Du Lich Ky Thu Tap 13 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Kỳ Sơn Hòa Bình,Ky Son Hoa Binh, Du Lich Tay Bac

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Du Lịch Tây Bắc Thưởng Thức Những Món Ăn Ngon

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Địa lý

Huyện Kỳ Sơn rộng 210,76 km2, nằm ở vị trí 22o07′ – 26o00′ vĩ bắc, 105o48′ – 106o25′ kinh đông. Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Đông giáp huyện Lương Sơn, đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc và Đông Bắc Kỳ Sơn giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp các huyện của tỉnh Phú Thọ, kể từ bắc xuống nam là: Thanh Thủy (góc Tây Bắc), Thanh Sơn (mặt Tây Tây Bắc).

Kỳ Sơn là một huyện miền núi, nằm bên bờ hữu ngạn sông Đà, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, ở về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình. Nửa phía bắc huyện là phần Nam của dãy núi Ba Vì, trên đó có một phần của vườn quốc gia Ba Vì. Điểm cực tây bắc của huyện, nằm trên bờ sông Đà, thuộc xã Hợp Thịnh, là ngã ba ranh giới của huyện (và của cả tỉnh) với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Sông Đà ở đây, chảy ngược từ Nam lên Bắc tạo thành ranh giới tự nhiên phía Tây của huyện với tỉnh Phú Thọ và một phần với thành phố Hòa Bình.

Huyện Kỳ Sơn có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao nhưng độ dốc lớn, từ 30 – 40o, theo hướng thấp dần từ đông nam đến tây bắc, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 – 300 m,.

Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,8oC- 24,7oC, nhiệt độ cao nhất là 40 °C, nhiệt độ thấp nhất là 20 °C, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.200 mm. Các ngọn núi cao có khí hậu mát mẻ, mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.

Vùng đất Kỳ Sơn có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng năm 1974, Kỳ Sơn có hai nhóm đất chính: đất đồi núi chiếm 78%, đất ruộng chiếm 22%. Ngoài ra còn các loại đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi.

Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 20 km sông Đà chảy qua thị trấn Kỳ Sơn và các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Trước kia, do quá trình điều tiết dòng chảy, sông Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị xói lở mạnh. Đập nhà máy thủy điện Hòa Bình hoàn thành đã chủ động được trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán.

Thảm rừng Kỳ Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều loài gỗ quý như lim, lát… các loại cây dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, ngũ gia bì,… và nhiều loại lâm sản như măng, mộc nhĩ, nấm hương… Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con người đã làm cho diện tích và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm trọng, cần phát huy phong trào trồng mới, bảo vệ rừng.

Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.

Du lịch

Địa hình Kỳ Sơn núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, Sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư du lịch cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý tự nhiên lại kề cận Thủ đô, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và có văn hóa cộng đồng đa dạng, Kỳ Sơn có tiềm năng du lịch lớn. Trong đó, Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, tổ hợp “Kỳ Sơn xanh”, cùng với Sân gôn Phượng Hoàng… là ưu thế của Kỳ Sơn, tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, câu cá hồ, suối, đi bộ, đi xe thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên, phục vụ các kỳ nghỉ cuối tuần:

Khu biệt thự sinh thái Melody Suối Bùi, tọa lạc tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn là một quần thể sinh thái, biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng – Một sản phẩm nghỉ dưỡng được Tập đoàn Đất nhà vườn – INT Group đầu tư công phu với khái niệm mới lấy thiên nhiên là trung tâm, con người là một bộ phận không thể tách rời. Vị trí địa lý thuận lợi, INT đã tạo ra một tuyệt phẩm thiên nhiên với Khu biệt thự nghỉ dưỡng tựa núi Melody và Khu biệt thử nghỉ dưỡng nhìn ra bờ suối Melody. Ngoài ra, INT còn xây dựng hệ thống sân tennis đất nện, bể bơi, nhà hàng, phòng nghỉ khép kín và khách sạn phục vụ cho nhu cầu vui chơi của khách du lịch. Một nhà văn nổi tiếng khi bước chân tới nơi này đã nhận xét như sau: “Gió núi, thảm cỏ, rừng cây yên bình trong ánh trăng dịu dàng e ấp. Du khách chân trần, chăn mỏng thưởng thức tiệc vườn với đèn nến, cây rừng, giữa thiên nhiên bao la… Vợ hiền, con thơ, người thân, bạn quý… chuyện trò lan man bất tận trong khúc biến tấu êm đềm của tự nhiên, đưa con người trở về tắm mình trong dòng sông hồi ức – Một thời trẻ trung, một thời trong sáng, một thời thơ ngây…”

Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km về phía Tây Nam trên trục đường Quốc lộ 6, nằm ở dãy núi Viên Nam với diện tích hơn 350ha trong quần thể hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng và phong phú. Nơi đây có dòng suối Anh nước trong xanh mát lành, dọc theo con suối có 4 thác nước từ độ cao vài chục mét đến hàng trăm mét đổ xuống ào ào tung bọt trắng xóa. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, huyện Kỳ Sơn còn nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)…

Chính quyền huyện Kỳ Sơn cũng đang triển khai việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường, xây dựng làng, bản văn hóa gắn với nông thôn mới. Hiện, 9/10 xã, thị trấn có đội cồng chiêng với 18 đội được tổ chức thường xuyên tham gia biểu diễn trong các dịp lễ tết, đón khách đặc biệt. Có nhiều gia đình, mọi thành viên đều biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca Mường. Có nhiều xóm, bản nếu được đầu tư về hạ tầng cơ sở và tổ chức dịch vụ du lịch tốt, có thể tổ chức du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.

Kinh tế

Theo ông Đinh Đăng Điện- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn: “Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 12,4%, trong đó: Nông – lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp – xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới”.

Giao thông

Đường bộ có quốc lộ 6 chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ huyện Lương Sơn, cắt ngang huyện, qua thị trấn Kỳ Sơn, rồi men theo bờ sông Đà sang thành phố Hòa Bình.

Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6 có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai thuộc địa phận xã Mông Hóa.

Tháng 3 năm 2010, Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 9.940 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau 36 tháng sẽ cắt địa bàn huyện qua các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Dân Hạ, Mông Hóa và thị trấn Kỳ Sơn.

Tháng 4 năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 (QL) đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

Tháng 4 năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức BOT. Dự kiến, việc nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 6 sẽ được khởi công từ tháng 5/2014; hoàn thành và thu phí từ năm 2015. Đường Hòa Lạc – Hòa Bình dự kiến khởi công từ đầu năm 2015; hoàn thành và bắt đầu thu phí từ năm 2017.

Nguồn Wikipedia.

Ký Sự Du Lịch Bắc Việt Thượng Lào (Phần 2),Ky Su Du Lich Bac Viet Thuong Lao Phan 2

KÝ SỰ DU LỊCH BẮC VIỆT – THƯỢNG LÀO (PHẦN 2)

Tiếp những ngày phiêu lưu, trải nghiệm cuộc sống đích thực (theo ý kiến của nhiều người), chúng tôi sang đến đất Thượng Lào, chinh phục du lịch Lào kiểu phượt để ghi lại những gì mà không phải ai cũng có thể được trải nghiệm…

Tổng Quan Du Lịch Đất nước Lào

Tiếp những ngày phiêu lưu, trải nghiệm cuộc sống đích thực (theo ý kiến của nhiều người), chúng tôi sang đến đất Thượng Lào, chinh phục du lịch Lào kiểu phượt để ghi lại những gì mà không phải ai cũng có thể được trải nghiệm…

Ngày 4: Muang May – Muang Khua – Sông Nam Ou – Luang Prabang

Xác định hôm nay sẽ là một ngày dài vì điểm đến tiếp theo sẽ là Luang Prabang, khoảng cách bằng đường bộ cũng hơn 300km, nhóm tôi xuất phát sớm.

Thị trấn Muang May trong sương sớm.

Nhóm tôi đang ở khu vực Thượng Lào, là vùng hoàn toàn đồi núi nên đường đi hoàn toàn là đèo dốc. Hôm nay trời đẹp, nắng nhẹ, tuy vậy tới gần 10h sáng mà mây vẫn còn lững thững trên đường đi, có những đoạn bọn tôi chạy hẳn trong mây, cảm giác lành lạnh và thích thú.

Hơn 10h, đã đến Muang Khua, bên kia sông là bến đò. Có một chiếc phà tư nhân thô sơ nhưng đang phải sửa chữa. Chờ một lát phà sửa xong, bọn tôi cũng qua được bờ bên kia.

Ghé văn phòng thông tin du lịch hỏi thăm, hỏi đường đi tiếp mới biết ngoài đường bộ còn có thể đi bằng đường sông. Đi đường sông sẽ theo dòng sông Nam Ou đến Nong Khiaw rồi tiếp tục chạy xe bằng đường bộ khoảng 130km tới trung tâm Luang Prabang. Dòng Nam Ou là một trong hai dòng sông quan trọng nhất của Lào, thực ra nó là một nhánh của của dòng Mekong, hợp lưu tại Pak Ou thuộc tỉnh Luang Prabang. Nếu chọn đường sông, sẽ bớt được một đoạn hơn trăm cây số, nhưng chi phí khá chát cho cả nguời và xe vì phải thuê cả chuyến xuồng của người dân. Cả nhóm hội ý, quyết định là ‘ăn chơi không sợ mưa rơi’, một quyết định sáng suốt và đúng đắn nhất trong chuyến đi. Khiêng xe lên xuồng, cột ràng cẩn thận, người lên sau, cả nhóm tôi vừa vặn cho một chiếc xuồng bằng sắt cỡ bằng chiếc vỏ lãi lớn. Mua ít đồ ăn gồm xôi và đồ nướng lặt vặt, món ăn rất phổ biến của người Lào để ăn trưa trên xuồng.

Lên đường thôi, vui quá là vui!

Dọc hai bờ sông có rải rác vài bến nước và dân cư sinh sống. Đời sống người dân vùng sâu có lẽ còn nghèo và còn rất nhiều thiếu thốn.

Nhưng niềm vui thì luôn hiện hữu! Mấy em nhỏ đang chơi trò vui lắm!

Dọc dòng sông cảnh vật có những đoạn cực đẹp. Ngồi trên xuồng mát mẻ, bữa trưa ăn bốc ngon lành, cảnh vật đẹp, bạn bè tán dóc huyên thuyên,… ôi, vui quá là vui! Khi đến gần đoạn sông giữa khe núi bác lái xuồng tốt bụng giở mái che xuồng ra, bập bẹ một vài tiếng Việt pha tiếng Anh chỉ chỉ và bảo bọn tôi “Làm photo, làm photo!”

Dòng sông đỏ quạch phù sa giữa núi non hùng vỹ!

Chạy được hơn 2 tiếng đồng hồ, bác lái xuồng ghé ngang một bản làng du lịch bên sông để bọn tôi mua ít trà đá bọt. Bác lái xuồng bảo làng này là Muang Ngoy cũ, chỉ có thể đến đây bằng đi bộ hoặc ghe xuồng.

Một nhà nghỉ trong bản.

Đành phải thuê người dân khiêng lên giúp, còn không nếu tự khiêng có lẽ bọn tôi phải nghỉ đêm ở đây luôn.

Tiếp tục hành trình bằng xe máy về Luang Prabang, đường đi ít núi đồi hơn và nhóm tôi đi qua rất nhiều bản làng địa phương. Lâu lâu lại ngang qua một khu dân cư, dân địa phương này bán những sản vật địa phương rất đặc trưng.

Có lẽ là sâu chít, rất rất nhiều, tính hàng bao tải.

Nhộng ong, lúc nhúc ong non, to hơn ngón tay người lớn, có cả vài chú mới thành ong.

Dúi, cả lồng, con này làm đồ nhậu bắt lắm, lúc xưa tôi hay ăn lắm!

7h30, đã có mặt tại trung tâm Luang Prabang. Lòng vòng tìm nhà nghỉ, rửa mặt mát mẻ đi kiếm cái gì ăn tối cũng gần 8h30.

Bữa tối của tôi ngày đầu tại Luang Pragbang.

Ngày 5: Thăm thú Luang Prabang

Luang Prabang, cố đô và một trung tâm Phật giáo của đất nuớc Lào với rất nhiều chùa chiền. Luang Prabang được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995. Luang Prabang nổi tiếng với nhiều nét độc đáo về lịch sử, văn hóa, thắng cảnh như Bảo tàng cung điện hoàng gia, động Pak Ou, thác Kuang Si, đỉnh Phousi… và rất nhiều ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Nơi đây cũng còn nhiều khu phố cổ rất xinh xắn, dễ thương. Luang Prabang đuợc đánh giá là khu thị tứ cổ được bảo tồn tốt và còn gìn giữ được những dấu ấn lịch sử tốt nhất Đông Nam Á hiện nay. Theo chương trình, nhóm tôi lưu lại đây một ngày để dành thời gian thăm thú.

Buổi sáng tôi tranh thủ thức dậy sớm để biết được một nét văn hóa độc đáo của tỉnh lỵ này.

Các nhà sư đi khất thực từ sáng sớm, có lẽ bắt đầu từ 5h15 sáng thì phải.

Toàn cảnh thác chính Kuang Si.

Các chú gấu nằm tắm nắng có vẻ sung sướng lắm! Vì khu thác nằm giữa khu rừng nguyên sinh nên nơi đây người có hẳn một khu dành cho bảo tồn loài gấu.

Bên dưới thác chính có bãi tắm, bạn đồng hành rủ rê dù tôi đã ra lại ngoài cổng vào. Mua ít đồ ăn, trà đá bọt, quay lại, cũng có người đang tắm, nhìn thấy nước xanh và sạch quá, tôi chơi luôn trò này.

Đã ơi là đã luôn! Dzui quá chừng!

Quay lại trung tâm, nhóm tôi dành thời gian chùa chiền và phố xá. Quả thực, Luang Prabang là một trung tâm Phật giáo của đất Lào, chùa chiền rất nhiều và rất nhiều với giá trị văn hóa, lịch sử cũng như kiến trúc nghệ thuật đặc biệt.

Ngôi chùa quan trọng nhất và nổi tiếng nhất, chùa Wat Xieng Thong.

Một ngôi chùa khác, quên tên, mới hơn và sáng sủa hơn.

Chùa Wat Visounnarath, chùa cổ nhất Luang Prabang, đối diện nhà nghỉ nơi tôi lưu trú.

Chạy lòng vòng tiếp thăm phố xá. Một khu phố của Luang Prabang, đường Sakkarin.

Một khu phố khác, rất dễ thương!

Nói về làm du lịch, theo thiển ý của cá nhân, nguời Lào quả rất thân thiện, hiền lành, có lẽ vì đa số ảnh hưởng bởi đời sống, triết lý nhà Phật chăng? Cách họ tổ chức nhẹ nhàng, thống nhất, không xô bồ và tất nhiên lúc nào cũng tràn đầy sự thân thiện. Tôi chẳng biết được nhưng có lẽ người Việt mình phải học người Lào ở điểm này.

Đến xế chiều, nhóm tôi lên chùa Phousi nằm trên đỉnh Phousi để ngắm hoàng hôn trên dòng Nam Ou, một địa điểm không nên bỏ qua khi đến Luang Prabang.

Toàn cảnh phố xá Luang Prabang nhìn từ đỉnh Phousi.

Hoàng hôn trên dòng Nam Ou nhìn từ đỉnh Phousi.

Buổi tối thong thả, sau bữa tối, kiếm chỗ ngồi chơi. Một quán ăn bên bờ Nam Ou với trà đá bọt, thật dễ chịu và sảng khoái!

Ngày 6: Luang Prabang – Phou Khoun – Xieng Khouang

Rời Luang Pranbang, nhóm tôi lên đường đi Xieng Khouang, một tỉnh lỵ cũng nằm khu vực Thượng Lào (Bắc Lào). Quãng đường hôm nay không hề ngắn, tầm khoảng 250km, nhóm tôi xuất phát sớm hơn một chút.

Chạy khoảng hai chục cây số, gặp mấy chú công an giao thông Lào, mấy chú kêu lại hỏi thăm. Trình giấy tờ đầy đủ, mấy chú vui vẻ cho đi. Ấn tượng tốt với mấy chú cho đến lúc này. Phần vì mệt bữa hôm trước, phần vì trời nắng, bọn tôi ghé quán bên đường nghỉ chân khá lâu, tới quá trưa, cũng đã đến được ngã ba Phou Khoun rẽ lên Xieng Khouang, dừng ghé ăn trưa.

Hơn 2h30 chiều mới tiếp tục hành trình, đường lên Xieng Khouang cũng giống như chỗ khác, đồi núi và đồi núi. Đường đi khá đẹp và bắt đầu ít đèo dốc hơn.

Một số đoạn rất đẹp, hoa sao nhái mọc dại thành như rừng!

Chạy đến xế chiều, cảnh vật đã đổi khác, buớc chân vô Xieng Khouang, cảnh vật và không khí giông giống như vùng cao nguyên Bảo Lộc hay Đà Lạt, Việt Nam. Thủ phủ của Xieng Khouang là Phonsavan. Phosavan theo tiếng Lào có nghĩ là ‘khu đồi địa đàng’, quả là chính xác, những đồi cỏ ở đây rất đẹp, xanh pha vàng nhạt trải dài mấp mô, uốn lượn, nhìn không chán mắt. Bọn tôi may mắn được một buổi chiều chạy xe ngắm cảnh với thời tiết và cảnh vật không thể mong đợi gì hơn.

Nắng chiều trên đồng cỏ tự nhiên, cực đẹp!

Hoàng hôn đẹp mê hồn! Nhớ không nhầm thì đây là bản Nong Pang, gần Phonsavan.

13 Resort Đẹp (4

Nếu bạn có tiền, cứ chọn 1 trong 13 cái resort Phú Quốc sau đây, bảo đảm mê li, chill không muốn về nữa đâu, hehe

Review kinh nghiệm chọn những resort đẹp nhất Phú Quốc:

Như đã hướng dẫn, nếu đi du lịch Phú Quốc, mọi người nên ở resort cho sướng. Nhưng resort Phú Quốc nào đẹp nhất, sang trọng và chất lượng nhất, có view siêu “chill” max ảo… là câu hỏi của những người có nhiều tiền và muốn có 1-2 đêm thực sự relax để đời khi đặt chân đến đảo Phú Quốc.

Kinh nghiệm chọn (đặt) resort đẹp ở Phú Quốc

Để thuê được 1 resort đẹp ở Phú Quốc và có giá cả dễ chịu, trước tiên, theo kinh nghiệm đã đi Phú Quốc nhiều lần của mình thì bạn cần lưu ý một số chi tiết quan trọng sau:

Còn nếu muốn rẻ + thực sự tiết kiệm cho cả chuyến đi, chỉ muốn tìm loại phòng có giá chỉ 400-500K đến 1,5 triệu đồng/đêm thì ở Phú Quốc cũng có. Nhưng tiền nào thì sẽ của đó. Ví dụ như cái resort này chẳng hạn (mặc dù không nằm giáp biển nhưng giá rẻ nên mình đã đặt với giá chỉ có 200K (được khuyến mãi do tích điểm trên agoda, hehe): Review Camellia Resort ở bãi Ông Lang – Cửa Cạn (Phú Quốc), thật khó tin!).

Theo kinh nghiệm của mình thì với giá phòng là 2,5 triệu đồng trở lên là bạn đã book được những resort cực đẹp ở Phú Quốc hiện nay rồi.

2. Thứ hai là cái resort bạn chọn nó có nằm gần biển không? Vâng, gần biển thì thường rất đẹp, được đầu tư kỹ và giá phòng ở mức cao.

Lưu hoặc chia sẻ

Tweet

Đang có 426.079 người đọc review này

Review 13 Ngày Trekking Everest Base Camp

Toàn cảnh sân bay Tenzing- Hillary(một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới)

Ngày 1: LUKLA – MONJO (13km)Làm cái Permit 2000rs ở ngay đầu Lukla để được trek tự do đến EBC(thầm nghĩ vậy)Đường trek khá rộng và dễ, kiểu hiking thôi. Ở đây họ trồng nhiều rau và nuôi gia cầm. Trong đầu nghĩ đúng như lời người đi trước:”trek bên này cơ bản nhàn” =))Đâu đó giữa Lukla và Phakding có một điểm Check Point, bạn phải khai báo điểm đi và dự kiến ngày về. Ngay ngày đầu vì cơ duyên trong wc tôi đã quen được một guide người Sherpa tên Dendi, Dendi dẫn Rose(một cô gái Úc) leo Island peak. 3 người nói với nhau rất nhiều, dù tôi chẳng hiểu hết họ nói gì và họ chắc cũng vậy nhưng cười thì nhiều =))Lịch trình bình thường sẽ nghỉ ở Phakding nhưng vì vướng vào cơ duyên nên tôi đi lên tới Monjo luôn và ngủ ở đây. Giá phòng khá rẻ 300rs/1n. Vẫn như ở VN chăn ấm đệm êm ngủ phát tới sáng ^_^

Điểm bán Permit Everest Base Camp (2000rs)

Ngày 2: MONJO – NAMCHE (5km)Không xem được review tiếng anh nên tôi chỉ đọc mấy review của người Việt và phát hiện ra các ổng đi toàn được guide lo, nên không ai nhắc là còn phải mua vé vào vườn quốc gia Sagarmatha ở ngay đầu Namche. Xì xồ với nhân viên bán vé một lúc và thêm 3000rs ra đi nữa, thằng bé vẫn ấm ức hỏi “Liệu còn phải mua vé nữa không, đây là lần cuối chứ”. Nhận thêm được chữ OK mới thấy an lòng hơn tý.Đường từ Monjo tới Namche dốc, dốc suốt 5km luôn, nhưng không phải đứng như Việt Nam. Đường xuyên qua rừng thông rất đẹp, lúc này mới muốn có mẫu để chụp. Những cây cầu treo đầy cờ và khăn gió thổi bay rất đẹp mắt. Họ treo khăn ở đây để cầu nguyện cho những điều họ muốn, tôi không treo khăn nhưng vẫn cứ cầu nguyện vài điều thầm kín cho bản thân, gia đình, bạn bè và tất nhiên cả người yêu :3Gần tới Namche check point phát nữa để lỡ có không về họ còn biết.

Điểm mua vé Sagarmatha (3000rs)

Đường tới Namche

Bảo tháp Namche Stupa ở thủ phủ của người Sherpa

Cầu Hillary(2 cây câu song song)

Ngày 4: NAMCHE – TYANGBOCHE (~9km)Hôm nay không gọi rice mà tôi đổi sang ăn khoai tây xào mix gì đó, hix nuốt không trôi luôn, lại gọi thêm một rice chicken nốc tiếp. Khi trek tốt nhất bạn nên ăn nhiều món có tinh bột như khoai tây, nó có nhiều carbohydrate giúp cơ thể chịu đói được lâu hơn. Những ngày sau toàn ăn 2 trứng ốp và khoai tây xào với rau củ và không mix thêm gì, khá dễ ăn(2 trứng ốp 300rs, khoai tây xào 450-550 rs)No bụng tôi lếch thếch với hai balo tiếp tục lết đến Tyangboche. Con đường vắt vẻo lưng chừng núi, chạy giữa rừng lá kim và những ngọn ~6k phủ tuyết trắng phớ. Phê. Có ống góc rộng và đồ đẹp là sống ảo thoải mái luôn.Đường 6 7km đầu khá bằng phẳng, dốc nhẹ dễ đi. Đi tầm 5km bạn sẽ thấy 1 ngã 3, một cái rẽ đi Gokyo, cái còn lại đi EBC. Cũng sẽ chẳng có gì ngoài việc ngắm cảnh và chill nếu như không gặp phải đoàn Oman, khi còn cách Tyangboche ~3km. Vẫn như kiểu ở VN 1 thằng phải đi cố theo nhịp đi của đoàn và tạch. Mặt hắn tái dại, môi thâm xì nằm vật ra đường không đi nổi dù không còn phải vác gì ngoài chai nước. Đoàn thì té trước để lại guide và 1 đồng bọn. Đi qua được 15’ máu chó của 1 thằng guide nổi lên, mình quay lại cầm tay hắn và nói follow me. Éo biết hắn nói gì nhưng cứ lôi hắn dậy và đi, kệ hắn lắc đầu như đang phê thuốc. Đi 10 bước lại cho nghỉ kèm câu “no shjtdown”, rồi biểu diễn hít thở sâu như vận khí đan điền ra dấu hắn làm theo. Nghĩ cũng buồn cười hơn 1 tiếng làm mấy cái hành động như vậy vì đéo hiểu nhau nói gì thì hắn hồi, rồi hắn đi đều làm mình và bạn hắn cũng đéo theo kịp. Cay.Đến Tyangboche khá muộn và không kịp chụp hoàng hôn phản chiếu trên các đỉnh núi. Ở đây là điểm để chụp hoàng hôn ngược(cách gọi riêng của mình) xung quanh tối om chỉ còn màu đỏ trên đỉnh các ngọn núi cao, rất đẹp.Tyangboche còn có ngôi chùa lớn nhất vùng. Bạn có thể vào trong nghe các sư đọc kinh rầm rì cả ngày.Ở Teahouse tôi gặp lại Rose, Dendi, quen thêm được Max, Paul, Sunny, Smit vài thành phần solo như mình. Max với khả năng vượt trội cả nhóm vì đếm được từ 1-10 bằng tiếng Việt(do đã đi xuyên Việt bằng honda win)Ngay đầu đoạn dốc để leo lên Tyangboche có một điểm Check Point, điểm này có một cái hay là Free Wifi. Đó là một điều rất hiếm khi bạn đi trek ở Nepal. Cũng tranh thủ nhắn nhủ cho facebook :3

 Đường tới Tyangboche

Hoàng hôn bị mắc trên các đỉnh núi

Ngày 5: TYANGBOCHE – DINGBOCHE  (11km)Tối thì cả bọn ngồi với nhau, nhưng đến sáng là mạnh thằng nào thằng ấy đi. Đường từ Tyangboche tới Dingboche chỉ dốc nhẹ, đoạn đầu vẫn nhiều thông và đỗ quyên như những ngày trước. Khung cảnh trọc lóc toàn đá và cây bụi là phần đường gần đến Dingboche. Đầu Dingboche bạn sẽ gặp một bảo tháp của người Sherpa, báo hiệu là được nghỉ ngơi rồi.Ở đây trên gmap sẽ hiện thị là đường cụt, không lên được Lobuche. Nhưng thực tế là từ Dingboche bạn sẽ đi được Lobuche, đi được EBC Three Pass. Bạn hãy chọn Teahouse Grand Himalaya. Vì ở đây bạn có thể ngắm “hoàng hôn ngược” mà không bị chắn bởi dãy nhà nào.

Thị trấn Dingboche

Đường Dingboche – Lobuche

Ngày 8: LOBUCHE – GORAKSHEP (4,5km)Mở mắt thấy nhẹ đầu hơn tý, cơ bản là vẫn sống. Ngó ra ngoài cửa sổ thấy trắng toát, trắng xóa của tuyết. Ồ đi xa săn tuyết là có thật. Người vẫn sốt, vẫn ăn để uống thuốc và vẫn quyết định đi tiếp đến Gorakshep. Chẹp nó mệt, thở hơn ngựa dù tuyết mỏng, chưa đến mức khó đi nhưng trời mù. Chẳng làm ăn gì được vào ngày này cả, lết được đến Gorakshep húp đại lại súp để uống thuốc rồi lăn ra nằm. Không leo được đỉnh Kala Patthar 5546m một phần vì mệt, một phần vì mù.

Toàn cảnh Gorakshep

Ngày 9: GORAKSHEP – EBC (3,6km) – LOBUCHE (4,5km)Thời tiết rất lạnh -14 độ, cảm giác như đang được tận hưởng cuộc sống trong tủ lạnh. nhưng sức khỏe tôi lại hồi phục tốt. Không thấy nặng đầu, có vẻ như thuốc đã phát huy được tác dụng của nó. Hơi có chút sốt, nhưng thấy khỏe. Lại thêm động lực là ngày tới EBC, thằng bé làm ngay đĩa khoai tây xào ko mix, thêm lượt thuốc nữa cho chắc cú. Mọi người để đồ tại Teahouse ở Gorakshep rồi lại mạnh ai nấy phi lên EBC.Tuyết dày hơn, lạnh hơn, tuyết bay tứ tung trên suốt con đường tới EBC. Hôm nay không phải vác 23kg nên như Songoku tháo mai rùa ra, đi thoải mái chứ không nặng nề như những ngày trước đó. Đường đi hơi dốc nhẹ, men theo triền núi. Đất đá ở đây nhìn như mới bị máy xúc đào lên, có lẽ là do lớp băng hình thành sau mỗi mùa đông nó đè cho tan nát hết. Không có cây cối nào ngoài sự chiếm đóng của những tảng băng xanh, vâng xanh luôn chắc là băng già.Rồi thì cũng tới chỗ ghi Everest Base Camp 5364m, dòng chữ được ghi vào hòn đá to chắc để không ai lấy về làm kỷ niệm được. Do được tôi rèn với việc lên đỉnh nên cơ bản không bị cảm xúc dâng trào, nhưng lại hào hứng nhảy nhót với đám quân ô hợp đi cùng suốt chặng đường. Cầm tay nhau quay loạn xì ngậu, ngã chỗ cả đít vẫn sướng cười. Chẳng biết bọn nó lên đỉnh sướng quá hay tại không khí lúc đó vui vẻ nữa, cứ vui đã.Vui thì vui vẫn phải về. Lách người né những đoàn YAK(bò tây tạng) lại mạnh ai thằng đó té về. Tất cả đều lấy đồ gửi ở Gorakshep, người về Lobuche, người lại muốn tới Dzongla để đi Gokyo. Tôi rút về đến Lobuche và nghỉ đêm ở đó.

Điểm cuối của hành trình Everest Base Camp

Ngày 10: LOBUCHE – PANBOCHE (20km)Ngày 10 tôi không còn sốt và cảm thấy rất thoải mái. Dù ngoài trời tuyết bay lả tả khắp nơi, trong mắt chỉ một màu trắng. Đường về thì nhàn vì đi xuống nhiều hơn, chỉ vất vả vì tuyết trơn. Lúc này mới thấy cái đinh đi tuyết nó phát huy tác dụng, trong khi 2 thằng bạn người Ấn và vài người nữa ngã lên ngã xuống thì tôi lại đi không trượt phát nào. Đi được 15’ thì tôi gặp ngã rẽ đi Gokyo Lake. Chẹp vẫn ham hố leo qua đó, mà mọi người đều cản vì tuyết che hết đường, nếu đi một mình khá nguy hiểm. Thương thân tôi tặc lưỡi đi về cho lành. Trên đường về gặp vợ chồng tây tự cõng đứa con 4 tuổi lên EBC, nể luôn ông bố.Suốt quãng đường đi xuyên trong làn tuyết rơi, lạnh tê tái. Coi như săn tuyết thành công hơn bọn săn ở Sapa.

Ngày về ngập trong tuyết

Ngày 11: PANBOCHE – NAMCHE (13km)Panboche là ngôi làng nhỏ nằm giữa Tyangboche và Dingboche, nếu bạn đi nhóm 3 người trở lên bạn có thể mặc cả với việc ăn tối để được miễn phí tiền ngủ.Hôm nay tuyết không rơi nữa, thời tiết khá đẹp dù phải đi trong lớp tuyết dày 4-50cm. Cảnh tuyết phủ khắp nơi rất đẹp, tiếc là trình chụp của 2 thằng Ấn quá cùi, mình chỉ được vài cái ảnh lệch tè le T_T.Đến Namche mình quay về hotel mình ở lúc leo lên. Hotel Green Tara khá ổn, phòng ốc sạch sẽ. Bạn có thể sạc các thứ bạn muốn ở phòng cộng đồng mà không mất tiền. Lò sưởi được đốt lửa thường xuyên. Trước khi ăn tối còn được phát khăn ấm để vệ sinh mặt mũi.

Namche ngập trong tuyết

Ngày 12: NAMCHE – LUKLA (18km)Đường về đến Phakding rất nhanh, nhưng từ đoạn sau thì lên dốc nhiều hơn dù chỉ thoai thoải. Không có gì đáng nói ngoài việc hành xử của một thằng ăn chay thịt. Nhịn suốt gần 2 tuần không được miếng thịt ra hồn, cảm giác khó chịu thế nào. Suốt chặng đường sau Phakding về Lukla cứ nhìn thấy gà là tôi chỉ chỉ và hỏi người dân: HOW MUCH? HOW MUCH? Chài ơi họ đếch bán. Cay.Ở Lukla bạn không nên vào hotel lung tung, có vài hotel rất tệ ở đây. Bạn nên vào hotel ngay đối diện cửa sân bay Mountain View Lodge thì phải, đây là nhà của Ang một guide tôi quen trên đường. Ang rất nhiệt tình và dễ nói chuyện, bạn có thể nhờ vả anh ấy rất nhiều.

Đường về Lukla ngày tuyết

Ngày 13: LUKLA – KATHMANDU (máy bay)Sáng ngày bay về tôi gặp lại Rose cô bạn Úc leo Island Peak, Max lắm mồm và guide Dendi. Ra sân bay còn gặp 4 người bạn Malaysia, 2 vợ chồng người Nhật… Kết thúc chuyến đi dù chẳng mù tiếng anh nhưng nếu bạn là người hòa đồng thì vẫn có rất nhiều bạn bè. Bắt tay ôm ấp chán thì mọi người về hết chỉ có mình tôi và Rose bị delay đến tận đầu giờ chiều mới được lên máy bay về.Nói về máy bay, nhiều người kêu sốc lắm. Nhưng nếu ai đã đi xe ôm của anh người Mông thì sẽ thấy quá bình thường, thâm trí vẫn thấy thoải mái như tôi =)Kinh nghiệm ngồi máy bay để ngắm cảnh thì khi đi ngồi bên Trái, về ngồi bên Phải bạn sẽ được ngắm toàn cảnh dãy Himalaya. Buổi sáng thì siêu đẹp và hùng vĩ, bạn sẽ thấy như một dãy núi đang bay trên mây chứ không phải là xuyên qua mây đâu. Tiếc là kính máy bay bẩn tôi không chụp được.Lời kết: Everest Base Camp rất đáng để đi. Một phần là bạn sẽ có cơ hội thấy được đỉnh cao nhất thế giới. Cảnh quan khác hẳn núi Việt Nam, các đỉnh nhẹ nhàng cũng hơn 5000m thì bạn hiểu độ hùng vĩ của day Himalaya nó ở mức nào. Tất nhiên với tôi Việt Nam vẫn đẹp, nhưng được ngắm nhiều cái đẹp thì thích hơn.Tôi ở Backpacker Inn thêm một đêm để hôm sau lên máy bay về Việt Nam. Kết thúc chuyến xuất ngoại đầu tiên. Có lẽ lang thang nhiều nên tôi không bị choáng ngợp hay có cảm xúc hồi hộp gì, nhưng khi tiếp xúc với một nền văn hóa khác vẫn khiến tôi tò mò. Thời gian ở Thamel là gần 4 ngày, tôi dành toàn bộ để đi lang thang xuyên khắp các ngõ nhỏ ở đó và thấy nó có nét gì đó giống với khu phố cổ Hà Nội, chỉ là lớn và loang lổ hơn thôi… 17 ngày ở Nepal

Tour Everest Base Camp 13 Ngày

Tour Trekking Anapurna Base Camp 11 Ngày