Mặt Xấu Của Du Lịch Việt Nam / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Mặt Tốt Và Xấu Của Du Lịch Thái

Trở lại Thái Lan sau 12 năm, ngạc nhiên lớn nhất đối với tác giả bài viết là vẻ hoành tráng và hiện đại của sân bay quốc tế Suvarnabhumi trị giá 3,7 tỉ USD. Mặc dù chỉ sắp bước sang tuổi thứ 7 nhưng sân bay này đã đứng hàng thứ 18 của thế giới về mức độ bận rộn.

Niềm tự hào của người Thái

Sân bay Suvarnabhumi là một phần quan trọng của chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng đã được cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra phát động sau khi lên nắm quyền vào năm 2001.

Năm 2003, Chính phủ Thái Lan đã công bố triển khai hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng đồ sộ với tổng vốn đầu tư lên tới gần 37 tỉ USD. Trong đó, có việc xây dựng một thành phố vệ tinh ở tỉnh Nakorn Nayok trị giá 2,5 tỉ USD, đầu tư hệ thống xa lộ 10 tỉ USD và cải tạo tuyến đường sắt 22,7 tỉ USD.

Một điểm son khác của du lịch Thái Lan là chính sách mở cửa bầu trời để các hãng hàng không nước ngoài vào khai thác không giới hạn mạng bay nội địa. Nước này đã nhìn xa trông rộng qua việc mở cửa cho hàng không giá rẻ AirAsia lập liên doanh mang tên Thai AirAsia từ năm 2002.

Hiện nay, hãng này đã sở hữu đội bay lên tới 25 chiếc A320, khai thác 24 đường bay nội địa và kết nối với mạng bay quốc tế dày đặc của mình trong khu vực. Chủ trương mở cửa hoàn toàn bầu trời nói trên đã mang lại lợi ích cho du khách như giá vé giảm và mạng bay với nhiều sự lựa chọn.

Hàng loạt các trung tâm mua sắm, siêu thị tại Bangkok và các tỉnh thành đã hưởng ứng đợt kích cầu này với các đợt giảm giá từ 70-80% nhằm lôi kéo du khách trở lại Thái Lan. Kết quả là ngành du lịch nước này đã hồi sinh hơn một năm sau đó.

Năm nay, du lịch Thái đặt kế hoạch đón từ 23-25 triệu khách cùng tổng doanh thu hơn 30 tỉ USD. Đối với Việt Nam, một thị trường tăng trưởng khoảng 30%/năm, TAT có hẳn trang web tiếng Việt là chúng tôi với thông tin về các sự kiện sắp diễn ra và các điểm đến du lịch chính của nước này.

Hướng dẫn viên = Ảo thuật gia

Rõ ràng ngành du lịch Thái đã vượt xa ngành du lịch Việt Nam. Nhưng do phải đón tiếp lượng du khách khá lớn từ khắp thế giới đổ về hàng năm nên du lịch nước này cũng không tránh khỏi những hạt “sạn”.

Sạn rõ nhất, dễ nhận thấy nhất chính là kỹ năng xoay xở hay “trò ảo thuật” của các hướng dẫn viên người Thái, trong đó có những người sử dụng tiếng Việt khá tốt.

Thái Lan nổi tiếng về du lịch tình dục. Hiện tại, một số quán bar ở Bangkok và các thành phố du lịch như Pattaya, những màn trình diễn thoát y vũ 100% luôn diễn ra. Đây cũng chính là “cửa” làm ăn của các hướng dẫn viên người Thái.

Ngay trên đường từ Bangkok đến Pattaya, hướng dẫn viên địa phương có tên Việt Nam là Dũng đã nhiệt tình tiếp thị các màn trình diễn thoát y vũ cho đoàn chúng tôi.

“Vé xem show đầu là 2.400 baht (khoảng 1,6 triệu đồng). Kể từ show thứ hai được khuyến mãi chỉ còn 400 baht. Mọi người nhanh chóng mua kẻo chỉ còn 200 vé vì hôm nay du khách đến rất đông”, Dũng nói.

Nhưng đến tối anh ta lại tiếp tục nhắc lại điệp khúc này. Hiện nay mỗi đêm, Big-Eyes, sàn thoát y vũ lớn nhất tại Pattaya, có thể thu hút ít nhất 300 du khách đến “rửa mắt” và mức hoa hồng cho các hướng dẫn viên du lịch thường dao động từ 2-4%/vé.

Một điểm khác cũng cần lưu ý là các khách sạn 3-4 sao tại Thái Lan đều không miễn phí dịch vụ wifi. Nếu tại khách sạn Marble Garden View ở Pattaya, phí sử dụng wifi là 100 baht cho 24 giờ thì tại khách sạn S.D ở Bangkok, giá cũng 100 baht nhưng chỉ cho 2 giờ truy cập.

Tình trạng kẹt xe vẫn diễn ra khá phổ biến ở BangkokCuối cùng, tình trạng kẹt xe vẫn tiếp tục diễn ra ở Bangkok. Vì vậy, chương trình tour tại Thái Lan thường cộng thêm thời gian kẹt xe nên khách phải di chuyển khá sớm và lịch tham quan dày đặc (từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối). Điều này hoàn toàn không phù hợp với các du khách lớn tuổi.

Năm nay, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 7,2 triệu du khách quốc tế, cao hơn mức 6,8 triệu của năm ngoái. Tuy nhiên, đại diện các hãng lữ hành lớn trong nước đều cho rằng rất khó đạt được chỉ tiêu này vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trở về từ Thái Lan, chúng tôi đã làm phép so sánh nhỏ và nhận thấy những điểm đến của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Đà Lạt không hề thua kém Phuket, Pattaya, đảo Phi Phi, Chiang Mai của Thái Lan. Nhưng tại sao du lịch Việt Nam cứ mãi tụt hậu so với quốc gia láng giềng?

Nguồn: NCĐT

Mặt Tốt Xấu Của Tp Hcm Trong Mắt Nhà Báo Anh

Mặt tốt

TP HCM là một nơi kích thích tới tất cả các giác quan của bạn, đòi hỏi bạn phải chú ý rất nhiều, ví như chỉ riêng việc đi qua đường cũng phải cẩn trọng.

Thành phố sôi động này hiện đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các thành phố bùng nổ nhất thế giới (chỉ sau Bangalore, Ấn Độ), dựa trên các yếu tố đóng góp về phát triển kinh tế dài hạn như sự đổi mới, cảm hứng, đầu tư và cơ sở hạ tầng.

“Hòn Ngọc Viễn Đông” đã đón hơn 6 triệu khách quốc tế vào năm 2023, một sự tăng trưởng đáng kể so với năm ngoái, phần lớn nhờ vào việc thực hiện cấp visa điện tử cho công dân 40 nước.

Đi xe máy là cách dễ nhất để di chuyển và ngắm cảnh ở TP HCM. Du khách có thể bắt đầu tham quan Dinh Độc Lập. Chỉ cách đó 10 phút đi bộ là Bảo tàng chứng tích chiến tranh, nơi lưu giữ những bằng chứng cho tội ác của quân đội Mỹ, ví như sự kiện thảm sát Mỹ Lai. Ngoài ra, Nhà thờ Đức Bà cùng Bưu điện trung tâm thành phố là minh chứng cho thời kỳ Pháp thuộc.

Du khách yêu thích lịch sử không nên bỏ qua khách sạn Caravelle, một công trình mang dấu mốc quá khứ của thành phố. Vào thời chiến, các nhà báo thường tụ tập trên quán bar tầng thượng ở đây để vừa ăn uống vừa làm việc.

Nếu không cần sang trọng, du khách hãy tìm quán ăn địa phương và gọi một tô phở để thưởng thức ẩm thực Việt. Để tìm đồ ăn nhẹ thì du khách có thể chọn ngay món bánh mì pate cùng một ly cà phê có bán ở khắp ngõ hẻm trong thành phố.

Hệ thống bus đường sông ở TP HCM được đưa vào hoạt động tháng 11/2023, cũng là phương tiện mới nhằm thu hút du khách muốn ngắm cảnh thành phố ở các góc khác nhau. 5 chiếc tàu sẽ phục vụ khách trên sông Sài Gòn, nhưng với hệ thống hơn 100 kênh rạch và sông quanh thành phố, thì phương tiện này còn có khả năng mở nhiều tuyến hơn.

Thuê một chiếc xe (ôtô hay xe máy) chạy khoảng một tiếng là du khách tới được địa đạo Củ Chi. Một địa đạo xây thủ công và nằm sâu dưới lòng đất được sử dụng như nơi ẩn náu, trữ thực phẩm và vũ khí vào thời chiến, thậm chí có cả một bệnh viện và phòng nghỉ. Nhiều đường hầm của địa đạo đã bị sập nhưng được tôn tạo lại và mở rộng để giúp du khách có cái nhìn sống động hơn về thời kỳ lịch sử đó.

Một hướng khám phá khác nhưng dài hơi hơn ở TP HCM là từ đó đi tới đồng bằng sông Cửu Long – mảnh đất trù phú có nhiều đầm lầy, đồng lúa, hay dòng sông. Cảnh quan thường thấy là những người nông dân đang trồng trọt, chăn nuôi, trẻ em cưỡi trâu tắm sông hay các khu chợ nổi chen chúc thuyền bè vào mỗi bình minh.

Mặt xấu

TP HCM có 7-8 triệu chiếc xe máy lưu thông trên đường cộng thêm 1.300 phương tiện mới mỗi ngày. Tỷ lệ chết vì tai nạn giao thông cao thứ 2 ở Đông Nam Á, theo tổ chức Y tế thế giới, và tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân chính gây tử vong những người ở độ tuổi 25-29.

Giao thông Sài Gòn điên rồ trong mắt khách Tây đi tour vespa cổ. Video: Phong Vinh.

Có nhiều clip trên Youtube đưa ra lời khuyên, giải pháp về việc đi lại trên các con phố đông đúc, như đi theo những người dân địa phương để “dùng họ như khiên chắn”. Thậm chí có cả một ứng dụng điện tử, chỉ ra 4 bước để thuần thục các kỹ năng di chuyển giữa đám đông xe cộ và chướng ngại vật.

Bạn có nghĩ mình thực sự cần thuê xe máy? Mượn một cái xe tăng trong Bảo tàng Chứng tích chiến tranh có khi còn hay hơn. Trong một số trường hợp, bus đường sông có vẻ là phương tiện an toàn để ngắm cảnh thành phố. Nhưng hiện tại mới chỉ có 3 tàu hoạt động và việc khách phải đợi chờ rất lâu vẫn phổ biến.

TP HCM đang đặt mục tiêu đạt 7,5 triệu du khách quốc tế năm 2023 và cả nước Việt Nam phấn đấu đạt 20 triệu du khách quốc tế vào năm 2023. Trong khi đó chi phí cho quảng bá du lịch hàng năm của cả Việt Nam chỉ có 2 triệu USD, ngành công nghiệp không khói này đang đóng góp gần 10% GDP của Việt Nam (So sánh với nước láng giềng Thái Lan, họ chi 105 triệu USD mỗi năm để quảng bá du lịch).

Ước tính chỉ 6% khách quốc tế quay lại TP HCM và một lần nữa so với Thái Lan có tới 60 – 70% khách quốc tế trở lại để du lịch. Trộm cướp, giao thông hỗn loạn, vệ sinh thực phẩm kém và tài xế taxi thô lỗ là số ít những lý do khiến du khách không ồ ạt trở lại TP HCM.

Các quan chức địa phương đề xuất thiết lập lực lượng cảnh sát du lịch ở các thành phố lớn như TP HCM, nhưng ý tưởng này vẫn chưa được thực hiện.

Từng được nhiều người nhắc tới như “Paris của phương Đông”, các công trình thời Pháp thuộc của TP HCM dần bị tháo dỡ, phá bỏ để xây dựng những công trình hiện đại hơn. Theo một nhà sử học kiêm chuyên gia nghiên cứu Việt Nam, Tim Doling (Anh), những thay đổi này không phải là “nhìn xa trông rộng”.

Nhà sử học chia sẻ: “Vấn đề là không có kế hoạch bảo tồn hoặc bảo vệ những công trình cổ. Những di sản này nên là trung tâm trong các sáng kiến phát triển du lịch, nhưng hiện nay lại bị xóa bỏ một cách có hệ thống”.

Mặt Trái Của Du Lịch Mạo Hiểm Ở Việt Nam

Việt Nam là điểm du lịch mạo hiểm mới mẻ, hấp dẫn trên “bản đồ du lịch” thế giới. Nhưng từ sau 2 vụ tai nạn khiến 4 du khách nước ngoài thiệt mạng cuối tháng 2 vừa qua, mặt trái của du lịch mạo hiểm ở Việt Nam lại được quan tâm hơn bao giờ hết.

Du lịch mạo hiểm ở Madagui, Lâm Đồng. Ảnh: dulichmaohiem

Du lịch mạo hiểm không còn là thuật ngữ mới lạ ở Việt Nam dù so với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn chỉ là bậc “đàn em”. Từ năm 1990, loại hình du lịch này du nhập vào nước ta do một huấn luyện viên người Pháp mang đến Đà Lạt, bắt đầu là những hình thức: đi bộ xuyên rừng, dù lượn, đu dây, vượt thác, leo núi…

Với 3/4 diện tích là đồi núi, nhiều sông ngòi, thác ghềnh hiểm trở, hang động bí ẩn, những khu rừng nguyên sinh nhiệt đới cùng sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt mĩ, hoang sơ và hùng vĩ, Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm. Những hình thức du lịch mạo hiểm được yêu thích ở Việt Nam có thể kể đến như: trekking (đi bộ đường dài), leo núi, bè mảng, đua thuyền, lướt ván, dù lượn, nhảy dù, khinh khí cầu, đua ô tô, mô tô, xe đạp, lặn biển…

Tuy nhiên, cách khai thác loại hình du lịch hấp dẫn nhưng ẩn chứa đầy rủi ro này ở Việt Nam vẫn chưa có tính chuyên nghiệp và còn tồn tại nhiều lỗ hổng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Đặc biệt từ sau cái chết của 3 du khách người Anh ở thác Datanla (Đà Lạt), người ta mới thẳng thắn mổ xẻ những mặt trái của du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.

Nhầm lẫn du lịch mạo hiểm với loại hình khác

Đu dây xuống thác tại thác Datanla (Đà Lạt). Ảnh: ivivu

Chủ tịch Lửa Việt Tours – ông Nguyễn Văn Mỹ cho rằng: không có loại hình gọi là du lịch mạo hiểm. Thật ra, cái gọi là du lịch mạo hiểm ở Việt Nam là những trò chơi thể thao mạo hiểm hay trò chơi cảm giác mạnh diễn ra trong thời gian nhất định, từ vài chục phút tới vài giờ.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đã đến lúc Việt Nam cần phân loại, đưa ra quy định cụ thể cho từng loại hình du lịch như: du lịch mạo hiểm, thể thao mạo hiểm, du lịch nguy hiểm…

Cụ thể, trong du lịch mạo hiểm, các yếu tố nguy hiểm đã bị triệt tiêu bằng sự trợ giúp, hướng dẫn thấu đáo từ huấn luyện viên, các bị an toàn, kỹ năng, kiến thức, địa hình được chọn để chơi… Nguy hiểm lúc này chỉ là cảm giác của người tham gia. Họ được đặt trong không khí mạo hiểm nhưng không hề nguy hiểm. Người chơi sẽ chấp nhận tính chất mạo hiểm (độ khó, các yếu tố không lường trước được) và thử thách để vượt qua, khám phá bản thân mình.

Trong khi đó, thể thao mạo hiểm là chỉ các môn thể thao được thiết kế tuân thủ các yêu cầu an toàn tuyệt đối (về thiết bị) tại điểm du lịch hay nơi nào đó. Yếu tố mạo hiểm được đo bằng mức độ gay cấn và khả năng chấn thương do nó gây ra.

Còn du lịch nguy hiểm dùng để chỉ những mối nguy hiểm hiện hữu trên đường du lịch, du khách đã biết trước nhưng vẫn chấp nhận đương đầu với nguy hiểm và tham gia.

Với bất cứ loại hình nào cũng phải có thiết bị chuyên dùng và huấn luyện viên chuyên môn đảm trách. Đã là trò chơi thuộc ngành thể thao, bắt buộc phải có huấn luyện viên, trong khi ngành du lịch chỉ có hướng dẫn viên.

Ông Võ Đức Trung, Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Mạo Hiểm Việt tại Đà Lạt chia sẻ: trong nguyên tắc du lịch mạo hiểm, tính chuyên nghiệp và an toàn phải được đưa lên đầu tiên. Tính chuyên nghiệp càng cao, độ rủi ro càng thấp. Mỗi loại hình, mỗi tuyến phải có biện pháp đảm bảo an toàn, từ nhân sự được đào tạo, huấn luyện bài bản đến trang thiết bị chuyên dụng phải được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng. Bởi có đơn vị lẫn lộn giữa mô hình dã ngoại bình thường với mô hình mạo hiểm nên rất dễ tạo lỗ hổng cho sự cố xảy ra.

Thiếu quy chuẩn đồng bộ

Du lịch mạo hiểm xuất hiện ở Việt Nam được hơn 20 năm, nhưng quy cách tổ chức và khai thác vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy được”, “điếc không sợ súng”. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy chuẩn gì đối với loại hình du lịch này, nên mỗi đơn vị tổ chức theo một kiểu riêng.

Ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết, trong Luật Du lịch Việt Nam chưa có một định nghĩa và những quy định, điều kiện cụ thể để khai thác du lịch du lịch mạo hiểm. Nếu có chỉ là những quy định nội bộ. Một số trò chơi mạo hiểm là sự kết hợp giữa du lịch và thể thao mạo hiểm (lặn biển, dù lượn, vượt thác, leo núi…) thì phải có những quy định cụ thể để bảo đảm an toàn. Vì thiếu sự kết hợp liên ngành, chưa có quy chuẩn nào nên quản lý tour mạo hiểm hiện nay rất khó.

Phát triển tự phát, thiếu định hướng, thiếu chuyên nghiệp

Nhảy bungee cũng là môn thể thao mạo hiểm thu hút du khách. Ảnh: pinoria

Tại nước ngoài, du lịch mạo hiểm là loại hình chuyên biệt, gần như an toàn tuyệt đối. Bởi họ có những quy định rất rõ với du lịch mạo hiểm: Các hướng dẫn viên, huấn luyện viên phải có chứng chỉ hành nghề, du khách muốn tham gia phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể về sức khỏe, được huấn luyện và thực hành trước, được đóng bảo hiểm, có đội trực cứu hộ và trang thiết bị đúng chuẩn.

Nhưng tại Việt Nam, du lịch mạo hiểm hầu hết phát triển còn thiếu chuyên nghiệp, kinh nghiệm nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lợi nhuận “khủng” khiến du lịch mạo hiểm ở Việt Nam bùng nổ, phát triển nhanh, mạnh, nhưng không bền vững. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu hướng dẫn viên, hướng dẫn viên không được đào tạo bài bản hoặc thiếu kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp.

Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn khai thác loại hình du lịch này theo dạng đi ngắm cảnh, khiến sự an toàn của du khách không được đảm bảo. Vì Việt Nam chưa có chứng chỉ riêng cho hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm, nên tồn tại tình trạng hướng dẫn viên bình thường, thiếu hiểu biết về du lịch mạo hiểm lại… tình nguyện đưa du khách tham gia vượt thác, đu dây. Do đó, tai nạn du lịch luôn tiềm ẩn.

Theo ông Võ Anh Tần – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Lâm Đồng cho biết, hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm còn thiếu về chất lượng và số lượng. Ông nói: “Một tour du lịch mạo hiểm có thể có 20 khách, nhưng chỉ có 2 hướng dẫn viên. Tai nạn xảy ra đối với du khách là điều khó tránh khỏi”.

Đồng quan điểm trên, ông Võ Đức Trung – giám đốc Công ty cổ phần mạo hiểm Việt chia sẻ: “Có những công ty đưa 20-30 khách nhưng chỉ có hai hướng dẫn viên (HDV) đi kèm, chưa kể HDV thường dẫn khách đi “chui”, không phải mua vé nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chúng ta không thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm như các loại hình vui chơi khác được, nếu không muốn còn phải trả giá đắt như vụ ba du khách người Anh”.

Rất ít nơi làm được như đơn vị khai thác du lịch mạo hiểm ở Phong Nha (Quảng Bình). Theo giám đốc điều hành đơn vị này: “Mỗi tour vào Sơn Đoòng có 27 người, phục vụ 10 người, tức là đạt tỷ lệ đến gần 3 người phục vụ một người để đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất cho du khách”.

Có thể nói sự phát triển nhanh chóng đã khiến du lịch mạo hiểm vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. TS. Nguyễn Tuấn Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng Cục du lịch) cho biết: “Các Nghị định hay Thông tư hướng dẫn trong 10 năm thực thi Luật Du lịch vừa qua, chúng ta chưa ban hành được. Vì vậy, việc quản lý các khu, điểm du lịch, trong đó ở các nơi tổ chức loại hình du lịch mạo hiểm cũng chưa có các quy định rõ ràng. Do vậy, dẫn đến việc có lẽ vẫn hơi buông lỏng trong việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạo hiểm”.

Trong một số trường hợp, chính du khách đã gây ra tai nạn cho mình vì không tuân thủ nguyên tắc trò chơi. Như trường hợp tai nạn đáng tiếc của 3 du khách người Anh ở Đà Lạt, do “đi chui” (họ mua vé đi bộ (trekking) chứ không phải tour đu dây vượt thác (canyoning) nên không được trang bị phương tiện bảo hộ kỹ thuật để đảm bảo an toàn.

Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch rất kén khách và đòi hỏi tình chuyên nghiệp cao vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi thế, cần thẳng thắn nhìn vào những mặt trái của du lịch mạo hiểm ở Việt Nam để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Chuyến du lịch nào cũng vậy, sự an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Vì, có an toàn thì cuộc vui mới trọn vẹn.

Thu Thủy

Ấn Tượng Xấu Về Du Lịch Việt Nam

Cô bạn Ceridwen xuống sân bay Phú Bài (Huế). Cô đưa địa chỉ ghi trên mảnh giấy cho anh taxi để yêu cầu được về đúng khách sạn đã đặt từ trước. Mọi thứ dường như ổn thỏa cho đến khi Ceridwen bước vào phòng tắm của khách sạn.

Cô hoảng hốt vì địa chỉ ghi trên khăn tắm chính xác không phải là địa chỉ mà cô yêu cầu. Sau khi thanh toán tiền phòng 1 đêm ở khách sạn với giá: 500 ngàn đồng, thay vì 300 ngàn đồng như giá niêm yết, cô lập tức chuyển sang khách sạn như ban đầu cô muốn đến (khách sạn 2 sao với mức tiện nghi hơn khách sạn kia, với giá chỉ 10 euro = 280.000 VND).

Ceridwen nói với tôi: “Tôi không hiểu tại sao người taxi đã làm như vậy, nhưng dường như điều đó luôn xảy ra đối với những người nước ngoài tại Việt Nam. Khi tôi nhận ra rằng, tôi không phải ở DMZ, khách sạn đã lấy Passport của tôi, vì vậy tôi không thể thay đổi khách sạn”.

Giá thức uống “bí mật” và 10 USD “boa” cho người chèo đò

Tôi nghỉ đêm tại Hạ Long trên con tàu gỗ H.. Trên tàu chỉ có vợ chồng tôi là người Việt, còn lại là khách nước ngoài. Ở đây có một điểm rất kỳ lạ là không cho du khách biết giá thức uống. Tôi ngồi ăn trưa cùng bàn với một gia đình người Pháp, họ có hỏi tôi về giá một số loại thức uống để gọi thêm.

Tôi đã đến hỏi lễ tân cũng như người phục vụ, nhưng tuyệt đối họ không hé răng mà chỉ nói: “Anh chị cứ uống thoải mái đi, trước khi lên bờ mới có phiếu tính tiền”. Nhưng sau đó cả tôi và hầu như toàn bộ du khách trên tàu đều “méo mặt” khi phải thanh toán thức uống với giá “bí mật”: Tiger lon 60.000 đồng (tương đương 2,5 USD), gấp gần 6 lần giá bình thường và gấp 3,4 lần giá dịch vụ trong các nhà hàng khác. Một cốc nước cam giá 80.000 VND (tương đương 3,9 USD), gấp 4 lần giá dịch vụ ở các nhà hàng khác….

Khi đoàn chúng tôi chia nhau lên các ghe nhỏ để đi thăm một số nơi trên vịnh Hạ Long (giá vé tour đã bao trọn gói) thì đến phiên người chèo thuyền không hề để cho tôi và 3 du khách yên chút nào. Cô ta luôn miệng kêu la như kiểu ráng hết sức mỗi khi vung tay chèo, một người khách quay sang hỏi tôi: “Cô ấy bị đau à?” .

Tôi thấy rõ sự khó chịu hằn lên trên mặt các du khách. Suốt quá trình đi, cô ta luôn nhắc đến từ “boa” rõ to với đồng nghiệp của cô ấy đang tác vụ ở chiếc thuyền sát bên. Khi lên bờ tôi đưa cho cô ta 50.000 VND và tội thay, gia đình ở chiếc xuồng bên kia phải móc ra đến 10 USD để “boa” cho người chèo thuyền. Họ nói với tôi: “Chúng tôi phải trả thêm tiền cho những người này để được họ chở đi à?!!…”

Ấn tượng cuối cùng khi rời Việt Nam

Trên chuyến xe Bus 24 chỗ ngồi ra sân bay, Josiane, một du khách người Pháp nhớ lại: “Tôi không thể hiểu tại sao người tài xế này có thể lái xe bằng một tay, còn tay kia lại có thể gọi điện thoại để luyên thuyên về một vấn đề gì đó suốt nhiều phút liên tục. Anh ta cũng không thèm thắt dây an toàn. Với chúng tôi tất cả điều đó là tối kỵ. Khi xe đỗ xịch trước sân bay, chúng tôi mới thực sự tin là mình an toàn. Cầu chúa cho điều đó”.

Ngồi trên máy bay với những nghĩ suy miên man về chuyến du lịch Việt Nam, đôi vợ chồng Josiane và Alain lại tiếp tục bất ngờ về cung cách phục vụ của tiếp viên hàng không: “Họ chìa trước mặt chúng tôi một trong hai cái bình gì đó và nói một cách cộc lốc “trà hay cà phê ?”, liệu có phải đó là cách mời chào thông thường của tiếp viên nước bạn? Josiane hỏi tôi như vậy!

Khi tôi hỏi lại: “Bạn thấy thế nào khi đến du lịch Việt Nam”, bà cho hay: “Tôi hài lòng khi được khám phá các nền văn hóa dân tộc bản địa của các bạn, Hà Nội thật tuyệt đẹp, nhưng có vẻ như người Hà Nội sống khép kín hơn so với người Sài Gòn”.

Cũng đúng thôi, bất cứ du khách nào đến Việt Nam đều thực sự ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, với các nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng với cách làm du lịch như trên thì Josiane đã kết thúc bằng câu nói: “Thật khó cho tôi khi nói về cách làm du lịch của đất nước bạn với các bạn bè của tôi khi họ muốn đến Việt Nam”.

Lê Minh Sơn

Du Lịch ‘Chặt Chém’ Làm Xấu Hình Ảnh Việt Nam

Diễn đàn giải quyết tình trạng du lịch “chặt chém”:

Đi du lịch trong nước, giá quá cao còn bị chặt chémMời bạn đọc tham gia Diễn đàn Giải quyết tình trạng du lịch bị “chặt, chém”

Tuổi Trẻ Online xin trích đăng:

+ Nạn “chặt chém” du khách không chỉ Vũng Tàu, Hà Nội… mà hầu như có mặt ở phần lớn các khu thắng cảnh, điểm du lịch. Đó là chưa kể một số nơi biến thành “khu đèn đỏ”, chốn ăn chơi… khiến khách du lịch trong và ngoài nước nghiêm túc không bao giờ dám bước chân tới.

dvngoc98@…

Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phụ trách mảng du lịch phải chịu trách nhiệm khi có du khách phản ảnh. Nơi nào để xảy ra tiêu cực thì người đứng đầu nên từ chức, cách chức để người khác làm, kiên quyết xử lý ngay từ người có trách nhiệm chứ không chỉ phạt, thu giấy phép người kinh doanh bất chính…

Tôi hay đi thể dục quanh hồ Gươm và hai hôm 26-4, 28-4-2013 đã tận mắt nhìn thấy hai trường hợp đáng xấu hổ:

Trường hợp 1: Tại chỗ bến xe điện du lịch, một phụ nữ bán hàng rong bán 2 món đồ chơi bằng gỗ “4 con gà mổ thóc” cho 1 du khách nước ngoài với giá 100.000 đồng. Đáng ra khi du khách đưa số tiền này, cô này phải thối lại cho khách ít nhất 50.000-70.000 đồng.

Trường hợp 2: Một người cao tuổi bán con châu chấu voi (gấp bằng lá nón, giá 10.000 đồng/con). Tuy nhiên, khi người này bán cho 1 khách tây lại lấy 20.000 đồng/con.

Tran Thanh (haiyen@…)

Cả 2 trường hợp trên, nếu du khách biết được giá thực chắc cũng sẽ la trời vì bị “chém”.

+ Diễn đàn “chống chặt chém trong du lịch” của Tuổi Trẻ Online là một ý tưởng rất hay. Trên diễn đàn đã xuất hiện các sáng kiến và cách làm thực tế chống nạn “chặt chém”, và còn có các sáng kiến về quảng bá du lịch, quản lý du lịch… Những đề xuất của bạn đọc Tre Vietnam cũng như các bạn đọc Khánh Sơn và Minh Tâm rất tâm huyết và thực tế.

Không phải các nhà quản lý du lịch không biết, nhưng dường như ít thấy nơi thực hiện ngoại trừ Hội An. Phải chăng vì Hội An có ông Nguyễn Sự? Khi có những người làm du lịch có tâm, có tài, có tầm thì chắc chắn bên cạnh các sáng kiến về văn hóa du lịch như nói trên sẽ xuất hiện hàng loạt sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp du lịch, trong đó có công nghệ viễn thông và công nghệ di động, để giải quyết các bài toán du lịch (trong đó có bài toán “chặt chém”, bài toán người ăn xin, bài toán taxi du lịch dỏm…) mà người dân ai cũng có thể tham gia.

vinhsaigon8@…

+ Theo tôi thì không riêng gì Hà Nội mới có vấn nạn “chặt chém” du khách mà cả chúng tôi cũng có những người làm ăn bất nhân như vậy… Tôi chứng kiến rất nhiều những tay đánh giày dạo ở phố tây lẫn những nơi thường có khách quốc tế tập trung, họ ngang nhiên tháo hẳn giày của khách đang mang để đánh và sau đó là chiêu rạch cho rách giày để làm tiền một cách vô tội vạ… Còn mấy “con sâu” xích lô taxi dù từ chợ Bến Thành vào tới khu tây balô thì đúng là biết rồi nói mãi, mệt lắm.

Giải quyết tình trạng “chặt chém” theo tôi trước hết là từ sự quyết tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể. Sau đó, các hộ mua bán, các thành phần phục vụ du lịch phải ý thức được vai trò, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Các mức phạt (tiền) phải đủ sức răn đe (thậm chí khiếp sợ) mới hi vọng có hiệu quả. Nếu vượt ngoài quy định của Nhà nước thì địa phương cần xin quy chế đặc biệt từ Chính phủ, sử dụng quyền lực của hội đồng nhân dân để có cơ sở giải quyết.

Về các hộ kinh doanh, các thành phần phục vụ du lịch: Ý thức hơn vai trò, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, cả… cuộc sống của mình. Trước hết đừng có suy nghĩ khách du lịch là “khách qua đường” rồi cứ thẳng tay vì… biết khi nào mới gặp lại.

Tôi tin rằng tôi cũng như bao khách du lịch khác sẽ khát khao “trở về chốn cũ” nếu nơi đó mang đến cho chúng tôi sự thân thiện, hài lòng.

Nếu bạn phục vụ tốt hàng chục ngàn khách du lịch một năm (dù họ chỉ đến một lần trong năm) thì y như bạn sẽ đón tiếp từ ngần ấy khách cho năm sau.

Đừng vì cái lợi trước mắt, đừng vì đồng tiền, lòng tham mà giết chết sự nghiệp của mình, không chỉ với bạn mà cả với thế hệ con cháu.

Thanh Vân

Trong vấn đề giải quyết nạn “chặt chém” này, tôi trông chờ vào sự nhập cuộc quyết liệt từ phía chính quyền. Nhưng thật lòng điều tôi mong mỏi và chờ đợi là từ sự đổi mới tư duy, suy nghĩ, đổi mới cách làm, cách thể hiện từ những người đang hằng ngày phục vụ trực tiếp khách du lịch. Tôi tin họ sẽ nhìn thấy được cái đúng cái sai, cái viễn cảnh ảm đạm của ngành du lịch nếu chuyện “chặt chém” vẫn thoải mái tung hoành.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi đến TTO những sáng kiến, ý tưởng để giải quyết tình trạng “chặt chém” cũng như nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm du lịch hiện nay.

Bài viết, hình ảnh, clip vui lòng gửi về email tto@tuoitre.com.vn, tiêu đề ghi Diễn đàn Giải quyết tình trạng du lịch bị “chặt chém”.

Bạn cũng có thể tham gia ý kiến bằng cách gửi nội dung ở phần Phản hồi bên cuối bài.

TTO