Lưu Ý Khi Du Lịch Châu Âu

Với mong muốn chuyến đi du lịch Châu Âu của Quý khách được như ý, tận hưởng những giây phút hạnh phúc, thoải mái nhất, VINTour xin đưa ra một số lưu ý cần thiết để du khách có thể tìm hiểu trước khi bắt đầu hành trình khám phá Châu Âu.

3. THỜI TIẾT VÀ HÀNH LÝ MANG THEO: – Hành lý gửi máy bay đề nghị quý khách chuẩn bị valy vải phải có bánh xe kéo để tránh bị ném va đập vỡ hành lý và giúp Quý khách dễ dàng hơn trong di chuyển. Mọi hành lý cá nhân cần thiết nhất xin quý khách xếp vào vali xách tay đề phòng trường hợp thất lạc hành lý sẽ không có các vật dụng cần thiết. – Thời tiết tại Châu Âu : +) Mùa Xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) nhiệt độ từ 6 – 20 độ +) Mùa Hè (từ tháng 5 đến tháng 8) nhiệt độ từ 25 – 34 độ +) Mùa Thu (từ tháng 8 đến tháng 10) nhiệt độ từ 18 – 28 độ +) Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 1) nhiệt độ từ âm độ C đến 13 độ C – Do vậy, du khách cần chuẩn bị áo khoác nhẹ, giày đế thấp hoặc giày thể thao, dù đề phòng trời mưavà tùy theo thời tiết của từng mùa để mang trang phục cho phù hợp. – Và lưu ý khi vào nhà thờ phải ăn mặc lịch sự. Đối với nam giới, khi vào vũ trường phải mặc áo somi, cà vạt và quần tây. Nên mang theo ô loại gọn nhỏ và áo mưa (có thể gấp được) đề phòng trường hợp cần dùng – Giá tiền giặt ủi rất cao tại các khách sạn, quý khách nên mang theo bàn là gọn nhẹ (điện 220V, phích cắm đa năng). Mang theo đồ dùng cá nhân: máy cạo râu và sấy tóc (nếu cần), bàn chải và kem đánh răng, kem chống khô da.. vv… Đặc biệt do chi phí y tế ở nước ngoài rất cao, đề nghị quý khách mang theo thuốc chuyên dụng. – Xin quý khách lựa chọn loại giầy thấp để đi quen chân vì phải đi nhiều. – Thức ăn và thuốc: Hầu hết các bữa ăn trong chương trình là ăn theo kiểu tàu. Một số bữa ăn theo kiểu Tây. Nếu cần thiết, Quý khách vui lòng mang theo đồ khô, mỳ gói…. không mang theo thức ăn có mùi gây khó chịu cho những người khác chủng tộc. Nên mang thuốc cá nhân gồm các loại đặc trị cho bệnh của Quý vị như: thuốc cảm,cao dán đầu, thuốc bổ, thuốc tiêu chảy,…..

4. MUA SẮM: – Hàng hoá ở Châu Âu rất đắt. Khi mua hàng hoá, khách nước ngoài phải chịu một khoản thuế VAT dao động từ 20-25% tuỳ nước. – Thuốc lá ở Châu Âu rất đắt, chủ yếu là thuốc Malboro (ở Pháp). – Mua sắm tại các siêu thị, xin quý khách đối chiếu giá cả, vì các siêu thị giá bán chênh lệch khá nhiều. Hàng mua tại các cửa hàng hay trong chợ, quý khách nên trả giá. Trong dịp này sẽ có hàng quần áo thu đông giảm giá 50-70% quý khách có thể mua làm quà cho bạn bè và gia đình. – Khi mua hàng đá quý, xin quý khách chọn kỹ và mặc cả giá (vì riêng các mặt hàng này giá nói thách rất cao). Quý khách nên mang theo một máy tính cá nhân nhỏ để mặc cả giá khi mua hàng. – Xin lưu ý rằng, tuyệt đối không nhận gửi hoặc giữ hành lý của người khác đoàn.

5. KHÁCH SẠN VÀ DỊCH VỤ KÈM THEO: – Tại đa số các khách sạn ở Châu Âu, đoàn ăn sáng theo tiêu chuẩn Continental breakfast gồm: bánh ngọt, pho mai, bơ, thịt muối, sữa, cafe hoặc nước cam. Vì thế, nếu Quý khách nào ăn sáng theo kiểu full breakfast (hay hot breakfast hay American breakfast), khách sạn sẽ phụ thu thêm tiền và Quý khách trả trực tiếp cho khách sạn . – Đa số các khách sạn đều có dịch vụ PAY TIVI (chiếu các phim giải trí của người lớn). Nếu Quý khách không xem, vui lòng KHÔNG bấm nút PAY, nếu nhấn nút rồi mà sau đó Quý khách không xem, vẫn phải thanh toán tiền cho khách sạn. – Có thể trong một vài khách sạn có sử dụng hệ thống Robot minibar(tủ lạnh chứa thực phẩm tự động), nếu không sử dụng không nên nhấn nút lấy các sản phẩm, trong trường hợp đã nhấn nút lất thực phẩm không trả lại vì máy đã tính tiền rồi.

6.TIỀN TỆ: Các nước trong cộng đồng Châu Âu sử dụng đồng EUR. 1EUR = 28.700VND ( tùy từng thời điểm) Tốt nhất Quý khách nên đổi tiền tại Việt Nam luôn để đảm bảo được tỷ giá an toàn nhất cho mình.

7. ĐIỆN VÀ ĐIỆN THOẠI QUỐC TẾ: – Điện sử dụng ở các nước Châu Âu là:220V. Các loại ổ cắm ở các nước là 2 chấu tròn. Tốt nhất, nếu Quý khách nào có nhu cầu đem theo bàn ủi mini để sử dụng, thì mang theo cả ổ cắm trung gian” đa năng” để có thể sử dụng trong mọi tình huống. – Tại một số khách sạn, nếu Quý khách muốn gọi điện thoại từ phòng của mình nên liên hệ với tiếp tân trước và phải ký quỹ một khoản tiền thì họ mới mở line điện thoại cũng như các dịch vụ khác trong khách sạn. Điện thoại ở khách sạn rất đắt. Nên mua card điện thoại quốc tế của Châu Âu ở từng nước rồi gọi tại cacbin điện thoại công cộng. Tại nước ngoài có 2 loại, quay số tại các điểm điện thoại công cộng, giá sẽ rẻ hơn nhiều. – Cách bấm số từ Châu Âu về Hà Nội: 00-84 – mã tỉnh bỏ số 0 – số cần gọi ví dụ: 00-84-4-8514978. – Nếu gọi tới số di động: 00-84-số cần gọi bỏ số 0 ở trước số 9 ví dụ: 00-84-913341816. – Nếu điện thoại di động của quý khách đã nối mạng quốc tế (roaming), khi tới Châu Âu máy sẽ tự động dò tìm mạng Châu Âu.

8. CƯ XỬ: Người Châu Âu rất coi trọng tự do cá nhân, vì thế mọi hành vi xâm phạm tự do cá nhân đều bị cấm triệt để. Cười nói lớn tiếng đùa giỡn nơi công cộng làm ảnh hưởng tới người khác, hoặc xả rác, hút thuốc nơi có bảng cấm sẽ bị phạt vi cảnh.

9. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHÁC: – Du khách nên mang theo thuốc uống đặc trị nếu có bệnh như: huyết áp, tim mạch,… – Du khách có thể mua thẻ điện thoại công cộng quốc tế để liện lạc, mệnh giá thẻ từ 10 EU đến 30 EU… Lưu ý, thẻ màu nào sử dụng hộp điện thoại màu đó. – Đi vệ sinh tại nơi công cộng phải trả tiền, phí là 30 cent – 50 cent/ 1 lần , sử dụng đồng căc bỏ vào thì cửa vào toilet sẽ mở. – Nên mua sẵn nước suối tại các cửa hàng siêu thị để uống. Giá nước suối là: 1,5 EU – 2 EU/ chai nước suối 0,5 lít. – Cẩn thận tiền bạc, túi xách nơi công cộng, khi mua hàng hay đổi tiền phải đếm cẩn thận. – Không xả rác, hút thuốc bừa bãi nơi công cộng, cần xem kĩ các bảng hiệu chỉ dẫn, nếu không sẽ bị phạt nặng nếu vi phạm.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Quảng Bình

Xuất phát từ phố Đội Cấn vào lúc tối, chúng tôi lên xe ô tô có giường nằm máy lạnh, ngủ một giấc, sáng hôm sau đã có mặt ở Đồng Hới. Gọi một chiếc taxi, chúng tôi tiến về bãi biển Nhật Lệ. Bãi tắm trung tâm thành phố đây á? Chúng tôi ngạc nhiên trước vẻ hoang sơ có phần tiêu điều khi taxi dừng lại. Nhưng anh lái xe khẳng định đây đúng là bãi tắm trung tâm. Nào xuống xe và lấy hành lý. Biển ban mai thật trong lành. Mấy cháu bé của chúng tôi xuống xe là tung tăng như không hề mệt mỏi chút nào sau chuyến đi đường dài.

Chúng tôi tìm chỗ ăn sáng rồi tiến vào khách sạn Công đoàn để hỏi thuê phòng. Cô nhân viên lễ tân thông báo giá cả nhưng cứ nhìn chúng tôi với vẻ mặt rất kỳ lạ và vội vã cất quyển sổ nhật ký khách sạn vào ngăn kéo, rồi thờ ơ quay đi khi chúng tôi hỏi thêm thông tin. Ngạc nhiên trước cung cách phục vụ kiểu bao cấp của ba mươi năm trước, chúng tôi quay lui và quyết định tìm một khách sạn tư nhân tươm tất nào gần đó để nghỉ trong mấy ngày ở đây.

Đi ngược trở lại phía taxi đã đưa chúng tôi đến, đoạn đường này thưa vắng chỉ có vài tòa nhà đang xây dở và nhiều cây thông mọc ven đường nhưng không khí không trong trẻo chút nào bởi các thùng rác bên đường bốc mùi rất khó chịu. Rút cục thì chúng tôi cũng băng qua rồi dừng chân trước khách sạn tư nhân đầu tiên sau khi đã đi hết đoạn đường nặng mùi đó. Đó là khách sạn Đại Nam, một tòa nhà ba tầng xây kiểu hình chữ L nhìn ra biển, khá rộng rãi, có vẻ vắng khách và sạch sẽ; tuy nhiên cái ‘nặng mùi’ của nó thì chúng tôi chỉ được biết khi trả phòng. Thỏa thuận giá cả xong xuôi, chúng tôi nhận phòng, cất hành lý rồi xuống biển.

Chúng tôi hỏi những người cho thuê phao bơi và được biết một cách chắc chắn đây thực sự là bãi tắm trung tâm của thành phố, nơi dành cho cả du khách và dân địa phương. Tuy nhiên, bãi biển rất vắng dù đó là sáng thứ 7 của một tuần mùa hè tháng 6. Có sự chênh lệch lớn giữa lượng du khách ít ỏi trên bãi biển và vô số những khách sạn phía bên kia đường.

Bãi cát vàng thoai thoải và sóng êm đềm mang đến cảm giác thật dễ chịu và… mau đói. Chúng tôi hỏi thăm bác cho thuê phao bơi và được chỉ dẫn nên đến Cầu Dài để thưởng thức món lẩu mắm. Cả người cho thuê phao lẫn anh lái taxi đều dặn kỹ càng về việc cần hỏi và thỏa thuận giá cả trước khi ăn uống bất kỳ món gì.

Sáng hôm sau chúng tôi thuê một chuyến xe để tham quan các động Thiên Đường và Phong Nha. Chuyến xe lướt nhanh trên đường Hồ Chí Minh, đường mòn năm xưa nay rộng thênh thang, rồi xe chạy xuyên qua những cánh rừng xanh mướt.

Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

Theo câu thành ngữ ‘đi xa về gần’, chúng tôi quyết định đến Thiên Đường trước, nơi này xa hơn Phong Nha. Dừng lại trong một bãi đỗ xe khá rộng, chúng tôi xuống xe rồi tiến về phía quầy bán vé. Có hẳn hai quầy bán vé khác nhau: một quầy bán vé tham quan, một quầy bán vé xe điện. May mắn là rất vắng khách, nếu không việc xếp hàng hai lần ắt hẳn tiêu tốn khá nhiều thời gian.

Quầy bán vé tham quan có vé dành cho người lớn và trẻ em cao hơn 1m. Quên không đo chiều cao trước khi đi du lịch và rút kinh nghiệm về việc mua sắm gì cũng nên hỏi trước, chúng tôi dắt hai cháu bé ra phía trước quầy để hỏi cô bán vé xem có cần mua vé tham quan cho các cháu không. Thẩm định chiều cao của các cháu bằng mắt, cô bán vé mỉm cười thông báo: ‘Không cần mua vé tham quan cho các bé đâu chị ạ’. Chúng tôi vui vẻ quay sang quầy mua vé thuê xe điện.

Đầy đủ các loại vé trong tay, chúng tôi tiến đến cửa soát vé. Các bé tung tăng trong niềm phấn khích và thích thú ngắm nhìn mấy gốc cây tạo dáng kỳ lạ. Tại cửa soát vé, một thanh niên trong trang phục nhân viên mầu đỏ ngăn các bé lại rồi kéo một bé đến trước một cái vạch ngang. Nhân viên này thông báo cháu cao quá một mét, rồi nói rằng vạch ngang đó là thước 1m và yêu cầu chúng tôi quay lại mua vé. Chúng tôi giải thích rằng chúng tôi không thấy cái thước đo nào ở quầy bán vé nên đã mang các cháu đến trước mặt cô bán vé để hỏi và cô nói rằng không cần mua vé cho các cháu vì chúng bé quá. Cháu bé của chúng tôi thì nhanh nhảu bỏ dép để chú nhân viên đo lại. Đầu của cháu vừa vặn chạm vạch, trừ mấy sợi tóc nhô cao hơn. Mặc dù vậy, nhân viên áo đỏ vẫn kiên quyết bắt chúng tôi quay lại mua thêm 1 vé tham quan. Thôi đành đội cái nắng chang chang quay lại quầy mua thêm 1 vé nữa. Lạ thế, cùng một doanh nghiệp Trường Thịnh quản lý mà mỗi nhân viên nói một kiểu, dù có hỏi trước thì cũng vẫn gặp sự phiền.

Từ bến đỗ xe điện, sau một hồi leo bộ trên con đường nhỏ quanh co triền núi, du khách sẽ lên đến cửa động Thiên Đường. Cửa động hơi hẹp bởi một tảng đá to chẹn ngang, nhưng càng đi xuống thì càng rộng, nhiều nhũ đá có hình thù kiểu dáng đẹp mắt. Theo giới thiệu, động này có chiều dài hơn 30 km nhưng hiện mới khai thác km đầu tiên. Công ty khai thác đã đặt những bậc thang gỗ để du khách dễ đi. Tuy nhiên, trong cái ẩm ướt của những giọt nước nhỏ xuống từ vòm động, nhiều bậc thang đã trơn trượt.

Chúng tôi quay lại xe để đi đến Phong Nha thì đã quá trưa. Sau bữa ăn trưa, chúng tôi mua vé tham quan động Phong Nha ướt và mua vé thuyền. Thuyền du lịch ở đây sẽ đưa chúng tôi tham quan trong lòng động và chúng tôi sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những kỳ ảo được cả thế giới công nhận như những lời giới thiệu từ trước đến nay. May mắn là hai loại vé bán ở cùng một chỗ và cũng rất vắng khách nên chúng tôi không mất thời gian xếp hàng.

Xuống thuyền. Gió mát khiến cái nắng nóng dịu đi đôi chút. Thuyền chạy một quãng sông dài mà vẫn chưa thấy cửa động đâu. Rồi cũng đến một cái bến, thuyền dừng. Cậu lái thuyền chạy lên bờ để trình một loại thẻ hay giấy tờ gì đó. Chúng tôi ngồi trên thuyền chờ một lát. Trình xong, cậu lái trở lại thuyền. Thuyền đi tiếp, chỉ vài chục mét rồi dừng hẳn. Chúng tôi đã ở phía trong vòm động, chỉ cách cửa động khoảng chục mét, phía trước là một cửa động khác nhưng nước dâng cao gần sát vòm, thuyền không đi tiếp được nữa. Trước vẻ mặt chưng hửng của tất cả chúng tôi, cậu lái thuyền thông báo rằng mùa này mưa, nước lên cao bít kín gần hết các cửa động tiếp theo nên thuyền không thể đi qua, khách chỉ có thể leo bộ tham quan một phần của động Phong Nha ướt ở phía ngoài này thôi. ‘Thế quầy bán vé không báo để các anh chị biết à?’ cậu hỏi và chúng tôi chỉ còn biết lắc đầu.

Chẳng còn cảm thấy ‘lạ’ trước cung cách làm du lịch ở nơi đây nữa, mặc dù các loại vé không hề rẻ, chúng tôi đành tự an ủi: thôi thì được bao nhiêu dùng bấy nhiêu. Chúng tôi, người lớn trẻ nhỏ, cùng dắt nhau vào trong động tham quan. Lòng động khá rộng, nhiều chỗ bằng phẳng như chiếc giường nằm của người cổ đại. Những nhũ đá có kiểu dáng đa dạng như hình con rồng, con rùa, con sư tử hay đụn thóc, đụn gạo…

Cửa động Phong Nha

Ngày nghỉ cuối, rút mấy lần kinh nghiệm trong vài ngày ở đây, chúng tôi thông báo từ sáng với nhân viên khách sạn là sẽ trả phòng vào khoảng 6-7h chiều để ra bến xe. Cậu nhân viên bảo rằng vì thời gian trả phòng theo thường lệ là 12h trưa nên quãng thời gian quá giờ được tính tiền là 50% giá thuê phòng cả ngày; và chúng tôi đồng ý sẽ trả thêm tiền quá giờ đúng như cách tính đó.

Tuy nhiên đến lúc trả phòng thì người quản lý khách sạn yêu cầu chúng tôi trả thêm số tiền bằng 100% tiền thuê cả một ngày vì ‘không bán được phòng cho ai vào lúc này’ và bảo đó là quy định của khách sạn từ trước đến nay đối với khách. Khi chúng tôi hỏi họ các quy định đó được niêm yết ở đâu và yêu cầu họ xuất trình bảng giá quy định, người quản lý lục lọi mãi trong ngăn kéo không tìm ra tờ giấy nào, cậu nhân viên cũng lục đục tìm kiếm phía sau rồi lôi từ đâu đó ra một tấm biển bụi bặm, chùi bụi đi thì nhìn thấy dòng chữ ‘Nội quy khách sạn’. Trong lúc người quản lý và nhân viên khách sạn cố gắng tìm dòng chữ nào đó chưa thấy để giải thích cho việc tính tiền 50% hay 100% thì taxi đã đến trước cửa giục đón chúng tôi ra bến xe. Ngán ngẩm và không muốn lỡ chuyến xe đường dài, chúng tôi đành trả tiền như mong muốn của họ cho xong, rồi lấy lại mấy chiếc thẻ nhà báo và xách hành lý chạy ra taxi. Chúng tôi biết rằng mình đã phải trả tiền cho cái sự làm ăn ế ẩm, cố tình nhập nhèm bất tín của cái khách sạn Đại Nam, số 153 đường Trường Pháp, Đồng Hới này.

Trên chuyến xe trở về Hà nội, tôi chợt nhớ ra rằng suốt mấy ngày ở Quảng Bình, chúng tôi chỉ gặp mỗi một du khách nước ngoài đến tham quan động Thiên Đường và Phong Nha. Chụp ảnh bằng iPhone, du khách này có vẻ như đi công tác tiện đường ghé qua. Lại nhớ đến Bản Lác – Mai Châu, ngôi làng bé nhỏ nơi tôi đã đến mấy lần, cả mùa đông lẫn mùa hè, lúc nào cũng nườm nượp khách tây, khách ta mang theo cả gia đình đến du lịch. Dẫu chẳng có di sản nào được UNESCO công nhận, nhưng sự mộc mạc, chân chất của những người dân Bản Lác là cái duyên, cái tín khiến người ta đến thăm rồi muốn quay lại nhiều lần cùng bạn bè, gia đình. Giờ thì tôi hiểu tại sao các đại lý du lịch ở phố cổ Hà Nội không tổ chức được các tour du lịch Quảng Bình.

Xe chạy sang địa phận Hà Tĩnh. Đường tốt, xe chạy êm ru tôi vào giấc ngủ. Những điều khó chịu đã ở phía sau lưng, ngủ một giấc thôi, sáng mai mình đã về nhà.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Châu Âu

Thứ năm – 26/12/2023 02:24

– Bạn cần phải mang theo hộ chiếu gốc để làm thủ xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.– Khi nhập cảnh vào các nước Châu Âu, bạn nên ăn mặc lịch sự, cư xử văn minh và trả lời tự tin những câu hỏi của nhân viên hải quan.

3. Lưu ý về hành lýVới mỗi hãng hàng không sẽ có những quy định về hành lý riêng, trọng lượng riêng. Trong trường hợp, bạn mang thừa số cân quy định thì bắt buộc số hàng còn lại bạn phải ký gửi.

Một số quy định của hãng hàng khôngĐối với hãng Vietnam AirlinesTheo quy định mới nhất của hãng Vietnam Airlines, với những khách hạng thương gia số kiện hàng được mang theo là 32kg. Còn đối với hạng phổ thông được mang theo 23kg. Trọng lượng kg xách tay được tăng lên thành 12-18kg so với 7kg trước đây.Đối với hãng không VietjetHành lý ký gửi Vietjet Air không kèm theo vé máy bay ngoại trừ 7 kg hành lý xách tay của Vietjet Air quy định. Vì vậy bạn muốn mang thêm hành lý, bạn phải mua hành lý trả trước theo các gói cước ưu đãi trả trước tại website, phòng vé, đại lý.

4. Thời tiếtChâu Âu được bao quanh hầu hết là biển, lại nằm sát với cực Bắc của trái đất nên có khí hậu hải dương ôn đới. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè khoảng 34 độ C và thấp nhất vào mùa đông có thể xuống tới -20 độ C.Thời tiết Châu Âu cũng chia thành 4 mùa rõ rệt trong năm và thời gian mỗi mùa khá tương đồng với Việt Nam: – Mùa xuân (tháng 2 – tháng 4) nhiệt độ từ 6 – 20 độ, đây là thời điểm du lịch Châu Âu diễn ra nhiều lễ hội, sự kiện và cũng là mùa của những loài hoa bắt đầu thi nhau nở rộ.– Mùa hè (tháng 5 – tháng 7) nhiệt độ từ 25 – 34 độ, thời tiết Châu Âu vào hè ngày nào trời cũng nắng và trong xanh, tuy nhiên sẽ không nóng nực như ở Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể thỏa thích dạo bộ, ngắm cảnh thiên nhiên.

– Mùa Thu (tháng 8 – tháng 10) nhiệt độ từ 18 – 28 độ. Có lẽ vào thu đất nước nào cũng mang trong mình một vẻ đẹp lãng mạn và các nước nằm trong khu vực Châu Âu cũng không ngoại lệ. Chắc chắn du lịch Châu Âu mùa thu, bạn sẽ bị mê mẩn bởi cảnh lá vàng ngập tràn trời Âu.

– Mùa đông (tháng 11 – tháng 1) nhiệt độ từ -20 độ C đến 13 độ C. Với rất nhiều trò chơi thể thao mùa đông diễn ra trong thời điểm này như trượt tuyết, trượt băng, dựng lều tuyết… nếu may mắn đi vào đúng dịp lễ giáng sinh, đón năm mới, thì bạn có thể tận hưởng được bầu không khí nhộn nhịp, đông vui của cư dân nơi đây.

Như vậy, dựa vào điều kiện cũng như sở thích, bạn có thể tự lựa chọn chuyến du lịch Châu Âu mà bạn thấy phù hợp nhất.

5. Tiền bạc– Đồng tiền chung của khối châu Âu là EURO. Tỷ giá ngoại tệ 1Eur = 26.000 VNĐ (theo tỷ giá ngày 10/7)– Trước khi đi du lịch Châu Âu, bạn có thể đổi trước tiền và mang tiền mặt không quá 10000 Eur/người, nếu bị nhân viên hải quan phát hiện sẽ bị tịch thu tiền phạt do vi phạm luật thuế.– Bạn cũng có thể dùng thẻ visa, mastercard ở hầu hết mọi quốc gia ở phía Tây và Bắc Âu.– Khi đến Đức, Hà Lan và các nước Đông và Nam Âu, bạn nên mang theo tiền mặt vì nhiều nhà hàng và cửa hiệu ở đây không chấp nhận hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng.

– Bạn nên chuẩn bị tiền xu lẻ để sử dụng các phương tiện công cộng như nhà vệ sinh, máy bán nước tự động…

– Nên đổi loại tiền euro mệnh giá nhỏ như : 5 euros, 10 euros, 20 euros– Lưu ý không nên đổi tiền ở sân bay vì tỷ giá thường rất thấp, và chỉ đổi tiền ở các chi nhánh ngân hàng và điểm đổi tiền minh bạch.

6. Trang phục– Mùa Ðông: thời tiết Châu Âu vô cùng lạnh, nên bạn cần mang mũ len, găng tay, khăn choàng cổ, những chiếc áo khoác dày.– Mùa hè: nên mang theo 1 áo khoác mỏng, khăn quàng mỏng, mũ, kính râm.

Vì thế, bạn có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp với người dân nơi đây. Nếu không giao tiếp được thông thạo thì bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

9. Cư xử– Xếp hàng thứ tự tại các quầy làm thủ tục xuất nhập cảnh, quầy đổi tiền, quầy vé, quầy tính tiền, hay nơi mua bán hàng hoặc toilet công cộng.– Không xả rác, hút thuốc nơi có bảng cấm.– Không vứt tàn thuốc, nhả bã kẹo cao su, khạc nhổ bừa bãi … tại những nơi công cộng

– Khi qua đường phải đi đúng vạch dành cho người đi bộ hoặc dùng hầm chui hay cầu vượt.

– Không nên nói lớn tiếng tại những nơi công cộng như: khách sạn, nhà hàng.– Người Châu Âu thường dùng các từ:“Hello” hay “Hi” khi gặp nhau trong thang máy hay ngồi cùng bàn ăn.“Xin vui lòng – Please”“Cảm ơn – Thank you”“Xin lỗi – Sorry”

10. Phương tiện giao thôngỞ một số thành phố ở Châu Âu, bạn có thể sẽ phải đi bộ 1 đoạn đường khá dài vì chính sách cấm xe cộ do mật độ khách du lịch quá đông.

Giá Taxi tại Châu Âu cực kỳ đắt đỏ, nếu không muốn bị mất một khoản tiền lớn thì bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện ngầm.

11. Ăn uống ở nhà hàngHãy tìm hiểu về những quy định của nhà hàng, một số nhà hàng cho bạn mang đồ uống vào nhưng lại tính phí rất cao.

Nếu ở Đức bạn yêu cầu trả lại vài cent tiền thừa thì được coi như là biểu hiện của việc bạn không hài lòng về bữa ăn…

Bạn có thể bị phạt, khi đi ăn mà bạn lấy dư thừa đồ ăn và bỏ phí.

12. Mua sắmNếu không lên kế hoạch chi tiết những thứ cần mua, chắc chắn bạn sẽ bị lôi cuốn bởi các món đồ hàng hiệu giá rẻ, những sản phẩm đặc trưng hay những món quà lưu niệm.

Và hãy lưu ý rằng bạn không nên mua hàng giả tại các nước Châu Âu, vì nếu bạn bị nhân viên hải quan phát hiện mang hàng giả, bạn sẽ phải chịu một mức phạt rất cao.

13. Điện, điện thoại– Châu Âu sử dụng điện 220 Volt, 50 Hz.– Tránh gọi điện tại khách sạn vì bạn sẽ bị tính phí đắt gấp 3 lần so với ở bên ngoài.

– Hãy sử dụng một chiếc sim 3G trả trước của một nhà mạng ở Châu Âu hoặc bạn có thể sử dụng những mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Viber, Zalo, Skype,… để liên lạc với người thân nhằm tiết kiệm chi phí.

14. An ninhChâu Âu là điểm đến đáng mơ ước của nhiều du khách, tuy nhiên vẫn có nhiều người khi đi du lịch Châu Âu phàn nàn về vấn đề trộm cắp.

Thủ thuật của những tên trộm đã đạt đến tầm “nghệ thuật”, vì vậy bạn hãy cẩn trọng khi đi trong đám đông hay di chuyển trên các phương tiện công cộng.

Và tránh mang nhiều tiền trong người cũng như mang nhiều vật có giá trị lớn.

15. Các phí dịch vụ trả tiền– Có rất nhiều dịch vụ bạn phải trả tiền khi đến Châu Âu như: phí đi vệ sinh, phí xem ti vi…– Ði vệ sinh, thường sẽ phải trả 50 xu … trừ một số nơi khác được miễn phí.

– Bạn hãy cẩn thận với hành động mở cửa minibar và không lấy đồ uống, nhưng bạn vẫn bị tính phí.

– Bạn cũng nên đổi nhiều tiền lẻ, mệnh giá nhỏ 5 và 10 euro để thuận tiện chi trả cho các dịch vụ.

16. Một số lưu ý khác– Bạn nên chỉnh đồng hồ của mình trùng với đồng hồ của địa phương và đảm bảo đúng giờ hẹn của đoàn.– Không đưa tiền cho ăn xin hay nói chuyện với họ.– Khi rời khách sạn, bạn nên mang theo tấm card của khách sạn.– Tuyệt đối không được tách đoàn và phải nghe theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên– Hãy xin thông tin liên lạc của hướng dẫn viên hoặc trưởng đoàn để tránh trường hợp khi lạc đoàn hay gặp các vấn để rắc rối khác.16 điều lưu ý khi đi du lịch Châu Âu ở trên, UniViet Travel mong rằng nó sẽ giúp chuyến du lịch của bạn trở nên thuận lợi hơn. Và còn chần chờ gì nữa mà không tham khảo ngay chương trình tour Châu Âu tự chọn GOEUGO

Nguồn tin: Tổng Hợp

Những Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Mộc Châu Dịp Tết

Vượt qua gần 40km đường đèo dốc chúng tôi vào được đến bản Tà Phình – một trong những bản làng của dân tộc H’Mông trên cao nguyên Mộc Châu. Nơi đây là một trong những bản làng hiếm hoi của người H’Mông vẫn còn ăn Tết theo truyền thống của dân tộc mình, tức là đón Tết cổ truyền vào đầu tháng 12 Âm lịch. Tại đây, những bản sắc dân tộc của người H’Mông vẫn còn được giữ nguyên từ hương vị bát rượu ngô, món mèn mén ăn thay cơm, bánh dày dẻo mềm…

Người H’Mông chuẩn bị ngày Tết rất chu đáo, từ ngày 26-11 Âm lịch, người dân ở bản Tà Phình đã bắt đầu nghỉ làm nương rẫy để mua sắm chuẩn bị cho Tết truyền thống. Mỗi người mỗi việc, phụ nữ miệt mài hoàn thiện đường thêu, nút chỉ trên bộ váy áo mới để cho người thân trong gia đình diện Tết. Đàn ông tất bật đi mua sắm đồ hay thịt lợn, gà làm bữa cơm thịnh soạn cho gia đình. Chị Pa Sua (bản Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Để có quần áo mới đón Tết truyền thống, những người phụ nữ trong gia đình người H’Mông phải chuẩn bị trước đó khoảng 3 tháng”.

Khi công việc dọn dẹp nhà cửa hoàn tất, người đứng đầu trong gia đình sẽ tiến hành trang trí bàn thời tổ tiên. Trên bàn thờ người H’Mông sẽ được dán lớp giấy trắng cắt hình hoa văn đã được chuẩn bị trước đó khoảng một tháng. Lớp giấy trắng này mỗi năm được thay một lần và thay vào đúng ngày 30 Tết,

Ngoài ra, tất cả những công cụ lao động hàng ngày sẽ được rửa sạch sẽ, dán một mảnh giấy đỏ đưa lên bàn thờ 3 ngày Tết. Theo quan niệm người H’Mông, 3 ngày Tết là những ngày để gia chủ tri ân “người bạn” trong lao động sản xuất, 10 ngày sau mới lấy ra sử dụng. Anh A Dế (Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Trong dịp Tết cổ truyền, người H’Mông luôn thờ ma nhà và những dụng cụ lao động sản xuất. Vì những vật dụng đó giúp người H’Mông sinh sống, phát triển”.

Đặc biệt, trong mâm cỗ cúng tổ tiên vào ngày 30 Tết của người H’Mông không thể thiếu bánh dày. Nếu như với người Kinh ở miền xuôi, mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết người H’Mông phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người H’Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời – là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất.

Gạo nếp nương thơm ngâm và đồ thành xôi đổ vào một máng gỗ, các chàng trai sức vóc khỏe mạnh dùng chày thay nhau giã đến khi thật nhuyễn và mịn, rồi gói lại bằng lá chuối. 6 cặp bánh đầu tiên gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong một năm được dâng lên trời đất và vị thần mùa màng. Những chiếc bánh còn lại xếp vào hũ gỗ pơ mu đậy kín lại để ăn và thết đãi khách quý.

Kiêng kỵ trong ngày Tết

Để cho mùa màng được tốt tươi, vật nuôi trong nhà sinh sôi phát triển, người H’Mông kiêng không giẫm lên bếp lò, không để nước làm tắt lửa trong bếp, không để bánh dày bị cháy trong khi nướng, kiêng thổi lửa trong ba ngày Tết…

Người H’Mông không đón Giao thừa mà quan niệm khoảnh khắc Giao thừa được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm 30 Tết. Ông A Khua (bản Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Theo quan niệm người H’Mông, sau tiếng gà gáy đêm Giao thừa nếu con chó phát ra tiếng kêu đầu tiên trong năm mới, năm đó sẽ làm ăn phát đạt. Nếu những con thú rừng như cú mèo phát ra tiếng kêu đầu tiên của năm mới sẽ báo hiệu một năm làm ăn thất bát, bệnh tật nhiều”.

Theo quan niệm của người H’Mông, trong 3 ngày Tết ăn cơm chan canh năm đó ruộng nương sẽ bị ngập lụt làm ăn thất bát. Ngoài ra, đối với người H’Mông bánh dày như biểu tượng của mặt trăng, mặt trời nên trong 3 ngày Tết kiêng ăn bánh dày nướng. Đối với người H’Mông ăn bánh dày nướng năm đó sẽ gặp nhiều hạn tai ương, sẽ bị chết cháy.

Ngoài những tục lệ kiêng kỵ, người H’Mông cũng có những quan niệm mang may mắn vào trong gia đình vào ngày Tết. Đối với người H’Mông, trong 3 ngày Tết, gia chủ bán được một vật gì, năm đó sẽ buôn bán thuận lợi, làm ăn phát đạt. Anh A Khua (bản Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Để năm mới gia đình sẽ tậu được nhiều trâu bò, của cải trong nhà sẽ sinh sôi nảy nở thì trong những ngày mồng 7, mồng 8 sẽ đi tìm mua một con bò đang có chửa để dắt về nhà”.

Trong dịp Tết người H’Mông ở Mộc Châu cũng tổ chức các trò chơi truyền thống như đánh tu lu (đánh cù), ném pao, đánh quay… Từ ngày mùng 4, người H’Mông mới bắt đầu chơi Tết. Những bộ váy, áo đẹp nhất sẽ trưng diện trong dịp này. Bởi vậy, nổi bật trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là những gam màu rực rỡ của những chiếc váy tung xòe trên cánh đồng cải trắng ngút ngàn, là tiếng leng keng đồng bạc hoa theo bước chân thiếu nữ đi chơi xuân…

Theo tác giả Đỗ Hòa (baohaiquan)

5 Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Châu Âu

Không nên mang theo tiền mặt, trang phục thoải mái, ngôn ngữ…là 5 điều du khách cần lưu ý khi lần đầu du lịch tới châu Âu.

Tìm hiểu về điểm tham quan, nơi lưu trú (khách sạn), các phương tiện di chuyển, tiền tệ, trang phục, ngôn ngữ và văn hóa của quốc gia mà mình đến du lịch sẽ giúp bạn có một chuyến đi tuyệt vời và nhiều trải nghiệm.

Chọn điểm tham quan

Châu Âu là lục địa rộng lớn và có rất nhiều điểm đến hấp dẫn, nếu không có nhiều thời gian cho chuyến đi dài bạn nên lên kế hoạch cho những điểm đến quan trọng được xem là biểu tượng của châu Âu: đấu trường Colosseum ở Rome (Italy), tháp Eiffel ở Paris (Pháp), cầu Charles ở Prague (CH Czech), núi Titlit (Thụy Sĩ)…

Khi bạn đã có ý tưởng cho những quốc gia, thành phố bạn muốn tham quan việc di chuyển, lưu trú sẽ dễ dàng hơn.

Không mang quá nhiều tiền mặt

Khuyến cáo không mang quá nhiều tiền mặt để tránh nạn trộm cướp, móc túi tại các điểm tham quan nổi tiếng. Nhưng điều này không có nghĩ là bạn lệ thuộc vào thẻ tín dụng. Hãy mang theo một số lượng tiền mặt nhất định để chi trả taxi, cà phê hay nhà hàng trong ngày.

Paris là một trong những điểm đến du lịch châu Âu dễ xảy ra nạn móc túi. Hãy lưu ý tiền cũng nên cất ở những chỗ khác nhau đề phòng trường hợp bị mất cắp.

Chọn thẻ tín dụng phù hợp

Không phải bất cứ loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ (visa debit) nào cũng có thể dùng ở châu Âu. Bạn nên hỏi trước các ngân hàng liệu thẻ của họ có thể sử dụng ở các quốc gia cụ thể ở châu Âu hay không. Mang theo traveller check – một loại ngân phiếu dùng cho khách du lịch có thể đổi thành tiền cũng là một gợi ý hay dành cho bạn.

Hòan thuế VAT

Châu Âu là thiên đường mua sắm đối các du khách yêu thích hàng hiệu: Gucci, LV… Nếu có dự định mua những món đồ giá trị, du khách nên giữ lại hóa đơn, liệt kê lại những món hàng đã mua, xin tờ khai hoàn thuế tại các cửa hàng và hỏi thật kỹ quy định hoàn thuế tại nước bạn đặt chân tới. Nếu bạn đi du lịch châu Âu theo tour, HDV sẽ hướng dẫn bạn hoàn thuế tại sân bay.

Ngôn ngữ