Quy Hoạch Du Lịch Nghệ An / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Nghệ An Đến Năm 2022

Tin tức chung.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An (QHTTPTDL) thời kỳ 1996 – 2010 là cơ sở cho công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch; là công cụ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch và phương hướng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá tiềm năng của Nghệ An. Nhờ có định hướng đúng đắn đó cộng với sự nỗ lực của ngành du lịch, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cấp; du lịch Nghệ An đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Hoạt động của ngành Du lịch đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của địa phương; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội của nhiều vùng miền; góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và cải thiện cuộc sống cho cộng đồng tại các khu, điểm du lịch, đồng thời hỗ trợ cho công tác bảo đảm ổn định an ninh và quốc phòng trên địa bàn.

Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt được những thành tựu quan trọng: Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển và nhịp độ tăng trưởng khá; các ngành kinh tế phát triển theo định hướng thị trường. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông… ngày càng hoàn thiện. Diện mạo của TP.Vinh, các thị xã, thị tứ được xây dựng nâng cấp hiện đại; các vùng nông thôn có những biến đổi sâu sắc. Cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có ngành du lịch. Về địa giới hành chính của thành phố, một số thị xã, thị tứ và một số khu vực đã có điều chỉnh về diện tích, thành lập thêm một số thị xã, thị tứ và các xã; kéo theo sự thay đổi cơ cấu dân cư trên một số địa bàn. Nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế; cửa khẩu, cảng biển đã hình thành và phát triển…Từ thay đổi trên dẫn đến các chỉ tiêu dự báo phát triển của kinh tế – xã hội nói chung và chỉ tiêu dự báo trong Quy hoạch TTPTDL Nghệ An thời kỳ 1996 – 2010 trở nên không phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, Quy hoạch TTPTDL Nghệ An thời kỳ 1996 – 2010 được xây dựng trong bối cảnh du lịch trên thế giới đang phát triển mạnh; Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế; các nhà đầu tư, khách du lịch quốc tế tăng nhanh dã dẫn đến các chỉ tiêu dự báo trong quy hoạch đặt ra ở mức tăng trưởng cao. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, các chuyên gia tư vấn lại chưa tính toán và lường hết sự khốc liệt về các biến cố an ninh, chính trị, kinh tế trên thế giới và khu vực, đặc biệt là khủng hoảng tài chính, tiền tệ; vấn đề chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, khủng bố; về tốc độ lây lan các bệnh nan y, HIV – AIDS và xảy ra các bệnh gia súc, gia cầm… đã ảnh hưởng đến phát triển du lịch toàn cầu, tác động đối với phát triển du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì cuộc cạnh tranh trên thị trường sẽ xảy ra gay gắt hơn bao giờ hết; cuộc cạnh tranh này không chỉ xảy ra trên một phạm vi, một địa bàn, một tỉnh mà lan tỏa ra trên diện rộng, nhiều lĩnh vực sẽ tác động và thách thức đến phát triển bền vững du lịch Nghệ An.

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với du lịch tỉnh Nghệ An là tận dụng những điều kiện, cơ hội và thời cơ thuận lợi để phát triển du lịch mang tính lâu dài và bền vững và đưa ngành du lịch thực sự là một ngành kinh tế quan trọng đến năm 2020, cần phải điều chỉnh một số chỉ tiêu, xây dựng các định hướng và đề xuất các giải pháp mới về du lịch. Xuất phát từ mục đích đó, Sở Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An) đã phối hợp với cơ quan tư vấn xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Quy Hoạch Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI MỞ ĐẦU Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi có đồng bằng thuộc Bắc Bộ. Nằm liền kề thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tư. Vĩnh Phúc cũng có những thuận lợi to lớn cho phát triển du lịch, là tỉnh có những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả nước như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên… Tỉnh cũng có những đầu tư mạnh mẽ cho phát triển du lịch, tuy nhiên mức độ tăng trưởng của ngành còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính quyền và người dân. Nhằm khắc phục tình trạng bất cập cần phải có một chiến lượng quy hoạch tổng thể và chi tổng thể cho Vĩnh Phúc. Trên cơ sở nghiên cứu chính là giáo trình “Quy hoạch du lịch” của giảng viên Bùi Thị Hải Yến và nhiều tài liệu tham khảo khác, em cơ bản hình thành bản quy hoạch tổng thể du lịch Vĩnh Phúc. Em hi vọng nó sẽ có những giá trị nhất định trong giải quyêt các vấn đề chưa khắc phục được của du lịch Vĩnh Phúc. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã giúp em hoàn thành bài tập trên. Trong đó có giảng viên Bùi Thị Hải Yến đã giúp em có những nền tảng quan trong trong vấn đề quy hoạch du lịch, xây dựng điểm du lịch, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Phúc TỔNG QUAN VỀ VĨNH PHÚC Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh thành tạo nên vùng thủ đô Hà Nội. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội Vĩnh phúc có phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông và phía nam thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô. Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội. Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè. Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Bổ sung: Từ 1 tháng 4 huyện Lập Thạch tách làm 2 là: huyện Sông Lô và huyện Lập Thạch. Như vậy hiện Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 hành chính cấp huyện. QUY HOACH TỔNG THỂ DU LỊCH VĨNH PHÚC: Cơ sở lý luận: Quy hoạch du lịch là tâph hợp lý luận và thực tiễn nahwmf phân bố hợp lý nhất lãnh thổ những cơ sở kinh doanh du lịch có tính toán tổng hợp các nhân tố: điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường, kiến trúc xây dựng …Quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnh thổ những dự đoán, định hướng, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch. Đồng thời quy hoạch du lịchbao gồm cả quá trình ra quyết định thực hiện quy hoạch, bổ sung các điều kiện phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triểndu lịch bền vững. Nhiều nhà khoa học du lịch trong nước và quốc tế cho rằng, quy hoạch tổng thể thường có quy mô lớn, hiếm khi nhỏ hơn quy mô cấp huyện và thười gian thực hiện quy hoạch du lịch thường dài hơn (từ 5 đến 15 năm). Nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm : nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của các ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân ở khu vực hay quốc gia, đưa ra mục tiêu phát triển ngành du lịch, hoạch định quy mô phát triển, yếu tố kết cấu và bố cục không gian của ngành du lịch, chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển lành mạnh. Về mặt không gian thì chức năng du lịch trong khu quy hoạch là không liên tục. Đánh giá thực trạng du lịch Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc có lợi thế lớn về vị trí địa lý so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ cũng như cả nước, đó là khoảng cách gần với thủ đô Hà Nội, đặc biệt là khoảng cách tới sân bay Nội Bài. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn nằm trên tuyến Quốc lộ 2 và đường sắt quốc gia, quốc tế. Chính vì vậy, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi hơn nhiều địa phương trong vùng du lịch Bắc Bộ trong việc phát triển du lịch. 2.1. Thực trạng lượng khách du lịch Lượng khác du lịch Vĩnh Phúc (bao gồm cả khách quốc tế và nội địa) đến Vĩnh Phúc nhìn chung trong những năm qua luôn có sự tăng trưởng, với tốc độ trung bình từ 15-20%/năm (ngoại trừ năm 1995 và 2000 tốc độ tăng trưởng đạt trên 40%/năm). Tuy nhiên sự tăng trưởng về dòng khách tới Vĩnh Phúc có một số đặc thù sau: 2.1.1. Khách nội địa:- Năm 1995 Vĩnh Phúc đón 260 nghìn lượt khách, năm 2000 đạt 500 nghìn lượt và năm 2008 đạt 1,5 triệu lượt khách, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số khách đến Vĩnh Phúc.- Tăng trưởng mạnh nhưng không đều, một số năm có mức tăng trưởng âm (1997, 1999) hoặc mức tăng thấp (1996, 2003, 2006).- Thời gian lưu trú của khách thấp, chỉ khoảng 1 ngày- Gần 1/2 lượng khách nội địa đến Vĩnh Phúc với mục đích nghỉ dưỡng, du lịch, tham quan thuần túy.- Thị trường du lịch nội địa chủ yếu của Vĩnh Phúc là Hà Nội (46%) và các tỉnh Bắc bộ khác (20%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ trọng nhỏ. – So với các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vĩnh Phúc chiếm 10% tổng lượng khách nội địa, bằng 1/5 so với Hà Nội, 1/2 so với Hải Phòng và hơi nhỉnh hơn Quảng Ninh.- Nhìn chung, khách du lịch nội địa đánh giá cao tiềm năng tài nguyên của Vĩnh Phúc, tuy nhiên chất lượng dịch vụ du lịch và môi trường du lịch còn nhiều bất cập. 2.1.2. Khách quốc tế:- Lượng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc năm 1998 là 2.500, năm 2003 là 12.400 và năm 2008 là 24.350.- Lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng khách du lịch, thường dưới 2% (ngoại trừ năm 2006 và 2007)- Lượng khách quốc tế có sự tăng trưởng, nhưng tăng trưởng không ổn định, có những năm tăng trưởng âm (1997 và 2008)- Thời gian lưu trú trung bình thấp (khoảng 2 ngày, cá biệt năm 2008 chỉ còn 1,1 ngày)- Tiềm năng tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc không phù hợp với thị trường khách quốc tế chủ yếu của nước ta hiện nay: đó là du lịch biển, tham quan di tích, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, du lịch nông thôn…- Khác du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (khoảng 0,7%) chỉ nhiều hơn 2 tỉnh khác cũng cận kề Hà Nội là Bắc Ninh và Hưng Yên.- Mục đích của khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu là nghỉ dưỡng, du lịch thuần túy (45%), thương mại (14%), thăm thân (10%)- Khác du lịch đến từ Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn (58%), sau đó là thị trường Bắc Mỹ (17%) còn lại là các thị trường khác (25%)2.2. Thu nhập du lịchCùng với sự phát triển thị trường khách du lịch, doanh thu của ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng luôn có được sự tăng trưởng trong thời gian qua. Từ năm 1997, doanh thu du lịch chỉ là 50 tỷ, chỉ số này có mức tăng trưởng trung bình trên 50%/năm trong giai đoạn 1997-2000 và đạt 175 tỷ vào năm 2000. Trong gian đoạn 2001-2008 tốc độ tăng trưởng trung bình năm là gần 19% và đạt 620 tỷ đồng vào năm 2008.Du lịch quốc tế tuy chiếm tỷ lệ nhỏ về lượng khách, nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu ngành (tỷ trọng 3% vào năm 1997, 21% vào năm 2000 và lên tới gần 42% vào năm 2008). Điều này khẳng định tầm quan trọng của thị trường khách quốc tế, là kết quả trực tiếp từ chỉ số mức chi tiêu cao của khác quốc tế (trên 1 triệu đồng ngày) so với mức trung bình của khách nội địa (khoảng 300 nghìn đồng ngày). Về cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế cũng có lợi tổng thể hơn so với cơ cấu chi tiêu của khách nội địa vì khách quốc tế chỉ dành khoảng 30% chi phí cho lưu trú, trong khi khách nội địa dành tới 60% cho lưu trú. Như vậy hiệu quả từ du lịch quốc tế là cao hơn rõ ràng so với khách du lịch nội địa. Thu nhập du lịch của Vĩnh Phúc chỉ chiếm 4,7% của thu nhập du lịch toàn vùng, chỉ hơn 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Giá trị gia tăng ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng luôn đạt mức tăng trưởng trong thời kỳ qua (trung bình khoảng 10%/năm, tuy nhiên còn thấp hơn mức tăng trưởng GDP chung của toàn tỉnh (khoảng 17%/năm) do mức tăng trưởng mạnh vượt bậc của khối Công nghiệp – Xây dựng (khoảng 25%/năm). Vì vậy du lịch còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế tỉnh (dưới 3%). Đó là thực tế đang suy nghĩ so với tiềm năng và lợi thế to lớn đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.2.3. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm du lịch. Hiện Vĩnh Phúc có 128 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 2.238 phòng, 3361 giường, tuy nhiên chỉ có 15 khách sạn được xếp hạng sao với 531 phòng và 831 giường (10 khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao và 31 khách sạn chưa xếp sao). Nhìn chung các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Phúc còn có quy mô nhỏ, gần 2/3 số cơ sở lưu trú có quy mô dưới 20 phòng. Hiệu quả kinh doanh của các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Phúc cũng không cao, do ảnh hưởng mạnh của tính mùa vụ, nên công suất sử dụng phòng trung bình chỉ đạt khoảng 35%/năm, đây là mức rất thấp so với các cơ sở có mức hoạt động trung bình của cả nước. Cũng do chất lượng dịch vụ thấp, hiện trạng cơ sở vật chất không cao, nên giá phòng lưu trú ở Vĩnh Phúc cũng thấp, bình quân chưa tới 180 nghìn/đêm. Phù hợp với đặc thù khai thác du lịch hiện nay của Vĩnh Phúc, các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại TP Vĩnh Yên (40% số cơ sở, 35% số phòng), Tam Đảo (34% số cơ sở, 38% số phòng) và Phúc Yên – Đại Lải (18% số cơ sở, 21% số phòng). Ngoại trừ thị trấn Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, các huyện khác chỉ có 1-2 cơ sở lưu trú và thường chỉ là các nhà nghỉ. Hệ thống nhà hàng ở Vĩnh Phúc cũng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là chất lượng dịch vụ, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng kiềm chế sự phát triển của du lịch Vĩnh Phúc. Ngoài ra, các cơ sở vật chất thể thao, vui chơi giải trí của Vĩnh Phúc cũng được phát triển tương đối, tuy nhiên, có lẽ chất lượng và loại hình các cơ sở này chưa thật sự phát huy hiệu quả trong khai thác phục vụ du lịch.2.4. Lao động du lịch: Đây có thể coi là một trong những khâu bất cập nhất của du lịch Vĩnh Phúc. Số liệu thống kê của Sở VH, TT&DL Vĩnh Phúc cho thấy đội ngũ lao động du lịch Vĩnh Phúc yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Ngoài ra, do sự phụ thuộc quá lớn vào tính mùa vụ của du lịch Vĩnh Phúc, một lượng vô cùng lớn lao động mùa vụ không được thống kê, và chắc chắn rằng số lao động này cũng hoàn toàn không hề được đào tạo, dù chỉ là những kỹ năng cơ bản. Đội ngũ lao động du lịch được thống kê chính thức của Vĩnh Phúc năm 2007 là 730 lao động trực tiếp và 80 lao động gián tiếp, đạt mức tăng trưởng trung bình gần 17%/năm trong giai đoạn 2000-2007. Tuy nhiên theo những tính toán theo thông lệ chung thì con số này hoàn toàn không đáp ứng được lượng lớn số phòng cơ sở lưu trú của tỉnh (2.238 phòng), chưa kể tới các cơ sở dịch vụ khác ngoài lưu trú. Cũng chính vì tỷ trọng lớn lao động thời vụ, bán chuyên, nên chất lượng dịch vụ ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm đối với Vĩnh Phúc.2.5. Tình hình đầu tư du lịch: Nhìn chung mức độ đầu tư cho phát triển hạ tầng phục vụ du lịch của Vĩnh Phúc còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Trong giai đoạn 2001-2004 mởi chỉ có gần 50 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng du lịch (vốn TW cấp chiếm 44%, 56% từ nguồn ngân sách tỉnh) tập trung chủ yếu cho Tam Đảo (44%), Đại Lải (37%), Vĩnh Yên (7%). Chính vì vậy khả năng khai thác, đầu tư phát triển du lịch còn nhiều khó khăn. Các chương trình, dự án lớn, có tính đột phá chưa có điều kiện triển khai. Khác với tình hình đầu tư hạ tầng, việc đầu tư trực tiếp cho phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc sôi động hơn. Đến năm 2004 đã có 31 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, tiến độ triển khai các dự án còn rất chậm. Đặc biệt là tại khu vực Tam Đảo I có nhiều dự án hoàn toàn không chuyển động. Đây là những khó khăn lớn đối với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cải thiện khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh của du lịch Vĩnh Phúc. Ngoài ra, hai dự án lớn, mang tính đột phá của Vĩnh Phúc (dự án Tam Đảo 2 và dự án Trường đua) do một số lý do nên chưa được triển khai.2.6. Một số bất cập trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch còn có một số bất cập, cụ thể là:- Tỉnh chưa xây dựng được chương trình phát triển du lịch cụ thể, từ đó có kế hoạch bố trí ngân sách cho các dự án trong lĩnh vực du lịch.- Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, đầu tư theo quy hoạch còn nhiều khó khăn, bất cập (ví dụ: Tam Đảo).- Công tác thống kê chưa thực sự được coi trọng và đầu tư, do đó không có cơ sở đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả hoạt động du lịch, từ đó có thể đưa ra các chính sách, giải pháp khả thi và hiệu quả. – Chất lượng môi trường của các khu du lịch trọng điểm chưa được đảm bảo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.- Tỉnh chưa có chương trình quảng bá, xúc tiến chung cho ngành du lịch nhằm định vị hình ảnh Vĩnh Phúc trên thị trường du lịch cả nước cũng như quốc tế.3. Tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch Vĩnh Phúc:3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên:Vĩnh Phúc nằm liền kề thủ đô Hà Nội là một lợi thế về vị trí địa l‎í quan trọng vì Hà Nội là thị trường gửi khách nội địa lớn nhất miền Bắc. Ngoài ra khoảng cách từ Vĩnh Phúc tới sân bay Nội Bài – một trong những cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam cũng chỉ là 25km, vì vậy khả năng tiếp cận trực tiếp của khách quốc tế tới Vĩnh Phúc là rất thuận lợi.Ngoài ra Vĩnh Phúc còn nằm trên tuyến quốc lộ 2 và đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam là những tuyến giao thông quan trọng. Trong tương lai đường cao tốc xuyên Á cũng chạy qua địa bàn tỉnh. Đây là những thuận lợi vô cùng to lớn về giao thông đối ngoại góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.Địa hình Vĩnh Phúc phong phú, có cả núi, đồi và đồng bằng. Vì vậy cảnh quan của tỉnh cũng đa dạng hấp dẫn, có giá trị cao để phục vụ khai thác du lịch. Vĩnh Phúc có những đỉnh núi tương đối cao (đỉnh cao nhất gần 1.600m) nên hệ sinh thái tự nhiên cũng đa dạng và còn tương đối được bảo tồn. Đây là những tài nguyên du lịch tự nhiên quí báu, đặc biệt khi xét tới khoảng cách rất gần so với Hà Nội. Bên cạnh núi đồi, Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phát triển so với các tỉnh khác thuộc Bắc Bộ. Những yếu tố bổ sung này là tiền đề quan trọng cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh, bổ trợ cho sản phẩm du lịch cả vùng. Có thể thấy những tài nguyên du lịch tự nhiên nổi trội của Vĩnh Phúc chính là Tam Đảo và Đại Lải.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, đóng vai trò không kém quan trọng là tài nguyên du lịch nhân văn. Với đặc thù là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với công cuộc dựng nước, giữ nước trong hàng ngàn năm lịch sử, nền văn hóa lâu đời, phong phú và đa dạng của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quí báu của cả nước.Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó 228 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó nổi bật là cụm di tích Tây Thiên (nhiều nhà khoa học đã khẳng định đây là nơi phát tích của Phật Giáo tại Việt Nam), tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh… Không chỉ có nền văn hóa vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hóa phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội (con số thống kê cho thấy Vĩnh Phúc có tới 400 lễ hội hàng năm), các trò chơi dân gian, văn hóa nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nhiều làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị khai thác du lịch cao.3.3. So sánh lợi thế cạnh tranh về tài nguyên du lịch với các tỉnh lân cận:3.3.1. So sánh về tính đa dạng của tài nguyên:Đối với việc thu hút khách từ Hà Nội trong vai trò thị trường gửi khách và thị trường trung chuyển khách quan trọng nhất của miền Bắc, việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc được thực hiện với các tỉnh lân cận khác như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hòa Bình là những địa phương có khoảng cách địa lí tới Hà Nội tương tự Vĩnh Phúc. Phân tích đánh giá so sánh cho thấy:- Vĩnh Phúc có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú hơn với đóng góp của Tam Đảo và hệ thống đầm, hồ, sông ngòi.- Hệ thống tài nguyên nhân văn của Vĩnh Phúc có giá trị tương đương với các địa phương kể trên. Tuy nhiên nếu mở rộng so sánh với Hải Dương và Ninh Bình thì Vĩnh Phúc cần nghiên cứu, đầu tư và quảng bá mạnh mẽ để Tây Thiên có được sức hút đối với khách du lịch, khách hành hương như Côn Sơn – Kiếp Bạc, Yên Tử, Bái Đính của Hải Dương, Quảng Ninh và Ninh Bình hoặc Chùa Hương của Hà Nội.3.3.2. So sánh về tính đặc trưng của tài nguyên:- Khu vực nghỉ mát và Vườn Quốc gia Tam Đảo: Tam Đảo có sản phẩm tương đồng với các điểm du lịch như Sa Pa, Đà Lạt, Bà Nà. Tuy nhiên với giá trị đa dạng sinh học cao của VQG Tam Đảo và vị trí địa lí gần so với Hà Nội, Tam Đảo có nhiều lợi thế so với các điểm cạnh tranh mặc dù có một số mặt chưa bằng các điểm khác (như văn hóa dân tộc thiểu số ở Sa Pa, kiến trúc cổ Đà Lạt).- Khu di tích, thắng cảnh Tây Thiên cũng là một nét đặc trưng của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc, phần nào có thể so sánh được với Yên Tử, Chùa Hương, tuy nhiên để có thể “cạnh tranh” được với các điểm du lịch này thì Tây Thiên cần được nghiên cứu, đầu tư, quảng bá cũng như quảng bá kết hợp đưa các kết quả nghiên cứu khoa học tới công chúng.- Hồ Đại Lải có thể được coi là điểm du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí lí tưởng của Hà Nội, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh vượt trội so với các điểm lân cận khác như Ba Vì, Kim Bôi…- Các lệ hội truyền thống, đặc sản ẩm thực của Vĩnh Phúc cũng hoàn toàn cạnh tranh được với các tỉnh lân cận, đặc biết với đặc thù của một tỉnh nằm trên vùng chuyển tiếp miền núi trung du xuống đồng bằng châu thổ nên Vĩnh Phúc có cả những nét đặc thù văn hóa các dân tộc.3.3.3. So sánh về điểm du lịch hạt nhân:Ngoài các so sánh về tính đa dạng của tài nguyên, sự đặc trưng của tài nguyên, so sánh cạnh tranh về điểm du lịch hạt nhân là một phương pháp đánh giá quan trọng vì điểm du lịch hạt nhân chính là yếu tố chủ đạo của hình ảnh du lịch của một địa phương. Các địa phương được so sánh với Vĩnh Phúc là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hòa Bình với các điểm du lịch hạt nhân tương ứng là Đình làng Đình Bảng, Phố Hiến, Ngũ Động Sơn và Mai Châu trong tương quan với Tam Đảo của Vĩnh Phúc. Các tiêu chí được sử dụng trong so sánh là:- Về tài nguyên tự nhiên: Tam Đảo vượt trội so với các điểm khác- Tài nguyên nhân văn: Tam Đảo vượt trội so với phần lớn các điểm, ngoại trừ Mai Châu có yếu tố văn hóa dân tộc đặc sắc của người Thái và Mường- Giao thông tiếp cận: các điểm có đánh giá tương đồng xét về tiêu chí này- Hoạt động du lịch chính: Tam Đảo có thể cung cấp các hoạt động du lịch phong phú hơn cho khách so với các điểm khác- Hoạt động du lịch bổ trợ: Tam Đảo cũng có điều kiện cung cấp các hoạt động bổ trợ đa dạng hơn cho khách du lịch- Vị trí trong phát triển du lịch cả nước: Tam Đảo được xác định có vị trí quan trọng hơn so với các điểm du lịch hạt nhân của các địa phương kể trên.3.4. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật:Nhìn chung, so vớ

Nội Dung Quy Hoạch Ngành

QUY HOẠCH NGÀNH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 201/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Các nội dung chủ yếu

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

b) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

c) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

d) Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

b) Mục tiêu cụ thể

– Về các chỉ tiêu phát triển ngành

+ Khách du lịch

. Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7%/năm.

. Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm.

. Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm.

. Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm.

+ Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,3 tỷ USD; năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; năm 2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD; năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD.

+ Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2015, du lịch chiếm 6% tổng GDP cả nước; năm 2020, chiếm 7%; năm 2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm 7,5%.

+ Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 390.000 buồng; năm 2020 có 580.000 buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng.

+ Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 2,1 triệu lao động (trong đó 620 nghìn lao động trực tiếp); năm 2020 là 2,9 triệu (trong đó 870 nghìn lao động trực tiếp); năm 2025 là 3,5 triệu (trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp); năm 2030 là 4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp).

+ Nhu cầu đầu tư: Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 – 2015 là  18,5 tỷ USD; giai đoạn 2015 – 2020 là 24 tỷ USD; giai đoạn 2020 – 2025 là 25,2 tỷ USD và 2020 – 2030 là 26,5 tỷ USD.

– Về văn hóa: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam; phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc.

– Về an sinh – xã hội: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội.

– Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn, quyết định chất lượng, giá trị thụ hưởng du lịch và thương hiệu du lịch.

– Về an ninh quốc phòng: Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

3. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Phát triển thị trường khách du lịch: Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao.

– Khách du lịch nội địa

+ Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh, mua sắm.

+ Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ.

– Khách du lịch quốc tế

+ Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia).

+ Tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu,   Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu (Nga, Ukraina)…

+ Mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.

b) Phát triển sản phẩm du lịch

– Ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính:

+ Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển có khả năng cạnh tranh trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển. Khai thác hệ thống đảo ven bờ phục vụ phát triển du lịch.

+ Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát triển mạnh du lịch ẩm thực. Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trưng.

+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, chú trọng khám phá hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

– Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng được tổ chức theo các không gian phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội để tạo dựng thương hiệu từng vùng có sản phẩm điểm đến tổng hợp.

– Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch thể thao; du lịch dưỡng bệnh; du lịch du thuyền; du lịch làm đẹp…

– Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

c) Tổ chức không gian du lịch

– Phát triển du lịch theo 7 vùng

+ Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du.

. Nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần.

. Thể thao, khám phá.

. Du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Sơn La – Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.

. Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.

. Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.

. Thái Nguyên – Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.

. Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…

Ngoài ra, định hướng phát triển một số khu, điểm du lịch quan trọng khác: Xín Mần, Sìn Hồ, hồ Nà Hang, hồ Cấm Sơn; hồ Sơn La…

+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh.  

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

. Du lịch biển đảo.

. Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm)

. Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.

. Du lịch lễ hội, tâm linh.

. Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.

. Quảng Ninh – Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long – Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.

. Ninh Bình gắn với Tam Cốc – Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc – Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.

Ngoài ra cần chú trọng phát triển các điểm: Vườn quốc gia Xuân Thủy, Đồng Châu, Bạch Long Vĩ…

+ Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An,  Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa.

. Du lịch biển, đảo.

. Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái.

. Du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Thanh hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.

. Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng – sông Lam, Xuân Thành…

. Quảng Bình – Quảng Trị gắn với Phong Nha – Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.

. Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô – Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang…

Ngoài ra, chú trọng phát triển các điểm hang cá Cẩm Lương, vườn quốc gia Bến En, vườn quốc gia Pù Mát, Chùa Hương, Cồn Cỏ…

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố  Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,    Ninh Thuận, Bình Thuận.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch biển, đảo.

. Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn).

. Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).

Các địa bàn trọng đểm phát triển du lịch:

. Đà Nẵng – Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…

. Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…

. Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…

+ Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

. Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi.

. Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối Vàng.

. Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

. Gia Lai – Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.

Ngoài ra chú trọng phát triển du lịch tại các điểm như cụm di tích đèo An Khê, thành phố Buôn Mê Thuột và phụ cận…

+ Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).

. Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí.

. Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm.

. Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:

. Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.

. Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.

. Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.

Ngoài ra chú trọng phát triển các điểm như: Thác Mơ – Bà Rá; Bình Châu, Phước Bửu, Núi Dinh.

 + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang.

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:

. Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước).

. Du lịch biển, đảo.

. Du lịch văn hóa, lễ hội.

Các địa bàn trọng điểm du lịch:

. Tiền Giang – Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.

. Cần Thơ – Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.

. Đồng Tháp – An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.

. Cà Mau gắn với U Minh – Năm Căn – mũi Cà Mau.

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 4 khu du lịch quốc gia; 7 điểm du lịch quốc gia.

Ngoài ra, chú trọng phát triển các điểm như: Ba Động, Vĩnh Long.

– Phát triển hệ thống tuyến du lịch

+ Tuyến theo đường hàng không: Từ các sân bay thuộc trung tâm quốc gia và các sân bay quan trọng khác.

+ Tuyến theo đường bộ: Theo hệ thống các quốc lộ lớn nối các vùng du lịch và đường Hồ Chí Minh.

+ Tuyến theo đường biển: Liên kết các đảo ven bờ và các tuyến Đà Nẵng – Hoàng Sa; Nha Trang – Trường Sa và đường Hồ Chí Minh trên biển.

+ Tuyến theo đường sông: Theo hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông.

+ Tuyến theo đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội – Lạng Sơn.

Chú trọng phát triển tuyến đường biển và tuyến đường bộ dọc biên giới.

+ Các tuyến du lịch chuyên đề: Về nguồn tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt Nam; khám phá biển, đảo; di sản; sinh thái núi, rừng; MICE; làng nghề; cộng đồng và nông nghiệp, nông thôn; du thuyền, tàu biển; sông, hồ; lễ hội, tâm linh.

+ Tuyến du lịch liên kết các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…

d) Đầu tư phát triển du lịch 

– Tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 1.931 nghìn tỷ đồng (tương đương 94,2 tỷ USD, theo giá hiện hành). Trong đó:

+ Vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 8 – 10% bao gồm cả vốn ODA.

+ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân chiếm 90 – 92% bao gồm cả vốn FDI.

– Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

+ Phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng du lịch.

+ Phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh và thương hiệu du lịch quốc gia.

+ Phát triển nguồn nhân lực du lịch.

+ Phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch.

+ Phát triển các khu, điểm du lịch.

– Các khu vực tập trung đầu tư: Tập trung đầu tư vào các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch, trong đó ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

– Phân kỳ đầu tư:

+ Giai đoạn 2011 – 2015: 372 nghìn tỷ đồng (tương đương 18,5 tỷ USD).

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 482 nghìn tỷ đồng (tương đương 24 tỷ USD).

+ Giai đoạn 2021 – 2025: 506 nghìn tỷ đồng (tương đương 25,2 tỷ USD).

+ Giai đoạn 2026 – 2030: 533 nghìn tỷ đồng (tương đương 26,5 tỷ USD).

– Các chương trình và dự án đầu tư: 

đ) Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch

– Lữ hành: Tăng cường hoạt động tổ chức kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch thu hút, đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch, đồng thời phục vụ tốt cho cư dân Việt Nam đi du lịch ở trong nước và nước ngoài; đẩy mạnh hoạt động lữ hành kết nối các điểm hấp dẫn du lịch và hệ thống dịch vụ trên địa bàn điểm đến.

– Lưu trú: Mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trong đó chú trọng loại hình lưu trú nghỉ dưỡng chất lượng cao với đa dạng dịch vụ bổ sung, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

– Ăn, uống: Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, món ăn truyền thống. Hình thành chuỗi nhà hàng ẩm thực có thương hiệu vươn ra thị trường quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa ẩm thực Việt Nam.

– Khu du lịch, điểm du lịch: Chú trọng phát triển kinh doanh các khu, điểm du lịch quốc gia, mở rộng kinh doanh các khu, điểm du lịch đặc thù   địa phương.

– Vui chơi, giải trí: Tăng cường và mở rộng phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, đặc biệt ở các khu du lịch quốc gia và các đô thị lớn.

4. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

– Về đầu tư phát triển du lịch: Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch.

– Về thuế: Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên được xác định; cho phép kinh doanh du lịch quốc tế hưởng chế độ ưu đãi của ngành hàng xuất khẩu, có chính sách thuế phù hợp, đặc biệt về thuế đất đối với các khu du lịch, thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cao cấp phục vụ du lịch; rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, phí, lệ phí; áp dụng thống nhất chính sách một giá.

– Về thị trường: Hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường; tăng cường hỗ trợ ngân sách và xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá; thông qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai thác tốt thị trường lớn khách du lịch nội địa tại các trung tâm đô thị và ở các vùng nông thôn.

– Về xuất nhập cảnh, hải quan: Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch.

– Về chính sách xã hội hóa du lịch: Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo; khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hoá và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành: Khuyến khích liên kết trong vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch; đẩy mạnh các tổ chức phát triển du lịch vùng; xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng, các cơ chế về hỗ trợ giá giữa các ngành liên quan.

b) Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư

– Tăng cường đầu tư và hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch, cụ thể:

+ Xác định cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho từng khu vực để đảm bảo đủ   8 – 10% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

+ Tập trung vốn phát triển cơ sở hạ tầng các khu du lịch, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch.

– Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch:

+ Huy động tối đa các nguồn vốn, phát huy triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 90 – 92% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

c) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

– Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch cả nước và ở các địa phương.

– Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đáp ứng nhu càng ngày càng tăng về lực lượng lao động ngành.

– Thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch để đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp.

– Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch.

– Xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.

d) Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá

– Tăng cường năng lực, bộ máy và cơ chế cho hoạt động xúc tiến quảng bá: Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tập trung chức năng xúc tiến cho Tổng cục Du lịch, bổ sung nhiệm vụ quản lý rủi ro; thành lập các trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa phương trọng điểm du lịch, các thị trường quốc tế trọng điểm; tăng cường vốn ngân sách cho xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia.

– Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: Tập trung xúc tiến quảng bá theo chiến dịch trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch; xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch; tận dụng tối đa sức mạnh truyền thông, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước, truyền thông qua các mạng xã hội.

đ) Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch

– Hoàn thiện văn bản, quy phạm pháp luật về quy hoạch.

– Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp với việc thành lập các Ban quản lý các khu, điểm du lịch.

– Thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại và quản lý tài nguyên du lịch.

– Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

– Nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các ngành.

e) Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ

Tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc quản lý và vận hành các hoạt động du lịch, bao gồm:

– Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch.

– Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

g) Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế

– Triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác: Chủ động, tích cực triển khai thực hiện và thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết.

– Đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình hợp tác: Mở rộng hợp tác với các quốc gia khác, các vùng lãnh thổ; đa dạng hoá các kênh hợp tác; tăng cường, mở rộng và chính thức hóa các hoạt động hợp tác với các tổ chức  quốc tế.

h) Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

– Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch.

– Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, để quản lý và phát triển tài nguyên.

– Áp dụng biện pháp khuyến khích đối với hoạt động du lịch thân thiện môi trường, bảo vệ và phát huy giá trị tài nguyên, môi trường; đồng thời xử phạt thích đáng đối với những hoạt động làm tổn hại tài nguyên và môi trường du lịch.

– Nhà nước hỗ trợ tài chính cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.

i) Nhóm giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu

– Nâng cao nhận thức xã hội về tác động của biến đổi khí hậu.

– Tăng cường khả năng thích ứng và năng lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch

2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; tổ chức công bố Quy hoạch trên phạm vi cả nước, phổ biến triển khai và phân công cụ thể cho Tổng cục Du lịch và các đơn vị chức năng thuộc Bộ.

b) Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia và các điểm du lịch quốc gia; tổ chức sơ kết, tổng kết và điều chỉnh (nếu cần thiết) việc thực hiện Quy hoạch.

c) Chỉ đạo Tổng cục Du lịch:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các giai đoạn 5 năm; điều phối triển khai quy hoạch lồng ghép với các kế hoạch và chương trình, dự án phát triển du lịch trên phạm vi toàn quốc.

– Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, quy hoạch các khu, điểm du lịch địa phương.

– Chủ trì xây dựng và thực hiện các quy hoạch vùng du lịch, quy hoạch khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia.

– Tiến hành sơ kết hàng năm, đề xuất các chính sách phù hợp và thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp thực tế.

d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyên ngành văn hóa, thể thao tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án phối hợp hỗ trợ, phù hợp với yêu cầu của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển của ngành phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động của ngành với việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; phối hợp có hiệu quả với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể và cụ thể phát triển du lịch trên địa bàn; thực hiện quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch.

– Tuyên truyền giáo dục nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch; chỉ đạo các cấp chính quyền bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

5. Doanh nghiệp, hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác

– Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, các doanh nghiệp chủ động xây dựng và thực hiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, dự án đầu tư phát triển du lịch.

– Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình.

– Cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng và các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch theo các quy hoạch phát triển du lịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; 

– Văn phòng Quốc hội;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

– Ngân hàng Chính sách xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, 

 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, KGVX (3b).KN.240

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG (Đã ký)

Nguyễn Thiện Nhân

Thuộc tính văn bản: Số văn bản 201 Ký hiệu QĐ – TTg Ngày ban hành 22/01/2013 Người ký Nguyễn Thiện Nhân Trích yếu Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ Cơ quan ban hành

Thủ tướng Chính phủ

Phân loại Quyết định   Tệp đính kèm 201.doc

(181248 Byte)

201PL.doc

(237056 Byte)

  Các văn bản khác     Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050     Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050     Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050     Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050     Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050     Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050     Về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050     Về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050     Về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050     Về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TỄ XÃ HỘI

Quy hoạch ngành Quy hoạch vùng

“Quy Hoạch Du Lịch Còn Nhiều Bất Cập”

(Toquoc)- Đây là nhận định của PGS. TS Phạm Trung Lương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam bên lề Hội thảo “Hướng tới giai đoạn mới trong xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch” diễn ra tại Hà Nội sáng 10/6.

Sự kiện này do Dự án EU-ESRT phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia du lịch trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực xây dựng quy hoạch du lịch và hướng tới xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp với tình hình mới.

“Cái khó bó cái khôn”

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Vũ Tuấn Cảnh – Chuyên gia dự án EU nhấn mạnh, Quy hoạch du lịch là quy hoạch ngành và du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Đối với mọi cấp, quy hoạch du lịch là rất cần thiết để có thể quản lý và thành công trong sự phát triển ngành du lịch. Kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam đã cho thấy những địa bàn phát triển du lịch không có quy hoạch đều gặp phải những vấn đề về xã hội và môi trường, giảm lợi ích về kinh tế, không thể nào cạnh tranh một cách hiệu quả đối với bất kỳ một nơi nào đã có quy hoạch du lịch.

PGS. TS Vũ Tuấn Cảnh cho rằng, trước tiên, ngành du lịch cần được quy hoạch du lịch ở cấp quốc gia và vùng. Chất lượng quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng chính là nhân tố đảm bảo cho những định hướng quan trọng cho công tác quy hoạch du lịch ở những cấp thấp hơn.

Hội thảo nhằm hướng tới giai đoạn mới trong xây dựng lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Theo đó, để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả và lợi ích đạt được, việc lập quy hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành Du lịch; bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch, đồng thời phát huy được thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, từng vùng nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực tế quy hoạch phát triển du lịch hiện nay của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khiến cho quy hoạch chưa đi vào cuộc sống và phát triển du lịch không đạt được mục tiêu như mong muốn. PGS. TS Phạm Trung Lương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam cho rằng, bất cập thấy rõ nhất hiện nay là công tác quy hoạch du lịch ở Việt Nam còn thiếu tính hệ thống, liên ngành, dẫn đến hệ quả khó khả thi trong cuộc sống vì “đối chọi” với quy hoạch của các ngành khác, như: giao thông vận tải, xây dựng v.v…

Thứ hai, quá trình lập quy hoạch còn thiếu thông tin, không chỉ thông tin về du lịch trong nước mà cả khu vực và quốc tế. Việc hạn chế thông tin khiến cho việc xác định thị trường mục tiêu, nhu cầu thị trường cần gì, trong thời gian nào…được thể hiện thiếu chuẩn xác trong quy hoạch. “Du lịch là ngành kinh tế, vận hành dựa trên nguyên tắc cung-cầu của kinh tế thị trường, nếu thiếu thông tin về thị trường thì rất thiếu sót. Tuy nhiên, những chuyên gia làm du lịch lại ít có điều kiện để đi hoặc thiếu nguồn lực để làm được công việc này” – ông Lương bày tỏ.

Bất cập thứ ba là sự phối hợp trong công tác quy hoạch giữa ngành với ngành, giữa ngành với địa phương vẫn có sự “lệch pha”. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho việc lập và triển khai quy hoạch còn quá “khiêm tốn” khiến cho chất lượng và hiệu quả quy hoạch không đạt được như mong muốn.

Ngoài ra, theo PGS. TS Phạm Trung Lương, một bất cập rất lớn là hội đồng để duyệt quy hoạch thường không phải là chuyên gia về quy hoạch du lịch, dẫn đến các kết luận của các cuộc thẩm định quy hoạch thiếu tính chuyên môn. Những bất cập này chính là những nguyên nhân khiến cho quy hoạch du lịch chưa thể đi vào cuộc sống.

Theo các chuyên gia du lịch, chính vì các quy hoạch du lịch hiện nay thiếu tính hệ thống, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương phát triển du lịch theo cách manh mún, “mạnh ai nấy làm” mà không có sự nghiên cứu tổng thể. “Khi quy hoạch du lịch, các địa phương thiếu sự tham khảo các quy hoạch cấp cao hơn để biết địa phương vùng này thì nên tập trung vào sản phẩm gì. Các địa phương thường bỏ qua cách làm đó mà có tâm lý “có cái gì làm cái đó”, dẫn đến tình trạng không có giá trị vẫn khai thác nên không có hiệu quả. Thực tế, tuy chỉ làm quy hoạch cho một lãnh thổ hoặc một vùng nhưng người làm quy hoạch vẫn phải nghiên cứu tất cả các lãnh thổ xung quanh. Nếu chỉ nghiên cứu riêng cho lãnh thổ đó thì làm quy hoạch sẽ thất bại”- PGS. TS Phạm Trung Lương bày tỏ.

Chính vì các quy hoạch du lịch hiện nay thiếu tính hệ thống, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương phát triển du lịch theo cách manh mún, “mạnh ai nấy làm” (Ảnh: N. Thành)

Đồng tình với ý kiến này, TS. Dương Đình Hiền – Trưởng phòng Quy hoạch, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch cho biết, một trong những khó khăn hiện nay của việc quy hoạch du lịch là tài nguyên du lịch-yếu tố hình thành nên sản phẩm du lịch- của các vùng tương đối giống nhau. “Ví dụ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nơi nào cũng có biển, có văn hóa Chăm, thì công tác lập quy hoạch rất khó để tìm được đặc thù riêng cho mỗi địa phương. Theo quan điểm của quy hoạch, dùng văn hóa của mỗi khu để tạo nên sản phẩm. Định hướng quy hoạch là như vậy, nhưng xây dựng sản phẩm thực tế lại vấp phải những khó khăn nhất định khiến cho mục tiêu không đạt được” – TS Dương Đình Hiền chia sẻ.

Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân khách quan đó, TS Hiền cho rằng, nguyên nhân còn ở việc hầu hết các địa phương vẫn mang nặng tâm lý “mạnh ai nấy làm”, chứ không theo quy hoạch tổng thể. “Trong quy hoạch vẫn định hướng tạo sản phẩm chủ lực cho mỗi vùng, vùng này có sự khác biệt với vùng kia ở sản phẩm mũi nhọn. Thế nhưng, thực tế các địa phương không áp dụng như vậy bởi vì địa phương nào cũng muốn nhiều sản phẩm, phát huy thế mạnh chứ không nhất nhất theo quy hoạch, dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan, sản phẩm giống nhau” – TS Hiền đánh giá.