Du Lịch Trên Vnexpress / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

4 Bước Để Trở Thành Cộng Tác Viên Du Lịch Của Vnexpress.net, Traveloka…

Chào bạn đến với series bài viết kiếm tiền khi đi du lịch, mình là Việt Anh, người sáng lập Dulichbui24.com.

Nội dung bài viết: mình sẽ chia sẻ các bước để có thể viết một bài viết hoàn chỉnh, gửi đăng báo, hoặc đăng trên các trang tin du lịch…vv

Bài viết này gồm 4 phần

Phần 2: Bắt tay vào viết

Phần 3: Đọc lại và sửa

Phần 4: Gửi bài, chờ duyệt và nhận nhuận bút

1/ Độc giả là ai?

Trước khi viết, mình xác định rõ đối tượng bạn đọc là ai.

Ví dụ mình vừa đi du lịch Đà Nẵng, mình muốn viết một bài Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng

(1) Độc giả là ai: với chúng tôi độc giả là những người trẻ tuổi thích đi du lịch tự túc, mình sẽ chia sẻ thông tin hướng các bạn đến việc tự thuê xe đi, tự đặt khách sạn, tự đạt tour ghép giá rẻ…vv

Vì đối tượng độc giả của mình là dân đi bụi, đi tự túc tiết kiệm nên mình sẽ không chia sẻ về các khu resort nghỉ dưỡng trong bài viết này, thay vào đấy là chỉ cho các bạn ấy thuê khách sạn ở đâu giá rẻ, tiện di chuyển và tham quan.

(2) Văn phong: cũng tùy vào đối tượng bạn đọc mà mình sử dụng văn phong cho nhóm đối tượng ấy.

Ví dụ như trong bài Kinh nghiệm phượt Hà Giang, mình xưng “tôi – anh em” với bạn đọc. Vì đối tượng những bạn đi phượt Hà Giang đều là dân xê dịch, dân đi bụi, xưng hô như thế cho gần gũi.

2/ Mình định viết gì đây ta?

4. Bài mang tính thời sự: dạng bài này thường là cập nhật thông tin ngay trong khoảng thời gian bạn viết bài. Ví dụ như bây giờ là tháng 9 – mùa lúa chín ở miền núi phía Bắc, mình sẽ viết bài Tháng 9 đi đâu? Hay trước 2/9 mình sẽ viết bài Nên đi đâu vào 2/9?

Đừng lan man!

Vì lý do 2 lý do: bài viết sẽ quá dài và không có mục tiêu cụ thể bạn sẽ không cung cấp được đúng thông tin mà bạn đọc cần. Giống như việc bạn chỉ có một mũi tên, mà bạn lại tự đặt ra cho mình quá nhiều cái đích, bạn không thể nào bắn 1 lúc trúng tất cả.

Kinh nghiệm của mình: để bài viết của bạn hấp dẫn, bạn nên chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Ví dụ như series bài viết này, mình biết bạn quan tâm tới việc viết lách kiếm tiền bằng việc đi du lịch, mình chia sẻ cho bạn thông tin bạn cần, vậy là bài viết trở nên hữu ích, phải không nào?

Phần 2: Bắt đầu viết

Sau khi lựa chọn được viết cho ai, viết cái gì, giờ sẽ bắt đầu vào phần khó nhất – viết như thế nào.

Việc viết lách (theo mình) phụ thuộc nhiều vào yếu tố kỹ năng của cá nhân, nếu bạn mới viết thì không còn cách nào khác là bạn phải đọc bài của người khác, học theo và viết thật nhiều và sửa đi sửa lại để rèn luyện kỹ năng của mình.

4 lưu ý về cấu trúc bài viết

(1) Bài viết bố cục mở – thân – kết

Giống như bài văn bình thường, bài viết về du lịch cũng cần đủ 3 phần: mở – thân bài và kết.

Phần mở bài rất quan trọng: thường giới thiệu những nội dung tóm tắt trong bài, mở bài hay sẽ thu hút bạn đọc đọc tiếp, nếu dở, tỷ lệ bạn đọc bỏ qua là rất cao. Giống như ấn tượng đầu tiên trong buổi hẹn hò đầu tiên vậy!

Phần thân bài: chia bài viết ra làm các đề mục và đi vào chi tiết

Phần kết không quan trọng lắm! Chủ yếu là chia sẻ cảm xúc của bạn hoặc kêu gọi độc giả chia sẻ cảm xúc của họ. Nếu là blog, mình thường nhắn nhủ bạn đọc :”Nếu cần thêm thông tin gì cứ email cho mình qua…”

(2) Mở bài bằng phần tóm tắt nội dung chính của bài viết

(3) Chia nhỏ đề tài

Bạn có thể tham khảo cụ thể các chia nhỏ đề tài tại bài viết mẫu sau: Kinh nghiệm “xương máu” sau 21 ngày du lịch Phú Quốc

(4) Tiêu đề “vô cùng” quan trọng

5 lưu ý về cách trình bày bài viết dễ đọc

Mình ngày trước trình bày khó đọc hơn bây giờ nhiều. Nhờ buổi cafe với blogger Dương Anh Thiện, một người bạn tốt bụng (cậu ấy viết chúng tôi đã góp ý với mình rằng :”Cậu viết khó đọc quá” và cậu ấy chia sẻ lại với mình những cách để bài viết trông dễ đọc hơn.

(1) Xuống dòng sau 3-4 dòng liên tiếp

(3) Độ dài bao nhiêu hợp lý?

Thường giờ người ta thích số 1000 các ông ạ, còn tôi, cứ 2-3-4-5, có bài 10 nghìn chữ. Blog của tôi, tôi thích thì tôi viết hôy… haha

(4) Tiêu đề cần phải thật sexy

(5) Ảnh đẹp sẽ tăng thêm phần hấp dẫn

Bạn vào một bài viết nào mới từ năm 2023 ở chúng tôi cũng sẽ thấy, ảnh không đến nỗi tệ, thậm chí liệt vào dạng “cũng đẹp đấy chứ!” ahihi.

Phần 3: Đọc – sửa – đọc – sửa

Sau khi viết xong một việc quan trọng nữa là đọc và sửa. Có những bài viết trên blog mình phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần, từ năm này qua năm khác để update lại nội dung, đôi khi là để sửa lại văn phong cho bài viết hợp với bạn đọc, với tuổi của mình nữa.

Giờ già rồi, với ngày càng bựa nên phải chỉnh lại văn phong không nghiêm túc quá tới lúc bạn bè gặp ngoài đời thường bảo “bố khỉ! ông này viết giả nai, ngoài đời rõ bựa!”… đại loại thế!

Gửi cho bạn bè góp ý

Trong quá trình sửa đôi khi bạn gặp khó khăn, bí ý tưởng, hoặc đơn giản là chẳng tìm thấy chỗ nào lỗi nữa, để chắc chắn hơn bạn nên gửi cho bạn bè đọc và góp ý giúp. Chắc chắn chúng nó sẽ “bới lông và tìm ra vết” của bạn. Nhưng bạn bè mà, chúng nó sẽ cười vào mặt và góp ý giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Mình cũng hay gửi bài cho bạn bè, hoặc nhờ chính các bạn độc giả của mình đọc giúp. Ví dụ như bài này, mình sẽ post lên fanpage, trong nhóm cộng tác viên du lịch… và nhờ mọi người góp ý giúp xem nội dung đã dễ hiểu, hữu ích chưa.

Phần 4: Gửi bài

Sau khi viết, rồi sửa xong, bạn tự tin vào bài viết rồi thì hãy gửi nó.

Về việc gửi bài lần đầu tiên, có nhiều bạn làm hết sức tệ, nhiều thanh niên chẳng biết cách viết một lá thư điện tử đúng cách. Viết bài mà hay, viết email gửi cho báo chí mà dở nữa, học nhìn tiêu đề không muốn đọc rồi thì hôy… công dã tràng.

– Tiêu đề: nên ghi rõ mục đích của lá thứ, bạn không cần làm nó hấp dẫn như tiêu đề bài viết, nhưng nếu được thì nên làm.

– Nội dung thư:

đầu tiên chào hỏi

sau đấy giới thiệu về bản thân

giới thiệu người quen chung hoặc người giới thiệu (ở đây là mình, bạn sẽ ghi: Dear X, em là Y, bạn của anh Z. Em được anh Z giới thiệu rằng có thể gửi email cho chị X để gửi bài đăng trên tạp chí chúng tôi em thích đi du lịch và muốn chia sẻ để trở thành cộng tác viên. Em đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt, dồn hết công lực… nói chung vất vả lắm để viết được bài này. Hy vọng có thể trở thành cộng tác viên của tạp chí abcxyz…

Cảm ơn và nhận hồi âm từ chị

Bạn nên đọc bài viết Kỹ năng chào hàng pitch của Huyền Chip (tác giả cuốn Xách ba-lô lên và đi) để tìm hiểu về việc viết một lá thư chào hàng bản thân cho đúng cách.

Các đầu mối gửi bài

Đây là thông tin các đầu mối mình đang cộng tác,

1/ chúng tôi Phóng viên Xuân Tú trưởng ban du lịch (Xuantu@Vnexpress.net) hoặc email chung: dulich@Vnexpress.net

Nhuận bút VNX: 150 – 200k/bài

2/ chúng tôi Phóng viên Lê Sơn: email Leson@tuoitre.com.vn

Nhuận bút VNX: 150 – 200k/bài

Lưu ý: Tuổi trẻ mình chưa gửi bài lần nào, anh Sơn là ông anh mình, nếu liên hệ cứ bảo thằng em hư hỗn của anh nó xúi em gửi bài cho anh. Nhớ viết hay, không lại mất mặt thằng giới thiệu. Mà thực ra, nó cũng không có mặt nào để mất kaka.

Nhuận bút: 800k/bài

Nhuận bút: như báo chí.

Và chúng mình đang triển khai dự án cẩm nang du lịch Việt Nam, nếu bạn muốn tham gia để viết về quê hương mình thì sẽ rất tuyệt! Điều mình có thể giúp bạn qua dự án này là:

Giúp bạn làm chủ kỹ năng sáng tạo nội dung dạng blog chia sẻ

Giúp bạn xây dựng cho mình một cái “tên” trong cộng đồng du lịch

Sau này có thể có cơ hội kiếm tiền từ việc chia sẻ đam mê, mình sẽ giới thiệu cho bạn cùng làm!

Bạn nên cộng tác với một đơn vị báo chí

Mình nghĩ bất cứ ai khởi đầu cũng nên cộng tác với một tờ báo, vì 4 lý do sau:

Uy tín cá nhân

Bài viết có nhiều người đọc

Nhận được nhuận bút đều đặn

Chia sẻ bài viết tới nhiều người hơn

Làm thế nào để kiếm tiền từ việc chia sẻ thông tin?

Ngoài việc viết lách trên báo, bạn cũng có thể viết trên note (facebook) hay blog của chính mình (miễn phí có chúng tôi – nơi khởi đầu con đường viết blog của mình). Và việc viết lách cá nhân này có thể sẽ giúp bạn

(1) Giúp người khác giới thiệu/bán dịch vụ (xe khách – tour – khách sạn…vv)

(2) Tiếp thị liên kết – hình thức giống (1) nhưng khác là làm online

(3) Bán đặc sản ở nơi bạn đến

Ê tờ ết – Kết!

Ôi! Nói chung là nhẹ nhõm! Mình nợ anh em nhóm “cộng tác viên du lịch” bài viết này đã 2 tháng nay, ấp ủ mãi, giờ mới viết xong phiên bản (1).

Mình sẽ còn update nó liên tục, nên rất mong nhận được góp ý từ bạn và các anh chị em khác.

Video chia sẻ 13 cách kiếm tiền từ đam mê du lịch, ai cũng có thể làm được!

Bạn muốn trở thành 1 travel blogger?

4.6/5

(5 Reviews)

Đam Mê Làm Du Lịch Trên Biển

Tuổi thơ với chuỗi ngày theo cha mẹ ra khơi đánh bắt hải sản chính là niềm đam mê, động lực thôi thúc Nguyễn Tiến (SN 1994, trú phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) khởi nghiệp. Từ những ý tưởng sáng tạo, chàng trai trẻ đã gặt hái nhiều thành công với tour du lịch câu cá, câu mực trên biển.

Ấp ủ ước mơ

Sinh ra và lớn lên ở miền biển, Nguyễn Tiến tự nhận mình là “đứa con của biển”. Người dân làng Hà Quảng Bắc cũng như bao bạn bè cùng trang lứa đã quá quen thuộc với hình ảnh cậu bé Tiến đen nhẻm, tay chân rám nắng theo chân cha ra khơi đánh bắt hải sản ngày hè. Từ mỗi chuyến đi như thế, Tiến rèn luyện cho bản thân kỹ năng câu cá, câu mực và đoán biết được thời khắc nào là cá mực xuất hiện nhiều.

Đến khi tốt nghiệp ngành quản trị nhân sự, Trường Đại học Nội Vụ, Tiến quyết định chọn cho mình công việc chuyên ngành du lịch ở TP.Hội An. Anh nói: “Hồi còn là sinh viên, tôi đã nuôi khát khao làm du lịch trên biển. Nhưng chưa cọ xát với nghề thì không thể làm tốt, vì vậy tôi bỏ ra thời gian hai năm làm việc, tiếp xúc với nhiều khách du lịch khác nhau”.

Khi thực sự hiểu rõ về thị trường du lịch và nhu cầu của khách, Nguyễn Tiến bắt đầu lên kế hoạch làm du lịch trên biển với tour câu cá, câu mực. Không ai khác, chính chàng trai trẻ trong vai trò hướng dẫn du khách thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm công việc thực tế của một ngư dân trên biển. Số tiền tích góp sau 2 năm đi làm du lịch, Tiến vay mượn thêm để đủ 150 triệu đồng sắm chiếc thuyền đưa khách ra khơi.

Bên cạnh đó, Tiến còn sắm cần câu với nhiều loại khác nhau rồi tập tành đi câu từ biển Thống Nhất đến biển Hà My (thuộc phường Điện Dương). Tiến cho rằng, câu cá hay câu mực đòi hỏi sự quan sát và tập trung của người câu. Cá mực di chuyển liên tục, người đi câu phải thính tai để nghe thấy tiếng đớp và xác định hướng di chuyển của chúng rồi mới quăng dây, vừa đỡ tốn sức vừa mang lại xác suất thành công cao.

Nhắc đến đứa con trai của mình, ông Nguyễn Đức – cha của Tiến chia sẻ với niềm tự hào: “Nhìn thấy thằng bé trưởng thành, biết quay về lập nghiệp trên quê hương, vợ chồng tôi vui lắm. Ngoài giờ ra khơi đánh bắt, thỉnh thoảng tôi phụ nó hướng dẫn khách cách câu”.

Tour du lịch trên biển

Năm 2023, Nguyễn Tiến bắt đầu khởi nghiệp với tour du lịch trải nghiệm câu cá và câu mực. Mỗi tour có từ 2 đến 10 khách tham gia (250 đồng – 300 nghìn đồng/người). Có 2 loại tour du lịch trên biển: tour ngày (câu cá chạy), tour đêm (câu mực). Theo đó, lịch trình các tour cũng khác nhau, kéo dài từ 7 giờ sáng cho đến 10 giờ đêm. Thi thoảng, Tiến cũng dẫn đoàn khách muốn qua đêm trên biển cùng với ngư dân. Khoảng cách từ bờ ra đến nơi câu cá, mực khoảng 10km.

Bước đầu Tiến hướng dẫn khách bơi thúng ra đến nơi thuyền neo đậu, sau đó hướng dẫn khách cách dùng cần câu, cách tra mồi câu mực là những con tôm giả phát quang hay câu cá là những sợi tơ màu xanh như rêu để dụ cá. Tiến cho biết: “Khách tham gia tour đều phải tuân thủ quy định chung và mặc áo phao cẩn thận. Tất cả sau khi lên thuyền sẽ đóng vai những ngư dân trong cùng một gia đình, trò chuyện, hát ca, câu cá và mực rồi ăn uống thật vui!”.

Tham gia tour du lịch trên biển của Nguyễn Tiến, du khách không chỉ trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên từng con sóng nước và ngắm sao trời, mà còn có điều kiện tiếp xúc với những ngư dân lâu năm, nghe chuyện đời, chuyện nghề rồi học hỏi kỹ năng câu cá, câu mực của họ.

Đặc biệt, tour đêm câu mực khiến đoàn khách có cảm giác như đang ở thành phố thu nhỏ trên mặt nước, bởi lúc này tàu thuyền ngư dân neo đậu để câu mực rất nhiều. Khi thuyền chạy đến địa điểm có nhiều luồng mực thì liền tắt máy, lúc này đèn điện trên thuyền được bật sáng nhằm thu hút sự chú ý của luồng mực. Du khách chỉ việc quăng dây câu xuống biển, ngồi chờ dây rung để thu tay về. Và cuối cùng luôn là khâu thưởng thức những đặc sản biển vô cùng tươi ngon bởi các món nướng, hấp tại thuyền.

Với những hoạt động thú vị và bổ ích ấy, tour câu cá, câu mực của Nguyễn Tiến thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Ông Ashley (du khách người Mỹ) bày tỏ sự thích thú lần đầu tham gia tour trải nghiệm câu cá ban ngày: “Cảm giác khi nhìn thấy con cá vừa bị mình chế ngự thật khó tả. Mọi ưu phiền, mệt mỏi của tôi đều tan biến. Tôi thực sự rất vui vì có cơ hội tham gia tour du lịch này”.

TÁC PHẨM THAM DỰ CUỘC THI BÁO CHÍ “NHỮNG TẤM GƯƠNG KHỞI NGHIỆP – SÁNG TẠO”

Xúc Tiến Du Lịch Việt Nam Trên Internet

Du lịch Việt Nam triển khai các phương thức xúc tiến trên internet

Để tiến hành nghiên cứu này, tác giả tiến hành thu thập thông qua các dữ liệu thứ cấp. Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp chủ yếu từ các báo cáo của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (báo cáo Du lịch Việt Nam 2005 – 2014, báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013 và báo cáo 6 tháng đầu năm 2014). Bên cạnh đó, thông qua việc tìm kiếm trên mạng internet về việc triển khai các phương thức xúc tiến điện tử cụ thể của ngành Du lịch Việt Nam

Theo khảo sát của Tổng cục Du lịch về tác động của các kênh thông tin đến hành vi tiêu dùng, khách hàng thường sử dụng 5 – 6 kênh thông tin để chọn sản phẩm, nhà cung cấp, gồm thông tin truyền miệng (79%), website (71%), ý kiến chuyên gia trên internet (63%), mạng xã hội (63%), 31% khách hàng tin vào những người quen biết, 28% các ý kiến tích cực trên mạng xã hội tác động đến quyết định tiêu dùng. Khảo sát trên cho thấy tiềm năng xúc tiến, quảng bá du lịch qua e- marketing là rất lớn, nếu được ứng dụng thích hợp.

Facebook fanpage: http://facebook.com/Vietnamtourism.fanpage là nơi giao lưu, tương tác giữa ngành Du lịch Việt Nam và khách du lịch hoặc các sự kiện được ngành Du lịch Việt Nam đưa lên fanpage để khách du lịch tham gia… Mọi thông tin đưa lên Fanpage sẽ được đăng lên Tường của các trang cá nhân của khách cũng như các thành viên trong fanpage, bạn bè của các thành viên trong fanpage cũng có thể thấy được thông tin, qua đó thông tin cũng như hình ảnh ngành Du lịch Việt Nam được lan truyền.

Việc sử dụng hai chương trình ứng dụng này giúp các tổ chức và doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và quảng bá thương hiệu du lịch.

Tăng cường các phương thức xúc tiến qua mạng

– Đẩy mạnh xúc tiến trên công cụ tìm kiếm SEO: Khi khách du lịch tìm thông tin về chương trình du lịch thông qua các website tìm kiếm, họ thường có thói quen chỉ tìm ở những trang xuất hiện đầu tiên. Chính vì vậy, việc xuất hiện ở top đầu trong trang web tìm kiếm sẽ khiến cơ hội doanh nghiệp được khách hàng biết đến và lựa chọn nhiều hơn.

SEO là một cách quảng cáo ít tốn kém trên các bộ máy tìm kiếm. SEO là quy trình tối ưu hóa trang web nhằm làm sao cho các bộ máy tìm kiếm ưu tiên trong sắp xếp đưa ra kết quả tìm kiếm. Mục tiêu chính của SEO là đưa trang web lên hàng đầu trong kết quả tìm kiếm theo một số từ khóa cụ thể. Ngoài tìm kiếm từ khóa, SEO còn bao gồm cả tìm kiếm ảnh, sách, clip… Du lịch Việt Nam có thể sử dụng trong dài hạn hình thức này.

Với hình thức SEO này, tùy từng thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam mà chúng ta có thể lựa chọn các từ khóa khác nhau:

Đối với thị trường inbound, do khác biệt về ngôn ngữ, nên khách inbound khi tìm thông tin qua trang web tìm kiếm bằng tiếng Anh thường hay sử dụng các cụm từ như: travel to vietnam, vietnam travel, travel vietnam, vietnam tours…

Trước khi lựa chọn cụm từ khóa nào, các doanh nghiệp cần phân tích xu hướng tìm kiếm, khảo sát lưu lượng truy cập các từ khóa đó, có thể thông qua công cụ google insights for search hoặc clues yahoo.

Các công cụ này sẽ cho chúng ta biết số lượng tìm kiếm, xu hướng tìm kiếm mỗi từ khóa trong khoảng thời gian nhất định, sự quan tâm tìm kiếm theo từng vùng. Thậm chí, công cụ clues yahoo còn tổng hợp được thông tin về độ tuổi, giới tính của những người tìm kiếm. Đây là những cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn từ khóa thích hợp

Theo thống kê của google về hành vi người tìm kiếm, có đến 90% người tìm kiếm có xuống gợi ý mà Google đưa ra khi gõ từ khóa. Thống kê này cho biết là khi bắt đầu gõ từ khóa mà có gợi ý ở dưới thì người tìm kiếm sẽ tìm kiếm ngay từ khóa đó.

Các cuộc thi này là một cách giúp fanpage của ngành Du lịch Việt Nam hấp dẫn hơn, tăng khả năng tương tác và khuyến khích những fans tiềm năng tham gia. Các cuộc thi với phần thưởng hấp dẫn sẽ là một công cụ marketing rất tốt cho ngành Du lịch Việt Nam.

Thống nhất trong việc xúc tiến qua video clip: Để video đến với bạn bè quốc tế, tất nhiên cần có phụ đề song ngữ Anh – Việt, hoặc thuyết minh bằng tiếng Anh kèm phụ đề tiếng Việt (hoặc ngược lại).

Các video nên được kết thúc bằng slogan “Việt Nam – Timeless Charm” (Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận) và biểu tượng bông hoa sen hoặc slogan du lịch của địa danh trong video nếu có.

Ngoài ra, ngành Du lịch cũng cần tập hợp và duy trì đội ngũ chuyên gia để xử lý các dữ liệu trở thành những video chuyên nghiệp theo đúng tiêu chí đã đề ra.

Đầu tư kinh phí, thông tin và chuyên nghiệp hóa cho hoạt động xúc tiến trên internet: Để góp phần tạo sự đột phá cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cùng với xu hướng du khách tìm kiếm điểm đến thông qua mạng internet gia tăng, tiếp thị du lịch qua kênh trực tuyến cần phải được đầu tư về kinh phí xúc tiến. Bên cạnh đó, mặc dù các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và ngay cả cơ quan quản lý đã thực hiện quảng bá qua kênh trực tuyến, nhưng vẫn chưa tận dụng phương thức này hiệu quả để tiếp thị hình ảnh Du lịch Việt Nam. Vì thế, muốn thu hút khách hàng qua kênh trực tuyến, thông tin trên internet cần liên tục, được cập nhật một cách sáng tạo. Điều quan trọng là phải chuẩn bị thật tốt những “tài sản số” của mình, bao gồm ảnh, câu chuyện, tư liệu, thông tin, video clip… để quảng bá. Ngành du lịch có thể thuê các công ty quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp tiến hành phát triển các phương thức xúc tiến này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Bưu chính Viễn Thông, Chiến lược phát triển công nghệ thông tin, truyền thông và internet Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2023.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chiến lược marketing du lịch đến năm 2023

3. Trường ĐH Thương mại và Trường ĐH Shu-Te (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế – Những vấn đề cơ bản về quản trị kinh doanh và thương mại trong bối cảnh công nghệ thông tin và kinh tế trí thức

4. Kent Wertime và Ian Fenwick (2009), Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới và Digital Marketing, NXB Tri thức và VNN Publishing.

ThS. Kiều Thu Hương (Nguồn: Tạp chí Du lịch)

Du Lịch Nông Nghiệp Trên Thế Giới

Là loại hình kinh doanh mới mẻ ở Việt Nam, nhưng du lịch nông nghiệp (DLNN) vốn phát triển mạnh trên thế giới từ cách đây vài thập niên.

Du khách nước ngoài trải nghiệm du lịch nông nghiệp ở Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Công nghiệp không khói

Theo định nghĩa của các chuyên gia kinh tế, DLNN gồm 4 thành tố chính là kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp, thu hút du khách tham quan các hoạt động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và giúp du khách trải nghiệm cuộc sống nhà nông.

Ở nhiều nước, DLNN đóng góp đáng kể vào GDP, đồng thời giúp kéo dài mùa vụ cho bà con nông dân, nhất là vào thời điểm giáp hạt, trái mùa.

DLNN đã manh nha từ thế kỷ 19, nhưng phải đến đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, loại hình này mới phát triển mạnh ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Canada là nước sớm nhất công bố những đạo luật để kích thích DLNN.

Từ năm 1961, nước này đã quy hoạch đất nông nghiệp và chỉ rõ những loại toài nguyên thích hợp để sử dụng cho mục đích giải trí ngoài trời. Dựa vào đó, các thành phố sẽ có những chương trình hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội.

Trong “Sách trắng du lịch”, cẩm nang khi đến Nhật Bản của người nước ngoài, đất nước này gọi du lịch nông nghiệp là ngành công nghiệp không khói. Cũng trong sách này, thị trấn Niseko trở thành thị trường bất động sản nóng nhất cả nước bởi nơi đây có lượng du khách đổ về trượt tuyết, nghỉ dưỡng đông bậc nhất.

Năm 1976, tại Pháp, chính phủ kết hợp với Hội nông dân đồng triển khai và tổ chức DLNN.

Trong hơn một năm, khoảng 100 chiến dịch đã được chính phủ Pháp phát động ở khắp các miền quê. Kết quả là 6 năm sau, 25% khách du lịch khi tới Pháp chọn các chuyến nghỉ dưỡng hướng về nông thôn. Thói quen ấy vẫn được giữ gìn tới bây giờ.

DLNN đặc biệt phát triển mạnh ở các quốc gia Trung Âu. Tại Áo, DLNN được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản, dù nông dân nước này chỉ chiếm 3% dân số.

Trên xu hướng chung của thế giới là thu hẹp diện tích đất canh tác đất nông nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận cho từng tấc đất được coi là nhiệm vụ sống còn cho các quốc gia. Điều này thể hiện rõ ở Nhật Bản, đất nước thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai và luôn quản lý chặt chẽ nguồn đất đai. Tính đến hết năm 2023, du khách nước ngoài chi tiêu hơn 9 tỷ USD trong các khu vực nông thôn, tăng hơn 50% so với trước đó ba năm.

Chính phủ Nhật, trong sách hướng dẫn du khách, cũng quy hoạch rõ 8 thành phố lớn gồm Tokyo, Kanagawa, Chiba, Saitama, Aichi, Osaka, Kyoto và Hyogo. 41 khu vực còn lại đều được xếp vào diện nông thôn, đồng thời hưởng những ưu đãi về thuế, trợ giá từ chính phủ. Xét trong toàn ngành du lịch, tỷ lệ du khách về vùng nông thôn so với thành phố ở Nhật Bản ngày càng tăng. Theo số liệu năm 2023, con số này vào khoảng 1,5 lần.

Bước khởi đầu ở các nước đang phát triển

Với đa phần các nước châu Á, DLNN còn nhiều mới mẻ, nhất là khi đại bộ phận các nước vẫn sống dựa vào nền nông nghiệp. Hàn Quốc, một trong những “con rồng châu Á” mới thí điểm phát triển DLNN từ giữa thập niên 90, từ một dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân.

Mãi đến đầu năm 2002, chính phủ nước này mới đẩy mạnh hướng đi này. 4 năm sau nữa, các tour DLNN được định hướng nhằm phát triển nông nghiệp, và được kỳ vọng sẽ xóa bớt độ chênh giữa thành thị và nông thôn. Đó cũng là mục tiêu mà Tổ chức phát triển Liên hợp quốc đặt ra khi hỗ trợ Nepal và Ấn Độ hồi giữa thập niên 2000.

Nhắc đến DLNN không thể bỏ qua Trung Quốc. Do bề dày lịch sử, truyền thống cộng dân số 1,4 tỷ dân, quốc gia này nghiễm nhiên trở thành nước có quy mô tổ chức DLNN lớn nhất thế giới.

Từ năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã tổ chức năm du lịch quốc gia về DLNN, trong đó giương cao khẩu hiệu: “Chống đói nghèo bằng con đường phát triển DLNN”.Ở tỉnh Quảng Tây, chính quyền đã xây hơn 15 tuyến DLNN đặc sắc từ năm 2007, với hàng trăm vườn du lịch sinh thái, tạo ra hàng chục nghìn việc làm và đạt doanh thu hàng chục triệu USD mỗi năm.

Ngôi làng nổi tiếng nhất Giang Tây về phát triển DLNN nằm ở phía đông tỉnh này. Trong làng, ngoại trừ một phần nhỏ dành cho người dân ở, những ngôi nhà còn lại được sơn bằng các nhân vật hoạt hình quen thuộc như Doraemon, Pikachu, Bạch Tuyết… Rất ít du khách biết tên chính xác của ngôi làng, và họ thường gọi bằng cái tên “ngôi làng tuổi thơ”.

Cũng tại Trung Quốc, cô gái có tên Lý Tử Thất, ở Tứ Xuyên cũng nổi tiếng khắp thế giới vì thường quay những video chế biến món ăn truyền thống. Nhờ các clip hàng triệu lượt xem trên youtube của Lý, miền quê Tứ Xuyên của cô đón đông đảo khách thập phương đến thăm.

Tại Việt Nam, DLNN nổi lên từ vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, hầu hết mới dừng ở bước đi riêng lẻ, phát huy thế mạnh của từng địa phương.

VĂN VIỆT