Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thành Phố Cần Thơ

Thứ tư, 16 Tháng 5 2023 11:46

6589 Lượt xem

(LLCT) – Trong thời kỳ đổi mới, thành phố Cần Thơ đã sớm nhận thức rõ vị thế,tiềm năngvà thế mạnh của địa phươngtrong phát triểndu lịch nên đã tập trungđầu tư phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Tuy nhiên,bên cạnh những kết quả đạt được thì ngành du lịch Cần Thơ cũng còn không ít những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải có các giải pháp khắc phục đểphát triển một cách bền vững.

1. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ những năm qua

Với những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch và điều kiện cơ sở hạ tầng, sau 10 năm phát triển (2006 – 2023), du lịch Cần Thơ đã đạt những kết quả quan trọng:

Lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ không ngừng tăng lên, năm 2023 tăng 2,5 lần so với năm 2010. Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, năm 2023 thu nhập từ hoạt động du lịch (HĐDL)thuần túy đạt 1.826 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm 2006, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế – xã hội của thành phố Cần Thơ(1).

Tỉnh đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tạo động lực phát triển và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng khu vực và toàn thành phố; tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và góp phần xóa đói giảm nghèo. Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch dần được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng.

Từ thực tế phát triển du lịch, Cần Thơ xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và tập trung đầu tư khai thác những tiềm năng du lịch của thành phố để phát huy vai trò trung tâm du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển đã thúc đẩy sự phát triển HĐDLtrên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí… được chú trọng đầu tư, xây dựng tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn những hạn chế, yếu kém sau:

Ngành du lịch Cần Thơchưa phát huy, khai thác hết lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phốtrực thuộc Trung ương,thiếu những khu vui chơi giải trí tầm cỡ, hiện đại, những công trình tạo điểm nhấn nhằm thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch của thành phố còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn, phân bố không đồng đều, chưa phong phú.Dịch vụ du lịch chưa đa dạng, phong phú, một số tuyến, điểm du lịch mới hình thành nhưng chưa bổ sung dịch vụ thu hút du khách.

Kết quả khảo sát thực tế đánh giá về loại hình sản phẩm du lịch cho thấy, các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch làng nghề còn hạn chế, tỷ lệ đánh giá tốt chỉ đạt 20,6% và 25,2% tương ứng. Về giá và phí dịch vụ cũng chưa được đánh giá cao, mức độ phù hợp với nhu cầu của du khách, tính cạnh tranh và cung cấp thông tin đầy đủ về giá dịch vụ cho du khách còn thấp(2). Theo khảo sát của tác giả, khách du lịch quốc tế đánh giá về sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn và hoạt động vui chơi, giải trí ở Cần Thơ, hầu hết đều cho là bình thường hoặc không tốt, chỉ 34% và 32% đánh giá tốt tương ứng từng vấn đề. Đối với du khách trong nước đánh giá về vấn đề này cao hơn (48,5%, 56,5%)(3).

Khảo sát cũng cho thấy, các HĐDLđược du khách yêu thích bao gồm: du lịch sông nước chợ nổi (khách quốc tế: 92%, khách trong nước: 90%); Trải nghiệm cuộc sống người dân (khách quốc tế: 86%, khách trong nước: 62,5%); Thưởng thức ẩm thực địa phương (khách quốc tế: 79%, khách trong nước: 70%); Thăm các di tích lịch sử (khách quốc tế: 74%, khách trong nước: 61%).

Quảng bá xúc tiếnvàtổ chức HĐDLcòn thiếu tính chuyên nghiệp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch (DNDL)còn yếu. Sự liên kết giữa các quận, huyện trong khai thác tuyến, điểm du lịch chưa chặt chẽ. Việc gắn du lịch với các làng nghề truyền thống chưa được quan tâm đúng mức.Qua khảo sát thực tế du khách quốc tế cho thấy, chỉ có 34% là thích thăm quan làng nghề(4).

Đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, tỷlệ lao động qua đào tạo chuyên ngành còn thấpso với nhu cầu ngày càng phát triển. Đội ngũ hướng dẫn viêndu lịch của thành phố còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.Các quận, huyện trên địa bàn thành phố gặp khó khăn về nhân sự chuyên trách du lịch và kinh phí HĐDL.Khảo sát thực tế cho thấy, đánh giá của du khách về sự chuyên nghiệp, tận tình và ngoại ngữ của nhân viên: ở mức tốt có tỷ lệ thấp (khách trong nước: 39,5% chuyên nghiệp, tận tình; 21,5% ngoại ngữ. Khách quốc tế: 38% và 23% tương ứng). Qua khảo sát 500 đối tượng, đánh giá ở mức tốt cũng có tỷ lệ thấp: 23% chuyên nghiệp, 7,4% ngoại ngữ.

Ngành du lịch thành phố vẫn còn chậm chuyển biến trong việc thu hút đầu tư vào các dự án lớn, chưa có những dự án quy mô, đột phá.Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển. Việcđầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố triển khai còn chậm, nhất là tuyến du lịch đường sông liên quận, huyện, tỉnh, thành,… Môi trường du lịch tuy được cải thiện nhưng một số nơi vẫn còn nhiều bất cập, nhất là vệ sinh môi trường.

2. Một số giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ

Một là, tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch

-Chú trọng đầu tư phát triển các khu, điểm du lịchvà sản phẩm du lịch

Để du lịch Cần Thơ phát triển, trở thành trung tâm du lịch của vùng ĐBSCL, cần phải chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, các khu du lịch, tập trung cho các trọng điểm du lịch là giải pháp then chốt.

Xác định hệ thống các khu, điểm du lịch quan trọng nhất, có vị trí chiến lược đối với việc xây dựng hình ảnh và sản phẩm du lịch của Cần Thơ. Đầu tư, phát triển những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu,phù hợp với tính chất đô thị trung tâm vùng.

Lựa chọn địa điểm để hình thành và phát triển khu vực tập trung phát triển các dịch vụ du lịch để thu hút du khách đến Cần Thơ với vai trò đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL. Hình thành khu tập trung thu nhỏ trong đó tái hiện lại mô hình với nét lịch sử, văn hoá, đời sống sinh hoạt của người dân các địa phương trong vùngđể giới thiệu với du khách về các đặc điểm của vùng ĐBSCL.

Phát triển, hình thành khu vực tập trung là đầu mối giao thương, mua bán các đặc sản của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, đầu mối quảng bá, xúc tiến các chương trình, tour du lịch, các sản phẩm du lịch của các địa phương trong vùng. Hình thành đầu mối nông sản của vùngtrên cơ sở phát triển chợ nổi Cái Răng nhằm vừa phát triển vừa tái tạo và bảo tồn được văn hóa chợ nổi Cái Răng.

Phát triển nghệ thuật “Đờn ca tài tử”, di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức điểm phục vụ vừa bảo tồn được loại hình nghệ thuật này, vừa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức của du khách.

Đầu tư thích hợp hệ thống các công trình văn hóa, thể thao lớn, bao gồm các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, công viên, các sân vận động và nhà thi đấu để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển du lịch phù hợp với vai trò, vị trí của một đô thị trung tâm vùng.

Phát triển đa dạng các loại sản phẩm du lịch làm tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách du lịch, tăng sự hấp dẫn cho du lịch. Đầu tư các công trình, sản phẩm du lịch để thu hút và giữ chân du khách như: xây dựng khu phức hợp nghỉ dưỡng, khu nghỉ dưỡng sinh thái có các hoạt động vui chơi giải trí, khu trung tâm mua sắm, công viên, quảng trường phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí, các sự kiện lớn của thành phố, khu cắm trại trên các cồn, cù lao, sân golf đẳng cấp quốc tế,…

– Gia tăng nguồn cung khách sạn

Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch. Đến năm 2023,cần thiết đầu tư xây dựng thêm khách sạn 5 sao, phát triển hệ thống khách sạn 3-4 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là khách kinh doanh, công vụ. Trong quá trình phát triển sản phẩm lưu trú du lịch, chính quyền cần có biện pháp tăng cường kỷ cương quản lý nhà nướcnhằm bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch, bảo toàn được môi trường thiên nhiên, giữ gìn được bản sắc vănhóađịa phương.Trên góc độ thị trường, thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh sản phẩm lưu trú du lịch Cần Thơ lànơi nghỉ hấp dẫn và an toàn.

-Thu hút các nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch

Thành lập Quỹ Phát triển du lịch Cần Thơ; Chú trọng chính sách thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính vềđầu tư các hoạt động kinh doanh du lịch, hạ tầng du lịch; có chính sách ưu đãi tài chính,thuế cho các quận huyện nhằmthu hút đầu tư;tăng cường tính cạnh tranh trong quảng bá cơ hội đầu tư.

Hai là, tăng cường chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch

Việc khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch sẽgiúp tăng cường năng lực phục vụ du khách,từ đó làm tăng lượng du khách, thời gian lưu trú và mức chi tiêu.Đặc biệt, để thu hút nguồn vốn trong dân đầu tư phát triển du lịch, phải thể hiện rõ lợi ích người dân sẽ được hưởng khi tham gia trong thực tế hoặc có thể tồn tại được từ các HĐDL.

– Hỗ trợ về thủ tục hành chínhvà các hỗ trợ khác nhằm phát triển du lịch

Cần xây dựng “Trung tâm dịch vụ công”cung cấp các dịch vụ hành chính dành cho doanh nghiệp, người dân và các nhà đầu tư,…Khuyến khích các nhà đầu tư, người dân địa phươngthiết lập quan hệ đối tác và với các đối tác quốc tếtrong lĩnh vực du lịch (nhà hàng, khách sạn, lữ hành, vui chơi giải trí,…) đầu tư vào Cần Thơ.

Hỗtrợ, khuyến khích xây dựng khu tập trung kinh doanh món ăn đường phố của địa phương, dịch vụ dịch thực đơn cho các nhà hàng. Hỗ trợđào tạo hướng dẫn viên du lịch (chương trình đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật,…). Xây dựng chương trình thanh tra, cấp chứng nhận nhà hàng, chứng nhận các dịch vụ du lịch khác và xây dựng đường dây nóng phục vụ du lịch.

-Hỗ trợ về đất đai và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Kết hợp đa dạng các loại hình, phương thức đào tạo,bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực để bảo đảm cho HĐDLCần Thơđến năm 2023 có đủ lực lượng lao động theo yêu cầu; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản, ngắn hạndành cho các đối tượng lao động phổ thông, dân cư tại các điểm du lịch sinh thái, cộng đồng; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sởdu lịch tự tổ chức các lớp truyền nghề, đào tạo tại chỗ,…

– Hỗ trợ xúc tiến du lịch

 Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch đến năm 2023, tầm nhìn 2030 với các mục tiêu, định hướng cho từng giai đoạn gắn với thị trường truyền thống và các thị trường có tiềm năng. Xây dựng kế hoạch, chương trình quảng bá, xúc tiến về du lịch hàng năm. Thiếp lập các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan,ban ngành của thành phố trong quảng bá du lịch.Liên kết chặt chẽ với các thành phố lớn và các địa phương trong vùng ĐBSCLđể lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá. Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan quan trọng, đặc biệt là Tổng cục Du lịch Việt Nam, đồng thời đặt gian hàng du lịch tại các địa điểm quan trọng trong và ngoài nước, ví dụ như các phòng du lịch nước ngoài tại các quốc gia thị trường mục tiêu.

Xây dựng hình ảnh du lịch Cần Thơ là một trong những thành phố lớn nhất nằm trực tiếp ngay bên dòng sông Mêkong. Xúc tiến chương trình dán nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ du lịch Cần Thơ, nhãn du lịch bền vững Bông xen xanh.

Xây dựng bản sắc riêng biệt cho thành phố và các quận, huyệncủa Cần Thơ nhằm làm nổi bật giá trị văn hóa, lịch sử và môi trường của thành phốvà mỗi quận, huyện. Khách du lịch sẽ nắm rõ các sản phẩm khác nhau tốt hơn và đáp ứng nhu cầu của họ dễ dàng hơn. Phát triển các sản phẩm du lịch giúp quảng bá các điểm đặc trưng của địa phương (ví dụ, tour du lịch sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tham quan cùng người dân ở các làng nghề du lịch, hành trình du lịch văn hóa miệt vườn).Đưa những điểm đặc trưng này vào các ấn phẩm quảng bá.

- Hỗ trợ về thông tin du lịch

- Khuyến khích hình thành các hiệp hội, mạng lưới nghề nghiệp

Ba là, đẩy mạnh hình thành và đa dạng các tour du lịch

Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL,điểm xuất phát của các tuyến du lịch nội vùng (Cần Thơ – Vĩnh Long – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng – Cần Thơ; Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Hậu Giang – Cần Thơ; Cần Thơ – Cà Mau – Kiên Giang – Cần Thơ ; Cần Thơ – Kiên Giang – An Giang – Đồng Tháp – Vĩnh Long – Cần Thơ). Ngoài ra, Cần Thơ nằm trên tuyến du lịch quốc gia, trục giao thông quốc gia liên vùng và kết nối ĐBSCL với Campuchia và các nước trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng qua cửa khẩu Châu Đốc.

Để hình thành và đa dạng các tour du lịch thì giải pháp liên kết, kết nối là một trong những giải pháp then chốt để phát triển du lịch Cần Thơ thành trung tâm du lịch vùng. Liên kết phát triển sẽ có mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Cần Thơ cũng như của cả vùng ĐBSCL, nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến, góp phần hạn chế những yếu kém, bất cập hiện nay trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương cũng như cả vùng.Cần Thơ cần liên kết để hình thành và đa dạng Tour du lịch như sau:

Hình thành các tour du lịch với sự kết hợp đa dạng loại hình di chuyển như đi ô tô, đi thuyền, đi xe đạp, đi xuồng, ghe… trong một chuyến du lịch nhằm tạo sự trải nghiệm,cảm nhận của du khách về sản phẩm du lịch.

Hình thành các tour du lịch với những sản phẩm du lịch tiềm năng chuyên biệt. Liên kết với các địa phương có thế mạnh,vận dụng những cơ sở và đặc thù của các ngành nông nghiệp, thủy sản thế mạnh của vùng ĐBSCL,để xây dựng các tour du lịch kết hợp mớinhưtham quan, tìm hiểu các quy trình đánh bắt, nuôi trồng, các cơ sở chế biển thủy sản nhằm thu hút đượcnhiều nhóm du kháchvà tăng sự đa dạng.

Hình thành các tour du lịch liên kết với các tỉnh trong vùng để phát triển sản phẩmtheo chuyên đề, có sự đơn giản hóa do sự tương đồng về tài nguyên, văn hóa và điều kiện phát triển. Ngoài ra, cách liên kết sản phẩm có thể thực hiện dọc các tuyến du lịch quốc gia, vùng theo các tuyến quốc lộ và các tuyến sông lớn của vùng. Với tính chất khá khác biệt của từng địa phươngtrong vùng ĐBSCL, việc thực hiện liên kết tạo ra sự bổ sung phù hợpvàtạo sức hấp dẫn.

Hình thành các tour du lịch bằng cách liên kết liên vùngnhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch chuyên đề và tổng hợp khác nhau.Liên kết với Hà Nội, Đà Nẵng,thành phố Hồ Chí Minh,…và miền Đông Nam Bộ (du kháchhầu hết đều tập trung tại các nơi này) để thu hút khách đến Cần Thơ và điều phối khách cho toàn vùng.Sự liên kết này sẽ tạo ra sự kết hợp bổ sung, nhấn mạnh sự khác biệt và tăng tính hấp dẫn của vùng với cácsản phẩm khác nhau. 

Hình thành tour du lịch quốc tế với các liên kết sản phẩm quốc tế.Cần Thơ có thể trở thành tâm du lịch vùng ĐBSCL với sự thuận lợi ngày càng lớn trong giao thông đường bộ giữa các nước trong khu vựcđể hình thànhcác chương trình kết nối bằng đường bộ giữa ĐBSCL, Campuchia, Thái Lan và Myanmar.Có thể hình thành các tour du lịch quốc tế theo đường hàng không và đường thủy trên cơ sở phát huy tiềm năng sân bay quốc tế và cảng biển quốc tế của Cần Thơ. Đâycũng là thuận lợi lớn cho phát triển du lịch ĐBSCL cũng như cho việc phát triển các sản phẩm liên kết với các quốc gia trong khu vực.

Bốn là, đầu tư phát triển hạ tầng giao thôngphục vụ du lịch và bảo vệ môi trường

Tăng cường đầu tư, cải thiện các tuyến đường giao thông qua các tuyến du lịch quan trọng vùng ĐBSCL và Cần Thơ.Đầu tư phát triển các loại hình di chuyển đến Cần Thơ (đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy,…). Tăng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến gắn với các điểm, cụm, trung tâm du lịch trên địa bàn Thành phố.Cơ sở hạ tầng giao thôngyếu kém chính là rào cản lớn đối với phát triển du lịch,những dự án nâng cấp giao thông sẽ làm tăng đáng kể khả năng kết nối, thu hút khách du lịch tới Cần Thơ.

Từ Cần Thơ xây dựng các tuyến du lịch đường thủy nội vùng kết nối với các địa phương khác. Tăng cường khai thác tiềm năng của Sân bay quốc tế Cần Thơ, cải thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ xe khách, xe buýtvàcó các biện pháp giúp khách du lịch, đặc biệt là khách du lịchphương Tây đi lại bằng xe khách, xe buýt dễ dàng, thuận tiện.Phát triển các tuyến du lịch với các phương tiện đặc thù thân thiện với môi trường (du lịch bằng xe đạp, xe điện…)

Cải thiện công tác quản lý môi trường, rác thải tốt hơn, tăng cường kế hoạch chương trình kiểm tra tình trạng môi trường. Xây dựng chương trình thu gom và xử lý rác thải cho chợ nổi Cái Răng và các khu điểm du lịch.Thực hiện hợp tác công tư trong bảo vệ môi trường, có các chương trình, dự án như cùng với người dân, du khách thực các hoạt động vệ sinh môi trường, vớt rác trên sông, trồng cây xanh,…

(1) Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịchCần Thơ:Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2023, 2023.

(2) Nguồn khảo sát thực tế của tác giả đối với 500 đối tượng, gồm: chuyên gia du lịch, doanh nghiệp du lịch, quan chức, người dân địa phương, đối tượng khác (truyền thông, hướng dẫn viên, lao động tại các doanh nghiệp du lịch,…

(3), (4) Nguồn khảo sát 300 du khách trong nước và quốc tế của tác giả.

ThS Ngô Nguyễn Hiệp Phước

Trường Cao đẳng Cần Thơ

 

Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thành Phố Cần Thơ

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong một xã hội phát triển như hiện nay. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng tăng. Cùng đóng góp vào nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu du lịch toàn cầu, Việt Nam với rất nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, cùng với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, là một trong những quốc gia đầy sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Trong tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, du lịch Việt Nam càng có nhiều điều kiện hơn nữa để phát triển. Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long mà trung tâm là thành phố Cần Thơ sẽ là nơi không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách quốc tế khi đến Việt Nam. Với vai trò quan trọng của mình, thành phố Cần Thơ dựa trên những tiềm năng sẵn có đã ra sức phát triển dịch vụ du lịch phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Với diện tích gần 1.4 nghìn km2, dân số khoảng 1.154 nghìn người, thành phố trẻ Cần Thơ thực sự năng động, sẵn sàng đón 2,8 triệu lượt khách trong năm 2008. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành du lịch và bối cảnh cạnh tranh hiện nay, thành phố Cần Thơ cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Vấn đề đó cần phải sớm được nghiên cứu để có hướng phát triển tốt hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu đó nên em quyết định chọn đề tài ” Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” nhằm nhìn lại những hạn chế của hoạt động du lịch tại Cần Thơ để phát triển nó một cách bền vững, đặc sắc hơn.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Chuyên Đề Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thành Phố Cần Thơ Mới Nhất

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong một xã hội phát triển như hiện nay. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng tăng. Cùng đóng góp vào nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu du lịch toàn cầu, Việt Nam với rất nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, cùng với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, là một trong những quốc gia đầy sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Trong tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, du lịch Việt Nam càng có nhiều điều kiện hơn nữa để phát triển. Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long mà trung tâm là thành phố Cần Thơ sẽ là nơi không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách quốc tế khi đến Việt Nam. Với vai trò quan trọng của mình, thành phố Cần Thơ dựa trên những tiềm năng sẵn có đã ra sức phát triển dịch vụ du lịch phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Với diện tích gần 1.4 nghìn km2, dân số khoảng 1.154 nghìn người, thành phố trẻ Cần Thơ thực sự năng động, sẵn sàng đón 2,8 triệu lượt khách trong năm 2008. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành du lịch và bối cảnh cạnh tranh hiện nay, thành phố Cần Thơ cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Vấn đề đó cần phải sớm được nghiên cứu để có hướng phát triển tốt hơn trong thời gian tới.

Tải tài liệu miễn phí – My WordPress Blog30

Vì tính chất bảo mật nên chúng tôi cần xác minh bằng CODE

XEM HƯỚNG DẪN LẤY CODE TẠI ĐÂY

Vì tính chất bảo mật nên chúng tôi cần xác minh bằng CODE

This content is password-protected. Please verify with a password to unlock the content.

XEM HƯỚNG DẪN LẤY CODE TẠI ĐÂY

PHẦN GIỚI THIỆU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong một xã hội phát triển như hiện nay. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng tăng. Cùng đóng góp vào nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu du lịch toàn cầu, Việt Nam với rất nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, cùng với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, là một trong những quốc gia đầy sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Trong tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, du lịch Việt Nam càng có nhiều điều kiện hơn nữa để phát triển. Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long mà trung tâm là thành phố Cần Thơ sẽ là nơi không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách quốc tế khi đến Việt Nam. Với vai trò quan trọng của mình, thành phố Cần Thơ dựa trên những tiềm năng sẵn có đã ra sức phát triển dịch vụ du lịch phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Với diện tích gần 1.4 nghìn km2, dân số khoảng 1.154 nghìn người, thành phố trẻ Cần Thơ thực sự năng động, sẵn sàng đón 2,8 triệu lượt khách trong năm 2008. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành du lịch và bối cảnh cạnh tranh hiện nay, thành phố Cần Thơ cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Vấn đề đó cần phải sớm được nghiên cứu để có hướng phát triển tốt hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu đó nên em quyết định chọn đề tài “ Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” nhằm nhìn lại những hạn chế của hoạt động du lịch tại Cần Thơ để phát triển nó một cách bền vững, đặc sắc hơn. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng du lịch tại thành phố Cần Thơ để từ đó đề ra những giải pháp phát triển trong những năm tới. Mục tiêu cụ thể: – Đánh giá thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ trong 3 năm 2006-2008. – Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên. – Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch thành phố Cần Thơ. – Tìm ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Cần Thơ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp phân tích: So sánh các số liệu bao gồm số tuyệt đối, số tương đối, chênh lệch. Dùng Excel tính các số liệu cần thiết. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Nội dung nghiên cứu: Đánh giá, phân tích khái quát thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ. Thời gian nghiên cứu: Trong 3 năm 2006-2008. Không gian nghiên cứu: Tại thành phố Cần Thơ. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ: 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Cần Thơ: 1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên: Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây sông Hậu và nằm trong tam giác du lịch: An Giang – Cần Thơ – Kiên Giang. Phía bắc giáp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp; phía tây giáp Kiên Giang; phía nam giáp Hậu Giang và phía đông giáp Vĩnh Long. Diện tích khoảng 1.4 nghìn km2. Cũng như các tỉnh khác trong khu vực, Cần Thơ có hệ thống kênh, ngòi chằng chịt thuận lợi cho giao thông, mua bán hàng hóa. Trên địa bàn còn có quốc lộ 1A chạy qua tạo nhiều điều kiện để phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội … 1.1.1.2 Xã hội: Dân số Cần Thơ trên 1.154 nghìn người, thu nhập bình quân 1.222 USD/người/năm (2007), bao gồm các dân tộc: Kinh – Khmer – Hoa, dân thành thị chiếm 49.9%. Cần Thơ là trung tâm giáo dục của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều trường đại học, cao đẳng và trang thiết bị hiện đại như: ĐH Cần Thơ, ĐH tại chức Cần Thơ, ĐH Tây Đô, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế Kĩ Thuật Cần Thơ … tổng cộng có khoảng 47.000 sinh viên (2007). 1.1.1.3 Kinh tế: Cần Thơ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Dọc theo quốc lộ 1A có thể đến các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đặc biệt, với quốc lộ 91 người dân có thể sang nước bạn Thái Lan, Campuchia rất thuận lợi. Thêm vào đó, hiện nay Cần Thơ đã có Sân bay Trà Nóc, việc du lịch ra Phú Quốc hay Hà Nội cũng trở nên thuận tiện hơn. Về đường thủy, Cần Thơ có 3 cảng lớn phục vụ xếp nhận hàng hóa dễ dàng bao gồm: – Cảng Cần Thơ: diện tích 60.000 m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn, hiện nay là cảng xuất nhập khẩu lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. – Cảng Trà Nóc: diện tích 16 ha, có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm. – Cảng Cái Cui: có thể phục vụ tàu từ 10.000 – 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa qua cảng có thể đạt 4.2 triệu tấn/năm. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16.52% trong cơ cấu kinh tế, cây nông nghiệp chính là lúa. Sản lượng lương thực năm 2007 là 1.136 nghìn tấn chiếm 2.84% cả nước, 6.03% khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Về chăn nuôi, số lượng trâu bò khoảng 6.6 nghìn con, gia cầm khoảng 1.85 triệu con. Về thủy sản, nuôi trồng đạt trên 143 nghìn tấn, khai thác 6268 tấn, tổng giá trị đạt 1200 tỷ đồng (2007). Công nghiệp Cần Thơ cũng đang trên đà phát triển mạnh. Cần Thơ có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, công suất 200 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện nay, tổ máy số 1 của nhà máy nhiệt điện Ô Môn cũng đã đưa vào sử dụng với công suất 330 MW. Công nghiệp Cần Thơ đã cơ bản xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho các đối tác nước ngoài: điển hình là 2 khu công nghiệp Trà Nóc thuộc quận Bình Thủy. Ngoài ra Trung tâm Công nghệ phần mềm Cần Thơ cũng được thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (45.15% năm 2007). Tại Cần Thơ có nhiều siêu thị, khu mua sắm như: Co-op. Mart, Maximart, Citimart, Vinatex…cùng hệ thống ngân hàng dày đặc như: Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, ACB, Đông Á… Bên cạnh đó, kết hợp với đội ngũ taxi, xe khách chất lượng cao đã tạo sức mạnh tổng hợp cùng nhau phát triển. 1.1.2 Giới thiệu một số điểm du lịch trọng yếu của thành phố Cần Thơ: Hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống các cồn như: cồn Cái Khế, cồn Khương, cồn Ấu… cùng hai chợ nổi Cái Răng, Phong Điền là lợi thế rất lớn cho Cần Thơ phát triển loại hình du lịch miệt vườn sông nước. Đến với Cần Thơ, không ai không biết đến Bến Ninh Kiều. Nằm ở hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, dưới bến sông luôn tấp nập xuồng bè xuôi ngược. Công viên trên bến, nơi mà du khách có thể ngồi trò chuyện hay đưa mắt nhìn về làng Chày bên kia sông và thấp thoáng một dảy cù lao phía bên trái sẽ tạo cho du khách một niềm rung cảm dạt dào. Tại đây không hề có cảm giác chói chang ánh mặt trời hay hay khó chịu vì khói bụi của thành phố mà là một thiên nhiên thoáng mát và thơ mộng. Về đêm, du khách có thể thả mình lênh đênh trên sông Cần Thơ với chiếc du thuyền có phục vụ đồ ăn thức uống và cả đàn ca cổ nhạc. Khi ra giữa sông nhìn ngược về thành phố lấp lánh với hàng ngàn ánh đèn sẽ là cảnh tượng khó quên trong lòng du khách khi đến với thành phố Cần Thơ.

Hình 1: Bến Ninh Kiều Cũng tại bến Ninh Kiều, du khách có thể tham gia tour đến chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền. Ngay từ tên gọi ta đã biết nét đặc biệt của hai chợ này là mua bán hàng hóa trên sông.

Hình 2: Chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng cách trung tâm thành phố khoảng 6 km đường bộ. Chợ có bán nhiều loại nông sản, trái cây, hàng hóa , thực phẩm… Đến đúng giờ hoạt động (từ tờ mờ sớm đến khoảng 8-9 giờ) du khách có thể thấy rất nhiều ghe xuồng tấp nập trên sông, mỗi ghe có dựng một cây cao, trên đó người ta treo những loại hàng hóa mà mình bán gọi là cây “bẹo”. Vì thế không cần phải hỏi ghe có bán thứ mình cần hay không mà chỉ cần nhìn vào cây bẹo thì đã biết. Điều đặc biệt nữa là chợ còn bán cả hủ tiếu, phở, hay quán nhậu nổi… Còn chợ nổi Phong Điền nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 km về phía Đông Nam. Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng và đến 7-8 giờ thì tan dần. Tương tự như chợ nổi Cái Răng nhưng hàng hóa ở đây phong phú hơn, có cả những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động, xăng dầu cho ghe xuồng… Chợ còn có sẵn hàng chục tàu đò, vỏ lãi sẵn sàng đưa du khách tham quan chợ nổi, chủ đò có thể kiêm luôn vai trò thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan. Trở lại với bến Ninh Kiều, cách nơi đây chưa đầy 1km, sát cầu Cần Thơ là khu du lịch sinh thái Phù Sa. Được xây dựng tại bãi bồi Cồn Ấu, diện tích khoảng 30 ha. Tại đây có hệ thống nhà nghỉ với nhiều tiện nghi hiện đại dược bao quanh bởi những thảm cỏ và những khóm hoa nhiều màu sắc. Nhà hàng Phù Sa với sức chứa 500 khách là nơi hoàn hảo để tổ chức tiệc cưới, sinh nhật … với nhiều món ăn cầu kì, mới lạ. Bên cạnh đó, du khách còn có thể chơi nhiều trò chơi rất hấp dẫn, vui nhộn như: moto nước, cano kéo dù bay, cano kéo bè chuối, cano dã ngoại, lướt ván, bơi xuồng, câu sấu…

Hình 3: Khu du lịch Phù Sa Còn nhiều khu du lịch sinh thái sông nước khác luôn chào đón du khách tham quan và hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều điều thú vị. Cần Thơ hiện nay vẫn còn nhiều di tích văn hóa- lịch sử tồn tại hàng trăn năm qua. Với đặc điểm này, Cần Thơ cũng đã phát triển thêm loại hình du lịch văn hóa truyền thống để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về nét văn hóa cổ của thành phố. Một trong những địa điểm nổi tiếng là chợ cổ Cần Thơ. Là một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ hàng trăm năm trước. Chợ mang một nét rất riêng của đồng bằng châu thổ, đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra, treo đèn trước mũi lấp lánh cả một khúc sông đem đến cho Cần Thơ một điểm du lịch mới.

Hình 4: Chợ cổ Cần Thơ Ra khỏi trung tâm thành phố một chút về hướng Bình Thủy có một ngôi đình tên là Đình Bình Thủy. Đây là một đình thần tại Cần Thơ được xây dựng vào năm 1844 với diện tích hơi 4000 m2, tọa lạc tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy – Cần Thơ. Hiện nay, Đình vẫn còn lưu giữ được nhiều yếu tố cổ. Ẩn sau đó không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và miền Tây Nam bộ nói chung. Hằng năm, người dân địa phương tổ chức các ngày lễ thượng điền và hạ điền với nhiều trò chơi dân gian thú vị. Đến đây vào những ngày này du khách có thể thưởng thức nét truyền thống độc đáo này. Cũng tại Bình Thủy còn có một di tích khác là Nhà cổ Bình Thủy. Được xây dựng năm 1870, trãi bao nhiêu năm nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên kiến trúc của nó. Đặc biệt là trong nhà vẫn còn lưu giữ nhiều món đồ cổ quí giá với những câu chuyện ly kì gắn liền với nó.

Hình 5: Nhà cổ Bình Thủy ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006-2008: 1.2.1 Lượng khách đến tham quan du lịch thành phố Cần Thơ 2006-2008: Cần Thơ với vị trí là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút được khá nhiều du khách trong những năm qua và doanh thu không ngừng tăng nhanh. Thống kê trong 3 năm 2006-2008, lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ tăng như sau:

Hình 6: Biểu đồ lượt khách du lịch đến Cần Thơ 2006-2008 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ. Tính riêng lượng khách lưu trú hàng năm chiếm trên 32% tổng lượng khách đến thành phố. Bảng 1: LƯỢNG KHÁCH LƯU TRÚ ĐẾN THAM QUAN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2006-2008

Năm 2006 (lượt) Năm 2007 (lượt) Năm 2008 (lượt) Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007

lượt % lượt %

Khách lưu trú : + Quốc tế + Nội địa 543.650 121.221 422.429 693.055 156.042 537.013 817.250 172.190 645.060 149.405 34.821 114.584 27,48 28,73 27,13 124.195 16.148 108.047 17,92 10,35 20,12

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ. Lượt khách lưu trú năm 2007 tăng 27.48% so với năm 2006 và tiếp tục tăng 17.92% trong năm 2008 đã làm cho doanh thu toàn ngành tăng 34.73% trong năm 2007 và 24.68% trong năm 2008.

Hình 7: Biểu đồ doanh thu hoạt động du lịch Cần Thơ 2006-2008 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ. Trong năm 2008 vừa qua mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, nhưng Cần Thơ cũng đã tận dụng tối đa cơ hội “Năm du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ” đảm bảo tăng doanh thu đến 24.68%. 1.2.2 Cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch của thành phố Cần Thơ: Thành phố trẻ Cần Thơ được ban tặng là trung tâm của khu vực miền Tây Nam bộ, trên địa bàn có cả ba đầu mối giao thông quan trọng là: đường bộ với đoạn Quốc lộ 1A chạy qua dẫn đi các tỉnh, đường thủy với 3 cảng lớn phục vụ xuất khẩu, đường không với Sân bay Trà Nóc sắp tới nâng cấp thành Sân bay quốc tế. Ngoài ra, Cần Thơ còn có một hệ thống các nhà hàng, khách sạn từ bình dân đến sao phục vụ người dân thành phố và du khách. Thành phố có khoảng 126 khách sạn với 3132 phòng, trong đó có 27 khách sạn tiêu chuẩn 1 – 4 sao đáp ứng đủ chỗ cho du khách trong mùa du lịch, tiêu biểu như: Victoria, Golf, Hòa Bình, Ninh Kiều… Từ các khách sạn này có thể dễ dàng đến các văn phòng chính quyền, bảo tàng, ngân hàng, bưu điện, khu vui chơi giải trí… Đội ngũ xe taxi, xe khách, trung chuyển hùng hậu giúp du khách đi lại dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, sân bay Cần Thơ đi vào hoạt động cũng sẽ giúp du khách trong và ngoài nước có thể tìm đến với Cần Thơ dễ dàng hơn. Sau 5 năm trực thuộc trung ương, đến nay hệ thống đường sá, cầu cống của thành phố đã hoàn chỉnh, không còn khó khăn trong việc tiếp cận với các điểm du lịch nữa. Đường phố được chỉnh trang, lát gạch vỉa hè… tạo không khí thoáng mát, sạch sẽ. Nhiều công trình đang trong giai đoạn thi công nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho du khách, quan trọng nhất là cầu Cần Thơ dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2010.

Hình 8: Mô hình cầu Cần Thơ sau khi hoàn thành. 1.2.3 Tương quan về du lịch giữa thành phố Cần Thơ với cả nước và các tỉnh lân cận: Với An Giang: An Giang với hệ thống núi non đặc trưng của miền Tây sông nước, thuận lợi để phát triển loại hình du lịch tâm linh, dã ngoại, kết hợp du lịch sinh thái, leo núi. Bên cạnh đó, An Giang còn có lợi thế về đường biên giới với Campuchia, có thể trở thành nơi trung chuyển du lịch qua biên giới. Năm 2008, An Giang thu hút được 4.1 triệu du khách trong khi Cần Thơ chỉ có 2.8 triệu. Doanh thu từ du lịch của An Giang chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn tới, An Giang tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho du lịch. Với Kiên Giang: Kiên Giang có tiềm năng du lịch mạnh mẽ và đa dạng: đồng bằng – rừng – núi – biển – đảo. Đặc biệt, đảo Phú Quốc đang là điểm thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Kiên Giang còn có vị trí thuận lợi liên kết các tour du lịch đến các nước ASEAN, chặt chẽ nhất là Campuchia và Thái Lan. Trong 2 năm 2006-2007, tốc độ phát triển khá cao, tổng doanh thu năm 2006 là 360 tỷ và đạt 400 tỷ vào năm 2007. Với Tiền Giang: Tiền Giang phát triển du lịch chủ yếu dựa vào di tích văn hóa và sinh thái với các điểm nổi tiếng như: di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút, Ấp Bắc, khu sinh thái Đồng Tháp Mười… Hằng năm lượng du khách đạt hơm 330.000 lượt. Giới thiệu và thống kê sơ lược như trên cho thấy, Cần Thơ tuy có khá nhiều thế mạnh nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả. Doanh thu du lịch Cần Thơ Cần Thơ so với các tỉnh khác và cả nước vẫn còn rất thấp. Hình 9: Biểu đồ so sánh doanh thu du lịch trong năm 2007

a) Cần Thơ và các tỉnh khác.

b) Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang. Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử các tỉnh. So với cả nước, lượt khách nước ngoài đến Cần Thơ chỉ chiếm 6.06% cho thấy du lịch Cần Thơ chưa thực sự nổi bật so với các địa phương khác. Trong đó một phần cũng vì lí do các tỉnh trong khu vực chủ yếu phát triển cùng loại hình du lịch sinh thái chưa tạo nhiều khác biệt với nhau. Chính vì vậy, Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang giai đoạn 2006-2010 là một hướng đi đúng đắn nhằm khai thác tiềm năng du lịch và đa dạng hóa tour, tuyến du lịch của thành phố Cần Thơ. 1.2.4 Thuận lợi và khó khăn của việc phát triển du lịch tại thành phố Cần Thơ: 1.2.4.1 Thuận lợi: Về vị trí: là thành phố trung tâm của miền Tây Nam bộ, Cần Thơ dễ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi vùng đất còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và chi phí thì thấp hơn rất nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, từ sau khi Nghị quyết của Bộ Chính trị số 45-NQ/TW: “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kì CNH-HĐH đất nước” ngày 17 tháng 02 năm 2005 được ban hành, Cần Thơ càng được Nhà Nước chú trọng đầu tư phát triển hơn nữa. Sau 4 năm thực hiện nghị quyết, Cần Thơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: nhiều tuyến đường như Bốn Tổng – Một Ngàn, Mậu Thân – Trà Nóc, lộ 91 – Nam Sông Hậu… được nâng cấp mở rộng, xây dựng trung tâm văn hóa đáp ứng yêu cầu là nơi giáo dục truyền thống, tổ chức lễ hội, du lịch vui chơi giải trí cho cả vùng và giữ gìn bản sắc văn hóa miền Tây Nam bộ. Cũng nhờ có vị trí chiến lược nên đây luôn là điểm dừng chân trong hành trình đến các tỉnh phía Nam của du khách tạo điều kiện cho du lịch Cần Thơ giới thiệu tiềm năng của mình.

Du Lịch Lạng Sơn: Thực Trạng Và Định Hướng Phát Triển

Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là nơi có khá nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên; có đường biên giới giáp với Quảng Tây – Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ biên giới;

Lạng Sơn còn có các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế chạy qua; có nhiều thắng cảnh và di tích văn hoá, di tích lịch sử, như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Chùa Tiên, khu du lịch nghỉ mát Mẫu Sơn, hệ thống các hang động ở Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia và Bắc Sơn,…

Lạng Sơn là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống, là sự hoà nhập của cộng đồng, những tập quán sinh hoạt, những phong tục hội hè, những phiên chợ vùng cao, những ngày hội Lồng thồng, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, cũng như những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn …. đều say đắm lòng người. Ngoài ra quê hương Xứ Lạng còn có những nét văn hoá ẩm thực đặc sắc mang đậm những phong vị riêng như: phở chua, vịt quay, khau nhục, xá xíu, thịt lạp, xôi ngũ sắc, bánh cuốn, bánh phồng, măng ớt, khẩu Shi … Cùng với các món ăn đó, các loại hoa quả tại vùng quê Xứ Lạng cũng đa dạng phong phú như: mơ, lê Tràng Định, mận Bình Gia, quýt Bắc Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm, na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn… Sự phong phú, đa dạng và độc đáo của các sản phẩm ẩm thực của Lạng Sơn sẽ là ấn tượng sâu sắc đối với du khách sau mỗi lần đến thăm, tìm hiểu và thưởng thức.

Vị trí của Lạng Sơn trở nên quan trọng cho ngành du lịch của tỉnh nhà và cho ngành du lịch cả nước. Đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối chính sách đổi mới và hội nhập, các hệ thống trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu và chợ biên giới tại Lạng Sơn được xây dựng và nâng cấp, cùng với các thủ tục hành chính được cải cách thuận tiện…. Nên việc giao lưu buôn bán và tham quan du lịch ngày càng diễn ra sôi động, từng bước đưa Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm giao lưu buôn bán, tham quan quan du lịch với các loại hình như: du lịch mua sắm, du lịch tâm linh, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch biên giới và sang nước bạn Trung Quốc.

Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ về phát triển du lịch, đặc biệt là Chương trình hành động quốc gia về du lịch và sự quan tâm giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, ngành du lịch của tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Lạng Sơn các giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 – 2010; tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh và ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch các giai đoạn 2000 – 2005; 2006 – 2010; đề xuất xây dựng các quy định ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực du lịch. Do đó những năm qua tốc độ tăng trưởng ngành du lịch dịch vụ bình quân đạt 13,2 %, chiếm 38,8 % trong cơ cấu GDP của tỉnh.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được ổn định và kiện toàn đáp ứng yêu cầu công việc; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh như: Công an, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh giải quyết kịp thời thuận lợi các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch.

Công tác xúc tiến du lịch ngày càng được quan tâm. Những năm qua ngành luôn tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như: hội chợ, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động xúc tiến khác nhằm quảng bá cho khách du lịch, nhà đầu tư về tiềm năng du lịch Lạng Sơn.

Xác định du lịch biên giới là một thế mạnh của du lịch Lạng Sơn, do đó cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh đã thường xuyên trao đổi để hợp tác với Cục Du lịch Quảng Tây – Trung Quốc ký các biên bản thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa hai bên để tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp lữ hành của hai bên hợp tác trao đổi khách với nhau, phối hợp về xúc tiến quảng bá để khai thác nguồn khách mở rộng thị trường, mặt khác trao đổi và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cũng như phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Về quy hoạch và các dự án đầu tư: Hiện nay Lạng Sơn đang triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2023 và tầm nhìn đến năm 2030; Lập Dự án điều chỉnh Quy hoạch khu du lịch Mẫu Sơn theo hướng mở rộng quy mô lớn hơn; Một số quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các khu, điểm du lịch khác trên địa bàn đã phê duyệt, được triển khai, quản lý và thực hiện theo các quy định hiện hành.

Về hoạt động du lịch dịch vụ: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được các doanh nghiệp đầu tư mới và thường xuyên cải tạo nâng cấp, bổ sung trang thiết bị với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Nâng số cơ sở lưu trú đến thời điểm hiện nay lên hàng trăm cơ sở, với hơn 3000 giường. Hoạt động kinh doanh lữ hành có sự chuyển biến tích cực, các đơn vị đã chủ động khai thác nguồn khách và thị trường du lịch, nhất là thị trường Trung Quốc, với nhiều loại hình du lịch, nhiều tour, tuyến khác nhau như: du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch gắn với khảo sát thị trường tạo cơ hội kinh doanh, hội thảo khoa học, mua sắm ….

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thì du lịch Lạng Sơn cũng còn nhiều khó khăn bất cập, đặc biệt là tiềm năng và thế mạnh về du lịch chưa được khai thác tương xứng. Vì vậy trên cơ sở các chủ trương, định hướng của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn xác định một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển du lịch trong thời gian tới như sau:

Về quy hoạch và xây dựng các dự án phát triển du lịch: Sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn đến năm 2023 và tầm nhìn đến năm 2030. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, các khu, điểm du lịch như: Phát triển Khu du lịch Mẫu Sơn theo hướng mở rộng với nhiều nội dung phong phú và riêng biệt hướng tới thành khu lịch quốc gia; Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án tại các khu du lịch Nhị Tam Thanh, thành Nhà Mạc, khu du lịch sinh thái Hồ Nà Tâm, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố và các cửa khẩu; Triển khai thực hiện các đề án về quy hoạch tổng thể, quy hoạch các khu, các điểm du lịch và các ngành nghề truyền thống của tỉnh. Đầu tư các khu, điểm du lịch gắn kết, đan xen để phát triển một số loại hình du lịch là thế mạnh của tỉnh như: du lịch tâm linh; du lịch sinh thái, hang động; du lịch mua sắm; du lịch cửa khẩu và tham quan các danh lam thắng cảnh.

Đặc biệt là cùng với các trung tâm thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã được đầu tư và trở thành điểm du lịch mua săm hấp dẫn, Lạng Sơn còn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh – (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (Việt Nam), mặt khác Chính Phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và ban hành Quy chế hoạt động. Với các chính sách đầu tư mở rộng, cơ chế quản lý năng động sẽ mở ra cho du lịch Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát triển.

Nghiên cứu quy hoạch tôn tạo các di tích, danh thắng, khôi phục những nét văn hóa đặc sắc như: hát then, sli, lượn, các món ăn ẩm thực truyền thống có chất lượng và mang đậm tính riêng của vùng đất Xứ Lạng để phục vụ khách du lịch.

Đẩy mạnh phát triển các tour tuyến du lịch: Tiếp tục phát huy những tour du lịch truyền thống, trong đó đặc biệt là chú trọng phát huy thế mạnh về loại hình du lịch như: du lịch mua sắm tại các khu cửa khẩu và trung tâm thành phố Lạng Sơn; du lịch cửa khẩu biên giới và đi vào nội địa Trung Quốc; du lịch tâm linh, du lịch hang động và cảnh quan môi trường sinh thái. Tạo điều kiện cho các danh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết khảo sát và xây dựng các tour, tuyến du lịch mới với các hình thức và phương tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường hàng không; trong đó tập trung những tour tuyến nhằm khai thác nguồn khách đầy tiềm năng từ các tỉnh, thành phố lớn của đất nước như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ và đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu về tiềm năng, các điểm đến của Lạng Sơn với du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách như: ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, các thủ tục quản lý xuất nhập cảnh và các thủ tục hành chính khác nhằm tạo thuận lợi nhất cho du khách và nhà đầu tư đến với Lạng Sơn. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ CBCNV làm du lịch bằng nhiều hình thức. Về hợp tác phát triển: Chú trọng phát huy những kết quả đạt được từ sự hợp tác với các tỉnh bạn, với Quảng Tây Trung Quốc. Đặc biệt là tiếp tục liên kết và hợp tác với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các, tỉnh thành phố lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng để cùng thúc đẩy tạo cơ hội mới cho du lịch phát triển hiệu quả và bền vững hơn.

Với những nhiệm vụ cơ bản nêu trên, cùng với sự nỗ lực các cấp các ngành, đặc biệt là bằng năng động sáng tạo của các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh, tin tưởng rằng du lịch Lạng Sơn sẽ có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.

Thực Trạng Và Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Bình Định

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA ĐỊA LÍ – ĐỊA CHÍNH

Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh BìnhĐịnh

GVHD: LÊ THỊ LÀNHNHÓM: 5

CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀIMỞ ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

CHƯƠNG 2:

CHƯƠNG 3:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU

TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH

LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH

CỨU

BÌNH ĐỊNH

KẾT LUẬN

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Du lịch – ngành kinh tế được ví như là ” Công nghiệp không khói” đã trở thành hoạt động kinh tế sôi độnghàng đầu trên thế giới

Bình Định là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với diện tích 6050,6 km

2

là một trong

các cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và vùng Nam Lào.

Có vị trí địa lí, địa hình tương đối phức tạp nhưng lại có nhiều cảnh quan đẹp như: Ghềnh Ráng – Tiên Sa,Hầm Hô, đầm Thị Nại, Cù Lao Xanh, suối khoáng nóng Hội Vân,…cùng với một bề dày lịch sử.

Với 231 di tích trong đó có 33 di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 50 di tích lịch sử-văn hóađược xếp hạng cấp tỉnh tạo ra nhiều sản phẩm du lịch thu hút nhiều du khách: tháp Chăm, Bảo tàng QuangTrung, võ cổ truyền, ẩm thực…

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bình Định cũng được mệnh danh là “Đất võ trời văn” nơi sản sinh ra nhiều nhà văn hóa, nhà anh hùnghào kiệt. Chình những yếu tố này giúp cho tỉnh Bình Định có tiềm năng về du lịch vô cùng quý giá

Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bình Định còn đơn điệu, nghèo nàn chưatương xứng với tiềm năng , chưa mang tính đặc trưng của địa phương làm hài lòng và thõa mãn nhu cầutìm hiểu của khách du lịch.

Do đó, việc thực hiện đề tài ” Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định” có ý nghĩa líluận và thực tiễn cao.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bình Định nói chung. Từ đó, đề xuất một số giảipháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài phải:

Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của ngành du lịch nói chung.

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định.

Đánh giá tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định.

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứuTìm năng phát triển du lịch.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Các tài nguyên du lịch, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội phục vụ cho pháttriển du lịch

Thời gian: 24/11-16/12/2023

Không gian: tỉnh Bình Định

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Quan điểm nghiên cứu:

Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm hệ thống, tổng hợp

Quan điểm thực tiễn

Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Phương pháp bản đồ

Phương pháp khảo sát thực địa

6.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lí luận và thực tiễnvề vấn đề nghiên cứu.

Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

Giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định.

7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

7.1. KQ1: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn

Cơ sở lí luận:

Khái niệm du lịch

Tiềm năng du lịch

Tài nguyên du lịch

Điểm du lịch

Tuyến du lịch

7.1. KẾT QUẢ THỨ NHẤT

7.1. KQ1: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn

Các khái niệm về du lịch.

Tiềm năng du lịch là tổng hợp tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài có giá trị khai thác, sử dụng vàphát triển. Tiềm năng du lịch là một trong những điều kiện trực tiếp để phát triển du lịch. Tiềm năng dulịch bao hàm: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, con người, thị trường, các điều kiện về kinh tế – xã hội…

Sự đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên về tự nhiên lẫn nhân văn:

*

+Về tự nhiên: bãi biển, hang động, đảo, nước khoáng, cảnh quan…

*

+Về nhân văn: di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, làng nghề thủ công truyền thống, lễ hội…

7.1. KẾT QUẢ THỨ NHẤT

7.1. KQ1: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch

*

Điều kiện để công nhân là điểm du lịch :Theo điều 24, mục 1, chương 4 Luật Du lịch Việt Nam(2005)

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắnvới các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

Điều kiện để công nhân là tuyến du lịch :Theo điều 25, mục 1, chương 4 Luật Du lịch Việt Nam(2005)

7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình ĐịnhTiềm năng:+ Vị trí địa lí+ Điều kiện tự nhiên+ Tài nguyên du lịch tự nhiên+ Tài nguyên du lịch nhân văn+ Điều kiện kinh tế-xã hội: dân cư, cơ sở vật chất, hạ tầng..

7.2. KẾT QUẢ THỨ HAI

7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định1. Doanh thu từ du lịch trong những năm quaTổng doanh thu du lịch Bình Định giai đoạn 2001-2010

Năm

Tổng doanh thu (tỷ đồng)

Tăng so vói năm trước (%)

2001

50.096

10

2002

54.487

9

2003

60.281

11

2004

75.000

24

2005

90.000

20

2006

110.000

22

2007

142.800

30

2008

190.000

33

2009

214.538

13

2010

275.985

29

Tăng TB

20.87Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định

7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình ĐịnhCơ cấu GDP theo ngành tỉnh Bình Định giai đoạn 2001-2010Đơn vị tính : tỷ đồng2001

GDP

2009

Tỉ lệ (%)

GDP

2010

Tỉ lệ (%)

GDP

Tỉ lệ (%)

Tốc độ tăngtrưởng

Ngành kinh tế(%)

1.Nông -Lâm-Ngư

1805,6

46,61

3038,8

35,78

3273,2

34,96

6,83

2.CN-XD

776,9

20,05

2357,3

27,75

2681

28,63

14,75

3.Dịch vụ

1291,4

33,34

3098

36,47

3408,55

36,41

11,39

Du lịch

60,1

1,55

199,1

2,34

213,4

2,28

15,12

Tổng cộng

3873,9

100

8494,1

100

9362,7

100

10,3

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định; Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnhBình Định

7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định2.Quy mô khách du lịchTổng lượng khách du lịch đến Bình Định giai đoạn 20012010Năm

Tổng lượng kháchSố lượng

Khách quốc tếTăng so với năm

Số lượng

trước(%)

Khách nội địaTăng so với năm

Số lượng

trước(%)

Tăng so với nămtrước(%)

2001

146.396

12

20.036

14

126.060

11

2002

162.579

11,05

23.412

15,12

139.167

10,39

2003

183.340

12,77

18.174

-22,37

165.166

18,68

2004

275.000

49,99

25.000

37,55

250.000

51,36

2005

380.000

38,18

28.373

13,49

351.627

40,65

2006

450.000

18,42

35.000

23,35

415.000

18,02

2007

560.000

24,44

42.000

20

518.000

24,81

2008

712.800

27,28

57.018

35,75

655.782

26,59

2009

835.000

17,14

64.000

12,24

771.000

17,56

2010

1.040.000

24,55

76.800

20

963.200

24,92

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnhBình Định

7.2. KQ2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định3.Quy mô cơ sở lưu trúTình hình lưu trú của khách du lịch tại Bình Định giai đoạn 20052010(Đơn vị: Lượtkhách)

2005

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số khách

380.000

450.000

560.700

712.800

835.000

1.040.000

Ngày lưu trú TB KQT

1,59

1,70

1,81

1,80

1,83

1,95

Ngày lưu trú TB KNĐ

1,70

1,74

1,83

1,84

1,82

2,3

Bình quân chung

1,69

1,73

1,82

1,83

1.82

2,2

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnhBình Định

7.3. KQ3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

Cần quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịc h:

*

Quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng để phát triển du lịch, có những giải pháp quản lí và pháttriển du lịch.

*

Bên cạnh đó cần quy hoạch chuyên ngành khác như các làng nghề truyền thống, hệ thống siêu thị, điểm muasắm, nhà hang.. làm phong phú các loại hình dịch vụ du lịch.

7.3. KẾT QUẢ THỨ BA

7.3. KQ3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

Về mũi nhọn đầu tư phát triển hạ tầng:

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông vận chuyển du lịch.

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch biển

Đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan Tp Quy Nhơn

Nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ phục vụ du lịch tại một số di tích và danhthắng.

Xây dựng một số khu vui chơi, giải trí tổng hợp với nhiều loại hình kết hợp

Thu hút đầu tư, xây mới hệ thống cơ sở lưu trú, hình thành tổ hợp khách sạn kết hợp và trung tâmthương mại, kết hợp nghỉ dưỡng và hội nghị hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế.

7.3. KẾT QUẢ THỨ BA

7.3. KQ3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

Về giải pháp phát triển du lịch bền vững:

Huy động các nguồn lực trong nước lẫn ngoài nước trong việc khai thác và phát triển du lịch

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về vị trí và vai trò của du lịch

Đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ cho du lịch

Sớm thiết lập hệ thống văn phòng đại diện du lịch Bình Định

8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

30

7.3. KQ3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

Về trọng tâm phát triển du lịch:

Tiến hành quy hoạch về không gian các tuyến, các khu, cụm, điểm du lịch

Chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh

Chính sách khuyến kích đầu tư để thu hút các công ty du lịch lớn của quốc gia và quốctế

8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

8.1. Những mặt đạt được

Hệ thống hóa được các cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đếm ngành du lịch

Lợi thế các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội ở địa phương ảnh hưởng tới sựphát triển du lịch

Nắm được tình hình phát triển du lịch tỉnh Bình Định trong những năm qua

Đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phát triển tiềm năng du lịch tỉnh Bình Định

8.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

8.2. Những mặt chưa đạt được

Nguồn tài liệu thu thập còn thiếu, đặc biệt là nguồn số liệu thống kê, nên chưa phảnánh rõ tình hình phát triển du lịch tỉnh Bình Định.

Chưa khảo sát thực tế các địa điểm du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịchđể thấy rõ lợi thế và khó khăn

8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI