Du Lịch Việt Nam Đóng Góp Vào Gdp / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Đóng Góp Của Du Lịch Vào Gdp

Thực tế cho thấy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… của đất nước.

Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030.

Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới.

Tổng giá trị đóng góp du lịch vào GDP của quốc gia gồm:

Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3).

(1). Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng), chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa (bảo tàng) hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.

(2). Đóng góp gián tiếp:

+ Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: Ví dụ như đầu tư mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới;

+ Chi tiêu công của chính phủ: ví dụ như đầu tư kinh phí xúc tiến, quảng bá, hàng không, chi phí cho công tác quản lý nhà nước chung, chi phí cho phục vụ an toàn an ninh, vệ sinh môi trường…

+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm, dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành…

(3). Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn…

Ví dụ: Chi tiêu cho ăn uống, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm quần áo, vật dụng cá nhân, nhà ở…

Với cách tính trên, theo dự báo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, năm 2012, giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng 6,6% so với năm 2011 và sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2023; tổng giá trị đóng góp của toàn ngành (trực tiếp, gián tiếp và phát sinh) vào GDP tăng 5,3% năm 2012 và sẽ tăng bình quân 6,0% tới năm 2023. Về tạo việc làm, năm 2012, tổng lao động trong ngành du lịch Việt Nam tăng 1,4% tương đương 4.355.000 gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp và sẽ tăng trung bình 1,1% hàng năm và sẽ đạt 4.874.000 vào năm 2023. Về xuất khẩu du lịch tại chỗ trong năm 2012, tăng 5% và bình quân tăng 6% hàng năm, tới năm 2023 đạt 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Về đầu tư du lịch trong năm 2012 sẽ tăng 0,5%, trong vòng 10 năm tới con số này sẽ đạt 7,7% trong tổng đầu tư toàn quốc.

Với những chỉ số dự báo ấn tượng và khả quan trên, có thể thấy ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn. Đó là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên cũng còn phải đương đầu với không ít thách thức và khó khăn phía trước, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, phức tạp hơn và không chỉ giới hạn ở phạm vi cấp quốc gia mà còn lan tỏa trên toàn khu vực. Để có thể phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, bên cạnh nỗ lực của riêng bản thân ngành du lịch, rất cần có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ tất cả các cấp, các ngành. Trong đó cần phải có đột phá ngay từ khâu nhận thức về du lịch, mọi quyết định phát triển du lịch cần phải nâng lên thành quyết tâm và ý chí chính trị cấp quốc gia. Du lịch Việt Nam đã bước ra khỏi giai đoạn phát triển ban đầu và đang tiến vào giai đoạn chuyển tiếp trước khi bứt phá. Toàn ngành du lịch, trực tiếp đối với các cấp quản lý nhà nước về du lịch, từ trung ương tới địa phương, cần phải chủ động nghiên cứu, bám sát diễn biến của thị trường, nhạy bén hơn nữa với những biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đề xuất áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt về tài khoản vệ tinh du lịch, qua đó sẽ giúp công tác dự báo xu hướng thị trường và đánh giá chính xác hơn về hiệu quả và vai trò đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, đề xuất các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, quy hoạch du lịch phù hợp và khả thi, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Với những định hướng cơ bản trên, nếu vận dụng và thực thi tốt, chắc chắn sẽ tạo cơ sở vững chắc để thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng chất lượng, bền vững, đạt mục tiêu đề ra.

Phạm Quang HưngNguyên Vụ trưởng Vụ HTQT – TCDL

Các bài viết khác

Ngành Du Lịch Đến Năm 2023 Đóng Góp 8% Gdp

TIN ĐỌC NHIỀU TIN MỚI NHẬN

(Chinhphu.vn) – Khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, ngành Du lịch dự kiến đến năm 2023 đóng góp 8% GDP, cao hơn 2 lần mức 4% hiện nay.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng ngành du lịch Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và sớm khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước – Ảnh: Chinhphu.vn

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2010) đã diễn ra trọng thể tại Hà Nội sáng nay (6/7). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã tham dự.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam đã đón được 2,5 triệu lượt khách quốc tế, 17 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 45 nghìn tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ngành Du lịch đã góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Phó Thủ tướng cho rằng, giai đoạn 2011-2020, ngành Du lịch Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để Du lịch Việt Nam phát triển và thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, cần khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 để triển khai thực hiện.

Trên cơ sở đó, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển du lịch cho giai đoạn tới phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mà chiến lược đã đặt ra, cần đặc biệt chú ý quy hoạch phát triển du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo.

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch cần được đẩy mạnh, nhất là ở nước ngoài dưới nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt trên cơ sở huy động các nguồn lưc từ các thành phần kinh tế. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ tin tưởng với đà phát triển và những thành tựu đã đạt được trong 50 năm qua, với chính sách ưu tiên phát triển du lịch của Chính phủ, với quyết tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Du lịch Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và sớm khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Thay mặt toàn ngành Du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ biết ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, ngành Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Từ những ngày đầu mới thành lập, ngành Du lịch mới chỉ dừng lại ở việc đón tiếp và phục vụ cho các đoàn chuyên gia nước ngoài. Đến nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, dự kiến đến năm 2023 chiếm 8% GDP.

Nếu như năm 1990, Du lịch Việt Nam mới đóng được 250 nghìn khách quốc tế thì đến nay đã đón được 4 triệu lượt khách quốc tế, đứng thứ 5 trong khu vực. Du lịch nội địa phát triển nhanh chóng, năm 1990 mới đón được hơn 1 triệu khách thì đến năm 2009, đã đón trên 25 triệu lượt, mở ra một hướng phát triển quan trọng cho Du lịch Việt Nam. Nguồn thu nhập từ du lịch đạt 70 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 4% GDP của quốc gia.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao huân chương Độc Lập hạng Nhì cho Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Thị Thắng – Ảnh: Chinhphu.vn

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao huân chương Độc Lập hạng Nhì cho bà Nguyễn Thị Thắng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam.

Từ Lương

Saigontourist Góp Phần Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động xuyên suốt trong Năm chéo Nga – Việt 2023, với mục đích phát triển mối quan hệ giữa hai nước nói chung, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch nói riêng.

Nga là thị trường quốc tế quan trọng của Việt Nam

Đối với du lịch Việt Nam, Nga hiện đứng đầu các thị trường khách du lịch quốc tế tại châu Âu, với trên 600.000 lượt khách Nga đến Việt Nam mỗi năm.

Nga là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, TPHCM và hệ thống Saigontourist. Trong 9 tháng năm 2023, du lịch Việt Nam đón 478.168 lượt khách Nga, tăng 5,1% so cùng kỳ năm 2023. Riêng tại TPHCM, nơi vừa là điểm đón tiếp, trung chuyển, vừa là tuyến điểm du lịch mang lại nhiều lựa chọn thú vị cho du khách Nga, hàng năm đón tiếp trên 100.000 lượt khách Nga.

Trong đó, hệ thống các công ty lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng Saigontourist hàng năm đón tiếp và phục vụ hàng trăm ngàn lượt khách Nga. Chiều ngược lại, lượng khách Việt Nam sang Nga của các công ty lữ hành thuộc hệ thống Saigontourist đã và đang có mức tăng trưởng cao.

Nhiều đơn vị thuộc Saigontourist đã thành lập riêng các bộ phận “Thị trường Nga” với các nhân sự trình độ cao, sẵn sàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ từ hạng phổ thông đến hạng cao cấp dành cho khách Nga.

Nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp của Saigontourist luôn là điểm lưu trú, nghỉ dưỡng, ẩm thực, giải trí được ưa chuộng, mang lại ấn tượng tốt đẹp cho các du khách Nga và cộng đồng người Nga hiện đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Tại TPHCM, có thể kể đến Rex Saigon, Majestic Saigon, Grand Saigon, Caravelle Saigon, New World Saigon… Tại các tuyến điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng Sài Gòn – Phú Quốc (Phú Quốc), Sài Gòn – Mũi Né (Phan Thiết), Sài Gòn – Ninh Chữ (tỉnh Ninh Thuận), Yasaka Saigon Nhatrang (Nha Trang), Sài Gòn – Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)…

Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, doanh nghiệp lữ hành lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam thuộc hệ thống Saigontourist hàng năm phục vụ hàng ngàn du khách Nga đến Việt Nam. Ở chiều ngược lại, mỗi năm công ty tổ chức cho hàng ngàn du khách Việt du lịch đến Nga, trong đó đặc biệt là những nhóm khách Việt thế hệ 6X, 7X vốn có nhiều kỷ niệm gắn bó với Liên Xô (cũ) và Nga muốn thăm lại những thành phố mà họ từng học tập, sinh sống và làm việc.

Trong nhiều năm qua, Lữ hành Saigontourist đã giới thiệu nhiều sản phẩm mới lạ, hấp dẫn như các hành trình Trải nghiệm mùa thu Nga (Moscow – Saint Petersburg) 10 ngày, Moscow – Saint Petersburg – Kaliningrad 11 ngày…

Tất cả các tour tham quan nước Nga từ tour truyền thống đến những tour độc đáo như Du thuyền trên sông Volga, tour Săn Bắc cực quang đều đưa du khách đến thăm Saint Petersburg với thời gian lưu trú từ 3 đến 5 ngày. Công ty thường xuyên kết hợp với các hãng hàng không lớn như Qatar Airways, Turkish Airlines phục vụ các chuyến bay thẳng đến Saint Petersburg, mang lại sự thoải mái về thời gian, tiện lợi cho du khách.

Phát triển dự án Trung tâm Văn hóa – Du lịch – Kinh tế TPHCM tại Saint Petersburg

Sự kiện diễn đàn du lịch lần này có ý nghĩa như một nỗ lực cụ thể hóa mối quan hệ song phương trên cơ sở hợp tác Năm chéo Nga – Việt 2023 và giữa hai địa phương kết nghĩa TP Saint Petersburg – TPHCM.

“Saigontourist đang được Thành ủy, UBND TPHCM giao nhiệm vụ làm đầu mối đầu tư phát triển dự án Trung tâm Văn hóa – Du lịch – Kinh tế TPHCM tại Saint Petersburg. Hy vọng đây sẽ là cơ hội để thắt chặt mối quan hệ, hợp tác giao lưu văn hóa, kinh tế, du lịch, tăng trưởng nguồn khách du lịch qua lại giữa hai quốc gia Nga – Việt nói chung và giữa hai TP Saint Petersburg – TPHCM nói riêng”, Ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), phát biểu tại diễn đàn.

Tham gia vào tiến trình thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện và du lịch giữa hai nước, tháng 5 năm nay, Saigontourist đã tham gia sự kiện “Những ngày thành phố Hồ Chí Minh tại Saint Petersburg” nhằm chào mừng Năm chéo Nga – Việt 2023.

Tại “Lễ hội ẩm thực Việt Nam” diễn ra tại nhà hàng Pho’n’Roll, TP Saint Petersburg vào ngày 25-5-2019, Saigontourist đã góp phần tạo nên thành công của sự kiện khi tích cực quảng bá văn hóa – ẩm thực Việt Nam đến với công chúng Saint Petersburg qua những món ngon Việt Nam do các nghệ nhân, đầu bếp đến từ hệ thống Saigontourist thực hiện.

Trước đó, vào cuối năm 2023, trong khuôn khổ chuyến công tác của đoàn Saigontourist tại Saint Petersburg, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist và Golden Age Group (Nga) cũng đã ký kết hợp tác phát triển du lịch, đẩy mạnh thu hút du khách hai chiều Việt – Nga.

Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), cho biết: “Để thu hút khách Nga, bên cạnh việc quan tâm phát triển sản phẩm, dịch vụ, cử nguồn nhân lực chuyên trách thị trường Nga, Saigontourist luôn chú trọng quảng bá tiếp thị cho du lịch Việt Nam thông qua các sự kiện hội chợ du lịch, hội nghị, hội thảo… tại Nga. Định kỳ hàng năm trong nhiều năm qua và trong tháng 3-2019, Saigontourist đã tham gia Hội chợ MITT tại Nga – một trong những hội chợ du lịch quốc tế lớn nhất thế giới”.

TIẾN NGUYỄN (Từ Saint Petersburg, Liên bang Nga)

Các Bãi Biển Đẹp Từ Bắc Vào Nam Việt Nam

Điểm danh các bãi biển đẹp từ Bắc vào Nam Việt Nam

VietsenseTravel xin giới thiệu với bạn đọc các bãi biển đẹp từ Bắc vào Nam Việt Nam

Mách Bạn 10 Trải Nghiệm Cho Chuyến Du Lịch Côn Đảo Dịp Lễ

Địa đầu Móng Cái có bãi biển Trà Cổ: Vốn dĩ xưa kia biển chỉ là một eo biển nhỏ, phải vượt qua đầm lầy mới vào tới nơi, chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Một mặt hướng về Vịnh Bắc Bộ, một mặt nhìn sang Trung Quốc.

Đến Hạ Long có Tuần Châu, Quan Lạn, Bãi Cháy: Là ba bãi biển tiêu biểu thỏm sâu trong hệ thống các hòn đảo nhỏ. Chúng là những bãi biển tiến, biển lùi được hình thành do sự kiến tạo của tự nhiên cách đây khoảng 500 triệu năm trở về trước.

Sầm Sơn ở Thanh Hóa: Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 16 km về hướng Đông, được coi là vùng biển có những con sóng dữ dằn đứng đầu trên cả nước.

Cửa Lò ở Thành phố Vinh: Là một trong những bãi biển nổi tiếng thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, biết đến với bãi biển dài và trong veo, sóng yên tĩnh trời nắng cao long lanh mặt biển.

Hà Tĩnh có Thiên Cầm: Bãi biển lừng danh nằm tại chân núi Thiên Cầm, dưới có những làn sóng nhấp nhô, trên có bàn cờ tiên và dấu chân của người không lồ.

Đồng Hới có Nhật Lệ: Trấn thủ tại cửa sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, vẫn còn mang nhiều nét hoang sơ, mặt biển xanh ngắt, gió mát vi vu, ba bề chứa nhiều cảnh đẹp.

Biển Lăng Cô ở Huế: Yên bình trên thị trấn Lăng Cô huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, một trong những bãi tắm nằm dưới chân đèo Hải Vân. Có chiều dài khoảng 10 km, cảnh quan hùng vĩ, bãi biển tuyệt đẹp.

Đà Nẵng ta có Mỹ Khê là đẹp nhất: Nằm cách trung tâm thành phố không xa là mấy, nơi có con đường mát lộng gió biển, nơi có những hàng dừa thẳng đứng đung đưa, nơi có từng quán cà phê độc lạ không tưởng và là nơi có mọi góc nhìn đẹp nhất khi đứng trên cao.

Nha Trang có Bãi Dương và bãi Hòn Chồng: Bản thân là hai thắng cảnh được hình thành bởi tự nhiên, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phúc. Bao gồm nhiều bãi đá xếp chồng lên nhau theo các hình thù kỳ lạ, vừa mang vẻ tự nhiên lại vừa đem đến những thú vui bất ngờ khi dạo biển.

Phan Thiết có Đồi Dương – Thương Chánh: Chúng không chỉ là những bãi biển bình thường, thậm chí còn được người ta ví như là một công viên nước. Có cấu tạo thoải dần từ trên ra biển, kiến tạo thành một địa điểm không chỉ tắm biển mà còn vui chơi thư giãn.

Vũng Tàu có bãi Sau, bãi Trước, bãi Dâu, bãi Dứa , ..v…v: Hầu hết các bãi biển thuộc Vũng Tàu đều hoang sơ, ít cây cối, nếu có thì lại ăn sâu vào đất liền khoảng 10m. Cát trắng mịn do hứng nắng nhiều, biển trong xanh nhờ phản chiếu tia nắng và sóng khá êm dễ dàng cho việc tắm biển.

Cuối cùng là Cà Mau có Cát Bà , Phú Quốc, Côn Đảo: Cát Bà và Phú Quốc thì không còn gì để bàn, chúng đẹp miên man khiến nhiều đã đi chỉ muốn trở lại. Thế nhưng với du lịch Côn Đảo thì lại khác, biển nơi nàyđẹp ở từng hòn đảo nhỏ, hoang sơ ở từng khu vực và trong lành yên tĩnh trên từng bãi tắm.

Và trên đấy chính là những bãi tắm tuyệt vời nhất chạy dọc từ Bắc xuống Nam, nếu để so sánh bãi biển nào đẹp nhất thì không thể tính toán được. Bởi vì, theo chương trình “Cái đẹp là do mỗi con mắt nhìn nhận của từng người”.