Du Lịch Trong Rừng / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Du Lịch Trong Rừng U Minh Hạ

Vườn quốc gia U Minh Hạ được Chính phủ quyết định thành lập đầu năm 2006. Cùng với Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau lại có thêm Vườn quốc gia U Minh Hạ. Dẫu muộn, nhưng đây là một động thái tích cực nhằm bảo tồn và phát triển hệ sinh thái ngập úng rất đa dạng phong phú của vùng đất U Minh.

Vườn quốc gia U Minh Hạ có diện tích 8.286 ha thuộc các xã: Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh), Khánh Bình, Tây Bắc và Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), trong đó có Vồ Dơi rộng hơn 3.600 ha, là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở tỉnh Cà Mau.

Hệ động vật, thực vật ở khu vực này đang phục hồi khá tốt. Vườn còn có hơn 25.000 ha rừng đệm thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập, lâm ngư trường U Minh 1, U Minh 3. Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, như: rắn hổ mang chúa, tê tê, rái cá lông mũi,v.v. và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Rừng U Minh Hạ và cả rừng U Minh Thượng của Kiên Giang hiện có gần 250 loài thực vật trong đó loài ưu thế như tràm, móp, mật cật, nhiều loài dương xỉ, tảo, nhiều loài cá (những loài cá có giá trị khoa học và kinh tế như cá bông, sặc rằn, sặc bướm, trê vàng, thác lác…), hơn hai mươi loài bò sát và lưỡng thê (một số loài hiếm quý như chàng hiu, trăn gấm, kỳ đà, cá sấu, rùa vàng, cần đước, nhiều loài rắn…), có 182 loài chim, hơn 40 loài thú, nhiều loài côn trùng.

Sau những vụ hỏa hoạn các năm trước, rừng đang phục hồi nhanh chóng và chim muông đã kéo về sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều, tạo nên những vườn dơi, sân chim, vườn cò, máng diệc đều khắp các lâm ngư trường rừng tràm.

U Minh Hạ bây giờ không chỉ là tổ ấm của nhiều giống chim mà còn là nơi hội tụ nhiều loài động vật rừng đặc chủng của vùng đất phương nam, như heo rừng, nai, khỉ, sóc, kỳ đà, trăn, rắn, rùa, v.v.

Vườn quốc gia U Minh Hạ đại diện cho hệ sinh thái rất điển hình về rừng ngập úng của đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của vườn rừng về lâu dài, tỉnh Cà Mau đã thông qua quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ. Quy hoạch này sẽ góp phần phát triển du lịch sinh thái gắn liền khu bảo tồn của Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Khu du lịch có quy mô khoảng 1.708 ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch vụ hành chính và một phần khu rừng ngập nước. Các dự án công trình vui chơi, giải trí, khu văn hóa truyền thống, tái tạo làng rừng, khu ẩm thực dân gian, nhà nghỉ truyền thống, khu nuôi thú và bến bãi câu cá.

Ðây cũng là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử cho thế hệ hôm nay và mai sau bởi trong hai cuộc chiến tranh, rừng U Minh là chiến khu kiên cường, anh dũng.

Khu căn cứ địa này từng là nơi ở và làm việc của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng. Năm 1954, ngay sau khi lên tàu tập kết ra bắc, đồng chí Lê Duẩn, (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ) đã bí mật trở lại rừng U Minh để lãnh đạo cách mạng miền nam. Ðồng chí Võ Văn Kiệt, khi làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, cũng là người gắn bó máu thịt với U Minh Hạ. Sau ngày, thống nhất đất nước, rừng U Minh tiếp tục là nơi cưu mang cho hàng nghìn hộ dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây trồng rừng, làm lúa, xây dựng cuộc sống mới.

Với tiến độ quy hoạch khu du lịch được thông qua, năm 2008 sẽ là năm tỉnh Cà Mau tăng cường mời gọi đầu tư để triển khai các hạng mục công trình trên cơ sở quy hoạch chung. Từ đó hình thành nên một khu du lịch vừa bảo tồn, vừa phát huy được các giá trị sinh thái độc đáo của Vườn quốc gia U Minh Hạ.

(Theo: HẢI SƠN – Nhân Dân)

Hang Quân Y Trong Rừng Cát Bà

Hang Quân Y Trong Rừng Cát Bà

Hang Quân Y nằm trên đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, Thành phố Hải Phòng. Hang nằm trong động Hùng Sơn, bên con đường độc đạo xuyên đảo, cách thị trấn Cát Bà 13km. Gọi là hang Quân Y vì trong thời gian chiến tranh với Mỹ, người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm trong lòng động. Cửa hang được làm bằng hợp kim sắt thép, trải qua bao năm nhưng vẫn rất chắc chắn.

Những Địa Danh Kỳ Bí Ở Cao Nguyên Đá

Hang Quân Y Trong Rừng Cát Bà

Hang Quân Y nằm trên đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, Thành phố Hải Phòng. Hang nằm trong động Hùng Sơn, bên con đường độc đạo xuyên đảo, cách thị trấn Cát Bà 13km. Gọi là hang Quân Y vì trong thời gian chiến tranh với Mỹ, người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm trong lòng động. Cửa hang được làm bằng hợp kim sắt thép, trải qua bao năm nhưng vẫn rất chắc chắn.

Lối lên của hang hiện nay vẫn giữ theo kiểu ngày trước (thang gỗ cơ động có thể phá hủy khi có báo động địch tấn công). Bạn cũng sẽ được “hướng dẫn viên bản địa” dẫn bạn vào hang với giá 15.000 đồng/người. Mặc dù chỉ là hướng dẫn viên nghiệp dư và cũng chẳng mấy khi có khách nhưng bạn sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình của họ mỗi khi bạn đến đây.

Ngay ở lối vào hang đầu tiên, bạn sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Giải thích vì sao cánh cửa lại cong gồ lên, anh HDV cho biết, đây là cách để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào, do đường cong của cửa, chúng sẽ bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó

Ánh sáng dọc theo hành lang gần như chỉ đủ sáng phục vụ cho việc đi lại. Bạn sẽ nghĩ đây là một căn hầm chống bom chứ hoàn toàn không nghĩ nó vốn là một hang động bên trong núi. Một phòng bệnh khá rộng trong bệnh viện dã chiến. Theo thiết kế, tầng 1 là khu vực chính gồm 14 phòng chức năng. Tầng 2 là khu vực chiếu phim và kiểm tra thể lực. Tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng gác và phòng sĩ quan.

Một căn phòng trực của các bác sĩ trong bệnh viện dã chiến hiện ra trước mắt người khám phá ngay sau khi mở cửa. Bạn cũng sẽ phát hiện ra cửa cống thoát nước nằm dọc theo hành lang bệnh viện. Ước tính, toàn bộ bệnh viện dã chiến này rộng gần 2000m vuông gồm có 3 tầng riêng biệt gồm 17 phòng lớn nhỏ, bãi chiếu phim và một số phòng chức năng. Người hướng dẫn này đang chỉ tay giới thiệu, hệ thống điện chiếu sáng cung cấp cho từng phòng nhằm đảm bảo công tác cứu chữa bệnh nhân thời kháng chiến.

Để lên tầng 2, có 2 đường lên và đều không phải dễ dàng bởi nhằm gây khó khăn cho địch nếu chúng tấn công bất ngờ. Khu vực phòng chiếu phim đồng thời cũng là hội trường, nơi tập luyện tác chiến… Mặc dù có những chỗ trần rất thấp, phải nằm bò mới có thể di chuyển được nhưng nó rất hợp cho công tác huấn luyện. Lối lên tầng 3 cũng rất khó nếu vội vàng. Đây là cách chống địch tấn công chớp nhoáng.

Trong trường hợp địch tấn công được vào bên trong, mọi người từ tầng 3 có thể nhảy xuống bể nước bố trí bên dưới tầng 2 sau đó lao ra cửa hầm thoát hiểm và chạy thẳng ra lối cửa phụ. Ngoài ra, trong hang này còn có khu vực cầu thang ngầm đi ngay bên dưới tầng 3. Nó dẫn ra khu thoát hiểm của tầng 3 và đi ra hướng cửa sau của bệnh viện. Cuối đường hầm là 2 tấm cửa sắt lớn chống địch đột kích, công phá. Đây cũng sẽ là lối thoát hiểm nếu địch tấn công từ phía cửa trước.

Cổng ra cũng là cổng thoát hiểm của bệnh viện nằm ở mặt khác ngọn núi, ẩn mình sau những nhũ đá lớn.

Hang Quân Y còn là một địa danh lịch sử do từng là bệnh viện dã chiến trong thời gian đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc Việt Nam trong những năm 1963 – 1965 bằng máy bay và tàu chiến. Trong thời gian này Quân và dân trên đảo đã xây dựng hang dựa vào lòng núi đá vôi tự nhiên để làm nơi chữa bệnh cho thương binh, nơi trú ẩn, tránh bom đạn dân cư địa phương và dân cư sơ tán về từ đảo Bạch Long Vỹ.

Lạc Bước Trong Rừng U Minh Cà Mau

Rừng U Minh Hạ

Nằm trong hệ rừng U Minh rộng lớn, rừng tràm U Minh Hạ nằm xuôi theo dòng sông Trèm Trẹm, cái Tàu và sông Đốc tại tỉnh Cà Mau, tiếp giáp với rừng U Minh Thượng nằm tại tỉnh Kiên Giang. Rừng có tổng diện tích lên tới 35.000ha.

Rừng U Minh có hơn 8.000ha được công nhận là vườn quốc gia U Minh Hạ, là khu dự trữ sinh quyển lớn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và miền đất Mũi Cà Mau mênh mang sóng nước nói riêng. Vườn quốc gia U Minh Hạ được chia thành bốn phân khu: bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm, khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái ngập nước, khu hành chính và vùng đệm. Rừng U Minh Hạ là nơi sinh sống của 176 loài thực vật cùng 23 loài thú, 41 loài chim, 36 loài bò sát, 11 loài lưỡng cư, 37 loài cá và nhiều loài quý hiếm khác. Ngoài các phân khu quan trọng của vườn quốc gia, vùng đệm rộng 25.000ha đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự phục sinh của các loài đặc hữu của rừng U Minh Cà Mau.

Hệ sinh thái rừng tràm U Minh là điểm đến hấp dẫn nhất đối với du khách, có 6 tháng ngập nước và 6 tháng khô hạn. Cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối, được trồng trên thảm đất than bùn. Ngoài ra, nơi đây còn là thánh địa của móp, năn, sậy hay các loài dây leo đa dạng.

Rừng U Minh Hạ không chỉ hoang sơ bởi cỏ cây, sông nước chằng chịt mà còn bởi những truyền thuyết về cuộc đời bác Ba Phi gắn với những con vật tưởng chừng chỉ có trong tưởng tượng như loài trăn khổng lồ, cá sấu khổng lồ,…

Cuộc sống hoang dã nơi núi rừng

Thưởng thức đặc sản rừng U Minh Cà Mau ngay tại chỗ chắc chắn sẽ là sức hút khó cưỡng với du khách. Bạn sẽ được theo chân những người thợ vào rừng lấy mật ong, thử một lần ăn ong non chấm mật tươi vừa được cắt xuống. Hoặc ngồi dưới tán cây rừng lai rai cá lóc nướng trui, bồn bồn muối, chuột đồng chiên cùng rượu trái giác cũng rất thú vị.

Đêm buông xuống, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa, ngắm trời trăng, tận hưởng làn gió đồng nội trong trẻo, miên man trong dòng xúc cảm về đất rừng phương Nam bạt ngàn. Đối diện với khu du lịch rừng U Minh Hạ là vườn quốc gia U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang, cũng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn.

Đặc sản rừng U Minh

Đặc sản độc đáo của rừng tràm U Minh chính là gỏi nhộng ong. Dưới những tán cây rừng, loài ong cần mẫn hút nhị hoa tràm về làm tổ và cho sản lượng khai thác lớn. Người thợ lấy nhộng ong sẽ khéo léo tháo lấy tổ của chúng, lấy tổ nhộng ong đó nhúng trong nước sôi để chọn được hộng ong sạch. Nhộng ong được chế biến thành nhiều loại như xào, cháo, lẩu,… nhưng hấp dẫn nhất có lẽ là trộn gỏi.

Người dân Cà Mau thường đem nhộng ong xào cùng hành phi thơm, cho thêm gia vị cho ngấm rồi đổ vào bát, trộn đều với bắp chuối non đã bào nhỏ, đậu phộng giã nhỏ, rau hẹ và một chút rau thơm xắt nhỏ, thêm ít mắm chua ngọt và đảo đều là đã đủ hương vị cho một món ăn đặc sản độc đáo. Mặc dù là món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng có nhộng ong, bởi vậy không phải dễ dàng để du khách được thưởng thức gỏi nhộng ong khi tới đây.

Lẩu mắm U Minh là một trong số những đặc sản độc đáo của rừng U Minh. Món này hấp dẫn bởi có sử dụng cá mắm sặc rô mề, cá lóc to hay lươn làm nguyên liệu chính, kết hợp với nhiều loại rau đồng đặc trưng của vùng ngập mặn. Ngoài ra, lẩu mắm còn có thể được cho thêm thịt cua đồng, ốc hay thịt ba chỉ,… tuỳ theo khẩu vị của từng người.

Bồn bồn là một loại rau chỉ có ở vùng đất miền Tây. Lớn lên bởi phù sa bồi đắp nên rau vào hàng sạch và nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt có thể chế biến thành nhiều món với nhiều hương vị khác nhau như xào tôm, trộn gỏi, muối dưa để chấm cá kho,… Giống như loại rau cải để muối dưa ở đồng bằng Bắc Bộ, bồn bồn cũng được người dân Cà Mau dùng để muối ăn kèm cơm trắng cá kho. Bồn bồn được bóc vỏ, lấy phần cổ hũ và phần thân non ngâm với muối, sau một tuần là có thể thưởng thức. Đây cũng là đặc sản của khu du lịch U Minh Thượng.

Ngoài ra, đến rừng U Minh, du khách cũng được thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng Cà Mau như cua biển, tôm tít thịt ngọt, đậm đà hương vị mặn mòi của biển, của phù sa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, thực khách cũng có nhiều lựa chọn hơn như món cá kèo được làm sạch, cho cá vào trong nồi cháo trắng đã được nấu chín, kèm theo đó là vài cọng hành hoa thơm phức, khi chín thì múc ra bát kèm theo tiêu, nước mắm, hành lá hay một chút gừng xắt nhỏ tuỳ thuộc vào khẩu vị của thực khách. Hay thăm quan những miệt vườn miền Tây trĩu trịt hương sắc.

Hành trình khám phá rừng U Minh hoang sơ tựa như một hành trình tìm về với cội nguồn văn hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long êm ả, yên bình, tách biệt với cuộc sống ồn ào, xô bồ ngoài kia.

Hệ Sinh Thái Trong Lành Rừng Tràm Trà Sư

Rừng Tràm Trà Sư (An Giang) – là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh sống nhiều loài thực vật và chim cò quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Nghe thuyết minh và xem tư liệu về Rừng Tràm. Từ thị xã Châu Đốc, rẽ trái khoảng 17km đến thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên. Từ đây, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến Km số 6, du khách tiếp tục rẽ trái đi theo một con đường nhỏ dài khoảng gần 4km là đến rừng tràm Trà Sư.

Khuôn cảnh rừng Tràm Trà Sư

Du khách đến rừng tràm Trà Sư, mỗi lúc lại thêm ngỡ ngàng và thích thú, vì được nhận ra bao điều kỳ diệu của thiên nhiên mà cây rừng đang gìn giữ trong sắc lá và hương tràm ngào ngạt. Với diện tích gần 850ha, rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm. Du khách đi thuyền xuyên rừng sẽ được ngắm cánh rừng biếc xanh bạt ngàn mênh mông, nở đầy những bông hoa tràm trắng tinh khiết trong nắng sớm, hương tràm thoảng đưa nhẹ nhàng khiến tinh thần trở nên thư thái, lâng lâng. Tưởng như tất cả những sắc màu tụ tập về đây, sóng sánh trong sắc nước. Những cây thủy liễu uốn mình mềm mại trong làn nước trong, vài ba chú cá bơi lội tung tăng và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa trên mặt nước phản chiếu những sắc màu kì lạ. Lúc thì màu xanh ve chai, khi thì bạc lấp lánh, có nơi lại ửng vàng màu hổ phách. Thật khó biết ẩn trong màu nước ấy chứa bao nhiêu loài thuỷ sinh, nào những chiếc lá lấm tấm màu tím lạ lẫm; nào những thân tràm lắt lay bông trắng trong màn nước dập dờn; nào rừng sen lá xanh thắm, bông đỏ tươi khoe nở; những khóm bông điên điển vàng rập rờn như đàn bướm; thảm rong đuôi chồn sóng sánh uốn mình trong sóng nước với những đóa hoa nhỏ xíu ánh vàng màu nắng; hay những thảm bèo tai tượng ôm kín các gốc tràm mọc san sát nhau… Vừa ngắm cảnh đẹp, du khách có thể vừa tự tay hái các loại rau muống, rau dừa, điên điển… trước khi đi sâu vào rừng khám phá thế giới của các loài chim. 

Du khách đi xuồng tham quan cảnh đẹp rừng Tràm

Mỗi ngày ở rừng Trà Sư đều có một khoảng thời gian rất sống động. Đó là khi ánh nắng bắt đầu nhạt dần chỉ còn sót lại những sợi tơ vàng óng xuyên qua rừng cây thì cũng là lúc đàn chim trú ngụ trong rừng tràm bắt đầu bay về tổ. Từng bầy, từng bầy xuất hiện dày đặc khu rừng với sinh hoạt tự nhiên như không hề biết đến sự có mặt của con người.

Một loài chim quý tại Trà Sư

Tiếng chim ríu rít trong bản hòa tấu không ngừng. Tưởng như tất cả các loài cùng đồng thanh hát bài hát ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, ca ngợi cuộc sống bằng những giai điệu nồng nàn, làm cho du khách phương xa cũng cảm thấy gần gũi với khung cảnh thiên nhiên nơi đây. Ngoài ra, du khách cũng có thể trèo lên tháp canh cao 14m nằm giữa rừng, dùng ống nhòm để quan sát, và nếu may mắn sẽ thấy hàng vạn con cò trắng bay về tổ như tấm vải trắng khổng lồ phủ trên nền rừng xanh.

Chiều càng xuống sâu, không gian càng bát ngát mênh mông. Tại những chiếc lán bên bìa rừng, du khách có thể vừa thưởng thức những món ăn đặc sản tươi ngon của vùng sông nước Nam Bộ như cá linh nướng, cá lóc hấp bầu, gà nướng muối ớt, cá lóc rừng cuốn lá sen nướng trui, cua đồng chấm mắm me, bông điên điển bóp giấm… trong một không gian mát rượi gió quê, vừa thả hồn theo tiếng ca vọng cổ ngọt lịm của những cô thôn nữ. Tất cả không gian ở đây, từ âm thanh, ánh nắng đến món ăn miệt vườn dân dã đều có những hương vị rất riêng mà không phải nơi nào cũng có được. 

Ngoài những giá trị phong phú về mặt tài nguyên thiên nhiên, rừng tràm Trà Sư còn chứa đựng những yếu tố văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư sống ven rừng. Quanh rừng Trà Sư có khá nhiều đồng bào Khơ-me và Kinh sinh sống với nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu đường thốt nốt, chưng cất tinh dầu tràm, nuôi ong lấy mật… 

Vải thổ cẩm của đồng bào dân tộc tại Trà Sư

Nếu một lúc nào đó du khách có nhu cầu muốn phiêu lưu trong chốn rừng hoang, muốn tạm thời quên hết lo âu của cuộc sống bộn bề, muốn một mình sống với thiên nhiên, hãy đến rừng tràm Trà Sư với biết bao điều thú vị đang đón chờ để có thêm nhiều kỷ niệm đẹp trong cuộc sống. Đây là vùng đất lạ mà quen, bởi con người nơi đây luôn thân thiện và hiếu khách, sẽ mang lại cho du khách cảm giác như đang dạo chơi trong chính không gian của riêng mình.

Hang Quân Y Trong Rừng Cát Bà,Hang Quan Y Trong Rung Cat Ba

Hang Quân Y Trong Rừng Cát Bà

Hang Quân Y nằm trên đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, Thành phố Hải Phòng. Hang nằm trong động Hùng Sơn, bên con đường độc đạo xuyên đảo, cách thị trấn Cát Bà 13km. Gọi là hang Quân Y vì trong thời gian chiến tranh với Mỹ, người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm trong lòng động. Cửa hang được làm bằng hợp kim sắt thép, trải qua bao năm nhưng vẫn rất chắc chắn.

Lối lên của hang hiện nay vẫn giữ theo kiểu ngày trước (thang gỗ cơ động có thể phá hủy khi có báo động địch tấn công). Bạn cũng sẽ được “hướng dẫn viên bản địa” dẫn bạn vào hang với giá 15.000 đồng/người. Mặc dù chỉ là hướng dẫn viên nghiệp dư và cũng chẳng mấy khi có khách nhưng bạn sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình của họ mỗi khi bạn đến đây.

Ngay ở lối vào hang đầu tiên, bạn sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Giải thích vì sao cánh cửa lại cong gồ lên, anh HDV cho biết, đây là cách để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào, do đường cong của cửa, chúng sẽ bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.

Ánh sáng dọc theo hành lang gần như chỉ đủ sáng phục vụ cho việc đi lại. Bạn sẽ nghĩ đây là một căn hầm chống bom chứ hoàn toàn không nghĩ nó vốn là một hang động bên trong núi. Một phòng bệnh khá rộng trong bệnh viện dã chiến. Theo thiết kế, tầng 1 là khu vực chính gồm 14 phòng chức năng. Tầng 2 là khu vực chiếu phim và kiểm tra thể lực. Tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng gác và phòng sĩ quan.

Một căn phòng trực của các bác sĩ trong bệnh viện dã chiến hiện ra trước mắt người khám phá ngay sau khi mở cửa. Bạn cũng sẽ phát hiện ra cửa cống thoát nước nằm dọc theo hành lang bệnh viện. Ước tính, toàn bộ bệnh viện dã chiến này rộng gần 2000m vuông gồm có 3 tầng riêng biệt gồm 17 phòng lớn nhỏ, bãi chiếu phim và một số phòng chức năng. Người hướng dẫn này đang chỉ tay giới thiệu, hệ thống điện chiếu sáng cung cấp cho từng phòng nhằm đảm bảo công tác cứu chữa bệnh nhân thời kháng chiến.

Để lên tầng 2, có 2 đường lên và đều không phải dễ dàng bởi nhằm gây khó khăn cho địch nếu chúng tấn công bất ngờ. Khu vực phòng chiếu phim đồng thời cũng là hội trường, nơi tập luyện tác chiến… Mặc dù có những chỗ trần rất thấp, phải nằm bò mới có thể di chuyển được nhưng nó rất hợp cho công tác huấn luyện. Lối lên tầng 3 cũng rất khó nếu vội vàng. Đây là cách chống địch tấn công chớp nhoáng.

Trong trường hợp địch tấn công được vào bên trong, mọi người từ tầng 3 có thể nhảy xuống bể nước bố trí bên dưới tầng 2 sau đó lao ra cửa hầm thoát hiểm và chạy thẳng ra lối cửa phụ. Ngoài ra, trong hang này còn có khu vực cầu thang ngầm đi ngay bên dưới tầng 3. Nó dẫn ra khu thoát hiểm của tầng 3 và đi ra hướng cửa sau của bệnh viện. Cuối đường hầm là 2 tấm cửa sắt lớn chống địch đột kích, công phá. Đây cũng sẽ là lối thoát hiểm nếu địch tấn công từ phía cửa trước.

Cổng ra cũng là cổng thoát hiểm của bệnh viện nằm ở mặt khác ngọn núi, ẩn mình sau những nhũ đá lớn.

Hang Quân Y còn là một địa danh lịch sử do từng là bệnh viện dã chiến trong thời gian đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc Việt Nam trong những năm 1963 – 1965 bằng máy bay và tàu chiến. Trong thời gian này Quân và dân trên đảo đã xây dựng hang dựa vào lòng núi đá vôi tự nhiên để làm nơi chữa bệnh cho thương binh, nơi trú ẩn, tránh bom đạn dân cư địa phương và dân cư sơ tán về từ đảo Bạch Long Vỹ.

Nguồn: http://dulichdaocatba.com/hang-quan-y-trong-rung-cat-ba-n.html