Du Lich Campuchia Qua Cua Khau Moc Bai / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Du Lịch Hongkong Qua Cảm Nhận Của Dân Phượt,Du Lich Hongkong Qua Cam Nhan Cua Dan Phuot

QUA CẢM NHẬN CỦA DÂN PHƯỢT

Đặc khu hành chính Hongkong – nơi giao thoa văn hóa giữa Đông và Tây – là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất châu Á. Du lịch Hong Kong không phải nổi tiếng với những kỳ quan tuyệt đẹp và cũng không có nhiều bí ẩn khiến người ta tò mò, nhưng những chuyến đi lại rất đặc biệt, mang lại nhiều kỷ niệm cho du khách bởi con người nơi đây rất biết tạo ra sức hút riêng.

Trải nghiệm tại khách sạn con nhộng ở Hồng Kông

Đặc biệt với một dân phượt như tôi, du lịch phượt HongKong có cái gì đó khác với thường ngày, khi tôi vi vu khắp mọi nơi trên chiếc xe của mình – đó là trải nghiệm mà tôi không biết tả nên thế nào, chỉ biết ngồi đây và viết lại những gì đã trải qua cho các bạn thấy mà thôi

Du khách đến với Hong Kong có thể bị choáng ngợp bởi những công trình đồ sộ do con người xây dựng nên như Disneyland, Sky 100…cùng vowsii nhiều ngôi chùa cổ kính như Đại Nhĩ Sơn và các khu mua sắm, vui chơi giải trí xa hoa vô cùng hấp dẫn như Causeway Bay, Lan Quế Phường…

vùng này từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của mảnh đất này quy định rằng mảnh đất này được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 – 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền.

Vùng nước hẹp tách Đảo Hồng Kông và Bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.

Bờ biển dài và không thẳng của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều vịnh, sông và bãi biển. Dù lãnh thổ này có mật độ cây xây cao và nằm ven biển, ý thức môi trường vẫn tăng lên khi bầu không khí của nơi này được xếp vào hàng một trong những nơi ô nhiễm nhất. Khoảng 80% khói của thành phố xuất phát từ các vùng khác của Đồng bằng châu thổ Châu Giang

Vì vậy các loại hải sản ở Hongkong rất đa dạng. Cá ở Hong Kong rất nhiều nhưng phải ra các đảo xa bờ. Cảm giác ngồi câu cả buổi chiều nhưng chả được con cá nào thật đặc biệt, và khi bạn chuẩn bị khăn gói bỏ về vì nản chí thì người bạn của bạn ngay bên cạnh lại câu được ngay một con cá to thì thật là….

nơi này có một cuộc sống về đêm náo nhiệt ở các quận giải trí – Lan Kwai Fong, Tsim Sha Tsui, Wan Chai…Cuộc sống của giới trẻ Hongkong vốn nổi tiếng xa hoa, hiện đại và mang tính thác loạn.

Dân Hong Kong rất giàu có đến nỗi ở cảng có cả trăm cái du thuyền:

Dăm năm nữa nghỉ hưu nhà em cũng chỉ mong muốn tậu một em thế này để thỉnh thoảng đưa các cụ đi câu cá cho vui:

Năm 1839,việc triều đình Nhà Thanh từ chối nhập khẩu nha phiến đã dẫn đến Chiến tranh Nha phiến giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh. Ban đầu đảo nơi đây bị các lực lượng Anh chiếm vào năm 1841 và đến cuối cuộc chiến chính thức được nhượng cho Anh theo Hiệp ước Nam Kinh. Năm 1898, Nhà Thanh cho Anh thuê các đảo gần đấy và Đảo Lantau với thời hạn 99 năm.

Đỉnh Victoria cho khách tham quan một tầm nhìn ngoạn mục về thành phố này. Thành phố này có một khu đi dạo dọc theo bến nước Tsim Sha Tsui, nơi các đôi uyên ương ưa thích. Các hoạt động mua sắm thường diễn ra về đêm với ví dụ cụ thể là ở Chợ đêm phố Temple nơi người ta cũng có thể xem Kinh kịch miễn phí.

Disney Land rất nổi tiếng:

Địa hình vùng này chủ yếu là đồi và dốc và một số phương pháp giao thông không thông thường đã được sáng chế để dễ dàng di chuyển lên xuống trên các sườn dốc. Ví dụ, tàu điện Peak Tram nối giữa khu Trung tâm và Đỉnh Victoria từ năm 1888 bằng cách men theo sườn núi.

Hệ thống xe điện hoạt động ở các khu vực phía Bắc mảnh đất này và là hệ thống xe điện duy nhất trên thế giới chỉ chạy loại xe buýt hai tầng.

Hồng Kông có một sân bay quốc tế còn hoạt động có tên gọi Sân bay Quốc tế nơi này tọa lạc tại Chek Lap Kok.

Trong khi lưu thông ở Trung Hoa đại lục lái xe bên phải, nơi đây vẫn duy trì luật lệ giao thông riêng của mình với việc lưu thông lái xe bên trái. . Giao thông vùng này có điểm đặc biệt là đi bên trái như ở Anh Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,… mà không đi bên phải như tất cả các tỉnh, thành phố khác ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ẩm thực của thành phố cũng phong phú đa dạng. Ngoài ẩm thực phong phú đa dạng của các vùng miền Trung Quốc ra, đặc biệt là các món hải sản, mảnh đất này cũng có các nhà hàng Nhật Bản, châu Âu, Mĩ, Hàn Quốc và các nước khác. Các món ăn địa phương phục vụ ở các phòng trà và quầy bán đồ ăn cũng phổ biến. Dân Hồng Kông nghiêm túc trong việc ăn uống và nhiều đầu bếp từ khắp nơi đến đây để biểu diễn tài nghệ cho thực khách. Tính ngưỡng tôn giáo của nơi đây có liên hệ với vai trò lúc ban sơ của khu vực này là một làng chài. Thiên Hậu (hay Mụ Tổ), thần bảo hộ những người đi biển, đã được tôn thờ với nhiều đền thờ khắp nơi này trong 300 năm qua. Nhà em sang nơi đây đúng ngày mùng một đầu tháng nên dành cả ngày mùng một để đi lễ chùa, em đến một ngôi chùa lớn nhất vùng này và có bức tượng Phật khổng lồ:

Hồng Thánh, một vị thần bảo hộ những người đi biển khác, cũng được tôn thờ trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, các cư dân Hồng Kông, đặc biệt là những người thuộc thế hế hệ già tuổi hơn, thường viếng các đền chùa Đạo giáo và Phật giáo để cầu xin thần linh ban phước lành, sức khỏe hoặc cầu phát tài. Người ta dâng lễ trái cây hoặc thực phẩm và đốt nhang để cầu khấn.

Du Lịch Vinh,Du Lich Vinh,Cua Lo

Du lịch Vinh

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.

Tiềm Năng Du Lịch Biển Cửa Lò Năm 2014

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.

Địa điểm Du lịch

1 – Công viên Trung tâm :

Nằm tại trung tâm thành phố, có ranh giới thuộc 2 phường Lê Mao và Trường Thi. Diện tích: 41.3 ha, bao gồm các khu vực chính như sau:

Khu Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh nằm tại góc đường Hồ Tùng Mậu và đường Trường Thi. Quảng trường có quy mô lớn, có đường duyệt binh, vườn hoa, lễ đài, là nơi tổ chức các lễ hội, các lễ kỷ niệm trọng đại của nhân dân trong tỉnh.

Khu biểu diễn nghệ thuật: Trên cơ sở một số công trình của Liên đoàn Lao động Nghệ An. Tại đây đã có một số công trình phục vụ biểu diễn, các sân khấu trong nhà, ngoài trời, các sân bãi công trình dịch vụ, bể bơi. Ngoài các công trình trên còn bố trí một số sân khấu ngoài trời tại những nơi thích hợp.

Khu thể thao vui chơi thanh thiếu niên: Bố trí tại vùng đất phía Nam nhà Văn hoá lao động kéo đến đường Trần Phú là nhà thi đấu thể thao có mái che hiện đại và các công trình phục vụ vui chơi, thi đấu thể thao.

Khu dạo chơi, vãn cảnh: là khu vực từ đường Trần Phú, ngã ba khách sạn Phương Đông, chạy dọc theo đường Trường Thi. Tại đây bố trí nhiều tiểu cảnh, nơi ngồi nghỉ, các đường đi dạo, nhiều bồn hoa, cây cảnh.

Khu tạo cảnh rừng nguyên sinh: là khu kết hợp giữa núi sau lưng tượng Bác Hồ và vùng đất kẹp giữa hồ nước, đường Hồ Tùng Mậu và đảo nổi giữa hồ. Tại đây trồng cây theo kiểu rừng nguyên sinh. Chọn một số cây đặc trưng của rừng và trồng theo kiểu tự nhiên, đường và một số chòi nghỉ, chuồng thú, vườn phong lan, tạo nên không khí của rừng núi.

Hồ nước: Nằm giữa công viên, có đảo nhỏ, là nơi tạo cảnh thần tiên như trong truyện cổ tích. Hồ nước tạo mặt thoáng, cảnh quan cho công viên, trong hồ có thể tổ chức một số trò chơi như: chèo thuyền, lướt ván, trò chơi điều khiển từ xa…

2 – Nhà chiếu hình Vũ trụ :

3 – Lâm viên Dũng Quyết :

Với diện tích 15.6 ha, bao gồm toàn bộ khu vực núi Dũng Quyết và vùng đất bằng phẳng của phường Trung Đô, phường Bến Thuỷ. Lâm viên Dũng Quyết có 39 hạng mục công trình. Trong đó có những công trình chủ yếu như sau:

Theo quy hoạch, trên các cao điểm của núi Quyết sẽ xây dựng các công trình như: Đền thờ Quang Trung, tượng Uy minh Vương – Lý Nhật Quang, cáp treo vượt sông Lam… Phía Đông núi có vách đá cao dựng đứng gần 100 m sẽ là nơi tổ chức các cuộc thi thể thao leo núi.

Trong khu vực di tích thành Phượng Hoàng Trung Đô sẽ khôi phục lại một đoạn bờ thành và xây đền thờ Quang Trung. Trên núi Kỳ lân dựng tượng vua Quang Trung trong tư thế của một vị đại nguyên soái đang duyệt hàng vạn hùng binh.

Công viên Nguyễn Tất Thành: Là công viên lớn nằm ở phía Đông Nam thành phố, trên 2 trục đường chính là Phan Đăng Lưu và Trường Thi. Tổng diện tích là 8.3 ha, trong đó diện tích mặt hồ Goong là 5.64 ha, xung quanh hồ được phủ kín hệ thống cây xanh. Trong công viên có cụm tượng đài “Bác Hồ với tuổi trẻ”, nhà truyền thống, bể bơi, các hoạt động nghệ thuật khác…Công viên này được xây dựng từ nguồn đóng góp của thanh thiếu nhi cả nước trao tặng cho quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh.

4 – Vườn hoa Cửa Bắc :

Là vườn hoa nằm ở trung tâm thành phố, hình tam giác, nên còn được gọi là vườn hoa Tam Giác (hay còn gọi là vườn hoa Vòi Phun, vì ở giữa vườn hoa có một vòi phun nước lớn). Vườn hoa này nằm giữa 3 tuyến phố chính là Lê Lợi, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.

5 – Du thuyền Sông Lam :

Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là “lớn”, vừa có hàm nghĩa là “mẹ”, mẹ của những con sông nhỏ đổ về như: Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, sông La…Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non, làng mạc tạo nên cảnh đẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: “Lam Giang”, “Thanh Long Giang”, “Lam Thuỷ”…đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp có một không hai của nó.

6 – Đường ven Sông Lam :

Đường ven Sông Lam cách thành phố không xa, nối giữa cầu Bến Thủy, lâm viên Núi Quyết với Cửa Lò, đi qua rừng bần Hưng Hòa với hệ sinh thái đa dạng gồm nhiều động vật, thực vật quý. Đây là tuyến đường “xanh – sạch – đẹp” của thành phố Vinh và là nơi đi dạo lý tưởng cho nhân dân thành phố và du khách.

Nguồn Wikipedia.

Nghĩa Lộ Yên Bái,Nghia Lo Yen Bai,Du Lich Tay Bac

Nghĩa Lộ – Yên Bái

Nghĩa Lộ là một thị xã phía tây Nam tỉnh Yên Bái, về hữu ngạn (phía tây) sông Hồng. Thị xã bao trùm toàn bộ cánh đồng lớn thứ hai của miền núi tây bắc Việt Nam: cánh đồng Mường Lò. Diện tích: 29,66 km², dân số: 26.000 người (2004). Thị xã gồm 4 phường: Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng và 3 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc.

CÁC ĐIỀU KIỆN & ĐIỀU KHOẢN

Nghĩa Lộ – Yên Bái

Nghĩa Lộ là một thị xã phía tây Nam tỉnh Yên Bái, về hữu ngạn (phía tây) sông Hồng. Thị xã bao trùm toàn bộ cánh đồng lớn thứ hai của miền núi tây bắc Việt Nam: cánh đồng Mường Lò. Diện tích: 29,66 km², dân số: 26.000 người (2004). Thị xã gồm 4 phường: Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng và 3 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc.

Có 12 tộc người cùng sinh sống trên mảnh đất này, nhiều nhất là người Thái và (44%) người Kinh, còn lại là các dân tộc Tày, Mường, Nùng… Đây là vùng khí hậu ôn hoà, địa hình tương đối bằng phẳng, tài nguyên nước có trữ lượng lớn. Tuyến quốc lộ 32 chạy qua Nghĩa Lộ đi Mù Cang Chải lên Lai Châu; từ Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu cũng chỉ 30 km.

Nghĩa Lộ nổi tiếng với hoa ban, gạo Mường Lò, xôi ngũ sắc, thổ cẩm, ngòi Thia và đặc biệt là điệu xòe Thái uyển chuyển. Chợ Văn hóa Mường Lò và mạng lưới thương mại dịch vụ đã làm cho Nghĩa Lộ trở thành trung tâm kinh tế xã hội của các địa phương miền Tây Yên Bái.

Truyền Thuyết

Về phía bắc của lòng chảo Mương Lò thơ mộng, có một dòng suối lớn. Mùa nước lớn lòng suối rộng tới cả trăm mét. Đó là suối Thia. Tiếng địa phương, Thia nghĩa là nước mắt. Dân địa phương kể rằng, từ ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cô gái yêu một chàng trai miền xuôi, khi chàng trai về xuôi không trở lại, cô gái ngồi khóc một mình, khóc mãi, khóc mãi, nước mắt chảy thành dòng suối còn đến nay. Không biết có phải ngẫu nhiên không, cách cầu Thia chừng 50 m về phía nam, trên đường từ Nghĩa Lộ ra suối Thia còn có ngòi Bùa!

Bài hát hay được các cô gái Mường Lò-Nghĩa Lộ hát nhất là bài “Anh có vào Nghĩa Lộ…”, nhạc Trọng Loan phổ thơ Hoàng Hạnh:

Chiều mùa thu, nắng vàng như mật Khi đã nghe đèo Ách, cửa Nhì Khi đã nghe tiếng rừng gió hút Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?

Mường Lò cũng nổi tiếng với đội Xòe ở bản Thanh Lương. Đêm hội xòe, bên cạnh những hũ rượu, dưới ánh trăng rực rỡ, các cô gái Thái trong trang phục dân tộc ngay hội, áo chẽn trắng, hàng khuy bạc trên thắt lưng thổ cẩm xanh lục, váy dài thướt tha, vừa cầm tay các chàng trai nhảy xung quanh đống lửa vừa hát mời

Đêm Mường Lò, trăng lên dần, chiêng trống bập bùng, Vào đây anh, cầm tay em, múa xòe cùng em, xòe cùng em… Đừng để em cô đơn một mình… Còn lời mời rượu thực đằm thắm, khó chối từ

Đừng sợ say, đây đôi tay ngà, chén em dâng đầy và chia tay trong cảnh bịn rịn

Mai xa rồi, trăng Mường Lò, anh mang về theo…

Mường Lò còn nổi tiếng với suối nước nóng, vào buổi tối, khách du lịch và dân địa phương đến tắm như trẩy hội. Khách du lịch thì vào nhà tắm dịch vụ, còn thanh niên nam nữ địa phương thì tắm tự do ngoài trời.

Mường Lò cũng có chè tuyết, hái từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên núi Suối Giàng với độ cao trên 1000m.

Lịch Sử

Thị xã Nghĩa Lộ được thành lập lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 10 năm 1971, trên cơ sở thị trấn Nghĩa Lộ và một số bản của 3 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc của huyện Văn Chấn. Thị xã Nghĩa Lộ khi ấy là tỉnh lỵ tỉnh Nghĩa Lộ. Trước đó ngày 8/3/1967, thị trấn nông trường Nghĩa Lộ được thành lập ở huyện Văn Chấn.

Sau khi phần lớn tỉnh Nghĩa Lộ hợp nhất với tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Hoàng Liên Sơn (năm 1975) thì Nghĩa Lộ trở thành một thị trấn (ngày 4/3/1978) thuộc huyện Văn Chấn. Các tiểu khu IV, V và VI của thị xã nhập vào 3 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc.

Ngày 20 tháng 7 năm 1991, khi tái lập các tỉnh Lào Cai và Yên Bái thì thị trấn Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái.

Ngày 15 tháng 5 năm 1995, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập lần thứ hai với diện tích 8,785 km² và 15.925 người, gồm 4 phường Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng.

Ngày 24/12/2003 thị xã được sáp nhập thêm 3 xã là Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc của huyện Văn Chấn.

Toàn bộ cánh đồng Mường Lò nằm trong bản đò địa lý của thị xã nghĩa Lộ là không đúng.

nguồn Wikipedia.

chương trình.