Du Lịch Quảng Ngãi Phượt / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Kinh Nghiệm Du Lịch Phượt Quảng Ngãi

Tuyến đường Hà Nội – Quảng Ngãi dài khoảng 818km. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4 chuyến xe khách chạy tuyến đường này bắt đầu từ 13h00 đến 7h48 bởi 2 nhà xe: xe Hoàng Long, xe Chín Nghĩa vận hành. Thời gian di chuyển trên chặng khoảng 17h, giá vé trung bình 370.000đ/ 1 lượt.

Tàu hỏa từ Hà Nội / Hồ Chí Minh

Mỗi ngày từ 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn có 5 chuyến tàu Thống Nhất ra vào Bắc – Nam, tùy vào khoảng thời gian của mình mà Bạn có thể chọn giờ tàu cho phù hợp (Các tàu số lẻ đi từ Hà Nội vào, các tàu số chẵn đi từ Sài Gòn ra).

+ Nếu các bạn khởi hành từ Sài Gòn: thì tàu hỏa giao động từ 475.000đ/vé đến 1.000.000đ/vé tùy theo loại ghế mà bạn chọn. Ga Sài Gòn: Số 1 Nguyễn Thông, P.9, Q.3. Điện thoại: 08.39.318.952. – Tàu SE1 & SE2: Sài Gòn 19h00 Quảng Ngãi 9h03. – Tàu SE3 & SE4: Sài Gòn 23h00 Quảng Ngãi 11h41. – Tàu SE5 & SE6: Sài Gòn 9h00 Quảng Ngãi 23h32. – Tàu SE7 & SE8: Sài Gòn 6h25 Quảng Ngãi 20h22. – Tàu TN1 & TN2: Sài Gòn 13h15 Quảng Ngãi 4h57.

+ Nếu các bạn khởi hành từ Hà Nội: thì tàu hỏa giao động từ 550.000đ/vé đến 1.200.000đ/vé tùy theo loại ghế mà bạn chọn. Ga Hà Nội: 120 Lê Duẩn, Đống Đa. Điện thoại: 04.3942.5972. – Tàu SE1 & SE2: Hà Nội 19h00 Quảng Ngãi 13h23. – Tàu SE3 & SE4: Hà Nội 23h00 Quảng Ngãi 15h23. – Tàu SE5 & SE6: Hà Nội 9h00 Quảng Ngãi 4h00. – Tàu SE7 & SE8: Hà Nội 6h15 Quảng Ngãi 0h36. – Tàu TN1 & TN2: Hà Nội 13h15 Quảng Ngãi 10h28.

Máy bay từ Hà Nội / Hồ Chí Minh

Hiện tại Quảng Ngãi không có sân bay, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian di chuyển đến Quãng Ngãi, bạn có thể lựa chọn 2 sân bay gần Quảng Ngãi nhất là sân bay Đà Nẵng hoặc sân bay Chu Lai. Thời gian di chuyển từ Đà Nẵng về Quảng Ngãi tầm 3 tiếng và từ Chu Lai về Quảng Ngãi chừng 1 tiếng.

Từ Đà Nẵng, bạn có nhiều cách để về Quảng Ngãi: – Đón xe khách: Ra khỏi sân bay bạn có thể đón xe ôm nói ra ngã 3 Huế, hoặc ngã 3 Hòa Cầm với giá khoảng 40.000đ. Từ đây bạn đón xe Ford chạy tuyến Đà Nẵng – Quy Nhơn để về Quảng Ngãi, giá tầm 100.000đ, bạn muốn xuống đâu dọc quốc lộ thì tùy ý xuống. – Gọi taxi: Nếu có nhóm đi đông hoặc có gia đình và muốn đi nhanh thì bạn có thể chọn xe taxi. Hãng SunTaxi (055.35 35 35 35) và MaiLinh (055.3 83 83 83) có xe chạy từ sân bay Đà Nẵng về Quảng Ngãi, giá tầm 450.000đ/chuyến. Nếu bạn gọi trước nữa ngày để hãng điều xe đón thì bạn sẽ có giá tốt, tầm 390.000đ/chuyến. – Đi tàu hỏa: Từ sân bay bạn có thể đón xe ôm ra nhà ga, tầm 10ph và tốn khoảng 30.000đ. Từ đây bạn mua vé tàu TN1 hoặc SE21 để về Quảng Ngãi, giá vé tầm 70.000đ -80.000đ. Tuy nhiên đi tàu bạn phải chủ động về thời gian, vì tàu chạy ít chuyến và giờ cố định, tầm 8h00 sáng và 11h tối hàng ngày.

Sân bay Chu Lai: – Vé máy bay về Quảng Ngãi khi qua sân bay Chu Lai thì thường cao hơn so với Đà Nẵng, số chuyến bay ít hơn, tuy nhiên được cái ưu điểm là khá gần với Quảng Ngãi nên mọi người cũng thường chọn sân bay này. Ngoài ra trong các đợt khuyến mãi của các hãng máy bay thì giá vé thường khá hấp dẫn, chỉ vài trăm ngàn. Tại sân bay Chu Lai có một điểm cực kỳ hay đó là sau mỗi chuyến bay đều có xe đưa rước về đến số 332 Phan Đình Phùng – TP Quảng Ngãi hoàn toàn miễn phí, đây là xe của tỉnh Quảng Ngãi phục vụ người dân. Xe này khá tốt: tài xế nhiệt tình, vui vẻ, xe 45 chỗ chất lượng cao, không giới hạn hành lý của khách hàng, thời gian di chuyển từ sân bay về đến TP Quảng Ngãi chỉ tầm 50 phút.

– Nếu muốn nhanh hơn các bạn cũng có thể đón taxi của SunTaxi (055.35 35 35 35) và MaiLinh (055.3 83 83 83). Chi phí tính theo km nên cũng khá mềm. – Sau khi về đến bến xe Quảng Ngãi, để đi các địa phương khác trong tỉnh các bạn có thể đón xe buýt để đi, hệ thống xe buýt của Quảng Ngãi được phủ sóng gần như toàn tỉnh, chất lượng khá tốt và giá cả phải chăng. Nếu bạn muốn du lịch Lý Sơn thì đón xe buýt đi cảng Sa Kỳ, sau đó mua vé tàu tốc hành để đi ra Lý Sơn.

Đặt vé máy bay đến Chu Lai tại:

Có rất nhiều xe khách chạy qua Quảng Ngãi từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bạn có thể bắt xe trực tiêp tới Quảng Ngãi hoặc bạn cũng có thể bắt xe khách Bắc – Nam vì tất cả các hãng xe Bắc – Nam đều đi qua tỉnh Quảng Ngãi.

Tuyến đường Hồ Chí Minh – Quảng Ngãi – Quảng Ngãi dài khoảng 788km. Thời gian di chuyển trên chặng khoảng 17h, giá vé trung bình 470.000đ/ 1 lượt. Trung bình mỗi ngày có khoảng 29 chuyến xe khách chạy tuyến đường này bắt đầu từ 5h00 đến 16h30 bởi 25 nhà xe.

Kinh Nghiệm Đi Phượt Quảng Ngãi Bạn Nhất Định Phải Biết

Kinh nghiệm đi phượt Quảng Ngãi bạn nhất định phải biết

Chi tiết Được đăng: Thứ ba, 26 Tháng 11 2019 16:51 Viết bởi Admin4 Lượt xem: 87

Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng với đảo Lý Sơn hoang sơ và xinh đẹp, mà còn hấp dẫn bởi rất nhiều danh lam thắng cảnh khác, cũng như nền ẩm thực độc đáo, người dân thân thiện và mến khách.

Cách Hà Nội 883 km về phía Nam, Sài Gòn 838 km về phía Bắc, để tới Quảng Ngãi bạn có thể đi bằng máy bay, tàu hỏa hay xe khách. Nếu đi bằng sân bay Chu Lai (Quảng Nam) hay sân bay Phù Cát (Bình Định) rồi mới di chuyển đến Quảng Ngãi. Theo hướng dẫn du lịch Quảng Ngãi, nếu các bạn kết hợp với du lịch Đà Nẵng và Hội An nên lựa chọn sân bay Đà Nẵng rồi bắt tiếp xe đi Quảng Ngãi.

Nên đi du lịch Quảng Ngãi vào mùa nào, tháng mấy?

Nên du lịch Quảng Ngãi vào thời điểm nào đẹp và an toàn? Bạn có thể tới Quảng Ngãi vào bất kì thời điểm nào trong năm, tuy nhiên trước khi đi bạn nên theo dõi thời tiết để tránh đi vào những ngày mưa bão

Quảng Ngãi có 2 mùa là mùa mưa rơi vào khoảng tháng 9 – tháng 12, nhiều bão và lũ quét. Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 là đẹp, thích hợp cho hoạt động tắm biển và du ngoạn đảo Lý Sơn.

Theo kinh nghiệm du lịch Quảng Ngãi vui vẻ, tùy theo mục đích của chuyến đi mà các bạn hãy lựa chọn cho mình những thời điểm thích hợp và lý tưởng nhất:

Du lịch Quảng Ngãi từ tháng 5-9 thời tiết rất đẹp, có nắng, thích hợp với hoạt động tắm lặn biển.

Nếu đi vào khoảng thời gian từ tháng 9 là thời điểm trồng tỏi và đi vào đầu tháng 12 là mùa tỏi Lý Sơn.

Để tham gia lễ khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18 -19 -20 tháng 3 (âm lịch)

Về danh sách khách sạn ở Quảng Ngãi bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau, tùy theo chi phí cũng như mục đích của chuyến đi mà các bạn hãy lựa chọn cho mình những khách sạn phù hợp nhất.

Nếu có chi phí dư dả và muốn tận hưởng kì nghỉ dưỡng trọn vẹn có thể lựa chọn Sa Huỳnh Resort, Quảng Ngãi, ở Km 1117 + 600 Quốc Lộ 1A , Huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Với mức giá phòng dao động từ $21 – $168, nằm ven biển Sa Huỳnh với trang bị tiện nghi hiện đại cùng những dịch vụ hàng đầu mang lại cho bạn một kì nghỉ đáng nhớ. “Resort phù hợp với nghỉ dưỡng chúng tôi xắn và thơ mộng … Nhân viên chuyên nghiệp…” là những phản hồi tích cực của du khách.

Với mức chi phí hạn hẹp hơn một chút, các bạn có thể lựa chọn những khách sạn bình dân ở Quảng Ngãi như:

Central Ly Son, Thôn Tây, An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi, Quảng Ngãi. Với mức giá phòng dao động từ $51, khách sạn cung cấp những tiện ích tuyệt vời như: Bàn bida, lặn, thể thao dưới nước, khu vực câu cá…Với mức chi phí tầm trung và được tận hưởng những dịch vụ giải trí hấp dẫn thật tuyệt vời đúng không.

Cẩm Thành Hotel, địa chỉ ở số 01 Phạm Văn Đồng, phường Nguyễn Nghiêm, Quảng Ngãi. Với mức giá phòng dao động từ $21. Phòng tiện nghi, sạch sẽ, nhân viên tận tình, khách sạn ngay trung tâm, đồ ăn ngon…là đánh giá của du khách khi lựa chọn khách sạn này.

Thanh Lich Guesthouse, địa chỉ 702 đường Nguyễn Văn Linh, Quảng Ngãi. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố. Mức giá phòng từ $10, rất phù hợp với những bạn muốn tiết kiệm chi phí đi du lịch Quảng Ngãi.

My Tra Riverside Hotel, Phía Bắc Cầu Trà Khúc, Phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi, mức giá phòng dao động từ $19. Khách sạn rất chú ý đến việc trang bị đầy đủ tiện nghi để đạt được sự thoải mái và tiện lợi nhất. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ.

+ Đảo Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, vì đặc sản gỏi tỏi có chất lượng, vị hương thơm ngon. Nếu đi vào mùa trồng tỏi ở Lý Sơn bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng tỏi xanh mướt, tuyệt đẹp. Đảo Lý Sơn là một trong những điểm đến hút khách ở Quảng Ngãi mà bạn không thể bỏ qua.

+ Bãi biển Sa Huỳnh thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Là điểm đến lý tưởng để nghỉ ngơi và tham quan lý tưởng.

+ Núi Răng Cưa thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, nổi tiếng với độ cao và hình dạng độc đáo.

+ Bãi biển Mỹ Khê là bãi tắm nổ tiếng với bãi cát mịn, không gian mênh mông cùng rừng dương xanh thẳm tuyệt đẹp.

+ Di chỉ khảo cổ giai đoạn “Hậu Kỳ đồ đá mới” nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị, tư liệu quý về giai đoạn “hậu kì đồ đá mới” ở khu vực Nam Trung Bộ.

+ Di tích lịch sử Sơn Mỹ cũng là điểm đến được nhiều du khách quan tâm khi tới Quảng Ngãi.Quý khách hàng có nhu cầu book tour , vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525 Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến) Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến) Facebook: https://www.facebook.com/chodulich2019

Các Địa Điểm Du Lịch Bụi Ở Quảng Ngãi Mê Hoặc Dân Phượt

Các địa điểm du lịch bụi ở Quảng Ngãi

Đảo Lý Sơn – địa điểm phượt nổi tiếng Quảng Ngãi

Cách đất liền khoảng 30km về hướng Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn (còn gọi là cù lao Ré) được mệnh danh là đảo Jeju của nước ta. Không chỉ nổi tiếng với nghề trồng tỏi, đảo còn thu hút du khách với nhiều điểm khám phá, nghỉ dưỡng.

Với những ngọn núi nhô ra giữa không gian vô tận của đất trời, bãi biển xanh ngắt cùng những cánh đồng tỏi mênh mông mang đến không gian mới cho đảo Lý Sơn.

Phượt đảo Lý Sơn bạn sẽ được tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp, với biển xanh, cát trắng và nắng vàng. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội được bắt ốc, lặn biển ngắm cá, san hô và thưởng thức nhiều món ngon đặc sản nổi tiếng ở nơi đây như: cua Huỳnh Đế, cá Mú Đen, nhum biển Lý Sơn,…

Không chỉ khám phá phong cảnh độc nhất vô nhị nơi đây, bạn còn được tham quan những ngôi đền, chùa linh thiên trên đảo như: Chùa Hang, chùa Đục, miếu bà Chúa Ngọc,…

Đèo Vi Ô Lắc – điểm du lịch bụi ưa thích ở Quảng Ngãi

Nhắc tới các địa điểm du lịch bụi ở Quảng Ngãi không thể bỏ qua đèo Vi Ô Lắc toạ lạc trên đường quốc lộ 24 – là một trong những trục đường chính nối liền Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Đèo Vi Ô Lắc với những còn đèo khá dài, cao và nhiều khúc cua nhất ở Quảng Ngãi. Nếu bạn là người ưa mạo hiểm và chinh phục, chắc chắn không thể bỏ qua địa điểm này. Leo lên tới đỉnh bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh bốn bề là núi non nối tiếp nhau tạo thành một địa hình nhấp nhô không hồi kết. Phía xa là những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Có thể nói đèo Vi Ô Lắc là một trong những điểm đến thú vị, bởi phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Thác Trắng Minh Long – đi đâu, chơi gì ở Quảng Ngãi?

Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên đi đâu chơi khi du lịch Quảng Ngãi thì thác Trắng Minh Long chính là điểm đến lí tưởng dành cho bạn đó.

Thuộc địa phận xã Thanh, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi, thác trắng Minh Long cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 30 km về phía Tây Nam.Thác Minh Long có độ cao khoảng 40-50m, mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và tung bọt trắng xoá quanh năm.

Dưới chân thác là hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm mét, vuông và xanh biếc. Nơi đây lí tưởng cho du khách bơi lội, vẫy vùng trong nước và trong cả mùa nắng lẫn mùa mưa, thác Trắng mê hoặc lòng người.

Cung đường Trường Sơn Đông – phượt Quảng Ngãi nên đi đâu?

Cung đường Trường Sơn Đông nằm trong địa phận của tỉnh Quảng Ngãi, là một cung đường được nhiều phượt thủ yêu thích mang lại cảm giác thích thú cho phượt thủ.

Quãng đường dài khoảng 134km tính từ Đắk Cua, Ngọc Tem (ranh giới tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum) đến ga Bình Sơn, đường Trường Sơn Đông.

Thời gian lí tưởng để khám phá Trường Sơn Đông là khi hết mùa mưa. Đó cũng là thời điểm các loài hoa dọc đường Trường Sơn bung nở, không khí mát mẻ, dễ chịu… Tất cả sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn đẹp nhất về cung đường huyền hoại này

Cánh đồng muối Sa Huỳnh – điểm đến không nên bỏ qua ở Quảng Ngãi

Thêm một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Quảng Ngãi mà bạn không nên bỏ qua đó là cánh đồng muối Sa Huỳnh nằm ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Muối ở đây được làm từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch hàng năm. Do đó, nếu đi vào đúng thời điểm này bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh bình dị mà rất đỗi thân quen. Những ruộng muối nối tiếp nhau như mặt gương khổng lồ phản chiếu ánh mặt trời rực rỡ, đã tô điểm thêm cho những đụn muối trắng tinh, tạo nên một bức tranh đặc sắc vô cùng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nằm trên địa phận cả ba tỉnh Gia Lai, Bình Định và Quảng Ngãi. Với tổng diện tích là 15.446 hecta, độ che phủ rừng là 98,5%, hệ sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được đánh giá là đa dạng và phong phú về chủng loại. Không chỉ vậy, đây còn là khu bảo tồn thiên nhiên hiếm hoi sở hữu nhiều loại gỗ cùng động vật quý được ghi vào sách đỏ.

Ngoài ra Quảng Ngãi còn nhiều địa điểm hấp dẫn du khách nữa mà bạn không nên bỏ qua đó là: Đèo Long Môn, núi Cà Đam, mũi Ba Làng An…

Du Lịch Bụi Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các huyện Đức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông.

Mã vùng điện thoại: 055

Biển số xe: 76

Tổ chức hành chính: Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc (Thành phố Quảng Ngãi) và 13 huyện (huyện Ba Tơ, huyện Bình Sơn, huyện Đức Phổ, huyện Minh Long, huyện Mộ Đức, huyện Nghĩa Hành, huyện Sơn Hà, huyện Sơn Tây, huyện Sơn Tịnh, huyện Tây Trà, huyện Trà Bồng, huyện Tư Nghĩa, huyện đảo Lý Sơn).

Khí hậu Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng. Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía nam, và do thế núi địa phương tạo ra.

Diện tích: 5.153,0 km²

Dân số: 1.221.600 người (2011). Mật độ: 237 người/km².

Dân tộc: Việt, Hrê, Co, Xơ-đăng,…

Biên niên sử Năm 1402 – Vua Chămpa là Ba Đích Lại (Jaya Shinhavarman V; cg. Bố Để) nhường đất Chiêm Động (nay là phần lớn tỉnh Quảng Nam) và Cổ Lũy Động (tương đương tỉnh Quảng Ngãi) cho nhà Hồ. – Nhà Hồ thiết lập các Châu Thăng, Hoa (Chiêm Động), Tư, Nghĩa (Cổ Lũy Động) thuộc lộ Thăng Hoa; phong Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa; Chế Ma Nô Đà Nan (người Chăm) làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châu Tư, châu Nghĩa. Năm 1403 – Nhà Hồ tổ chức di dân người Việt từ phía Bắc vào lộ Thăng Hoa. Năm 1407 – Nhà Minh xâm lược nước Đại Ngu (Đại Việt), nhà Hồ mất ngôi. Vương quốc Chămpa chiếm đất Thăng Hoa. Năm 1418 – Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa chống quân Minh ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Năm 1427 – Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Năm 1470 – Vua Chămpa là Bàn La Trà Toàn đánh úp Châu Hóa (nay là tỉnh Thừa Thiên- Huế). Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) xuống chiếu thân chinh đánh Chămpa để thu phục đất cũ. Năm 1471 – Quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa. – Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. Phủ Tư Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1527 – Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Năm 1533 – Nguyễn Kim nổi lên chống nhà Mạc, tôn Lê Duy Ninh (cháu xa đời vua Lê Thánh Tông) lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Trung Tông, hình thành cục diện Nam- Bắc triều (Nam: Lê Trung hưng; Bắc: Mạc). Năm 1545 – Tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng). Năm 1558 – Nguyễn Hoàng nhận nhiệm vụ trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1568 – Trấn thủ Quảng Nam là Bùi Tá Hán qua đời, Nguyễn quận công Nguyễn Bá Quýnh được cử làm tổng binh thay Bùi Tá Hán trấn thủ Quảng Nam. Năm 1570 – Nguyễn Bá Quýnh được điều chuyển ra Bắc. – Trấn thủ Thuận Hóa là Nguyễn Hoàng được kiêm trấn thủ Quảng Nam. Năm 1602 – Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam; phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa/Ngãi (danh xưng Quảng Ngãi/ Nghĩa lần đầu tiên xuất hiện; phủ Quảng Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1771 – Khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1776 – Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa. Năm 1802 – Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn. Năm 1803 – Nhà Nguyễn đổi phủ Hoà Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa. Năm 1807 – Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1819 – Ông Trương Đăng Quế đỗ Hương tiến (cử nhân), khai khoa cho sĩ tử Quảng Ngãi thời phong kiến. Năm 1832 – Tỉnh Quảng Nghĩa/Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên). Năm 1834 – Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Năm 1842 – Ông Trương Đăng Trinh đỗ Tiến sĩ (vị Tiến sĩ đầu tiên của Quảng Ngãi) Năm 1858 – Liên quân Pháp- Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Năm 1859 – Pháp chiếm Gia Đinh, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh (người huyện Nghĩa Hành) tuẫn tiết. Năm 1883 – Triều đình Huế và Pháp ký hiệp ước Hácmăng (Harmand) còn gọi là hiệp ước Quý Mùi. Năm 1884 – Triều đình Huế và Pháp ký hiệp ước Patơnốt (Patenôte) còn gọi là hiệp ước Giáp Thân. – Với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thân, nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp. Năm 1885 – Đêm 4 rạng ngày 5.7: Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn ra Tân Sở. – Ngày13.7: Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương. – Đêm 13.7 (1.6 Âm lịch): Lê Trung Đình khởi nghĩa (cuộc khởi nghĩa Cần vương đầu tiên ở Trung Kỳ). – Ngày 17.7: Cuộc khởi nghĩa của Lê Trung Đình thất bại. Nguyễn Tự Tân hy sinh tại trận, Lê Trung Đình bị bắt, sau đó bị hành hình. Năm 1894 – Khởi nghĩa Nguyễn Vịnh- Thái Thú. Năm 1896 – Cuộc vận động cứu nước của Trần Du thất bại. Phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi kết thúc. Năm 1901 – Pháp xây dựng Bưu điện tỉnh Quảng ngãi (tên dân gian là Nhà Dây Thép). Năm 1906 – Hội Duy tân (Duy tân Hội) Quảng Ngãi thành lập. Năm 1907 – Thành lập Trường Tiểu học Pháp- Việt ở Quảng Ngãi. Năm 1908 – Phong trào kháng thuế- cự sưu nổ ra ở Trung Kỳ, mạnh nhất là ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 1916 – Cuộc mưu khởi của Việt Nam Quang phục Hội (khởi nghĩa Duy tân) thất bại. Năm 1920 – Chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh xuống Quảng Ngãi tại địa điểm nay là sân bay Quảng Ngãi (Trường Tàu). Năm 1923 – Thành lập Hội Thiếu niên Ái quốc tại Quảng Ngãi. Năm 1924 – Thành lập Công Ái xã tại Quảng Ngãi. – Pháp cho dựng trụ đèn thắp sáng bằng acétylen (đất đèn) tại ngã tư chính- tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Năm 1926 – Thành lập Tỉnh bộ Tân Việt Quảng Ngãi. Năm 1927 – Thành lập Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi, do Trương Quang Trọng làm Bí thư. Năm 1929 – Tháng 5: Đại hội lần thứ I của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc). – Tháng 6: Tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời. – Tháng 7: Tổ chức An Nam Cộng sản Đảng ra đời. – Tháng 9: Thành lập tổ chức “Dự bị Cộng sản” tại Quảng Ngãi, tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời. Năm 1930 – Thàng 2: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2). – Tháng 3: Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi ra đời, do Nguyễn Nghiêm là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. – Tháng 6: Đại hội đại biểu lần I Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, Nguyễn Nghiêm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. – Tháng 10: Quần chúng biểu tình, chiếm huyện đường Đức Phổ (đêm ngày 7 rạng ngày mùng 8). – Quần chúng biểu tình thị uy và xung đột với lính khố xanh ở Sơn Tịnh (đêm 30 rạng ngày 31). – Biểu tình lớn của quần chúng ở Mộ Đức. – Năm này Pháp cho đặt một máy phát điện công suất nhỏ tại Gốc Gáo (gần cửa Tây tỉnh thành) phục vụ thắp sáng nội thành Quảng Ngãi. Năm 1931 – Tháng 1: Liên tiếp những cuộc biểu tình do Đảng bộ Quảng Ngãi lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo quần chúng diễn ra ở Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Mộ Đức,… – Tháng 3: Ngày 24, Nguyễn Nghiêm bị xử chém. – Tháng 4 – tháng 5: Liên tục những cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra khắp nơi trong tỉnh, đặc biệt là vào dịp Quốc tế Lao động 1.5. Năm 1932 – Tháng 1: Ngày 23, Cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh được khôi phục, do Võ Sỹ làm Bí thư. Năm 1934 – Tháng 6: Ngày 25 (14.5 Âm lịch), Bảo Đại ra dụ số 23 thiết lập trung tâm đô thị, quần cư ở Quảng Ngãi (tước danh lịch tòa thành Quảng Ngãi, thành lập đô thị trung tâm của tỉnh). Năm 1935 – Tháng 1: Pháp hoàn thành xây dựng ga Quảng Ngãi. – Tháng 3: Khoảng 3 vạn quần chúng kéo về tỉnh lỵ đón Gôđa (Godard), đưa bản “dân nguyện”. – Phong trào “Nước xu đỏ” chống Pháp của đồng bào Tây Nguyên lan đến miền núi Quảng Ngãi. – Tháng 7: Ngày 12, Pháp mở phiên tòa xử vụ “Tái tổ Đảng Cộng sản Đông Dương”. Năm 1942 – Thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản ở Cảng An trí Ba Tơ. Năm 1945 – Tháng 3: + Ngày 9, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cỏi Đông Dương + Ngày 11, Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi. – Tháng 8: + Ngày 14, Phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. + Ngày 16, Cách mạng tháng Tám thành công ở Quảng Ngãi. + Ngày 19, Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. + Ngày 25, Việt Minh Quảng Ngãi và quân Nhật ký hiệp ước để quân Nhật rút khỏi Quảng Ngãi. Lần đầu tiên Quảng Ngãi sạch bóng quân xâm lược. + Ngày 30, Mít tinh chào mừng khởi nghĩa thắng lợi và ra mắt Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Lê Trung Đình (tên mới của tỉnh Quảng Ngãi). – Tháng 9: Ngày 2, Mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đình; Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. – Ngày 23: Hội nghị đại biểu các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh Quảng Ngãi, quân Pháp trở lại xâm lược nước ta. – Tháng 10: Thành lập Trường Trung học Lê Khiết. Năm 1946 – Tháng 1: Ngày 6, bầu cử Quốc hội đầu tiên trong cả nước. – Tháng 2: Ngày 17, bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. – Tháng 4: Ngày 14, bầu cử Hội đồng nhân dân các xã trong tỉnh Quảng Ngãi. – Tháng 5: Thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân tỉnh Quảng Ngãi. – Tháng 6: Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. – Tháng 12: + Ngày 19, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến (đêm 19.12.1946). + Ngày 22, Trung ương Đảng ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến. Năm 1947 – Tàu chiến Pháp bắn đại bác vào thị xã Quảng Ngãi (2.1.1947). – Trường Trung học bình dân Nam Trung Bộ khai giảng khóa đầu tiên. – Xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) trở thành xã đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi thanh toán nạn mù chữ. Năm 1948 – Huyện Tư Nghĩa trở thành huyện đầu tiên ở Nam Trung Bộ thanh toán nạn mù chữ. – Tỉnh Quảng Ngãi (trừ các huyện miền núi) là một trong 10 tỉnh trong cả nước thanh toán nạn mù chữ. – Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi được Chính phủ tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất về thành tích tăng gia sản xuất và xóa nạn mù chữ. Năm 1949 – Tháng 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 149 tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng hai cho cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1950 – Đại hội lần thứ II Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Pháp. – Tháng 1: Nổ ra “vụ Sơn Hà”, do thực dân Pháp và tay sai xúi giục, sắp đặt. – Tháng 3: Đại hội lần thứ III Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Pháp (14-20.3). Năm 1951 – Tháng 9: Pháp chiếm đảo Lý Sơn. Năm 1952 – Đại hội lần thứ IV Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Pháp (26.3-12.4). Năm 1953 – Phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất ở Quảng Ngãi. Năm 1954 – Tháng 1-2: Chiến thắng Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum. – Tháng 5: Ngày 7, chiến thắng Điện Biên Phủ. – Tháng 7: Ngày 20, ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. – Tháng 10: Đối phương bắt đầu tiếp quản tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1955 – Tháng 5: + Ngày 16, thời hạn chuyển quân tập kết chấm dứt, quyền quản lý hành chính tỉnh Quảng Ngãi thuộc về chính quyền Ngô Đình Diệm. + Mỹ – Diệm phát động chiến dịch “Tố Cộng – diệt Cộng”. – Tháng 10: Thành lập Trường Trung học Trần Quốc Tuấn. Năm 1957 – Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhận được tài liệu “Bàn về Cách mạng miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn khởi thảo từ Nam Bộ gửi ra. Năm 1958 – Tháng 7: Đại hội đại biểu nhân dân các dân tộc miền tây Quảng Ngãi bàn về đoàn kết dân tộc, chuẩn bị đánh Mỹ – Diệm, tổ chức tại Gò Rô, huyện Trà Bồng (Đại hội Gò Rôi), nay thuộc xã Trà Phong, huyện Tây Trà. – Chính quyền Sài Gòn xây dựng sân bay Quảng Ngãi. Lần đầu tiên Quảng Ngãi có đường hàng không. Năm 1959 – Tháng 3: Ngày 3, thành lập đơn vị 339, đơn vị vũ trang đầu tiên của tỉnh trong chống Mỹ tại Nước Xoay, xã Trà Thọ, Trà Bồng (nay thuộc huyện Tây Trà). – Tháng 8: + Ngày 19, thành lập đơn vị 89 tại khu VII (vùng cao huyện Sơn Hà, nay là huyện Sơn Tây). + Ngày 28, Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi. + Ngày 31, thành lập đơn vị 299 tại vùng Nước Giáp, ranh giới 3 huyện Minh Long, Sơn Hà và Ba Tơ. – Tháng 9: Ngày 5, giải phóng khu VII, nay là huyện Sơn Tây. – Năm này chính quyền Sài Gòn khởi công xây dựng đài nước cho vùng nội thị. Năm 1963 đài nước này mới hoàn thành, đưa vào sử dụng. Năm 1960 – Tháng 2: Đại hội lần thứ I Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ. – Tháng 12: Ngày 20, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Năm 1963 – Tháng 11: Ngày 1, đảo chính tại Sài Gòn, Ngô Đình Nhu bị nhóm tướng lĩnh làm đảo chính giết chết. Năm 1964 – Tháng 10: Xảy ra trận lụt lịch sử (lụt Giáp Thìn) gây thiệt hại lớn về sinh mạng và tài sản của nhân dân trong tỉnh. Năm 1965 – Tháng 1: Đại hội lần thứ II Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Mỹ. – Tháng 5: + Chính quyền cách mạng quyết định thành lập đơn vị thị xã Quảng Ngãi, gồm vùng nội thị, xã Nghĩa Điền, xã Nghĩa Lộ (về sau mở rộng gồm cả xã Nghĩa Dõng, nay thuộc thành phố Quảng Ngãi, và thôn Đông Dương thuộc huyện Sơn Tịnh). + Ngày 31, chiến thắng Ba Gia.- – Tháng 6: Trận đánh Mỹ đầu tiên trên đất Quảng Ngãi; quân và dân xã Bình Đông (huyện Bình Sơn) đánh mìn chìm 1 canô, diệt 7 lính Mỹ. – Tháng 8: Ngày 18, chiến thắng Vạn Tường. – Tháng 9: Ngày 22, khánh thành cầu Trà Khúc xây dựng bằng bêtông cốt thép. Năm 1966 – Tháng 8: Ngày 20, lữ đoàn “Rồng Xanh” (quân Nam Triều Tiên) được Mỹ đưa vào Quảng Ngãi. – Tháng 12: Ngày 5-6, lữ đoàn “Rồng Xanh” gây ra vụ thảm sát Bình Hòa. Năm 1967 – Tháng 2: Ngày 15, chiến thắng đồi Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) diệt một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên. – Tháng 8: + Ngày 3, chiến thắng Cổ Lũy, tiêu diệt cứ điểm Hải Thuyền tại Cổ Luỹ (huyện Tư Nghĩa). + Từ ngày 6 đến ngày 26, chiến thắng Sông Rhe. + Ngày 30, lực lượng đặc công Quân khu V và trinh sát vũ trang An ninh tỉnh và các đội công tác của thị đột kích vào Trung tâm cải huấn, lao xá, trại giam Gò Lăng, giải thoát gần 1.500 cán bộ, bộ đội cách mạng, đưa về căn cứ an toàn. Năm 1968 – Tháng 1: Ngày 31, 2 giờ 30 phút mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân ở Quảng Ngãi. – Tháng 3: Ngày 16, quân Mỹ gây ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh) sát hại 504 thường dân, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em. – Tháng 10: Đại hội lần thứ III Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ. – Tháng 12: Ngày 20, thành lập Uỷ ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1969 – Tháng 5: ngày 13, chiến thắng Ba Làng An, đánh bại cuộc hành quân “Liên kết 9” – Tháng 9: § Ngày 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. § Ngày 9, đồng bào Cor huyện Trà Bồng tự nguyện mang họ Bác Hồ. Năm 1970 – Tháng 10: Ngày 7-8, tiến công cụm cứ điểm Trà Bồng. Mở đầu giai đoạn đánh tiêu diệt chi khu quân sư, cụm cứ điểm lớn và quận lỵ. – Tháng 11: Đại hội lần thứ IV Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1971 – Tháng 11: Quân Mỹ rút hết khỏi Quảng Ngãi. Năm 1972 – Tháng 10: Ngày 30, giải phóng Ba Tơ Năm 1973 – Tháng 1: Ngày 27, ký kết hiệp định Pari (Paris) về Việt Nam. – Tháng 8: Đại hội lần thứ V Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1974 – Tháng 8: Ngày 17, giải phóng huyện Minh Long. Năm 1975 – Tháng 3: + Ngày 17, giải phóng huyện Sơn Hà. + Ngày 18, giải phóng huyện Trà Bồng (nay là huyện Trà Bồng và Tây Trà). + Ngày 24, 12 giờ, chuẩn tướng quân đội Sài Gòn Trần Văn Nhật (tư lệnh Sư đoàn 2) và bọn đầu sỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn chạy trốn khỏi Quảng Ngãi. 20 giờ, tàn quân địch tháo chạy về hướng Đà Nẵng. Ta giải phóng tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ. + Ngày 25, giải phóng các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. + Ngày 31, giải phóng đảo Lý Sơn (nay là huyện Lý Sơn) + Mít tinh lớn chào mừng tỉnh Quảng Ngãi giải phóng, Uỷ ban nhân dân quân chính thị xã Quảng Ngãi ra mắt trước hạng vạn đồng bào. – Tháng 4: Hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng từ tỉnh đến xã, thôn. – Tháng 6: Khởi công xây dựng Khu chứng tích tội ác của giặc Mỹ tại Sơn Tịnh (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh). – Tháng 9: Ngày 20, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 245/NQ-TW về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, theo đó tỉnh Nghĩa Bình được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. – Tháng 12: Quốc hội khoá V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình (gồm 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định). Năm 1976 – Tháng 1: Báo Nghĩa Bình ra số đầu tiên. – Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I – vòng 1. Năm 1977 – Tháng 3: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I – vòng 2. Năm 1978 – Tháng 3: Ngày 21, thành lập Trường Cao đẳng Cư phạm Nghĩa Bình (sau là Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi) và nay là một cơ sở của Trường Đại học Phạm Văn Đồng . Năm 1980 – Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ 2. – Xây dựng Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm – Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, tại xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ. Năm 1981 – Trùng tu Nhà lưu niệm Phạm Văn Đồng tại thôn Thi Phổ Nhất, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức. Năm 1982 – Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ III – vòng 1. Năm 1983 – Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ III – vòng 2. – Thành lập trạm phát sóng truyền hình (thuộc Đài Truyền hình Nghĩa Bình) tại thị xã Quảng Ngãi. Năm 1984 – Xây dựng Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ tại thị trấn Ba Tơ. Năm 1985 – Xây dựng Nhà văn hoá Lao động tỉnh tại thị xã Quảng Ngãi. – Tháng 6: Ngày 1, khởi công xây dựng hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham. Năm 1989 – Tháng 7: + Ngày 1, tỉnh Nghĩa Bình chính thức tách thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định như cũ. + Ngày 8, Báo Quảng Ngãi (cơ quan của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi) ra số đầu tiên. Năm 1991 – Tháng 4: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIV- vòng 1. – Tháng 10: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIV- vòng 2. Năm 1993 – Tháng 1: Ngày 1, thành lập huyện đảo Lý Sơn. Năm 1994 – Thành lập huyện Sơn Tây. Năm 1996 – Tháng 10: Hoàn thành, tổng nghiệm thu, bàn giao công trình thuỷ lợi Thạch Nham. – Tháng 12: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XV. Năm 1997 – Tháng 10: Ngày 7, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 830/QĐ-TTg thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi. Năm 1998 – Tháng 1: Ngày 8, động thổ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số Dung Quất. Năm 2001 – Tháng 3: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI. Năm 2003 – Tháng 11: Hợp long cầu Trà Khúc II. Năm 2005 – Tháng 3: Ngày 11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. – Tháng 6: Ngày 18, công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu kinh tế Dung Quất. – Tháng 8: Ngày 26, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2005/NĐ-CP thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi. – Tháng 10: Ngày 8, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức công bố Nghị định của Chính phủ về việc thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi. – Tháng 12: + Ngày 9, khởi công Dự án hồ Nước Trong. + Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.