Khách Sạn Hương Giang Huế

Máy bay và tàu hỏa là phương tiện phổ biến để di chuyển đến Huế.

– Đối với phương tiện di chuyển bằng tàu hỏa

Du khách nên cân nhắc mua vé trước tại trang web của đường sắt Việt Nam, để tránh tình trạng hết vé và có được giá rẻ tiết kiệm.

– Phương tiện phổ biến di chuyển đến khách sạn

Từ sân bay hoặc nhà ga, thuận tiện nhất là sử dụng taxi của các hãng Mai Linh, taxi Thành Công, taxi Hương Giang… để di chuyển đến khách sạn.

– Di chuyển từ sân bay đến khách sạn

Sân bay Phú Bài cách khách sạn 15,4km, tương đương khoảng 28 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 250.000 – 300.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

– Di chuyển từ nhà ga đến khách sạn

Nhà ga Huế cách khách sạn 2,5km, tương đương khoảng 8 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 50.000 – 80.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

2/ Phương tiện di chuyển đến các điểm tham quan

– Kinh thành Huế (Đại nội Kinh thành Huế): Cách khách sạn 2,3km, tương đương khoảng 6 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 50.000 – 80.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Thời gian hoạt động: 08:00 – 17:30

Kinh thành Huế là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

– Lăng Tự Đức: Cách khách sạn 7,9km, tương đương khoảng 18 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 100.000 – 150.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Thời gian hoạt động: 07:00 – 17:30

Lăng Tự Đức là quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất Tự Đức. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.

– Cung An Định: Cách khách sạn 2,2km, tương đương khoảng 7 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 50.000 – 80.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Thời gian hoạt động: 07:00 – 17:00

Cung An Định là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

– Lăng Khải Định: Cách khách sạn 9,5km, tương đương khoảng 20 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 150.000 – 200.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Thời gian hoạt động: 07:00 – 17:30

Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.

– Chùa Thiên Mụ: Cách khách sạn 6,2km, tương đương khoảng 14 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 100.000 – 150.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Giờ mở cửa: 07:00 – 18:00

Chùa Thiên Mụ được xem là ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong thời xưa. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.

– Huyền Không Sơn Thượng: Cách khách sạn 13,6km, tương đương khoảng 31 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 200.000 – 250.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Giờ mở cửa: 07:00 – 18:00

Chùa Huyền Không Sơn Thượng thuộc hệ phái Nam Tông, ít được du khách biết tới bởi vị trí nằm ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là những dãy núi và đồi thông. Được xây dựng năm 1989, sau hàng chục năm, nhờ công xây dựng của các nhà sư và phật tử, từ một vùng đồi hoang sơ, khô cằn, đầy cỏ dại, nơi đây trở thành chốn thiên đường trên hạ giới, với cây rừng bạt ngàn, thiên nhiên trong lành.

– Phá Tam Giang: Cách khách sạn 27,5km, tương đương khoảng 39 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 400.000 – 450.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Phá Tam Giang được biết tới là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và là một trong những điểm du lịch đẹp hấp dẫn bậc nhất ở Huế. Phá Tam Giang mang nét đẹp hoang sơ, vắng lặng, bình yên khiến ai ai cũng phải choáng.

– Xe 4 chỗ: 350.000vnđ/ chiều

– Xe 7 chỗ: 500.000vnđ/ chiều

– Xe 16 chỗ: 550.000vnđ/ chiều

Ngoài ra, khu nghỉ dưỡng không có dịch vụ shuttle bus miễn phí dành cho khách lưu trú.

*** Chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng cập nhật bảng giá chính xác tại thời điểm Quý khách sử dụng dịch vụ.

Du Lịch Huế Khám Phá Resort Và Spa Hương Giang Huế

Cách đây khoảng hơn 15 năm, khi ngành du lịch Huế còn sơ khai, thì Hương Giang to lớn đã ngạo nghễ đứng bên bờ sông Hương thơ mộng.

Bây giờ, so về độ sang trọng, nó không còn đứng hạng nhất như trước kia nữa. Nhưng, những lợi thế khác vẫn còn đó, không mất đi theo thời gian: khuôn viên rộng rãi và địa thế đẹp mà không phải cứ muốn là có.

Lịch sử lâu đời

Trước đây, khách sạn chỉ có tên đơn giản là khách sạn Hương Giang. Tuy nhiên, để theo kịp với thời thế, mấy năm gần đây nó đã đổi tên thành Resort và Spa Hương Giang. Tuy nhiên, lịch sử vẫn ghi dấu đậm nét lên nhiều góc cạnh của khách sạn. Thế nên, nếu như thỉnh thoảng bạn phải nhọc công lắm mới đóng được cái cửa sổ, thì cũng đừng ngạc nhiên.

Khách sạn là một khu đất rất rộng, trải dọc theo bờ sông Hương, ở 51 Lê Lợi, con đường huyết mạch, trái tim của thành phố Huế. Vì đã xây cách đây khá lâu, nên kiến trúc của nó chẳng có gì để nói, vuông vắng kiểu cũ và khuôn viên cũng không quy hoạch nhiều chỗ để trồng nhiều cây xanh. May có dòng sông hương êm đềm kéo lại, khiến view của khách không bị nhạt. Thế nên, dù Resort và Spa HươngGiang Huế đẹp hơn các khách sạn ở phố nhưng lại xấu thua các resort 4 sao khác.

Vào trong, mọi chuyện có khá khẩm hơn. Nội thất đã được tân trang vài lần, vẫn có được sự sang trọng, lịch sự đáng có của một khách sạn 4 sao. Ngoài ra, họ cũng đã nâng cấp nhiều hạng mục khác như nhà hàng, dịch vụ thư giãn…để có thể phục vụ khách tốt hơn.

Đồ mây, giả gỗ có khắp nơi

Rất nhiều đồ mây, gỗ giả mây, đồ gỗ trong mỗi phòng. Từ giường, tủ, bàn ghế, giá để đồ….đều như được làm từ mây tre. Nhìn vô cùng đặc biệt. Một vài phòng suite còn có một cái bình phong bằng tre, mây, gỗ ngăn chỗ ngủ với phòng khách, nhìn rất lạ lẫm.

Và không chỉ trong phòng ngủ, mà ở ngoài nhà hàng Hoa Mai, phòng ăn, sảnh…cũng có rất nhiều đồ đạc làm từ mây hoặc giả mây. Thậm chí, ngay cả khung tranh cũng được làm từ mây. Thế nên, trông chúng hết sức đậm chất Việt Nam.

Khách sạn có 165 phòng ngủ, phân loại từ Executive Suite, Special Deluxe Suite , Junior Suite Deluxe, Family đến Deluxe. Tất cả đều được thiết kế nội thất tỉ mỉ với kiến trúc hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, trang bị đầy đủ với tất cả các tiện nghi hiện đại và đạt tiêu chuẩn từ 4 – 5 sao.

Hệ thống nhà hàng và bar phong phú

Hương Giang có 3 quán bar. Hai quán nằm ở dãy A: Riverside Terrace Bar nằm ngoài trời, dọc sông Hương xinh đẹp, có vẻ giống quán cà phê hơn là bar; cái thứ hai tên Lobby, như tên nó nằm ở hành lang có các loại cocktails thơm ngon. Cái còn lại, Smile tọa lạc ở dãy B, bán thức ăn nhanh, mì, salad, sườn, cocktails.

Resort còn có 4 nhà hàng với nhiều phong cách khác nhau và 2 phòng ăn nhỏ, 5 cái ở dãy A, 1 ở B. Dãy A có Royal chuyên phục vụ các bữa tiệc cung đình; Riverside, nhà hàng chính của khách sạn; Hoa Mai bán đủ loại thức ăn, từ châu Âu, Á đến Việt Nam; hai phòng ăn tên Antigone và Mimosa. Dãy B: Dae Jang Geum chuyên món Hàn.

Các tiện ích khác

Hồ bơi ngoài trời của khách sạn tương đối đẹp, rộng rãi, thuận tiện cho khách tắm táp nghỉ ngơi. Dù nằm phía trước khách sạn, xong không phải ngay trước sảnh chính hoặc gần đường, có đủ sự riêng tư cho khách.

Spa của khách sạn có đủ dịch vụ sauna, massage với các thảo mộc thiên nhiên và các phương pháp truyền thống Việt Nam, Âu Á. Một phòng gym hiện đại miễn phí. Shop lưu niệm và một sòng bài dành cho người nước ngoài. Dịch vụ họp hành chuyên nghiệp.

Theo Linh Đan

***

Du Lịch Hành Hương: Huế

Mô tả CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG LA VANG Huế – La Vang – Huế (2 ngày)

Ngày 01: HUẾ – THÁNH ĐỊA LA VANG

Số bữa ăn: 02 (trưa, tối)

8h00: Xe và HDV đón khách tại thành phố Huế (hoặc sân bay theo yêu cầu).

Xe đưa quý khách tham quan Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam, nhà thờ có kiến trúc to lớn, lâu đời và nổi tiếng nhất ở Huế.

Thăm nhà lưu niệm của Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, là người Công giáo Việt Nam có cấp bậc cao nhất trong giáo hội Công giáo Roma từ trước đến nay và đang được Tòa thánh Vatican mở hồ sơ xem xét phong thánh (nếu được phong thánh, ông là người Việt Nam đầu tiên được phong thánh mà không là thánh tử đạo).

Tham quan Đan Viên Thiên An, đan viện tọa lạc tại đồi Thiên An thơ mộng với rừng thông xanh mát, nơi các tu sĩ thuộc dòng Biển Đức tu tập với châm ngôn: Lao động và Cầu nguyên.

Ăn trưa, nghỉ ngơi

14h00: Xe đón gia đình di chuyển đi Quảng Trị, thăm thành cổ Quảng Trị, Thăm Lăng Tử Đạo giáo xứ Trí Bưu.

19h00: tham dự thánh lễ bổi tối (Nếu có).

Ngày 02: LA VANG – CỐ ĐÔ HUẾ (tour ghép)

Bữa ăn: 2 bữa (Sáng, trưa)

BUỔI SÁNG:

5h00: Tham dự thánh lễ buổi sáng.

6h30: Khởi hành từ La Vang vào Huế tham gia tour du lịch “Cố Đô Huế”

8h30: Xe và HDV đưa quý khách đi tham quan các điểm sau:

TRƯA: Ăn trưa, nghỉ ngơi BUỔI CHIỀU:

Chương trình tiếp tục bằng xe để tham quan các điểm sau:

16h30: Xe đưa quý khách tự trở về khách sạn. Kết thúc chương trình.

Chương trình trên có thể thay đổi tủy vào thời gian đón- tiễn quý khách tại nhà ga, khách sạn, sân bay… tuy nhiên vẫn đảm bảo các điểm tham quan và các dịch vụ nêu trong chương trình. * Giá bao gồm:

Xe vận chuyển theo chương trình, Hướng dẫn viên tiếng Việt theo đoàn.

Các bữa ăn theo chương trình. Lưu trú: Nhà khách Lâm Bích thuộc Dòng mến Thánh Giá Huế tại La Vang.

Vé thăm quan các điểm du lịch có trong chương trình.

Khăn; nước uống trong hành trình

* Giá chưa bao gồm:

Vé xem Biểu Diễn Võ của Võ Kinh Vạn An: 50.000đ/người

Vé máy bay, Chi phí cá nhân,

Hóa đơn VAT (10%).

Tiền tips hướng dẫn viên, lái xe (nếu có).

* Dịch vụ cộng thêm:

Đón / Tiễn sân bay Phú Bài – tp Huế: 250.000đ/lượt xe 4 chỗ; 300.000đ/lượt xe 7 chỗ

(Theo yêu cầu)

Du Lịch Sông Hương Huế

Từ lâu, dòng sông Hương êm ái, trữ trình dường như đã gắn liền với Huế và trở thành một phần không thể thiếu của Huế. Trong nhiều năm gần đây, du lịch trên sông Hương đã trở thành một trong những loại hình du lịch hấp dẫn nhất xứ Huế. Để giúp du khách tìm hiểu thêm về tên gọi sông Hương cũng như du lịch sông Hương, Viet Fun Travel xin gửi đến bài viết “Du lịch Sông Hương Huế – truyền thuyết về một tên gọi”.

Truyền thuyết tên gọi sông Hương

Không biết tự bao giờ, xứ Huế đã nổi tiếng với dòng sông Hương dịu dàng. Sông Hương luôn đứng đầu trong “những địa điểm du lịch Huế được ưa thích“. Và có lẽ vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của xứ Huế là được tạo nên một phần từ sông Hương. Về tên gọi sông Hương, có rất nhiều cách lý giải khác nhau.

Dòng sông Hương uốn mình bên góc chùa Thiên Mụ nổi tiếng

Cách lý giải nổi tiếng nhất về tên gọi sông Hương là truyền thuyết nén hương của Thiên Mụ (người đàn nhà trời) trao cho cho chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Truyền thuyết kể rằng, với ý định muốn tìm một vùng đất vị thế tốt để làm thủ phủ, chúa Nguyễn Hoàng đã xuất hành đi từ Dinh Cát (tỉnh Quảng Trị) vào phía Nam.

Trên đường đi, chúa cho hạ trại nghỉ ngơi cạnh một dòng sông. Bỗng nhiên, một người đàn bà nhà trời hiện ra và trao vào tay chúa Nguyễn Hoàng một nén hương. Bà căn dặn chúa hãy thắp hương và đi xuôi theo dòng sông này, đến khi hương tàn thì dừng lại, nơi đấy chính là vùng đất thiên thu vạn đại của bậc đế vương. Chúa Nguyễn Hoàng tin và làm theo. Cuối cùng khi hương tàn cũng là lúc chúa đến được Phú Xuân.

Chùa Thiên Mụ xứ Huế

Ngoài truyền thuyết trên, trong một số chuyên trang tour du lịch Huế còn đề cập đến hai cách lý giải khác về tên gọi sông Hương. Thứ nhất là tên gọi sông Hương xuất phát từ hương thơm của dòng sông mang lại. Theo đó, xưa kia ở hai bên dòng sông có rất nhiều thạch xương bồ.

Đây là một loại cây cỏ thường mọc hoang ở vùng rừng núi hay xung quanh các tảng đá có nước chảy. Thạch xương bồ được xem là một vị thuốc trường sinh. Điểm đặc biệt của loại cây này là phần rễ, thân, lá đều có mùi thơm rất đặc biệt. Việc thạch xương bồ mọc nhiều ở hai bên bờ sông, khiến nước sông cũng có hương thơm. Đấy là nguyên nhân ra đời của tên sông Hương, nghĩa là sông có mùi hương hay sông thơm.

Thứ hai là lý giải của một số nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời xưa người ta thường có thói quen đặt tên dòng sông theo tên của địa danh mà nó chảy qua.

Trước đây, vùng đất sông Hương chảy qua có tên là huyện Kim Trà nên sông Hương cũng được gọi là sông Kim Trà. Sau đó, huyện đổi tên thành Hương Trà, sông Hương cũng theo đó mà đổi tên thành sông Hương Trà. Tuy nhiên, người dân thường rút gọn tên, gọi tắt là sông Hương. Từ đó, tên sông Hương ra đời.

Sông Hương mang một vẻ đẹp nên thơ, hiền hòa

Nằm ở phía Nam của Đại Nội Kinh Thành Huế, dòng sông Hương dường như cũng là một nơi ghi dấu bao sự chuyển biến thăng trầm của vùng đất Cố đô Huế cùng triều đại nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Vì thế, du lịch trên sông Hương sẽ mang đến cho du khách nhiều cảm giác rất lạ, vừa tươi vui, háo hức, lại có đôi chút ưu tư, trầm mặc.

Tại Huế hiện nay có cung cấp dịch vụ thuyền rồng đưa khách du lịch du ngoạn sông Hương cũng như đến thăm một số địa điểm nổi tiếng nằm ở đôi bờ sông Hương như Chùa Thiên Mụ, Khu làng chài, Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng (nằm trên một nhánh rẽ của sông Hương)… Giá thuê thuyền dao động từ 200.000VND đến 900.000VND tùy theo lộ trình và chọn loại thuyền đơn hay thuyền đôi.

Ngoài thưởng ngoạn cảnh sắc thơ mộng trên dòng sông Hương, du lịch sông Hương còn nổi tiếng với một dịch vụ khác là ca Huế trên sông Hương. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật vô cùng độc đáo và lâu đời của vùng đất Cố đô Huế. Ngồi tựa mạn thuyền rồng khẽ bồng bềnh, nhấp nhô trên sông Hương, lắng nghe các làn điệu ca Huế ngọt ngào, sâu lắng chắc chắc sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với những du khách khi đến với Huế, với sông Hương.

“Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về núi Ngự

Ai về là về sông Hương

Nước sông Hương còn vương chưa cạn

Chim núi Ngự tìm bạn bay về

Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về. “

Bài viết “Du lịch Sông Hương Huế – truyền thuyết về một tên gọi” xin mượn một vài câu hát nổi tiếng về sông Hương núi Ngự trong tác phẩm nổi tiếng “Ai ra xứ Huế” của nhạc sĩ Duy Khánh thay cho lời kết thúc. Chúc du khách có một chuyến du lịch đến với Huế mộng mơ đầy thú vị.

Du Lịch Sông Hương Ở Huế

Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng, đồi cây mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới.

chia sẻ thông tin về danh lam thắng cảnh ở Huế nổi tiếng này.

Vị trí: Dòng sông thơ mộng chảy qua Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đặc điểm: Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng, đồi cây mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới

Sông Hương nổi tiếng với vẻ đẹp hiền hòa đầy thơ mộng có hai ngọn nguồn. Nguồn tả trạch xuất phát từ dãy núi Trường Sơn chảy về hướng tây bắc qua 55 ngọn thác hùng vĩ, rồi từ từ chảy qua ngã ba Bằng Lãng; nguồn Hữu Trạch ngắn hơn sau khi vượt 14 ngọn thác hiểm trở và qua bến đò Tuần thì đến ngã ba Bằng Lãng hợp dòng với Tả Trạch thành sông Hương thơ mộng. Sông Hương ở Huế dài 30km nếu chỉ kể từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An, độ dốc của dòng nước so với mãt biển không chênh lệch nhiều nên nước sông chảy chậm.

Đi du lịch sông Hương du khách sẽ được trải nghiệm những ngày du lịch đầy ý nghĩa bên gia đình của mình. Sông Hương cuốn hút bởi vẻ đệp mộng mơ đầy quyến rũ. Như một dải lụa hiền hòa miên man chảy rồi như một người dẫn đường xuôi dòng nước đưa chúng ta đến miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt, ngược lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông chùa văng vẳng, rồi đột ngột rẽ vào sông Bạch Yến tới bến Huyền Không để phiêu diêu cùng với gió mây, với thế giới của hoa thơm trái ngọt và thiền giữa một không gian cổ kính.

Theo, Sông Hương đẹp từ nguồn uốn lượn quanh co giữa núi rừng, đồi cây mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới ở vùng đất Huế mộng mơ. Dòng sông Hương chầm chậm lướt qua các làng mạc xanh tươi, rợp bóng cây của Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Đông Ba, Gia Hộỉ, Chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, quyện theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế.

Du khách điđến với xứ Huế mộng mở cùng thưởng ngoạn vẻ đẹp của dòng sông Hương xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi nguợc, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. Đi chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương Giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách đến với Huế.

Danh lam thắng cảnh ở Huế này mang đến cho du khách những cảm nhận rất riêng về miền đất Huế đầy chất thơ trầm lắng, cái trong sáng hài hoà toả ra từ vừng đất có chiều sâu văn hiến.