Với diện tích trải dài từ Á sang Âu, khí hậu của Thổ Nhĩ Kỳ khá đa dạng và thay đổi theo từng mùa và từng vùng. Chính sự đa dạng và độc đáo về địa lý như vậy mà khó có thể phân định du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mùa nào đẹp nhất.
Nhưng theo mình thời điểm tốt nhất để đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ là vào mùa xuân (tháng 4 & tháng 5) và mùa thu (tháng 10 & tháng 11). Đây là giai đoạn mà thời tiết chiều lòng người nhất, trời trong xanh, nắng đẹp và không lạnh.
Còn vào mùa hè thì một số vùng ở Thổ Nhĩ Kỳ, cụ thể là Cappadocia không khác gì chảo lửa với nhiệt độ có thể lên tới 40 độ. Mùa đông tuyết rơi dày khá đẹp nhưng sẽ cản trở nếu các bạn muốn tham gia các hoạt động ngoài trời như hiking hoặc khinh khí cầu.
Với hộ chiếu Việt Nam, các bạn có thể xin visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ theo 2 cách đó là xin visa du lịch thông thường và e-visa
2.1. Visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ
1 bộ hồ sơ xin visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đầy đủ gồm có chứng minh thư, hộ chiếu, sổ tiết kiệm, hợp đồng lao động … Ngoài các giấy tờ cần thiết trên, thì còn cần thư mời của 1 công ty du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nữa.
Để lấy được thư mời này không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Theo như mình tham khảo trên , các bạn sẽ không cần phải mua tour cho cả hành trình du lịch Thổ Nhĩ Kỹ mà chỉ cần mua tour ở 1 số điểm là xin được thư mời rồi. Ví dụ cho hành trình Istanbul – Cappadocia, các bạn chỉ cần mua tour ở Cappadocia rồi deal với agent xin thư mời là được.
2.2. E-visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ
Bắt đầu từ 2013, Thổ Nhĩ Kỹ đã áp dụng hình thức thị thực điện tử E-visa nhằm thu hút khách du lịch. Nếu muốn xin e-visa các bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Người đăng ký phải có Visa hoặc thẻ cư trú của các nước thuộc khối Schengen hoặc Mỹ, Anh và Ireland.
Visa hoặc thẻ cư trú phải còn thời hạn ngay tại thời điểm nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích du lịch hoặc công tác và nhập cảnh bằng đường hàng không
Người đăng ký phải sử dụng vé máy bay khứ hồi của các hãng hàng không Turkish Airlines, Pegasus Airlines, Onur Air và Atlasglobal Airlines.
Sau khi search vé chặng London – Istanbul, bọn mình chọn Turkish Airlines vì giá cả rất phải chăng chỉ 113£ khứ hồi và nhiều năm liền được bầu chọn là hãng hàng không tốt nhất Châu Âu.
Dịch vụ trên máy bay và nhân viên thì không phải bàn cãi. Duy chỉ có một điểm trừ nho nhỏ là đồ ăn của hãng này hơi chán. Chặng quốc tế đồ ăn nấu kiểu Thổ mình ăn không thấy hợp khẩu vị lắm. Chặng nội địa có đồ ăn nhẹ cho khách, gồm bánh sandwich kẹp phô mai hoặc bánh bánh bông lan đóng gói như kiểu Custard đó.
Ở Istanbul bọn mình di chuyển chủ yếu bằng xe căng hải, với một số điểm ở xa sẽ đi bus hoặc tram. Nếu các bạn xác định là sẽ di chuyển nhiều bằng phương tiện công cộng thì nên mua 1 cái thẻ Istanbul Card (1 thẻ có thể dùng cho nhiều người được miễn là đủ tiền). Phí mua thẻ là 10 TL và deposit 20 TL.
4.2. Istanbul – Cappadocia
Cho nên cả hội toàn bánh bèo như bọn mình quyết định đi máy bay. Phần vì đây là một lựa chọn khá an toàn và kinh tế, một phần nữa là vì bay đến Cappadocia mất có đúng 75 phút nhanh hơn rất nhiều so với đi xe buýt.
Để đến Cappadocia các bạn có thể đáp ở 2 sân bay là Nevsehir và Kayseri. Đợt mình đi sân bay Nevsehir đang trong quá trình sửa chữa nên phải đáp ở Kayseri. Mà Kayseri cách Cappadocia xa hơn Nevsehir.
– Sân bay Kayseri – khách sạn (& ngược lại): các bạn có thể đi shuttle bus hoặc đặt xe đưa đón của khách sạn. Hầu hết khách du lịch thường đặt trực tiếp xe của khách sạn vì giá cả rất phải chăng có 10€ / 1 chiều mà còn đưa đến nơi về đến chốn nữa.
Nếu chịu khó deal một chút thì các bạn sẽ được giảm giá đôi chút đôi khi là không mất tiền luôn ấy. Bọn mình mua Balloon Tour + Green Tour + Red Tour của khách sạn nên được Offer miễn phí 1 chiều đưa đón sân bay, cũng đỡ được bao nhiêu ý.
– Thị trấn Goreme khá bé nên bọn mình đi xe của bộ là chủ yếu, còn di chuyển giữa các địa điểm du lịch ở Cappadocia có xe của tour đưa đón nên không phát sinh thêm chi phí nào ở đây.
5.1. Kinh nghiệm đặt phòng du lịch Thổ Nhì Kỳ
– Không nên đặt hostel ở Thổ vì mấy cái hostel ở đây tuy giá rẻ nhưng nhìn chung không được sạch sẽ và an toàn cho lắm.
– Các khách sạn ở Thổ có rất nhiều phòng cho 4 người (điều mà khó có thể tìm thấy ở bất cử điểm du lịch nào).
– Nhìn chung khách sạn ở Thổ khá cũ và xuống cấp thua xa mấy cái khách sạn ở phố cổ Hà Nội, không những thế giá cả khá đắt nữa.
5.1. Đặt phòng ở Istanbul
Gợi ý khách sạn ở Istanbul: Sirkeci Park Hotel, Istiklal Terrace Hotel, Hotel Megaron, Aldem Hotel, Santa Ottoman Hotel, The Legend Platine Suites, Mirrors Hotel, Jakaranda Hotel
5.2. Các khách sạn ở Cappadocia:
Khách du lịch hay tập trung Goreme vì đây là thủ phủ chính của Cappadocia nên sẽ có nhiều điểm ăn uống và tiện cho việc đi tour. Hầu hết các khách sạn ở Cappadocia đều xây dựng bên trong hang động, nhưng cái đáng tiền ở mỗi khách sạn lại là khu vực ban công. Vì chỉ khách sạn nào có ban công view đẹp mới có thể cho ra những bức ảnh để đời được. Và khách sạn mà các blogger hay ở là Sultan Cave Suites, ở trên đồi cao lại có ban công rộng view buổi sáng khinh khí cầu lên rất đẹp.
Gợi ý khách sạn ở Cappadocia: Sultan Cave Suites, Goreme Palce Cave Hotel, Cappadocia Cave Suites, Museum Hotel, Grand Cappadocia Hotel, Hidden Cave Hotel, Mirtha Cave Hotel, Artemis Cave Suites.
Thành phố lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ và là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên 2 châu lục Á & Âu. Chính bởi vị trí chiến lược quan trọng đó đã tạo nên những sự giao thoa văn hóa độc đáo, hiện diện trong mọi mặt đời sống của thành phố. Istanbul đã làm mê đắm biết bao nhiêu con tim bởi những con phố nhuộm màu thời gian và những công trình kiến trúc hoành tráng.
6.2. Cappadocia
Giới thiệu qua về Cappadocia, thì đây là khu vực được hình thành từ lớp đá trầm tích và đá núi lửa. Dưới tác động của các điều kiện ngoại cảnh và thời gian, lớp đá dần dần bị bào mòn và sinh ra các hình thù độc đáo, có khi là cây nấm, có khi lại là con lạc đà. Chính điều này đã tạo nên một khung cảnh thần tiên chỉ có thể trong các câu chuyên cổ tích ở Cappadocia.
Mình đã thử kha khá món ở Thổ, nhưng mà thực sự không hợp đồ ăn ở đây cho lắm. Đến ngay cả món Doner kebap khoái khẩu mà mình còn thấy chả ngon ý.
Một số món ăn phải thử khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ gồm có: Kebap, Trà táo, Lokum, Bánh mỳ cá, Pide, Baklava, Simit, Kunefe, Su Böreği, Kuzu Tandır.
Gợi ý nhà hàng ở Istanbul: Adora Restaurant, Gulhane Sark Sofrasi, Old Ottoman Café & Restaurant, Zukeyir Ocakbasi, Medi Sark Sofrasi, Taksim Bahcivan, Falafel House, Pepo Café & Restaurant, Vezenan, bánh mỳ cá cầu Galata.
Gợi ý nhà hàng ở Cappadocia: Pumpkin Goreme Restaurant & Art Gallery, Topdeck Cave Restaurant, Omurca Art Cave Café, Anatolian Kitchen, Kale Terrasse Restaurant, Dibek, Comlek Restaurant, Tandir Café Restaurant, No:10 Restaurant, Efe Restaurant.
8. Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mua gì
“Văn hoá Bazaar” đặc trưng xuất phát từ ngôi chợ Grand Bazaar (Istanbul) đã lan toả ra khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ngày này nét văn hoá này có thể bắt gặp được ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng chỉ ở tại Thổ Nhĩ Kỳ mới có thể cảm nhận được nét riêng có đã tồn tại hàng nghin năm tuổi. Không chỉ những cửa tiệm kinh doanh lâu đời mà các mặt hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ đều có trong mình những ý nghĩa và giá trị đã được hun đúc qua biết bao thé hệ.
Du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ các bạn có thể tìm mua những mặt hàng độc đáo chỉ có ở riêng mảnh đất này như: bùa mắt quỷ, trà táo, thảm thủ công, gia vị, kẹo Lokum …
Nhưng nếu hỏi mình du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mua gì làm quà, mình sẽ khuyên các bạn mua Trà táo. Vì thứ nhất mặt hàng này được bán ở khắp mọi nơi với giá rất phải chăng. Thứ hai, là được đóng hộp nhỏ gọn vác về cũng đơn giản.
* Lưu ý: Khi mua sắm tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là tại chợ Grand Bazaar các bạn nên mặt cả thật nhiệt tình vào vì chủ tiệm ở đây nói thách khá nhiều đó.
Ngày 2:
08:00: Thăm quan Topkapi Palace 11:00: Thăm quan Hagia Sophia 12:30: Ăn trưa 14:00: Thăm quan Blue Mosque 17:00: Đi tour thuyền quanh vịnh Bosphorus 19:00: Ăn tối và dạo quanh khu Sultanahmet
Ngày 3:
08:30: Check out khách sạn và gửi đồ 09:00 – 11:00: Thăm quan Basilica Cistern 11:15 – 12:30: Grand Bazzar 15:15 – 16:30: Bay Istanbul Sabiha Gokcen – Kayseri 17:00: Đi xe về Goreme 19:30: Ăn tối và dạo quanh thị trấn Goreme
Ngày 4:
04:00: Tour khinh khí cầu 09:00 – 17:30: Green Tour 19:00: Ăn tối 20:15: Thăm quan thị trấn Goreme về đêm kinh nghiem du lich tho nhi kykinh nghiem du lich tho nhi ky
Ngày 5:
05:30: Ngắm bình mình ở ban công khách sạn 09:00 – 15:30: Red Tour 18:25 – 20:00: Bay Kayseri – Istanbul Ataturk 21:00: Check in khách sạn 21:30: Dạo quanh khu Taksim
Ngày 6:
08:30: Check out khách sạn + gửi đồ 09:30 – 11:15: Thăm quan cung điện Dolmabahce 12:00 – 13:00: Lên tháp Galata và thăm quan khu vực xung quanh Galata Tower 13:30: Thăm quan cầu Galata và ăn trưa 15:00: Mua đồ lưu niệm ở Grand Bazzar 20:20 – 22:30: Bay Istanbul Ataturk – London Heathrow T2
Nhìn chung chi phí du lịch Thổ Nhĩ Kỳ khá rẻ, 2 khoản tốn nhất là vé máy bay đi sang Thổ Nhĩ Kỳ và Kinh khí cầu. Còn lại các chi phí đặc biệt là ăn uống rất phải chăng.