Khu Du Lịch Gần Tây Ninh / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Khu Du Lịch Núi Bà Tây Ninh

Nằm cách thị xã Tây Ninh11 km về phía đông bắc, Núi Bà Đen là quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo – Núi Phụng – Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà… Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen)

.

Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Đán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch – nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc. Rải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là những quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… hầu hết đều phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, nổi bật trong số những quần thể ấy là điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (Điện Bà), bên trong có bức tượng đồng Bà Đen.

Ðường lên đỉnh núi quanh co có nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên cao, về phía đông là ngọn núi Cậu, phía tây bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong núi có rất nhiều hang động đẹp. Nhiệt độ ở đây thường thấp hơn nhiệt độ ở Tây Ninh và ở các nơi khác trong vùng. Có hai con đường lên đỉnh núi: Một đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đường này xấu, khó đi. Một đường mòn khác bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi men theo các trụ điện lên thẳng đỉnh núi. Trên đỉnh núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì tôm. Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh.

Từ chân núi, để lên đến điện Bà, bạn có thể đi bằng ba cách:

– Chinh phục núi bằng đường bộ

Bạn sẽ trải nghiệm cảm giác leo núi thực sự với quảng đường khoản hơn một giờ đồng hồ. ( hơi mệt, nhưng vui và có lợi cho sức khỏe của bạn)

– Đi cáp treo Đây là hệ thống cáp treo du lịch đầu tiên có tại Việt Nam có tổng chiều dài tuyến 1.225m, 180 cabin (2 người lớn/cabin), chỉ mất 18 phút đi cáp treo sẽ lên được chùa bà. Với hệ thống cáp treo này quý khách sẽ không còn mệt mỏi vì đi bộ leo núi. Ngồi trên Cabin lơ lững di chuyển chầm châm trên không sẽ mang đến cho Quý khách cảm giác mạnh, mà vẫn an toàn, để tận hưởng những thú vị cảnh quan núi rừng thiên nhiên và muôn thú. Từ trên cao có thể quan sát toàn cảnh lòng Hồ Dầu Tiếng, đồng bằng Tây Ninh và các tỉnh lân cận.

– Đi máng trượt, nhưng đi cách nào cũng có cái thú riêng, nhưng với các bạn trẻ, ý kiến chung đều cho rằng máng trượt là thú vị nhất.

Máng trượt ở núi Bà là một hệ thống khép kín, gồm có hai tuyến: tuyến kéo (tuyến lên) dài 1.190m và tuyến trượt (tuyến xuống) dài 1.700m. Hệ thống tuyến kéo được đặt trên 482 trụ móng, gồm có 102 xe kéo đôi (hai người ngồi cùng một xe), với công suất phục vụ 500 người/giờ. Xuất phát từ nhà ga dưới chân núi, xe được kéo lên với vận tốc 1,2m/giây bởi một tổ hợp 3 môtơ công suất 22KW, có bộ phận chống tuột để bảo đảm xe không bị tuột dốc. Lối lên vượt qua ba đoạn đường ray và ba điểm trung chuyển mới đến Chùa Bà.

Thú nhất là khi trượt xuống bằng hệ thống máng trượt inox qua nhiều chặng quanh co, khúc khuỷu. Có đoạn xe đang chạy thẳng tắp, bỗng đến một đoạn cua xe nghiêng nghiêng chừng 400 cho bạn cảm giác thật đã. Vận tốc trượt xuống tối đa 40km/giờ, nhưng nếu không thích chạy nhanh, bạn có thể sử dụng hệ thống thắng tay để chủ động điều chỉnh tốc độ trượt. Dưới chân núi là khu du lịch di tích lịch sử văn hóa núi Bà có diện tích rộng hành chục hecta với nhiều khu vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch khác.

Theo Dac san que huong Blog’s

Du Lịch Tây Ninh

Tour này có gì hay

– Chinh phục Núi Bà Đen- ngon núi cao nhất Đông Nam Bộ  chỉ mất 10 phút bằng hệ thống cáp treo hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu. – Check in Đồi Cừu Eo Núi Bà – Tham quan Hồ Dầu Tiếng- hồ thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ

Chương trình tour

NGÀY 01: TP. HỒ CHÍ Minh – TÂY NINH (Ăn sáng, trưa, chiều) Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đến tham quan công viên cá Koi – Rin Rin Park. Tiếp tục theo QL22 , đến  tham quan Bến Đình-  địa đạo Củ Chi, một địa danh nổi tiếng của mảnh đất anh hùng này, xem những bộ phim tư liệu về chiến tranh du kích của người dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,đặc biệt là hệ thống địa đạo bao gồm những con đường ngoằn ngoèo dài khoảng 200km – một làng quê thu nhỏ dưới lòng đất trong suốt những năm chiến tranh. - Quý khách đến nhận phòng tại Vinpearl Tây Ninh – hệ thống khách sạn 5 sao đầu tiên tại Tây Ninh. Tự do nghỉ ngơi, trải nghiệm các dịch vụ của khách sạn (hồ bơi trong nhà, phòng gym,..). Buổi chiều đến chiêm ngưỡng công trình tôn giáo Tòa Thánh Tây Ninh – một quần thể kiến trúc độc đáo, để tìm hiểu về Đạo Cao Đài, một tôn giáo có xuất xứ tại Việt Nam. Tùy theo thời gian mà quý khách có thể lên lầu và tham dự lễ cúng tứ thời. Đến tham quan mua sắm tại cơ sở chế biến trà Hoàn Ngọc 7 Nga, thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ninh với các sản phẩm thảo dược: trà hoàn ngọc, đông trùng hạ thảo… Đoàn thưởng thức bữa tối thuần chay với các món ngon được chế biến công phu và trình bày đẹp mắt tại nhà NH ẩm thực Phước Lạc Viên. Nghỉ đêm tại Vinpearl Tây Ninh.

NGÀY 02 :TÂY NINH – TP. HCM (Ăn sáng, trưa) Sau bữa sáng quý khách trả phòng, xe đưa quý khách đến quần thể danh thắng Núi Bà Đen – ngon núi cao nhất Đông Nam Bộ 986m  bằng hệ thống cáp treo hiện đại, với nhà Ga Bà Đen được chứng nhận kỷ lục Guinness là nhà Ga lớn nhất thế giới .Tại đây quý khách có thể lựa chọn một trong hai tuyến cáp treo: - Tuyến cáp treo Chùa Hang đưa du khách đến Quần Thể Tâm Linh Chùa Bà: ở độ cao 350 mét giữa lưng chừng núi là quần thể kiến trúc hang động, chùa chiền mang nét đẹp thiên phú và nhân tạo với nhiều truyền thuyết ly kỳ, bí ẩn gồm Chùa Bà, Chùa Hang, Động Hoàng Chung, Chùa Trung, Chùa Mới… - Tuyến cáp treo Vân Sơn : đưa quý khách lên đỉnh núi săn mây, check in cột tọa độ cao 986m cuả ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ và ngắm nhìn toàn cảnh Tây Ninh từ trên cao Xe đưa quý khách về điểm đón ban đầu kết thúc chương trình tham quan.  

Ghi chú: * Ăn sáng tại khách sạn có thể đổi thành hình thức Tô + Ly * Điểm tham quan có thể sắp xếp lại cho phù hợp mà vẫn bảo đảm đầy đủ nội dung của từng chương trình. * Để thực hiện đúng quy định của Chính phủ, Quý khách vui lòng khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong suốt chuyến đi.

Chính sách tour

* Vé trẻ em:   - Trẻ em dưới 4 tuổi: Miễn phí (Phụ huynh tự lo các khoản phát sinh ăn- ngủ-tham quan của trẻ) - Trẻ em từ 4-dưới 6 tuổi: 300,000  (gồm tiền ăn sáng trong Vinpearl, ngủ chung giường cha mẹ). - Trẻ em từ 6 -11 tuổi:  1,229,000 (gồm tiền ăn như người lớn, tham quan, ngủ giường phụ riêng, ghế ngồi trên xe).

* Giá tour bao gồm:  - Chi phí xe máy lạnh phục vụ theo chương trình. - Phòng khách sạn, lẻ khác ngủ giường phụ hoặc chịu chi phí phụ thu phòng đơn: + 700.000 đ/ khách - Chi phí ăn – uống theo chương trình. - Chi phí cáp treo khứ hồi lên đỉnh núi Bà Đen. - Hướng dẫn viên tiếng Việt suốt tuyến. - Quà tặng: Nón, áo mưa (Tùy theo từng thời điểm),  nước suối, khăn lạnh, viết…

* Giá tour không bao gồm:   - Ăn uống ngoài chương trình, giặt ủi, điện thoại và các chi phí cá nhân khác. – Chi phí phụ thu phòng đơn: + 700.000 đ/ khách

THÔNG TIN HƯỚNG DẪN * Hành lý và giấy tờ tùy thân:   - Du khách mang theo giấy Chứng Minh Nhân Dân hoặc Hộ chiếu. Đối với du khách là Việt kiều, Quốc tế nhập cảnh Việt Nam bằng visa rời, vui lòng mang theo visa khi đăng ký và đi tour. - Khách lớn tuổi (từ 70 tuổi trở lên), khách tàn tật tham gia tour, phải có thân nhân đi kèm và cam kết đảm bảo đủ sức khỏe khi tham gia tour du lịch. - Trẻ em dưới 14 tuổi khi đi tour phải mang theo Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu. Trẻ em từ 14 tuổi trở lên phải mang theo giấy Chứng Minh Nhân Dân hoặc Hộ chiếu riêng - Tất cả giấy tờ tùy thân mang theo đều phải bản chính - Du khách mang theo hành lý gọn nhẹ và phải tự bảo quản hành lý, tiền bạc, tư trang trong suốt thời gian đi du lịch. - Khách Việt Nam ở cùng phòng với khách Quốc tế  hoặc Việt kiều yêu cầu phải có giấy hôn thú.

* Trường hợp hủy vé tour, du khách vui lòng thanh toán các khoản lệ phí hủy tour như sau: a) Đối với ngày thường: - Du khách chuyển đổi tour sang ngày khác và báo trước ngày khởi hành 7 ngày sẽ không chịu phí (không áp dụng các tour IKO, tour KS 4- 5 sao), nếu trễ hơn sẽ căn cứ theo qui định hủy phạt phía dưới và chỉ được chuyển ngày khởi hành tour một (1) lần. - Hủy vé trong vòng 24 giờ hoặc ngay ngày khởi hành, chịu phạt 90% tiền tour. - Hủy vé trước ngày khởi hành từ 2 – 4 ngày, chịu phạt 50% tiền tour. - Hủy vé trước ngày khởi hành từ 5 – 7 ngày, chịu phạt 30% tiền tour. - Hủy vé trước ngày khởi hành 7 ngày, chịu phạt 10% tiền tour.

b) Đối với dịp Lễ, Tết: - Du khách chuyển đổi tour sang ngày khác và báo trước ngày khởi hành 15 ngày sẽ không chịu phí (không áp dụng các tour KS 4- 5 sao), nếu trễ hơn sẽ căn cứ theo qui định hủy phạt  phía dưới và chỉ được chuyển ngày khởi hành tour 1 lần. - Hủy vé trong vòng 24 giờ hoặc ngay ngày khởi hành, chịu phạt 100% tiền tour. - Hủy vé trước ngày khởi hành từ 2 – 7 ngày, chịu phạt 80% tiền tour. - Hủy vé trước ngày khởi hành từ 8 – 15 ngày, chịu phạt 50% tiền tour. - Hủy vé trước ngày khởi hành 15 ngày, chịu phạt 20% tiền tour. c) Sau khi hủy tour, du khách vui lòng đến nhận tiền trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc tour. Chúng tôi chỉ  thanh toán trong khỏang thời gian nói trên. d) Trường hợp hủy tour do sự cố khách quan như thiên tai, dịch bệnh hoặc do tàu thủy, xe lửa, máy bay hoãn/hủy chuyến, Lữ hành Saigontourist sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thêm bất kỳ chi phí nào khác ngoài việc hoàn trả chi phí những dịch vụ chưa được sử dụng của tour đó

* Ghi chú khác: - Công ty xuất hóa đơn cho du khách có nhu cầu (Trong thời hạn 7 ngày sau khi kết thúc chương trình du lịch). Du khách được chọn một trong những chương trình khuyến mãi dành cho khách lẻ định kỳ (Nếu có). - Du khách có mặt tại điểm đón trước 15 phút. Du khách đến trễ khi xe đã khởi hành hoặc hủy tour không báo trước vui lòng chịu phí như ‘hủy vé ngay ngày khởi hành’.

Khu Du Lịch Ma Thiên Lãnh – Vùng Đất Đẹp Nhất Tây Ninh

Phượt? Bạn là người thích những chuyến đi xa, muốn trải nghiệm, muốn khám phá, muốn mạo hiểm, bạn muốn đi phượt? Nhưng địa điểm thế nào? Khu du lịch Ma Thiên Lãnh sẽ là một địa điểm lý tưởng dành cho bạn. Ngoài các địa danh như Hồ Dầu Tiếng, núi Bà Đen thì Tây Ninh còn làm nức lòng các phượt thủ bởi nét hoang sơ, thiên nhiên hùng vĩ và đầy “ma mị” của khu du lịch Ma Thiên Lãnh. Nằm tiếp giáp giữa núi Phụng, núi Heo và núi Bà Đen thuộc địa bàn xã Thạnh Tân thị xã Tây Ninh tỉnh Tây Ninh.

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km tức mất khoảng 2 tiếng đi xe là bạn đã có thể đến nơi. Về hướng di chuyển, từ Sài Gòn các bạn có thể đi theo quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng, sau đó rẽ phải theo tỉnh lộ 782 chạy tầm 50km là đến thị xã Tây Ninh. Hiện nay đã có một con đường nhựa dài hơn 3km từ tỉnh lộ 785 nối lên tận núi Phụng, các bạn có thể di chuyển theo đường này để đến Ma Thiên Lãnh.

Như một “Đà Lạt của vùng Đông Nam Bộ” khu du lịch Ma Thiên Lãnh thu hút các bạn trẻ bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những ngọn núi cao hiểm trở, rừng cây bạt ngàn xanh mướt, thung lũng thăm thẳm, thiên nhiên tuyệt đẹp. Nằm ở độ cao trên 50m giữa đồng bằng rộng lớn Ma Thiên Lãnh hiện ra như một quần thể địa danh được kiến tạo bởi hang Ông Hổ, Suối Vàng, Hầm Đá…Trên đường vào có những hồ nước trong vắt mát lạnh vốn do khai thác đá mà thành. Bắt đầu từ chân núi vào, ngồi trên xe bạn có thể thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt vời như của Đà Lạt bởi hai bên là sườn đồi và thung lũng. Dừng xe ở cuối con đường, du khách men theo những bậc đá quanh co cạnh con suối vàng thơ mộng để bước tiếp lên hang Ông Hổ. Mặc dù có nhiều truyền thuyết tương truyền về sự ra đời của chiếc hang này nhưng là gì đi nữa, nơi đây cũng ghi nhận sự thành kính của nhiều người dân địa phương tin vào một đức tin thần bí. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể dễ dàng nhận ra ngay cây đại thụ bồ đề đang mọc lên từ trên những phiến đá to nhẵn nhụi.

Đường đến Ma Thiên Lãnh tuy không phải là những cung đèo hùng vĩ nhưng cũng đủ uốn lượn để làm cho những ai yêu vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên phải nao lòng. Những hồ đá vách núi cũng là một khu vực lý tưởng để tạo nên những bức ảnh ấn tượng, độc đáo. Điểm đến ưa thích của những ai muốn khám phá Ma Thiên Lãnh chính là hang Ông Hổ, một cái hang sâu hun hút, nằm sát phía tây của chân núi Heo. Tuy nhiên, để tới được khu vực hang Ông Hổ, bạn phải vượt qua một quãng đường rừng với cây cối rậm rạp, vượt qua những con suối và nhất là phải vượt qua nỗi sợ hãi mang tên… mãng xà. Địa thế cheo leo, hiểm trở và có nhiều rắn, nhưng theo người dân địa phương cho biết thì rắn chỉ thường xuất hiện vào ban đêm nên bạn cũng không cần quá lo lắng cho hành trình khám phá của mình. Trong gần một ngày rong ruổi giữa thung lũng này, điều mà bạn dễ dàng cảm nhận nhất chính là sự tĩnh lặng, êm đềm của nhiên thiên hoang dã. Nơi đó, những dốc đá chênh vênh, những khe đồi vắt vẻo, những mạch nước trời như từ trên mây chảy xuống khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải nao lòng.

Có lẽ, đây chính là một trong những cánh rừng nguyên sinh còn giữ được nhiều nhất vẻ đẹp tự nhiên của mình mà chúng ta lại có thể dễ dàng khám phá đến vậy. Hãy đên với 

Tour củ chi 

để có một chuyến đi tuyệt vời!

Du Lịch Bụi Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh nằm ở khu vực Đông Nam Bộ. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.

Mã vùng điện thoại: 066

Biển số xe: 70

Tổ chức hành chính: Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính gồm một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện (Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng).

Khí hậu Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70-80%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.

Diện tích: 4.039,7 km²

Dân số: Dân số của tỉnh Tây Ninh năm 2011 là 1.080.700 người. Mật độ: 268 người/km².

Thành phần dân tộc: Kinh (98%), còn lại là dân tộc thiểu số (chủ yếu là Khơme, Hoa, Chăm)

Lịch sử Tây Ninh trước kia vốn là một vùng đất thuộc vùng Thủy Chân Lạp, có tên là Romdum Ray, tức Chuồng Voi vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,… cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên trù phú. Vùng đất cũ Tây Ninh – Vàm Cỏ một thời là trung tâm nông nghiệp phát triển do sự di chuyển dân cư và chuyển dịch kinh tế đã nhanh chóng trở nên hoang vắng kéo dài vài trăm năm. Phải đến thế kỷ VI – VII mới bắt đầu có sự hưng khởi trở lại do có sự di chuyển dân cư từ châu thổ sông Cửu Long lên các vùng đất cao để tránh thiên tai, địch họa và để vượt qua cuộc khủng hỏang kinh tế – chính trị của Phù Nam. Những cộng đồng cư dân có gốc bản địa xa xưa lại trở về “đất cũ” với hành trang truyền thống đã có nội dung mới tiến bộ hơn văn minh hơn. Trong khoảng thế kỷ thứ VII -VIII trên đất cũ Tây Ninh, họ đã dựng lên hàng trăm ngôi tháp bằng gạch mà đến nay chỉ còn lại hai địa điểm lưu tồn không toàn vẹn cấu trúc tháp thờ xưa là Chót Mạt. Ngoài việc xây tháp, cư dân Tây Ninh thời đó còn tạc nhiều tượng thần, vật thiêng bằng đá hoặc đúc bằng đồng để thờ. Thời ấy “nơi nơi có đền tháp, chốn chốn có thần linh”, tôn giáo Bà la môn phát triển “thịnh vượng”. Tầng lớp tăng lữ, tu sĩ Ba la môn giữ vai trò rường cột trong xã hội. Với lao động theo niềm tin vào thần linh cao cả, dân chúng nô lệ lúc bấy giờ đã góp phần quan trọng nhất cho sự phát triển về kinh tế – văn hóa của quốc gia Thủy Chân Lạp tồn tại trong khoảng thế kỷ VII -VIII sau công nguyên. Từ thế kỷ thứ IX về sau, với sự hình thành vương quốc Ăngco – Campuchia trên vùng trung lưu và biển hồ sông Mekong, vùng Nam Bộ biến thành vùng tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị các vương quốc lớn bấy giờ (Ăngco – Chămpa – Java ) cộng đồng cư dân nơi vùng đất một thời phát triển phồn vinh về kinh tế, đặc sắc và rực rỡ về văn hóa phải lưu tán đến vùng đất khác trong nội địa hoặc phải rời đến những hải đảo xa xôi. Địa bàn Tây Ninh cũng là “vùng đệm” giữa các quốc gia cổ đại nên cư dân cũng phải lưu tán đến những vùng đất khác. Những di tích của những cư dân tại chỗ vào thời này trên đất Tây Ninh cho đến nay rất hiếm thấy. Một đứt đoạn thứ hai (đứt đoạn thứ nhất: sau thời đại đồ đá, dân cư Tây Ninh – Vàm Cỏ tràn xuống đồng bằng sông Cửu Long) của văn hóa lịch sử diễn ra ở đây và kéo dài nhiều thế kỷ cho đến khi xuất hiện các cộng đồng dân cư mới trên đất Tây Ninh ngày nay. Đến thế kỷ thứ XVII, người dân ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi và Bình Thuận bị thất mùa, nạn đói đe dọa. Họ được khuyến khích di cư vào các tỉnh miền Nam. Những người Việt đến định cư khai khẩn đất đai từ Hóc Môn lên đếnTrảng Bàng rồi qua Gò Dầu lên tận núi Bà Đen. Họ đến mang theo ngôn ngữ, phong tục, tập quán và nền văn hóa khác với người Cambodia, nên khi người Việt đến đâu thì người Campuchia tự động lui về hướng tây tức vào sâu sang biên giới nước họ. Thời gian này, Tây Ninh được triều đình Huế sát nhập vào tỉnh Gia Định (tức Phiên An trấn). Khi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh đuổi bỏ chạy vào Nam, ông đã chạy lên Tây Ninh ẩn náu, tìm đường sang Campuchia, rồi bắt liên lạc cầu viện quân Xiêm trợ giúp đánh lại nhà Tây Sơn. Nhưng cuối cùng nhà Tây Sơn đã đánh bại quân Xiêm. Năm 1789 Chúa Nguyễn nhờ đến viện binh là quân Pháp sang giúp. Đến năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp xong nhà Tây Sơn và lên ngôi lấy vương hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Nam quốc. Đến thời kỳ vua Thiệu Trị và Tự Đức quân lính ở vùng Thủy Chân Lạp sang đánh phá muốn chiếm lại đất đai vì Tây Ninh lúc bấy giờ thuộc vùng lãnh thổ tiếp giáp giữa hai nước. Nhưng cuối cùng quân Campuchia thua cuộc. Theo các nguồn sử liệu phương Tây thì từ đầu thế kỷ XVII, người Việt đã đến định cư khai phá vùng Sài Gòn – Gia Định. Họ cùng với cư dân địa phương – người Khơ me khai phá các khu vực chợ Quán, Tân Định, Bà Chiểu, Gò Vấp… kéo dài đến Hóc Môn và dọc theo trục lộ đi về phía Tây Ninh. Thành phần chủ yếu là nông dân và thợ thủ công nghèo khổ ở các tỉnh phía ngoài bị cùng chủ yếu là nông dân và thợ thủ công nghèo khổ ở các tỉnh phía ngoài bị cùng cực, điêu đứng vì tai họa chiến tranh, bị giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột tàn bạo không thể sống nổi, buộc phải rời bỏ làng xóm, quê hương đi một mình hoặc đem theo cả vợ con cùng bè bạn, xóm giềng vào vùng đất mới xa xôi tìm con đường sống. Chính con số đông đảo những người nông dân nghèo khổ phải xiêu tán đó là nguồn cung cấp cho làn sóng di cư vào đất Ðồng Nai – Gia Định, nơi họ nghe nói có đất đai rộng lớn phì nhiêu chưa được khai thác. Ngoài ra còn những người trốn binh dịch; tù nhân bị lưu đày; lính đảo, giải ngũ; thầy lang; thầy đồ nghèo… kể cả một số người vốn đã giàu có nhưng vẫn muốn tìm nơi đất mới để mở rộng làm ăn. Cũng vào thế kỷ XVII có một số lớn người Hoa từ Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) đến vùng Ðồng Nai – Gia Định xin tị nạn và làm ăn sinh sống. Năm 1679 có khoảng 3.000 người, năm 1680 có 200 người do Mạc Cửu đưa đến vùng Hà Tiên. Như vậy, cho đến những năm cuối thế kỷ XVII, cùng với người Hoa, người Khơ me, lưu dân người Việt đã đến định cư khai phá vùng Sài Gòn – Bến Nghé. Lúc này dân số tại đây đã lên tới 40.000 hộ với khoảng 200.000 người và chúa Nguyễn đã cho lập ra ở đây hai huyện (Phước Long và Tân Bình) với 2 dinh (Trấn Biên và Phiên Trấn) đều thuộc phủ Gia Định để tiến hành quản lý hành chính. Đất Tây Ninh lúc ấy là đạo Quang Phong thuộc phủ Gia Định với dân số ước khoảng 1.000 người. Từ đây, công cuộc khai phá vùng đất Tây Ninh nói riêng và Nam Bộ nói chung bước sang thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn. Trên cơ sơ hoạt động nông nghiệp phát triển nghề làm gốm được triển khai mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu bảo quản, cất trữ lương thực, nấu, đựng đồ ăn, thức uống.Trong các di tích của cư dân nơi đây, có nhiều loại đồ gốm được chế tác bằng bàn xoay từ đất sét có pha thêm cát mịn như: vò, nồi, bình, bát, mâm bồng, đĩa quả, bếp có 3 chân kiềng… Theo địa sử học vào thời bấy giờ, vùng đầm lầy Duyên Hải bao gồm cả vùng châu thổ sông Cửu Long ngày nay. Vùng đầm lầy cùng với sông nước sông Vàm Cỏ Đông là địa bàn thuận tiện cho việc phát triển nghề đánh bắt thủy sản. Nhiều di cốt động vật, vỏ các loài nhuyễn thể, giáp xác được đánh bắt làm thực phẩm thời ấy còn bảo tồn khá lớn trong di tích. Tây Ninh vẫn thuộc phần lãnh thổ của tỉnh Gia Định. Song, do tỉnh Gia Định thời bấy giờ rất rộng lớn, bao gồm cả vùng đất Tây Ninh, Tân Bình, Chợ Lớn, Tân An và Gò Công nên đến thời kì Pháp thuộc, vùng Trảng Bàng trở thành ranh giới phân chia hai tỉnh Tân An và Tây Ninh. Tỉnh Tây Ninh gồm hai vùng đất chính là Tây Ninh và Gò Dầu. Điểm đặc biệt của vùng đất Tây Ninh là có vô số cây bàng lác, là loại cây chuyên dùng làm bao xách hay làm đệm. Còn Gò Dầu là vùng đất cao có vô số cây dầu mà người dân dùng để đốt làm đèn. Ngày nay, Tây Ninh đã trở thành một tỉnh có vị trí quan trọng vì nằm ngay trên trục giao thông nối liền hai nước Việt Nam và Camphuchia, thuận lợi cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và du lịch phát triển.