
Tàu đêm từ Paris đi Venice – Italy
Cá nhân Andy không di chuyển qua lại nhiều ở Pháp, thực tế Andy ở Paris 3 ngày sau đó di chuyển đi Italy luôn. Như vậy thực tế vẫn chưa có nhiều trải nghiệm về tàu đường dài ở Pháp. Thêm nữa chuyến đi lần đầu xác định tập trung vào Italy & Hy Lạp nên Pháp chỉ coi như 1 điểm dừng chân. Như vậy chuyến đi lần 2 hay lần 3 mình sẽ lại có thêm cơ hội nhiều hơn ở Pháp. Do vậy Andy sẽ chia sẻ 1 số thông tin về nhà Ga de Lyon và chuyến tàu đêm (night train) THELLO từ Paris đi Venice
Để di chuyển từ Paris đi Italy, bạn sẽ có một lựa chọn sau
Tàu TGV từ Paris đi Torino Porta Susa , và tàu Trenitalia từ Torino Porta Susa đi Venice : giá giao động total khoảng 90E – 150E / người, thời gian khoảng 9 – 11 tiếng, 2 chặng. Khá mắc
tàu Thello đi đêm khoảng 35E / người, đi khoảng 14 tiếng
Do vậy Andy đã chọn tàu Thello để tiết kiệm chi phí tiền tàu và chi phí ngủ 1 đêm khách sạn… Một công đôi đường. Đây cũng là kinh nghiệm cho các bạn lên plan đi Châu Âu, nên kết hợp các chặng night train để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra thời gian di chuyển chênh nhau không nhiều, khoảng 3 tiếng thôi nên phương án đi night train chặng Paris – Venice như trên là hợp lý.
Tàu đêm Thello có 2 loại nằm khoang 4 và khoang 6. Bạn nên mua loại khoang 4 ở sẽ tốt hơn, vì khoang 6 khá chật nếu nằm ở giường tầng 2. Thêm nữa nếu cabin nhiều người lạ thì cũng ko tiện lắm. Cabin 4 thì giá sẽ cao hơn cabin 6. Loại tàu này nên mua sớm để được giá tốt.
Tàu Thello có dừng ở ga Milan, và 1 số ga nữa trước khi tới Venice. Tới Milan thì tầm 5h30 sáng là tới rồi, nếu plan của bạn có đi Milan thì stop ở đây.
khi lên tàu, nhân viên sẽ kiểm tra vé, và thu giữ Passport lại để khi qua cửa khẩu sẽ kiểm tra an ninh. Họ giữ passport đến khoảng 6h thì trả lại, bạn cứ lưu ý khi họ trả sẽ gõ cửa cabin.
Các bước mua vé và lên tàu
Sau khi mua vé Online bên hãng xác nhận gửi vé qua email, bạn lưu ý kiểm tra kỹ xem file đính kèm là voucher đổi vé tàu, hay là Vé tàu (dùng trực tiếp).
Đến nhà ga sớm trước 45 phút – 1 tiếng trước giờ tàu chạy (với những bạn đi lần đầu). Vì bạn sẽ không thể hình dung được cũng như ko biết tìm line tàu ở đâu. Thêm nữa các tàu chạy phải gần đến giờ tàu chạy mới biết chính xác line nào để lên tàu.
Như trong hình bạn xem thì có những thông tin như:
Kinh nghiệm Gửi hành lý ở Ga tàu
Việc này cũng không quá quan trọng với các bạn đi Bụi, đoàn nhỏ. Vì các bạn ở hostel hay hotel đều có lễ tân, họ thường giữ đồ cho bạn mỗi khi check out, hoặc check in sớm thì có thể gửi hành lý lại rồi đi chơi. Nhưng với 1 số khách sạn mà không chấp nhận giữ hộ hành lý, thì bạn chỉ có cách gửi hành lý ở Ga tàu, hoặc nhờ dịch vụ gửi hành lý. Do vậy Toidi cũng sẽ chia sẻ về vấn đề này trong bài viết này luôn để các bạn tiện tìm hiểu thông tin.
Ở 1 số khách sạn họ cũng có khu vực giữ hành lý tự động, sử dụng các box theo size giống như ở các nhà Ga. Chi phí cũng rẻ hơn, nhưng bất tiện là phải quay lại lấy hành lý.
Giá gửi hành lý ở ga tàu trong Paris: 5,50€ / size vali bé, 7,50€ / size vali vừa medium , và 9,50€ cho size lớn (large).
Khi gửi hành lý ở 1 số Ga lớn bạn sẽ phải quét hành lý x-ray, giống như quét hành lý ở sân bay. Ở Italy thì dễ dàng hơn, không thấy quét hành lý khi gửi ở ga tàu.
Danh sách địa chỉ các điểm gửi hành lý ở các Ga tàu Paris
Gare du Nord : mở cửa từ 6:15 AM đến 11:15 PM, 7 ngày / tuần. Địa chỉ: Level -1, dưới quầy thông tin ở cổng phía Tây Bắc. Hoặc hỏi thêm nhân viên nhà ga
Gare d’Austerlitz : mở cửa từ 7:00 AM đến 11:30 PM, 7 ngày / tuần.
Gare de l’Est : mở cửa từ 6:00 AM đến 11:45 PM, 7 ngày / tuần. Địa chỉ: Level -1 (Metro level).
Montparnasse : mở cửa từ 7:00 AM đến 11:00 PM, 7 ngày / tuần.
Marne la Vallée Chessy (Disneyland Paris station) : mở cửa từ 7:00 AM đến 10:00 PM, 7 ngày / tuần.
Xe đạp Velib ở Paris
Ở Paris bạn cũng có thể thuê xe đạp 1 cách tự động giống như một số thành phố khác như Seoul, Singapore, Teipei. Dịch vụ thuê xe tự động ở Paris là Velib, cho phép bạn nhận xe ở 1 nơi và trả xe ở 1 nơi khác, xe có sẵn 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần (tất nhiên phải check các trạm xem còn xe không đã).
Vélib’ là tên hệ thống xe đạp thuê tự do của thành phố Paris, được đưa vào sử dụng từ 15 tháng 7 năm 2007. Vélib’ được ghép từ hai chữ vélo và liberté, trong tiếng Pháp có nghĩa xe đạp và tự do. Hệ thống này hiện do tập đoàn JCDecaux quản lý. Từ khi đưa vào hoạt động, Vélib’ có 10.648 chiếc xe đạp đặt tại 750 trạm. Những người khách có thể lấy xe đạp tại mỗi trạm, sau khi sử dụng cất xe ở một trạm khác. Đến cuối năm 2007, hệ thống Vélib’ đã phát triển gấp đôi, với 20.600 xe đạp tại 1.451 trạm.
Cách đi từ SÂN BAY Charles de gaull về Paris
Kinh nghiệm Xin Visa Châu Âu Schengen (chi tiết)
Kinh nghiệm du lịch Paris (Full chi tiết 2023)
Hướng dẫn đi Xe bus đường dài ở Châu Âu (sắp xuất bản ạ)
Kinh nghiệm đi tàu và xe bus ở Ý – Italy Hướng dẫn đi MRT và Bus ở Singapore