Trekking Là Gì? Trekking Có Gì Vui?

08/05/2023 12:19

 Trekking là gì?

Trekking là gì?

Trekking là một hoạt động du lịch phổ biến xuất hiện từ rất lâu ở nước ngoài, 

được biết đến và phổ biến ở Việt Nam vài năm trở lại đây. Trước hết bạn cần phải tìm hiểu xem đi trek là gì? Trek là một hoạt động đi bộ leo núi, băng rừng. Người tham gia những chuyến đi trekking thường được gọi là trekker sẽ hoàn thành hành trình của mình bằng những chuyến đi bộ đường dài kéo dài trong nhiều ngày, tự mang vác hành lý trong suốt chuyến đi. Địa hình của những chuyến đi này thường không bằng phẳng mà gồ ghề, lên xuống thất thường. 

Nếu như đi du lịch, dã ngoại, cắm trại phương tiện di chuyển chính là xe máy, ô tô thì đối với trekking đó là đôi chân của bạn. 

Đặc trưng của loại hình du lịch này là sự khám phá, cần phải có sức khỏe, ý chí quyết tâm cao, bên cạnh đó là thiên nhiên hùng vĩ, và cuối cùng là pha vào đó một chút thử thách nếu không muốn nói là rủi ro.

 Hiking là gì?

Hiking là gì?

Có nhiều người hay nhầm lẫn giữa trekking và Hiking. Vì trên cơ bản thì 2 hình thức du lịch này tương đối giống nhau, cũng là di chuyển bằng 2 chân để chinh phục thiên nhiên, núi rừng. Nhưng khác ở chỗ Hiking là di chuyển trên đường mòn có sẵn, ít hiểm trở hơn, ít rủi ro hơn. Đối với những chuyến đi có tracklog sẵn, biết trước đường, có người dẫn đường, có người hỗ trợ,… thì đều gọi là hiking. Những địa hình hiểm trở hơn thì là hiking pha một tí trekking, tóm lại 2 định nghĩa ngày không có ranh giới rạch ròi. Nếu bạn đi những cung đường đã được khám phá từ trước, có người dẫn đường, thậm chí là có cả porter thì đó là hiking. 

Phân tích cho các bạn hiểu thôi chứ người nhà có hỏi đi đâu thì bảo là đi leo núi đảm bảo đúng 100% không trượt phát nào, ngay cả khi đi trek dọc biển mà bảo đi leo núi thì người ta cũng hiểu luôn. 

Đúng, vì hẳn đó là một loại hình du lịch. Nói đúng hơn đó là một dị bản của du lịch. Người ta đi nghỉ dưỡng, check-in chỗ này chỗ nọ. Mình cũng đi du lịch, cũng check-in nhưng là đi trước rồi về nhà mới check-in sau, vì trong rừng làm gì có wifi hay 3G gì mà check-in, cũng vì vậy mà ta cảm nhận được hết chuyến đi, những cái được nhắc đến sau chuyến đi mới là những thứ đọng lại, bạn thật sự đã có nó sau chuyến đi. Nghe thôi là thấy thú vị hơn người ta rồi. 

Bạn hay thắc mắc những thời trước không có điện, không có những tiện nghi người ta sống thế nào – Trekking như một chuyến du hành thời gian đưa bạn về thời đó. Buổi tối chỉ có ánh đèn le lói, ánh sáng chủ yếu đến từ đống lửa bập bùng – chưa kịp tưởng tượng đã thấy thích thú rồi! 

Và tất nhiên, đi trekking thì không sóng điện thoại, không công việc, không ai làm phiền. Nói là đi trốn cũng được vì bây giờ ở ngoài kia có muốn cũng không thể tìm được bạn.

Bình thường bạn có tập thể dục không? Hãy thú nhận đi nếu bạn chẳng thèm nghĩ đến nó, hay là bữa có bữa không.

Nhưng khi quyết định tham gia một chuyến trekking – leo núi thì nó bắt buộc bạn phải luyện tập. Đúng vậy, có tập hay không tập gì thì trong chuyến đi cũng thở hổn hển!

Nói về ý chí thì đây là cái được lớn trong những cái được. Trong một hành trình khi bạn đã quá mệt, đôi chân chỉ tiếng về phía trước theo phản xạ thì ý chí là nguồn sức mạnh duy nhất mang bạn đến đỉnh núi. 

Một phần là vì không quyết tâm cũng không làm được gì, những hành trình này là 1 đi không có hướng quay lại, đi là phải đi tới đích, đi tới cùng. Một là bạn tiếp tục đi, hai là ngồi đó, nghỉ ngơi một tí rồi đi tiếp. Bạn không thể tra được hai chữ bỏ cuộc trong từ điển của các trekker. 

Những người mới, những bạn chưa tham gia hành trình này bao giờ sẽ kiểu “đi bộ vậy sao đi nổi” “Núi này đứng vậy sao trèo lên”… câu trả lời ở ý chí của mỗi người.

Tất nhiên là ý chí trên nền tảng sức khỏe nha! tức là phải tập luyện trước khi đi.

Ngày nào chẳng đồng hành cùng tụi nó, vậy đồng hành cùng nhau khi đi trekking có gì đặc biệt?

Đầu tiên thì đây không phải là công việc, không phải đối mặt với nhau với cương vị là cấp dưới – cấp trên, không e dè, không áp lực công việc và cực kỳ thoải mái. Nếu đi cùng lũ bạn thì đây là cơ hội để thấy được một khía cạnh khác trong con người của tụi nó 😀

Ở một phương diện khác, chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau ở 1 đoạn đường vài ngày vài đêm, vui vẻ có, mệt mỏi có, những lúc nghĩ mệt kể lại những câu chuyện vui trong cuộc sống, đêm lửa trại tâm sự cùng nhau – đây mới là 2 chữ đồng đội thật sự! 

Chưa kể đến những bạn đi tour – đồng hành với những người bạn mới, tớ là bạn mới của cậu, cậu là bạn mới của tớ, hoàn cảnh quen nhau thật đặc biệt, nói là mới nhưng đôi khi cảm giác như đã quen lâu rồi, không chừng có bạn tìm được một nửa của mình sau những chuyến leo núi, trekking. 

Thiên nhiên – trở về với thiên nhiên là mục tiêu đầu tiên khi bạn tìm đến loại hình du lịch này.

Bạn có thể bắt gặp gì: Rừng cây bạt ngàn – bầu trời trong xanh – con suối róc rách – những sườn đồi xanh mướt cỏ non hay biển mây trắng muốt,… tất tần tật những gì về thiên nhiên, từ những cái nhỏ nhặt như chùm quả dại trên cây, đến những cây đại thụ – những thứ bạn không thể nào tìm thấy ở chốn thành thị, không bao giờ cảm nhận được qua hình ảnh.

Không phải là tất cả, nhưng là đa số, đa số các bạn không biết lương khô là gì cho tới khi bạn đi trekking. Cao cấp hơn một tí là cơm nắm muối vừng, còn hạn cực sang là thanh bổ sung năng lượng. Chúng tôi gọi đó là bữa ăn đạm bạc. Vì đó là những loại thức ăn dễ mang theo, nhưng lại cung cấp đủ năng lượng.

Và buổi tối đến là bữa tiệc “Đạm không” bởi ngoài thịt thì sẽ không còn gì khác, có thể là có thêm cơm và mì gói, nhưng đóng vai trò chính vẫn là thịt. Cảm giác nướng thịt giữa rừng thật khó mà làm cho ai hiểu được nếu họ chưa từng trải qua. Hết 99% những người quả quyết đó là bữa ăn ngon nhất mà họ từng ăn, 1% còn lại là ăn chay. Đùa chứ ngon vì nó ngon thật, ngon vì vui và ngon vì qua mệt.

Đây là bữa ăn “Đạm bạc”

Còn đây là “Đạm không”

Mệt mà vui? Mệt làm sao mà vui. Nhưng đó là ở đâu ấy, trong trekking trip thì khác. 

Dù mệt, mồ hôi thì đổ ướt áo, ánh nắng chói chang, đôi chân mỏi nhừ, 2 bên vai như sắp không trụ nổi, vậy mà vui? Ai tin được không? Có thể bạn không tin cho đến khi bạn thật sự tham gia, thật sự vui vì điều đó. 

Tại sao lại vui như vậy, chưa biết vì sao vui thì đọc lại từ đầu nha! 

Được quá trời mà chỉ mất stress và một chút tiền thì quả là không phí, không phí tẹo nào! 

Trekking Là Gì? Phân Biệt Hiking Và Trekking

Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (multi-day hiking) tới những vùng ngoại ô, ngoài đô thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình gồ ghề, lởm chởm. Trekking ở đây khác với trekking mang ý nghĩa “đi di cư”. Nhiều trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi trekking như là một cách để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Hoạt động trekking không giống so với các hình thức du lịch khác bởi một số lý do. Điều kiện thời tiết và địa hình ảnh hưởng tới kế hoạch di chuyển của trekker nhiều hơn so với du lịch bằng các phương tiện khác như môtô, xe máy. Khi đi trekking, bạn có thể có được những điểm nhìn cận cảnh.

Rất nhiều trekker di chuyển tới những khu vực gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, họ có kinh nghiệm đi dã ngoại khác rất nhiều so với những người đi du lịch theo nhóm, tới những địa điểm nổi tiếng, đã có nhiều người tới. Điều này cho phép trekker có thể tương tác được với thế giới tự nhiên đầy thú vị.

Bạn có thể đi trekking ở bất kỳ nơi nào. Trên thế giới, có một số khu vực đặc biệt hấp dẫn đối với trekker như dãy Himalayas ở Châu Á, dãy Andes ở Nam Mỹ. Những chuyến đi trekking có thể được tổ chức ở những khu vực ít người lui tới, trên bất kỳ lục địa nào.

Các trang thiết bị trekking sẽ giúp các trekker tận hưởng chuyến đi một cách thú vị hơn. Thứ nhất là một chiếc balô dã ngoại vừa vặn. Những người đi trekking dài ngày, họ cần mang theo tất cả trang thiết bị bên mình. Một chiếc balô dã ngoại cứng cáp có thể giúp bạn thoải mái mang theo từ 9 đến 19kg quần áo và trang thiết bị trekking.

Một vật dụng nữa cũng cần phải cân nhắc tới chất lượng đó là giày leo núi (hiking boots), đôi giày này sẽ giúp bạn rất nhiều, sẽ quyết định giữa việc bạn có thể tận hưởng chuyến đi không hay là phải chịu đau đớn. 

Sự khác biệt lớn nhất giữa hiking và trekking là cường độ. Hiking là hoạt động thường có sự di chuyển ở mức dễ dàng tới vừa phải, mặc dù một số người biện luận rằng hiking cũng vất vả không kém gì trekking. Tuy nhiên, khi trekking, trekker thường đi trên nhiều bề mặt địa hình đa dạng hơn, họ có thể đi trên một đoạn đường mòn có sẵn, sau đó có thể đi rừng, đi trên những con đường chưa bao giờ được khai phá. Trekker thường phải sử dụng bản đồ và kỹ năng định hướng, định vị để tìm đường, họ phải có bộ sơ cứu y tế và những  kỹ năng sinh tồn đã được chuẩn bị sẵn sàng trước chuyến đi. Trong khi đó, hiker (những người đi hiking) thường trung thành với những còn đường mòn đã có sẵn, và không di chuyển vào những nơi có địa hình không rõ ràng.

Trekking Là Gì? Gợi Ý 8 Nơi Trekking Việt Nam Hấp Dẫn

Trekking là gì?

Trekking là một hoạt động giải trí ngoại khoá đồng thời kết hợp với những hình thức như dã ngoại, cắm trại. Người tham gia trong buổi Trekking sẽ được gọi là Trekker và cuộc hành trình của họ là những con đường đi bộ, gập ghềnh, leo đèo núi hiểm trở và khó đi.

Trekker là người thích khám phá những địa điểm mới và có tính mạo hiểm cao, thích những con đường mòn theo một lộ trình đã có sẵn. Cuộc hành trình giang nan trekking sẽ cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn tự do và mới lạ.

Độ dài của chuyến đi phụ thuộc vào lịch trình và trekker quyết định, nó có thể kéo dài vài ngày, một tháng hoặc cả năm và cũng còn tuỳ vào địa hình bạn chọn mạo hiểm đến mức nào nữa.

Phân biệt Hiking và Trekking là gì?

Trekking và hikking cùng được hiểu là hoạt động du lịch dã ngoại với hình thức đơn giản là đi bộ đường dài nhưng bản chất của 2 khái niệm này khác nhau:

Trekking thì bạn phải di chuyển trên địa hình phức tạp, gập ghềnh và đòi hỏi những kĩ năng, kinh nghiệm và vận động nhiều, tần suất mạnh hơn, trang bị nhiều hơn

Còn Hikking, vẫn phải di chuyển nhiều nhưng so với Trekking thì việc di chuyển ở mức độ đơn giản.

08 cung đường trekking Việt Nam #1 Khu bảo tồn Pù Luông (Thanh Hoá)

Với diện tích sở hữu là 17.662 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã vơi đất thấp lớn nhấy còn lại tại miền Bắc Việt Nam. Nơi đây không chỉ sở hữu đỉnh Pù Luông cao 1.700m đồng thời còn điểm trekking được nhiều người yêu thích. Chỉ với 5 giờ trải nghiệm leo núi, bạn sẽ có những cảm nhận khó quên đó.

#2 Đỉnh Fansipan (khu vực Lào Cai)

Hẳn là bạn cũng đã biết rằng Fanxipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam (có độ cao 3143 m) và cả Đông Dương phải không nào? Fansipan cũng cho dân phượt tận hưởng một cảm giác tuyệt vời, khiến ai cũng muốn chinh phục. Bạn có thể chinh phục bằng những con đường khác nhau:

#3 Núi Yên Tử – Quảng Ninh

Đầu tiên, Xuất phát từ Trạm Tôn đến đỉnh núi và cũng quay về bằng lối này, bạn sẽ mất 2-3 ngày cho chuyến đi này.

#4 Núi Bạch Mã – Thừa Thiên Huế

Cách thành phố Huế khoảng 50km, Vườn Quốc Gia Bạch Mã thuộc địa phận Huyện Phú Lộc giáp với thành phố Đà Nẵng và sở hữu độ cao 1.450m so với mặt nước biển.

Chặng 2: (Từ km 9 -16) Cung đường này khá đẹp, bạn có thể đứng lại để check in, chụp hình. Nếu nhìn từ trên xuống sẽ thấy cả Tam Giang với đoạn Cầu hai – Phú Lộc.

Chặng 5: Chặng cuối cùng là đường về từ thác đến vườn quốc gia Bạch Mã, vậy là đã xong chuyến đi.

#5 Hòn Bà – Nha Trang

Cách thành phố Nha Trang 60km về phía Tây Nam, Hòn Bà là ngọn núi cao gần 1600m so với mực nước biển. Nơi này nằm giữa hai xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Đường đi chinh phục ngon núi Hòn Bà khá quanh co và uốn lượn đồng thời mây mù phủ xung quanh nên sẽ tạo cảm giác cho bạn như đang lạc vào thế giới sương mù.

#6 Núi chúa Ninh Thuận

Núi Chúa là quần thể núi nằm ở khu vực Đông Bắc của Ninh Thuận, với độ cao chỉ khoảng 1000m bao gồm đỉnh Chúa Anh (Cô Tuy) và nhiều đỉnh Chúa Em xung quanh. Ngọn núi này nằm trên trục đường ven biển Phan Rang – Vĩnh Hy, thuộc huyện Ninh Hải.

Leo Núi Chúa sẽ được trải nghiệm khá nhiều loại rừng và địa hình khác nhau. Nếu bạn đã thử sức với nùi Bà Đen thì ngọn núi này khá dễ dàng với bạn.

#7 Núi Bà Đen – Tây Ninh

Các nhóm leo núi Bà Đen thường kết hợp leo núi và cắm trại đêm để săn mây và ngắm bình minh lên trên đỉnh núi. Có 2 lựa chọn cho bạn:

Bạn có thể leo núi Bà Đen quanh năm, tuy hiên bạn nên tránh khoảng tháng 8 đến tháng 11 vì trời mưa. mặc dù thời gian này lại dễ săn mây hơn.

#8 Tam đảo – Vĩnh phúc

Leo núi Bà Đen vào ban ngày: Xuất phát từ buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, mất khoảng 1 buổi để leo đến đỉnh núi, cắm lều ngủ qua đêm và dậy sớm đón bình minh.

Leo núi Bà Đen vào ban đêm: Mặc dù leo núi ban đêm sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn nhưng đỡ mất sức hơn ban ngày, bạn sẽ kịp đón bình minh và săn mây vào khoảng 4h-5h sáng trên đỉnh núi.

Mình khá tự hào khi Việt Nam có một nơi đẹp như vậy, Tam đảo là dãy núi với độ dài khoảng 50 km và diện tích khoảng 850 km2 với độ cao 1591m. Dãy núi Tam Đảo nằm theo hướng Đông Bắc – Đông Nam, khu vực này giáp với 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Tham khảo 3 cung đường trekking thế giới #1 Everest

Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848 mét.

Theo meobalo tìm hiểu được rằng theo lý thuyết thì bạn có thể mất khoảng 7 ngày để leo lên được tới tỉnh Everest, tương đương 1 ngày bạn phải leo núi trong 6 giờ.

Tuy nhiên, thực tế thì bạn phải leo núi liên tục, phải cắm trại và vượt qua thác Khumbu (được xem là nơi khá nguy hiểm). Khi bạn đã lên được tới đỉnh, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác vô cùng tuyệt vời mà chắc chắn ai khi đạt được đều thích.

#2 Annapurna (Nepal)

Mặc dù đứng cuối trong bảng xếp hạng 10 ngọn núi cao nhất thế giới nhưng Annapurna được coi là ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới với độ cao 8.091m so với mực nước biển.

#3 Chandra Taal

Chandra Taal còn được gọi là hồ Mặt Trăng, là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp nằm trong thung lũng trải dài khắp Ấn Độ và sang cả Tây Tạng. Nước hồ màu xanh biếc soi bóng núi non, mây trời, màu nước cũng thay đổi tùy thuộc vào bầu trời bên trên.

Hồ nằm trên những ngon núi cao, song dù là ở độ cao 4.300m, vẻ đẹp của hồ cũng vẫn thu hút các phượt thủ leo núi tìm tới thăm quan. Để tới được đây, du khách cần chuẩn bị sức khỏe để bắt đầu chuyến đi bộ đường dài theo các đường mòn leo núi dẫn tới Chandra Taal.

Trekking cần chuẩn bị gì? #1 Giấy từ tuỳ thân + tiền

Trong bất kỳ một chuyến du lịch nào cũng cần phải mang theo giấy tờ tuỳ thân. Việc mang theo là để phòng hộ khi chính quyền địa phương hoặc bạn thực hiện chuyến leo núi thì kiểm lâm sẽ kiểm tra.

Theo kinh nghiệm của dân chuyên trekking thì giấy tờ và tiền nên được chia thành hai nơi cất giữ khác nhau và để trong túi nilong tránh thấm nước. Bạn chỉ nên đem một ít tiền vừa đủ và một chiếc thẻ visa dự phòng.

#2 Balo

Nên chọn loại balo cỡ vừa, phù hợp với người mang. Tránh sử dụng những chiếc balo quá rộng dẫn đến việc mang theo quá nhiều đồ không cần thiết đồng thời cũng dễ làm bạn bị cạn kiệt sức lực. Nên chọn mua những balo có thanh đỡ lưng, đai bụng, ngực và có nhiều ngăn.

#3 Nước & lương thực

Với kinh nghiệm leo núi của Mèo Balo thì mỗi người sẽ mang từ 3 đến 4 lít nước và cũng cố tìm ra con suối trên khoảng đường đi và lượng nước mang theo có thể uống trong 2 ngày.

Còn đồ khô thì nên mang theo lương khô, bánh mì, xúc xích, đồ hộp…nếu có thể thì có thể đem theo gạo và đồ tươi nhưng bạn cũng phải biết cách bảo quản.

#4 Giày leo núi

Giày mang đi leo núi cũng phải chọn loại có độ bám tốt, vừa chân hoặc rộng hơn 1 size. Tránh những trường hợp quá chật sẽ làm bạn khó chịu khi di chuyển liên tục.

Bạn nên mang nhiều đôi tất, có thể thay khi bị ướt hoặc bạn cũng có thể mang nhiều tất trong trường hợp bị đau chân.

#5 Lều/túi ngủ/võng

Nếu mặt đất không bằng phẳng để dựng lều thì bạn có thể sử dụng võng treo trên không để ngủ. Nhưng biện pháp tối ưu nhất vẫn là lều vì nó có thể ngủ nhiều người và bạn cũng thoải mái đặt lưng xuống hơn.

Một vật cũng hỗ trợ cho giấc ngủ đó là chiếc túi ngủ hoặc tấm chăn mỏng cho thời tiết có sương và cần được giữ ấm cơ thể.

#6 Trang phục

Chọn những trang phục co giãn, giúp thoải mái khi di chuyển và có độ thấm hút mồ hôi tốt, cũng sử dụng màu sáng để đồng đội dễ dàng nhận thấy.

Nên mặc quần dài, tránh những loài côn trùng hay rắn tấn công đồng thời cũng tránh trầy xước do cây cỏ xung quanh.

Nhớ mang theo nón, nếu thời tiết có mưa thì bạn cũng nên sắm cho mình bộ áo mưa bộ để dễ dàng di chuyển leo núi và vách đá.

#7 Đồ điện tử

Bạn phải có thêm một chiếc điện thoại dự phòng để tiện liên lạc, tránh trường hợp bị hư đột xuất. Ngoài ra, bạn nên mang theo pin sạc dự phòng để đảm bảo đủ năng lượng ghi lại dấu ấn trekking.

#8 Bản đồ, GPS

Nếu bạn đi leo núi có sẵn Leader thì khỏi phải lo nữa, tuy nhiên trong một số trường hợp bị lạc hoặc không có người hướng dẫn thì việc sử dụng bản đồ hoặc GPS là cần thiết.

Một số vật dụng khác

Những thứ bạn cần phải mang theo khi trekking là dao, bật lửa, đèn pin hoặc cũng phải mang theo thuốc men, thuốc chống muỗi, viên sủi C để tăng cường sức khoẻ. Hay túi ni-long mang chống thấm quần áo, đồ đạc.

Trekking Là Gì? 9 Cung Trekking Đáng Để Dân Outdoor Khám Phá

Hầu hết chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ Trekking và Hiking? Bởi vì hai hình thức này đều là hoạt động đi bộ đường dài. Thế nhưng cả hai hình thức Trekking và Hiking đều có những đặc điểm khác nhau để phân biệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trekking, những kinh nghiệm khi Trekking và những điểm đến Trekking đáng để dân phượt khám phá

1. ĐI TREKKING LÀ GÌ?

Trekking là một loại hình đi bộ đường dài khám phá, leo núi nhiều ngày ở ngoài trời và những nơi hoang dã với mục đích cụ thể. Nó thường diễn ra ở các vùng ngoại ô, ngoài đô thị và phần lớn tới các vùng đồi núi, những con đường mòn ở khu vực hoang dã tương đối hoang sơ, địa hình gồ ghề, lởm chởm như: Sapa, Tà năng, Bidoup, Đảo Cát Bà, Tả Liên Sơn, Pù Luông,…

Trekking là gì? Trekking và Hiking khác biệt ở chỗ nào?

Người đi Trekking (được gọi là Trekker), nhiều Trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi Trekking như một hành trình, thử thách để rèn luyện sức khỏe, tận hưởng cảm giác chinh phục được một điểm đến.

Hoạt động Trekking không giống với hình thức du lịch khác, bởi vì đây là hình thức du lịch mạo hiểm (mất thời gian, vất vả và có thể nguy hiểm đến tính mạng), phải đi bộ và mang vác rất nhiều đồ rồi đi vào núi rừng, các bản làng mà không có bất kỳ phương tiện giao thông nào hỗ trợ.

Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết và địa hình sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch di chuyển của nhiều Trekker. Tuy nhiên, khi đi Trekking cũng mang lại rất nhiều trải nghiệm quý báu và thú vị cho người tham gia như: hòa mình vào thiên nhiên, ngắm cận cảnh những địa điểm muốn tới, cảm giác thích thú khi chinh phục được một cái gì đó,…

Đi Trekking ở hang động tại Quảng Bình – @ Miria Tuyen

Rất nhiều Trekker di chuyển tới khu gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, kinh nghiệm đi Trekking của Trekker khác biệt hoàn toàn so với những người đi du lịch theo tour, theo nhóm, tới những địa điểm nổi tiếng và có nhiều người lui tới. Mà những kinh nghiệm của Trekker là những kinh nghiệm sinh tồn ở một nơi biệt lập. Điều này giúp cho Trekker có kiến thức rộng lớn, có thể tương tác được với thế giới tự nhiên đầy thú vị.

Bạn có thể đi Trekking ở bất kỳ nơi nào. Từ Việt Nam đến Đông Nam Á và một số khu vực trên thế giới. Và một số khu vực đặc biệt hấp dẫn đối với Trekker là dãy Himalayas ở Châu Á, dãy Andes ở Nam Mỹ. Những chuyến đi Trekking có thể được tổ chức ở những khu vực ít người lui tới, trên bất kỳ lục địa nào.

Độ dài của mỗi chuyến đi sẽ phụ thuộc vào người đi Trekking, có thể từ một vài ngày, vài tuần, 1 – 2 tháng, thậm chí là cả năm. Độ mạo hiểm của chuyến đi đến mức nào cũng do những người tham gia quyết định. Bởi tính chất tự do của hoạt động Trekking cũng nhưng độ đa dạng của những địa điểm đi Trekking khiến hoạt động này thu hút số lượng lớn người tham gia, nhất là các bạn trẻ yêu thích khám phá mạo hiểm.

Đi Trekking ở Tà Năng – Phan Dũng. @ Mỹ Linh

2. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HIKING VÀ TREKKING

Ngắm cảnh hoàng hôn khi đi Trekking

3. KINH NGHIỆM ĐI TREKKING MÀ TREKKER CẦN BIẾT

Đi Trekking cần rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm sinh tồn. Vì đi Trekking không đơn giản như du lịch, phượt, ăn uống bình thường mà sẽ có nhiều nguy hiểm trong chuyến đi. Vậy nên, trước khi đi Trekking, các Trekker cần trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm thật tốt:

3.1. Đi Trekking nên mặc gì?

Đi Trekking nên mặc gì? Quần áo mặc đi Trekking sẽ phụ thuộc vào thời tiết và địa điểm đi Trekking @ Hong Nhi

3.2. Đi Trekking cần mang theo những gì?

Các trang thiết bị đi Trekking sẽ giúp Trekker tận hưởng chuyến đi một cách thú vị hơn. Trong chuyến đi Trekking tốt nhất là Trekker nên chuẩn bị:

Thứ nhất, la bàn – bản đồ: Nếu như không chuẩn bị những thứ này mà chúng ta lâm vào tình trạng nguy hiểm, mất tư trang, lạc đường thì có thể sử dụng la bàn, bản đồ hoặc những yếu tố tự nhiên giúp chúng ta xác định phương hướng như mặt trời.

Thứ hai, giày leo núi: Phương tiện di chuyển chủ yếu của bạn là đôi chân nên đôi giày Trekking là trang bị không thể thiếu trong hành trình Trekking của bạn. Đế giày Trekking bắt buộc phải là đế cao su, chống thấm kết hợp với đinh giày thích hợp cho từng địa hình, từng chuyến đi.

Đi Trekking cần mang theo những gì? Ví dụ:

Đế giày gai cao dùng cho địa hình trơn trượt

Còn giày có đinh thấp thì phù hợp với địa điểm đất nện, đất đá, có rong rêu.

Như đã đề cập ở bài viết Cách Chọn Giày Leo Núi, đôi giày này sẽ giúp bạn rất nhiều, sẽ quyết định giữa việc bạn có thể tận hưởng chuyến đi không hay là phải chịu đau đớn. Hãy tham khảo bài viết hướng dẫn cách chọn giày leo núi đúng kích cỡ tại Wetrekology để có được đôi giày phù hợp nhất.

Chọn loại giày leo núi phù hợp khi đi Trekking

– Thứ ba, một chiếc balô dã ngoại: Những người đi Trekking dài ngày, họ cần mang theo tất cả trang thiết bị bên mình. Một chiếc balô chuyên biệt khi đi Trekking có thể giúp bạn thoải mái mang đồ từ 9 đến 19kg quần áo và trang thiết bị Trekking.

Ngoài những vật dụng bên trên, Trekker cũng cần chuẩn bị lều trại, võng ngủ, lương thực, các thiết bị cứu sinh, dụng cụ sinh tồn như GPS, tạo lửa, lọc nước, dao, rựa, dụng cụ đa năng, còi, gương phản chiếu, gậy leo núi. Bên cạnh đó, khi đi Trekking cũng cần chuẩn bị đèn pin, sạc dự phòng, thiết bị ghi hình, áo mưa, thuốc chống côn trùng, chống muỗi,…

Chuẩn bị kiến thức sinh tồn khi đi Trekking

Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về sinh tồn khi bị lạc và khi gặp nguy hiểm như:

Giữ vững tâm lý

Xác định vị trí và tìm nơi ẩn náu an toàn

Không đi lang, tránh mất sức

Tìm nguồn nước sạch, thực phẩm

Đốt lửa, tạo sự chú ý cho người khác.

Dùng la bàn, bản đồ để xác định phương hướng

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu những kiến thức về thiên nhiên. Ví dụ: bị ong đuổi thì nên làm gì? Gặp thú dữ thì phải làm gì? Khi lội nước thì nên lội ở nước sâu dòng chảy yếu hay nước nông dòng chảy mạnh?…

4. 9 ĐIỂM ĐẾN ĐÁNG ĐỂ DÂN PHƯỢT TREKKING 1 LẦN 4.1. Đi Trekking Sapa

Nên đi Trekking sapa vào mùa khô để an toàn hơn khi di chuyển – Ảnh internet

Tuy nhiên, khi đi Trekking ở Sapa bạn cũng cần biết một số lưu ý nhỏ sau:

Nên đi Trekking Sapa vào tháng 3 vì đây là mùa khô, đường đi không trơn trượt, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, ít sương mù

Tìm hiểu thật kỹ bản đồ Sapa để tránh đi lạc vào những vùng nguy hiểm

Luyện tập thể lực thật tốt trước khi đi Trekking

Khi được mời mua mà bạn không có nhu cầu thì bạn có thể từ chối lịch sự

Chuẩn bị điện thoại và sạc dự phòng đầy đủ trong những ngày đi Trekking

4.2. Trekking Tà Năng

Tà năng – Lâm Đồng cũng là 1 trong những cung đường Trekking đẹp nhất ở Việt Nam nhưng lại đầy rẫy nguy hiểm với những Trekker không có người hướng dẫn. Trekking Tà Năng sẽ phải đi khoảng 50km thuộc địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở Tà Năng – Phan Dũng có thảm thực vật đa dạng, khung cảnh hùng vĩ, đường đi không quá khó nên nó thích hợp với nhiều lứa tuổi có đam mê đi bộ đường dài, du lịch mạo hiểm

Đoàn Trekking Tà Năng 15 người trong 2 ngày 3 đêm @ Di cung Tun

Nếu bạn muốn Trekking tà năng thì có thể lựa chọn 2 mùa đẹp nhất ở Tà năng – Phan Dũng để di chuyển:

Mùa cỏ xanh: Đây là mùa mưa nên thảm thực vật, cây cối luôn xanh tốt. Đi vào mùa này bạn sẽ cảm nhận được không gian thoáng đãng, hoang sơ và tràn đầy sức sống của thiên nhiên. Tuy nhiên, đi vào mùa mưa độ ẩm sẽ cao, thường xuyên có mưa nên hơi bất tiện trong quá trình di chuyển.

Mùa cỏ cháy: Nếu mùa cỏ xanh tràn đầy sức sống thì mùa cỏ cháy lại mang đến cho Trekker cảm giác thơ mộng khiến người ta chẳng muốn rời mắt. Bên cạnh đó, khi đi Trekking tà năng vào mùa khô sẽ thuận tiện hơn khi di chuyển và nghỉ ngơi

4.3. Trekking Cực Đông

Ở cực đông – nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cũng vì thế mà nơi đây trở thành điểm đi Trekking của nhiều Trekker phía Nam. Khi đi Trekking cực đông, bạn cần có đầy đủ kỹ năng và các thiết bị cần thiết như: GPS, đồ dùng sinh tồn, sơ cứu,… vì thời tiết nắng nóng quanh năm nên đây là một thử thách không hề đơn giản với các bạn lần đầu đi Trekking ở đây.

Trekking cực đông tại tỉnh Khánh Hòa – nơi đón ánh bình minh đầu tiên ở Việt Nam @ To ong Lưu ý khi Trekking ở Cực Đông:

4.4. Trekking Bidoup

Bidoup là ngọn núi cao nhất ở Tây Nguyên, có độ khó Trekking khác hẳn Tà năng – Đông Dũng hay Cực Đông bởi vì đặc thù của đường này chỉ toàn là leo dốc, các Trekker phải bỏ ra gấp đôi sức lực nếu muốn tự vượt qua bên kia núi. Nhưng cũng vì đó mà nhiều Trekker đặt Bidoup thành mục tiêu khiêu chiến, chinh phục cho bản thân.

Thời gian nghỉ khi leo dốc ở Bidoup @ Duyen Le

Bidoup chủ yếu là leo dốc nên bạn nên tìm hiểu địa hình, thông tin và các vật dụng cần thiết khi phải leo núi dài ngày thật kỹ. Khi xuất phát, bạn sẽ di chuyển qua cầu treo và vượt qua nhiều đoạn dốc liên tục trước khi tới chỗ nghỉ chân. Ở đây, bạn có thể ngắm mọi thứ từ đỉnh núi,… rồi hành trình tiếp tục bạn có thể leo tới gốc cây 1.300 tuổi và tới được đỉnh núi sau 17km.

4.5. Langbiang

Langbiang có độ cao 2167m so với mặt nước biển @ Tien Nguyen

4.6. Tả Liên Sơn

Team 4 người đi Trekking Tả Liên Sơn @ Tran Dao

4.7. Rừng Quốc gia Hoàng Liên

Ngắm nhìn rừng Quốc gia Hoàng Liên từ trên cao @ Lan Anh

4.8. Phan Xi Pang (Lào Cai)

Phanxipang cao 3143m – nóc nhà Đông Dương được du khách đánh giá là điểm Trekking hấp dẫn của người Việt Nam cũng như người nước ngoài thích khám phá và chinh phục thử thách. Muốn tới Phanxipang, bạn nên chọn mùa khô để đi để tránh mưa, vách đá trơn trượt khiến quá trình di chuyển gặp khó khăn.

Tới Phanxipang có 3 lộ tuyến chính là:

Trạm Tôn – Trạm Tôn: (Độ khó thấp nhất)

Sín Chải – Trạm Tôn: (Độ khó trung bình)

Cát Cát – Trạm Tôn: (Độ khó cao nhất)

Trekking Phanxipang – nóc nhà Đông Dương

4.9. Pù Luông (Thanh Hóa)

Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên nằm phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Vườn quốc gia có sở hữu đỉnh núi cao tới 1.700m và được đánh giá điểm Trekking hấp dẫn của nhiều người. Lên tới đỉnh núi bạn có thể lựa chọn cắm trại, nướng BBQ qua đêm hoặc nghỉ ngơi ở nhà Sàn trên núi với giá khoảng 100 – 150k đêm/ người.

Trekking Là Gì? Gợi Ý 8 Nơi Trekking Việt Nam Hấp Dẫn [2023]

Mô hình trekking ra đời từ rất lâu và nó không còn xa lạ cho những ai có niềm đam mê với du lịch. Nhưng riêng với Việt Nam thì nó còn khá xa lạ và có nhiều người còn nghĩ rằng trekking còn được gọi là “phượt”. Vậy định nghĩa đúng của trekking là gì? Để làm rõ khái niệm này thì hãy cùng tìm hiểu bài viết của Mèo Balo dưới đây nhé:

Trekking là gì?

Trekking là một hoạt động giải trí ngoại khoá đồng thời kết hợp với những hình thức như dã ngoại, cắm trại. Người tham gia trong buổi Trekking sẽ được gọi là Trekker và cuộc hành trình của họ là những con đường đi bộ, gập ghềnh, leo đèo núi hiểm trở và khó đi.

Trekker là người thích khám phá những địa điểm mới và có tính mạo hiểm cao, thích những con đường mòn theo một lộ trình đã có sẵn. Cuộc hành trình giang nan trekking sẽ cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn tự do và mới lạ.

Độ dài của chuyến đi phụ thuộc vào lịch trình và trekker quyết định, nó có thể kéo dài vài ngày, một tháng hoặc cả năm và cũng còn tuỳ vào địa hình bạn chọn mạo hiểm đến mức nào nữa.

Phân biệt Hiking và Trekking là gì?

Trekking và hikking cùng được hiểu là hoạt động du lịch dã ngoại với hình thức đơn giản là đi bộ đường dài nhưng bản chất của 2 khái niệm này khác nhau:

Trekking thì bạn phải di chuyển trên địa hình phức tạp, gập ghềnh và đòi hỏi những kĩ năng, kinh nghiệm và vận động nhiều, tần suất mạnh hơn, trang bị nhiều hơn

Còn Hikking, vẫn phải di chuyển nhiều nhưng so với Trekking thì việc di chuyển ở mức độ đơn giản.

08 cung đường trekking Việt Nam #1 Khu bảo tồn Pù Luông (Thanh Hoá)

Với diện tích sở hữu là 17.662 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã vơi đất thấp lớn nhấy còn lại tại miền Bắc Việt Nam. Nơi đây không chỉ sở hữu đỉnh Pù Luông cao 1.700m đồng thời còn điểm trekking được nhiều người yêu thích. Chỉ với 5 giờ trải nghiệm leo núi, bạn sẽ có những cảm nhận khó quên đó.

#2 Đỉnh Fansipan (khu vực Lào Cai)

Hẳn là bạn cũng đã biết rằng Fanxipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam (có độ cao 3143 m) và cả Đông Dương phải không nào? Fansipan cũng cho dân phượt tận hưởng một cảm giác tuyệt vời, khiến ai cũng muốn chinh phục. Bạn có thể chinh phục bằng những con đường khác nhau:

#3 Núi Yên Tử – Quảng Ninh

Con đường đi lên Yên Tử dài khoảng 6 km khi bạn đi từ chân núi lên đến đỉnh, trên quảng đường của mình di chuyển thì bạn phải đi qua nhiều bậc đá (cả ngàn bậc đó), dốc đá dưng đứng đôi khi còn phải trơn trượt, bạn nên sắm cho mình một cây gậy trúc hỗ trợ thăng bằng khi leo núi nhé.

Đầu tiên, Xuất phát từ Trạm Tôn đến đỉnh núi và cũng quay về bằng lối này, bạn sẽ mất 2-3 ngày cho chuyến đi này.

Con đường tiếp theo là con đường cũng đi từ Trạm Tôn, mương theo thung lũng Mường Hoa, đến suối Cát Cát. Sau đó, bạn đi dọc theo sườn đông của dãy núi Hoàng Liên. Để đi hết con đường dai 19.5 km này bạn phải mất ít nhất 4 ngày nhé.

Cuối cùng là điểm bắt đầu từ Dốc Mít, Bình Lư rồi đi lên đỉnh núi Fansipan. Hành trình đoạn đường này rất khó đi, mèo không khuyến khích nhé, chỉ phù hợp cho dân đi núi chuyên nghiệp và có trang thiết bị đày đủ mới đi được.

#4 Núi Bạch Mã – Thừa Thiên Huế

Cách thành phố Huế khoảng 50km, Vườn Quốc Gia Bạch Mã thuộc địa phận Huyện Phú Lộc giáp với thành phố Đà Nẵng và sở hữu độ cao 1.450m so với mặt nước biển.

Chuẩn bị: Vé vào cổng là 40k/vé. Bạn nên mang theo nước suối để uống và 2 bữa ăn gồm bữa sáng và bữa trưa. Nên chọn những sản phẩm dễ ăn như bánh mì nhé. Cung đường bao gồm 5 chặng:

Chặng 1: (9km đầu) Con đường khá dốc, vì thế bạn nên nghỉ ngơi ăn trưa trên đường đi nhé.

Chặng 2: (Từ km 9 -16) Cung đường này khá đẹp, bạn có thể đứng lại để check in, chụp hình. Nếu nhìn từ trên xuống sẽ thấy cả Tam Giang với đoạn Cầu hai – Phú Lộc.

Chặng 3: Trước khi tới chặng 3, bạn nên nghỉ ngơi tại đây, sau đó ăn sáng, ngắm cảnh bình minh và tiếp tục theo con đường dọc suối Ngủ Hồ. Bạn đi tầm 3-4km thì sẽ tới được đỉnh của thác Đổ Quyên

Chặng 4: Tại thác bạn có thể check in tiếp tục nhé, rồi sau đó lại trekking và đi xuống 700 bậc sẽ đến chân thác. Khi bạn đã đến được chân thác thì sẽ thấy cảm nhận thiên nhiên hùng vĩ như thế nào.

Chặng 5: Chặng cuối cùng là đường về từ thác đến vườn quốc gia Bạch Mã, vậy là đã xong chuyến đi.

#5 Hòn Bà – Nha Trang

Cách thành phố Nha Trang 60km về phía Tây Nam, Hòn Bà là ngọn núi cao gần 1600m so với mực nước biển. Nơi này nằm giữa hai xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Đường đi chinh phục ngon núi Hòn Bà khá quanh co và uốn lượn đồng thời mây mù phủ xung quanh nên sẽ tạo cảm giác cho bạn như đang lạc vào thế giới sương mù.

#6 Núi chúa Ninh Thuận

Núi Chúa là quần thể núi nằm ở khu vực Đông Bắc của Ninh Thuận, với độ cao chỉ khoảng 1000m bao gồm đỉnh Chúa Anh (Cô Tuy) và nhiều đỉnh Chúa Em xung quanh. Ngọn núi này nằm trên trục đường ven biển Phan Rang – Vĩnh Hy, thuộc huyện Ninh Hải.

Leo Núi Chúa sẽ được trải nghiệm khá nhiều loại rừng và địa hình khác nhau. Nếu bạn đã thử sức với nùi Bà Đen thì ngọn núi này khá dễ dàng với bạn.

#7 Núi Bà Đen – Tây Ninh

Các nhóm leo núi Bà Đen thường kết hợp leo núi và cắm trại đêm để săn mây và ngắm bình minh lên trên đỉnh núi. Có 2 lựa chọn cho bạn:

Bạn có thể leo núi Bà Đen quanh năm, tuy hiên bạn nên tránh khoảng tháng 8 đến tháng 11 vì trời mưa. mặc dù thời gian này lại dễ săn mây hơn.

#8 Tam đảo – Vĩnh phúc

Leo núi Bà Đen vào ban ngày: Xuất phát từ buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, mất khoảng 1 buổi để leo đến đỉnh núi, cắm lều ngủ qua đêm và dậy sớm đón bình minh.

Leo núi Bà Đen vào ban đêm: Mặc dù leo núi ban đêm sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn nhưng đỡ mất sức hơn ban ngày, bạn sẽ kịp đón bình minh và săn mây vào khoảng 4h-5h sáng trên đỉnh núi.

Mình khá tự hào khi Việt Nam có một nơi đẹp như vậy, Tam đảo là dãy núi với độ dài khoảng 50 km và diện tích khoảng 850 km2 với độ cao 1591m. Dãy núi Tam Đảo nằm theo hướng Đông Bắc – Đông Nam, khu vực này giáp với 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Bạn có thể trekking ở nhiều cung đường khác nhau, nhưng cung đường thường được các giới trẻ chọn đi nhất là trekking ba đỉnh Tam Đảo nhé (không đơn giản đâu nha).

Tham khảo 3 cung đường trekking thế giới #1 Everest

Đỉnh Everest (tên khác: đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848 mét.

Theo meobalo tìm hiểu được rằng theo lý thuyết thì bạn có thể mất khoảng 7 ngày để leo lên được tới tỉnh Everest, tương đương 1 ngày bạn phải leo núi trong 6 giờ.

Tuy nhiên, thực tế thì bạn phải leo núi liên tục, phải cắm trại và vượt qua thác Khumbu (được xem là nơi khá nguy hiểm). Khi bạn đã lên được tới đỉnh, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác vô cùng tuyệt vời mà chắc chắn ai khi đạt được đều thích.

#2 Annapurna (Nepal)

Mặc dù đứng cuối trong bảng xếp hạng 10 ngọn núi cao nhất thế giới nhưng Annapurna được coi là ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới với độ cao 8.091m so với mực nước biển.

#3 Chandra Taal

Chandra Taal còn được gọi là hồ Mặt Trăng, là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp nằm trong thung lũng trải dài khắp Ấn Độ và sang cả Tây Tạng. Nước hồ màu xanh biếc soi bóng núi non, mây trời, màu nước cũng thay đổi tùy thuộc vào bầu trời bên trên.

Hồ nằm trên những ngon núi cao, song dù là ở độ cao 4.300m, vẻ đẹp của hồ cũng vẫn thu hút các phượt thủ leo núi tìm tới thăm quan. Để tới được đây, du khách cần chuẩn bị sức khỏe để bắt đầu chuyến đi bộ đường dài theo các đường mòn leo núi dẫn tới Chandra Taal.

Trekking cần chuẩn bị gì? #1 Giấy từ tuỳ thân + tiền

Trong bất kỳ một chuyến du lịch nào cũng cần phải mang theo giấy tờ tuỳ thân. Việc mang theo là để phòng hộ khi chính quyền địa phương hoặc bạn thực hiện chuyến leo núi thì kiểm lâm sẽ kiểm tra.

Theo kinh nghiệm của dân chuyên trekking thì giấy tờ và tiền nên được chia thành hai nơi cất giữ khác nhau và để trong túi nilong tránh thấm nước. Bạn chỉ nên đem một ít tiền vừa đủ và một chiếc thẻ visa dự phòng.

#2 Balo

Nên chọn loại balo cỡ vừa, phù hợp với người mang. Tránh sử dụng những chiếc balo quá rộng dẫn đến việc mang theo quá nhiều đồ không cần thiết đồng thời cũng dễ làm bạn bị cạn kiệt sức lực. Nên chọn mua những balo có thanh đỡ lưng, đai bụng, ngực và có nhiều ngăn.

#3 Nước & lương thực

Với kinh nghiệm leo núi của Mèo Balo thì mỗi người sẽ mang từ 3 đến 4 lít nước và cũng cố tìm ra con suối trên khoảng đường đi và lượng nước mang theo có thể uống trong 2 ngày.

Còn đồ khô thì nên mang theo lương khô, bánh mì, xúc xích, đồ hộp…nếu có thể thì có thể đem theo gạo và đồ tươi nhưng bạn cũng phải biết cách bảo quản.

#4 Giày leo núi

Giày mang đi leo núi cũng phải chọn loại có độ bám tốt, vừa chân hoặc rộng hơn 1 size. Tránh những trường hợp quá chật sẽ làm bạn khó chịu khi di chuyển liên tục.

Bạn nên mang nhiều đôi tất, có thể thay khi bị ướt hoặc bạn cũng có thể mang nhiều tất trong trường hợp bị đau chân.

#5 Lều/túi ngủ/võng

Nếu mặt đất không bằng phẳng để dựng lều thì bạn có thể sử dụng võng treo trên không để ngủ. Nhưng biện pháp tối ưu nhất vẫn là lều vì nó có thể ngủ nhiều người và bạn cũng thoải mái đặt lưng xuống hơn.

Một vật cũng hỗ trợ cho giấc ngủ đó là chiếc túi ngủ hoặc tấm chăn mỏng cho thời tiết có sương và cần được giữ ấm cơ thể.

#6 Trang phục

Chọn những trang phục co giãn, giúp thoải mái khi di chuyển và có độ thấm hút mồ hôi tốt, cũng sử dụng màu sáng để đồng đội dễ dàng nhận thấy.

Nên mặc quần dài, tránh những loài côn trùng hay rắn tấn công đồng thời cũng tránh trầy xước do cây cỏ xung quanh.

Nhớ mang theo nón, nếu thời tiết có mưa thì bạn cũng nên sắm cho mình bộ áo mưa bộ để dễ dàng di chuyển leo núi và vách đá.

#7 Đồ điện tử

Bạn phải có thêm một chiếc điện thoại dự phòng để tiện liên lạc, tránh trường hợp bị hư đột xuất. Ngoài ra, bạn nên mang theo pin sạc dự phòng để đảm bảo đủ năng lượng ghi lại dấu ấn trekking.

#8 Bản đồ, GPS

Nếu bạn đi leo núi có sẵn Leader thì khỏi phải lo nữa, tuy nhiên trong một số trường hợp bị lạc hoặc không có người hướng dẫn thì việc sử dụng bản đồ hoặc GPS là cần thiết.

Một số vật dụng khác

Những thứ bạn cần phải mang theo khi trekking là dao, bật lửa, đèn pin hoặc cũng phải mang theo thuốc men, thuốc chống muỗi, viên sủi C để tăng cường sức khoẻ. Hay túi ni-long mang chống thấm quần áo, đồ đạc.

Ở trên là những thông tin về trekking là gì cũng như những hành trình trekking mà bạn có thể tham khảo sơ qua từ meobalo. Nếu bạn muốn thử sức với bản thân mình thì hãy tham gia ngay một cung đường ngay từ bây giờ và chuẩn bị thể lực thật tốt để bắt đầu chuỗi ngày trekking ý nghĩa nhé, cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!