Thuyết Trình Về Du Lịch Biển Việt Nam / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Giới Thiệu Về Biển, Đảo Việt Nam

Giới thiệu về biển, đảo Việt Nam

” Việt Nam không phải hình chữ S mà là S:” Đó là khẩu hiện được xuất hiện trên nhiều diễn đàn, trang mạng khi bối cảnh các đảo Hoàng Sa, Trương Sa của chúng ta bị đe dọa nghiêm trọng. Nằm bên bờ Thái Bình Dương lộng gió, tựa vựng chắc vào bán đảo Đông Dương (Indochina), hướng thẳng ra biển Đông, trong suốt chiều dài lịch sử, biển đào luôn là một phần “máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam”. Từ nghìn xưa, biển đảo đã gắn liền với đời sống và tầm thức của hầu hết các cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong tiến trình phát triển của dân tộc, biển, đảo, luôn gắn liền với những mốc son lịch sử vẻ vang. Để nâng cao ý thức và hiểu biết của độc giả về biển đảo quê hương nhóm tác giả Hà Nguyên đã cho ra đời cuốn sách Giới thiệu về biển, đảo Việt Nam.

“Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt,

Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu.

Nhân dân dũng cảm và cần kiệm,

Các nước anh em giúp đỡ nhiều”

(Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.543)

Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào cho nhân dân và giới trẻ, Bác Hồ đã nói “Rừng vàng Biển bạc” nhằm khẳng định những thuận lợi mà nước ta có được trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi nói đến đây, Bác luôn nhấn mạnh việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau; cần có kế hoạch khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân: “Rừng là vàng, biển là bạc; nếu phá rừng thì tiêu hủy vàng, phá biển là đốt bạc còn gì!”.

Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật.

Hiểu biết về biển, đảo quê hương, thấu hiểu những dấu ấn của biển, đảo trong lịch sử – văn hóa Việt Nam, cũng như nhận thức được vai trò, vị trí và ý nghĩa của biển, đảo trong thực tế lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không chỉ là tri thức cần thiết, mà còn là nghĩa vụ, là lương tri để gây dựng lớp người Việt Nam hôm nay niềm tin tưởng sâu sắc và quyết tâm tiếp nối truyền thống của bao lớp ông cha di trước, trong quá trình chiếm lĩnh, khai thác và bảo vệ biển, đảo quê hương, đưa Việt Nam nhanh chóng và đĩnh đạc hội nhập vào cộng đồng khu vực và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ hiện nay.

Thông tin tác giả:

Hà Nguyễn – Là bút danh của 1 nhóm tác giả, được đào tạo tại Đại học Quốc gia HN, hiện công tác tại 1 số viện nghiên nghiên cứu của nhà nước thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn tại Hà Nội. Nhóm tác giả đều thuộc thế hệ 8x, có tâm huyết, muốn mang những kiến thức được đào tạo, trau dồi và những tri thức mới nhất của ngành khoa học xã hội và nhân văn phổ biến đến đông đảo độc giả, góp phần phổ biến kiến thức khoa học, nâng cao dân trí.

Một số tác phẩm đã xuất bản:

Bộ sách Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (gồm 10 cuốn song ngữ Anh – Việt), NXB Thông tin và Truyền thông (2010).

500 câu hỏi đáp lịch sử – văn hóa Việt Nam, NXB Thông tấn (2009, 2010, 2011, 2012).

500 câu hỏi – đáp lịch sử – văn hóa thế giới, NXB Thông tấn (2010, 2011, 2012, 2013).

Bộ sách Không gian văn hóa Việt Nam (năm 2012 đã xuất bản được 4 cuốn: Tiểu vùng văn hóa xứ Đông, Tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ, Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng, Tiểu vùng văn hóa Nam Trung Bộ), NXB Thông tin và Truyền thông (2012).

Giới thiệu về biển, đảo Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, 2013.

Du Lịch Biển Việt Nam

BẢN THU HOẠCH. Như chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia ven biển được thiên nhiên ưu đãi với các bãi biển, nhiều vịnh, đảo, và dải san hô trù phú… Việt Nam có 3.260km bờ biển, đi dọc theo bờ biển Việt Nam chúng ta có thể tận hưởng những bãi biển đẹp như: Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên… Có nơi núi ăn lan ra biển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới . Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay biển Việt Nam đang được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là sử dụng trong hoạt động du lịch. Trong quá trình sử dụng nguồn tài nguyên biển còn có nhiều vấn đề tồn tại. Những vấn đề này nó có vi phạm nguyên tắc phát triển bền vững của Việt Nam nói chung, cụ thể là vấn đề môi trường. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, nên nhóm chúng tôi xin đi cụ thể nghiên cứu vào một vấn đề: “Du lịch biển Việt Nam “. Xem xét trên giác độ du lịch, chủ yếu xem xét phát triển bền vững du lịch biển. NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NHÓM: A- Phần mở đầu – Khái niệm phát triển bền vững. – Phát triển bền vững du lịch. – Một số khái niệm. B- Phần nội dung – Tài nguyên biển của nước ta. – Vai trò của biển. – Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới biển Việt Nam. – Nhận xét và định hướng phát triển du lịch biển bền vững. C- Kết luận Phần mở đầu Khái niệm phát triển bền vững: Sự phát triển nhằm đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến khả năng và sự đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai. Như vậy nội của phát triển bền vững gồm 3 khía cạnh: Khía cạnh kinh tế: đòi hỏi đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, giả thiểu khủng hoảng mang tính chu kì, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần… Khía cạnh xã hội: đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát huy bảo sắc truyền thống văn hóa dân tộc… Khía cạnh môi trường: bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ các rừng quốc gia, khu vực phòng hộ đầu nguồn, khu bảo tồn thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường… Khái niệm du lịch bền vững: – Du lịch bền vững là: việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. – Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. – Mục tiêu của Du lịch bền vững là: Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. Duy trì chất lượng môi trường. Một số khái niệm: Du lịch: là những hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tài nguyên du lịch: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Du lịch biển: là những hoạt động du lịch có liên quan tới nguồn lực tài nguyên biển. Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Nguyên tắc phát triển du lịch: Phát triển bền vững, theo quy hoạch kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm trọng điểm, theo hướng du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị tài nguyên du lịch. (Theo Luật Du Lịch Việt Nam) Phần nội dung Tài nguyên biển ở nước ta: Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, diện tích đất liền khoảng 330.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2. Có trên 3000 hòn đảo. Nhiều khu vực bờ biển, cũng như các đảo ở nước ta có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng. Biển Việt Nam rất giàu và đẹp: Môi trường sống cho các loài: Ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật thuộc 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có hai vùng biển: Móng Cái – Đồ Sơn, Hải Vân – Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Trong 11.000 loài, cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; tổng trữ lượng hải sản khoảng 3 – 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 – 1,8 triệu tấn/năm, rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài… Rừng san hô: Rừng san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển… Rừng ngập mặn: Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước. Kho tài nguyên khoáng sản: Dầu khí: biển nước ta có trữ lượng dầu khí lớn. Mức khai thác năm 2005 là 18,8 triệu tấn dầu thô và 6,89 tỷ m3 khí, sản phẩm dầu thô hầu như xuất khẩu toàn bộ, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,44 tỷ USD, là ngành có đóng góp lớn nhất cho GDP kinh tế biển hiện nay. Vật liệu xây dựng. các nguyên vật liệu khác… Biển còn là nhân tố có ý nghĩa lớn điều hoà khí hậu, là nơi chứa đựng các nguồn năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió.. Có tiềm năng phát triển du lịch, cảng hàng hải… Vai trò của biển: Biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước nói chung, và trong phát triển nghành du lịch nói riêng. Vai trò của biển đối với phát triển KT – XH. Kinh tế: Vùng biển giàu có về tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế: Sự phong phú về hải sản → Phát triển đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh ngành giao thông vận tải biển và các ngành liên quan (đóng cửa và sửa chữa tàu biển v.v…). Khai thác dầu khí, nguyên vật liệu công nghiệp… Một kho muối khổng lồ. Xã hôi: Nước ta có tới 28 tỉnh, thành phố nằm ven biển ( Ví dụ: Quy Nhơn, Nha Trang…). Diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước,là nơi sinh sống của hơn 17 triệu người. Vai trò của biển đối với phát triển nghành du lịch Biển nước ta có nhiều thắng cảnh, bãi tắm đẹp.Đây là cơ sở phát triển nghành du lịch, thích hợp với nhiều loại hình du lịch biển hấp dẫn như nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, sinh thái,văn hóa, tham quan – nghiên cứu, du lịch tàu biển… Một số bãi tắm nổi tiếng: Titop( Hạ Long), Cửa Lò, bãi biển Nha Trang… Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới biển Việt Nam. Những tác động tích cực Bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia. Góp phần tôn tạo cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là các khu du lịch, khu vui chơi giải trí ở ven biển, ở các đảo. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển thông qua việc nuôi các loài sinh vật quý hiếm ở các khu bảo tồn tự nhiên, các công viên biển, các bảo tàng sinh thái phục vụ khách tham quan. Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Ví dụ: Góp phần chống hiện tượng “cát bay” lấn các vùng đất canh tác ven biển bởi các dải cây xanh phòng hộ được trồng với mục đích du lịch. Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. Tăng cường hiểu biết về môi trường: của cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của khách du lịch trong nỗ lực bảo tồn tự nhiên thông hoạt động du lịch sinh thái. Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. Góp phần giảm khai thác môi trường tự nhiên của cộng đồng thông qua việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương từ hoạt động du lịch. Những tác động tiêu cực Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Theo ước tính: Trung bình tối thiểu khoảng 100 – 150 lít/ngày đối với khách nội địa, 200 – 250 lít/ngày đối với khách quốc tế so với 80 lít/ngày đối với nhu cầu sinh hoạt của người dân. Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.Theo tính toán: Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0.67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày.→ Đây được xem là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động du lịch tới môi trường. Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng…). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền… Từ những phân tích trên đây ta thấy: Một số vấn đề cơ bản đặt ra cho du lịch biển bền vững ở Việt Nam từ góc độ môi trường là: Sự xuống cấp về chất lượng môi trường.Chỉ số ô nhiễm dầu trong nước đã vuợt quá tiêu chuẩn cho phép.Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn cho phép… Tình trạng xói lở biển: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lịch ven biển. Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo. Tài nguyên sinh vật trong những năm gần đây giảm sút đáng kể, kéo theo sự suy giảm về tính đa dạng sinh học. Nhận xét và định hướng phát triển du lịch biển bền vững. 1.Nhận xét: Tài nguyên biển là tài nguyên chia sẻ và thường bị khai thác tự do. Mâu thuẫn lợi ích giữa phát triển du lịch biển và các nghành khác ở ven bờ, hải đảo có chiều hướng tăng. Thiếu sự phối hợp liên nghành trong sử dụng và quản lý tài nguyên biển, ven biển, đảo. Sự tham gia của cộng đồng địa vào phát triển và quản lý du lịch biển còn hạn chế và thụ động. Thực thi pháp luật trên biển và ở các vùng ven bờ của nước ta còn yếu, chính sách quản lý môi trường còn chưa đồng bộ. Đời sống nhân dân ven biển còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào tài nguyên biển. Trình độ dân trí chưa cao, cho nên việc pháp triển du lịch biển bền vững gặp rất nhiều khó khăn. Ý thức môi trường của du khách vẫn chưa cao. Nằm trong khu vực biển khắc nghiệt và bất ổn về thời tiết, nên nước ta thường gặp rủi ro thiên tai bão lũ. 2. Định hướng phát triển: Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển Việt Nam. Hoàn thiện các tiêu chuẩn về môi trường. Đẩy nhanh việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành lập các trung tâm cứu hộ môi trường, đảm bảo khắc phục nhanh chóng khi có sự cố môi trường xảy ra. Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển biển bám chặt với định hướng phát triển bền vững của quốc gia. Tăng cường tính liên nghành trong phát triển và quản lí du lịch biển, quy hoạch lồng ghép, thành lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn chức năng sinh thái của vùng biển cho phát triển biển bền vững. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, khai thác và tận các yếu tố văn hóa – xã hội để tạo ra các sản phẩm du lịch mới có chất lượng, bền vững. Du lịch sinh thái là nột hình thức mà hiện có nhiều địa phương sử dụng: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Như vậy nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương. Tăng cường nâng cao nhận thức của công đồng ven biển, tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch biển bền vững. Tăng cường nhận thức cho du khách về du lịch biển bền vững. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. C – Kết luận Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta và du lịch biển là một thế mạnh. Để phát triển bền vững du lịch, giảm thiểu các tác động môi trường từ hoạt động du lịch, phải khuyến khích phát triển các loại hình du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Muốn vậy thì trước hết phải hoàn thiện luật về môi trường, du lịch. Trong quá trình quy hoạch, sử dụng và quản lý cần có sự phối hợp giữa các nghành, các cấp chính quyền. Hết!

Thuyết Minh Về Cát Bà

Tương truyền, quần đảo Cát Bà là nơi các bà, các mẹ và chị em phụ nữ lo trồng tỉa, hái lượm, chuẩn bị lương thảo giúp các chiến binh đánh đuổi giặc Ân. Bởi thế, hòn đảo các chiến binh đóng quân nơi tiền phương gọi là đảo Các Ông (đọc chệch thành Cát Ông), và đảo hậu phương được mang danh là đảo Các Bà ( Cát Bà).

Xem các tour Cát Bà tại: https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-cat-ba/

Sự tích về đảo Cát Bà

Một sự tích khác về được lưu truyền theo năm tháng cho đến ngày nay, đó là: Ngày xửa ngày xưa, không rõ là vào thời kỳ nào, có hai xác nữ thần chết trẻ không biết từ đâu trôi dạt vào đảo và được bà con ngư dân đắp thành hai ngôi mộ. Trong đêm ấy, các nữ thần hiển linh, báo mộng cho các vị chức sắc và dân chúng trên đảo biết về sự linh ứng của mình. Dân chúng bèn đóng góp tiền của, lập miếu thờ hai nữ thần ngay bên hai nấm mộ thiêng này, gọi là miếu Các Bà. Sau khi lập miếu thờ, những năm tháng sau đó, ngư dân trên đảo không gặp các tai nạn trên biển như trước, đời sống không có dịch bệnh hoành hành, không có giặc ngoại xâm và cướp biển, dân trên đảo hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Tâm nguyện người dân trên đảo đều cho rằng đó là do các nữ thần hiển linh phù hộ.

Hiện nay, đền thờ Các Bà ở Áng Ván – thị trấn Cát Bà, đền Bà – xã Hiền Hào cũng còn tồn tại với thời gian. Đảo Các Bà được đọc chệch đi thành Cát Bà như ngày nay.

Vùng đất cổ Cát Bà được hình thành từ cuối nguyên đại cổ sinh sớm ( cách ngày nay khoảng 410 triệu năm) nhờ chuyển động tạo núi Celadoni và chế độ lục địa kéo dài suốt nguyên đại Trung sinh ( cách ngày nay khoảng 240 – 267 triệu năm). Các nhà địa chất đã phát hiện được nhiều di tích hóa thạch động vật và thực vật cổ xưa lưu giữ trong các trầm tích ở Cát Bà phản ánh những biến cố địa chất lớn và tiến hóa của sự sống hàng trăm triệu năm tại miền đất này.

Sau năm 1945, huyện Cát Hải và thị xã Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Yên, đến ngày 05 tháng 06 năm 1956 được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.

Đảo Cát Bà ngày nay

Ngày 22 tháng 07 năm 1957 huyện Cát Bà được thành lập gồm thị xã Cát Bà cũ đổi tên thành thị trấn Cát Bà và 5 xã của huyện Cát Hải được tách ra gồm: Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải. Huyện Cát Hải ngày nay được thành lập vào ngày 11 tháng 03 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất hai huyện đảo Cát Hải và Cát Bà cũ.

Vài nét khái quát về đảo Cát Bà

Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km nằm trên địa phận của huyện Cát Hải. Đảo Cát Bà hiện nay đã trở thành khu du lịch nổi tiếng hâp dẫn nhiều du khách trong những năm gần đây. Từ trên cao nhìn xuống, xung quanh đây gồm 367 các hòn đảo lớn nhỏ nằm nhấp nhô trên mặt nước. Cát Bà là hòn đảo lớn nhất có diện tích gần 300km2 với tập hợp nhiều nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ vui chơi giải trí khác hội tụ.

Di chuyển ra Đảo Cát Bà

Dù là hòn đảo cách xa đất liền nhưng di chuyển ra đảo Cát Bà rất thuận tiện, du khách có thể lựa chọn đi bằng phà hoặc đi bằng tàu, du khách cũng có thể lựa chọn di chuyển đường bộ nữa qua những con đường uốn lượn quanh co, men theo triền núi.

Tham quan đảo Cát Bà

Cát Bà được thiên nhiên ưu ái khi ban tặng cho rất nhiều hòn đảo nhỏ có tên gọi rất riêng đặc sắc như: hòn Cát Ông, Hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,… mỗi hòn đảo có hình dáng khác nhau tạo thành 1 quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.

Cát Bà là một cụm du lịch thiên nhiên, sinh thái không thể tách rời. Ở đây cũng đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá mới, những di tích văn hóa Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Ngày nay ngoài việc trở thành khu du lịch thì Cát Bà còn là khu bảo tồn quốc gia, bảo tồn trong lòng mình hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh. Biển Cát Bà có tới 300 loài cá biển, 500 loài thân mềm và giáp xác, trong đó có nhiều loại có thể làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc,…

Cát Bà ngày hôm nay vẫn còn như một nàng tiên e lệ giữa biển khơi với dáng vẻ nguyên sơ, còn giữ được sức hấp dẫn với những truyền thuyết bao đời và bề dày lịch sử văn hóa của vùng đất này.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

Từ Boracay Nghĩ Về Câu Chuyện Môi Trường Du Lịch Biển Việt Nam

(NTD) – Được mệnh danh là đất nước “vạn đảo”, Philippines đã và đang khai thác hiệu quả ngành dịch vụ du lịch biển. Sự mạnh tay của chính quyền trong việc giữ gìn môi trường biển đảo đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển du lịch của đất nước này. Từ sự “hồi sinh” hòn đảo Boracay, cần liên hệ đến câu chuyện về môi trường của du lịch biển Việt Nam…

Đóng cửa vì ô nhiễm bãi biển

Bãi biển Boracay luôn nằm trong top những bãi biển hấp dẫn nhất ở khu vực châu Á và thế giới. Hằng năm, Boracay thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Chính vì thế mà hệ sinh thái và môi trường tự nhiên của hòn đảo này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các loài sinh vật biển bị đe dọa sự sống bởi rác thải của khách du lịch. Những hàng quán ăn uống mọc lên không kiểm soát khiến tuyến đường ven biển trở nên xuống cấp trầm trọng. Các khu resort, khách sạn “phớt lờ” chính sách bảo vệ môi trường khiến nước thải chưa được xử lý đổ thẳng vào các con kênh. Sau nhiều lần cảnh báo, chính quyền địa phương đã đi đến một quyết định khá mạnh tay là đóng cửa Boracay trong vòng 6 tháng.

Ngày 26/4/2023, Boracay đóng cửa với sự tiếc nuối của khách du lịch. Quyết định này đã làm ảnh hưởng đến những người kinh doanh dịch vụ du lịch trên đảo, hàng trăm doanh nghiệp rơi vào thế khó khăn. Việc đóng cửa Boracay cũng đồng nghĩa với việc thất thu hàng triệu USD trong vòng nhiều tháng, ảnh hưởng đến hơn 30.000 lao động trên đảo. Tuy nhiên, sự cải tạo và quyết tâm phục hồi lại Boracay của chính quyền Philippines đã làm cho hòn đảo này thay da đổi thịt một cách đáng kể.

Sự “hồi sinh” của Boracay

Tháng 10/2023, Boracay chính thức quay trở lại. Chính quyền địa phương đã thực hiện ráo riết nhiều vấn đề nhằm siết chặt quy định bảo vệ môi trường, hướng đến du lịch bền vững. Đầu tiên, gần 400 khách sạn, nhà hàng không đủ quy chuẩn về xử lý nước và rác thải đều bị đóng cửa. Hòn đảo chỉ đón khoảng 20.000 khách du lịch ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đến một khách sạn tại Boracay vào thời điểm hiện tại, du khách đều được hướng dẫn các quy định về môi trường. Dọc các bãi biển đều có bảng quy định không xả rác (nếu vi phạm sẽ đóng khoản phí rất cao), không sử dụng loa làm ồn và đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng nhựa. Đa số các cửa hàng tiện lợi, nhà hàng trên đảo đều đã thay thế muỗng, ống hút, túi nhựa bằng những chất liệu thân thiện với môi trường. Bao nilon cũng được các cửa hàng sử dụng rất hạn chế. Tất cả thùng rác trên đảo đều có các ngăn phân loại rõ ràng.

Anh Nguyễn Khánh Hùng, khách du lịch Philippines chia sẻ: “Điều làm tôi cảm thấy bất ngờ nhất là ý thức của người dân trên đảo. Họ luôn hỏi tôi có cần sử dụng túi nilon không trước khi đóng gói hàng hóa. Tôi đi đến quán kem Halomango nổi tiếng của Philippines, chiếc muỗng ăn kem cũng được làm từ gỗ. Khách sạn đặt một bình nước lớn ở hành lang để khuyến khích khách hàng sử dụng ly thủy tinh lấy nước thay vì chai nhựa”.

Tất cả những nỗ lực của chính quyền và người dân đã khiến các bãi biển ở Boracay đã trở lại sạch đẹp với bãi cát dài trắng muốt cùng màu nước biển xanh trong.

Câu chuyện môi trường du lịch biển Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có hơn 2.800 đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm cùng Hoàng Sa và Trường Sa, đường bờ biển trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã hình thành nhiều bãi biển đẹp. Không thể phủ nhận, Việt Nam có một tiềm năng mạnh mẽ trong việc phát triển du lịch biển. Nhiều năm qua, sự đầu tư của chính quyền và các tập đoàn tư nhân đã thúc đẩy du lịch biển phát triển. Nhiều vùng biển đã được khai thác giúp người dân có thêm việc làm, thu nhập; các dịch vụ du lịch hình thành khiến khách hàng có thêm lựa chọn điểm tham quan vào kỳ nghỉ của mình.

Song hành cùng sự phát triển đó là vấn đề môi trường nhức nhối. Không ít lần người dân cảm thấy ngán ngẩm trước cảnh rác tràn ngập sau mỗi kỳ nghỉ lễ tại các bãi biển. Hay gần đây, du khách đã bày tỏ sự thất vọng khi bãi đá bảy màu tại biển Cổ Thạch (Bình Thuận) đã bị xâm hại do việc tự ý san lấp. Dù chỉ nổi tiếng trong 5 năm trở lại đây nhưng quần đảo Nam Du (Kiên Giang) đang kêu cứu vì rác đã tràn ngập và đe dọa “bức tử” sự nguyên sơ, trong lành của các bãi biển nơi đây.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng vào vấn đề, bên cạnh việc khai thác quá mức quy định của các doanh nghiệp, cá nhân thì sự ô nhiễm môi trường biển còn xuất phát từ sự thiếu ý thức của khách du lịch. Ngoài việc xả rác, còn diễn ra tình trạng ca hát ồn ào dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của những người xung quanh. Do đó, chính quyền ở các khu du lịch cần phải có những biện pháp xử lý thật sự quyết liệt và kế hoạch dài hơi để ngăn ngừa và bài trừ triệt để các tác nhân gây ảnh hưởng xấu cho môi trường biển.

Và nhân dân phải là người đồng hành cùng với chính quyền để giải quyết các vấn đề này. Người dân địa phương phải biết rằng biển không chỉ là quê hương mà còn là nguồn tài nguyên nuôi sống họ. Bản thân khách du lịch cũng phải có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên này và trân trọng biển như một món quà mà thiên nhiên ban tặng.

Bài: Đăng Khoa – Ảnh: T.Thảo

Du Lịch Biển Tại Miền Nam Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển đảo và du lịch biển và trên thực tế, đảo và du lịch biển được coi là một trong những loại hình du lịch chính ở Việt Nam, thu hút nhiều du khách hàng năm.

Đến với đất nước hình chữ S, du khách cũng có cơ hội khám phá gần 50 vịnh lớn nhỏ, nhiều trong số đó được đánh giá cao trên thế giới như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) … Đặc biệt, với địa hình núi đá đặc biệt, với hàng ngàn hòn đảo và hang động độc đáo, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới hai lần, trở thành một điểm du lịch nổi tiếng.

Hơn thế nữa, Việt Nam sở hữu một hệ thống đảo trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Hệ thống đảo ven biển của Việt Nam có giá trị kinh tế lớn, bao gồm cảnh quan thiên nhiên, không khí trong lành, hệ sinh thái rừng nhiệt đới duy trì tính đa dạng sinh học cao. Các bãi biển trên đảo không lớn nhưng thường rất đẹp với những bãi cát mịn, nước biển trong vắt; Một số địa điểm du lịch giá trị nhất bao gồm Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Phú Quý (Bình Thuận), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng) … Các tỉnh ven biển cũng có kho tàng tài nguyên du lịch lớn, bao gồm các di sản thế giới được UNESCO công nhận như nhà Hồ (Thanh Hóa), ​​thành phố hoàng gia Huế và nhạc hoàng gia (Thừa Thiên – Huế), Hội An cổ thị trấn và Mỹ Sơn (Quảng Nam) …

Ngoài các đảo trong đất liền, các đảo ngoài khơi của Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa), có hệ sinh thái rạn san hô phong phú với giá trị đa dạng sinh học biển cao và chất lượng nước tốt do không bị ảnh hưởng bởi hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở vùng ven biển. Đây là một điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch thể thao biển, tham quan du lịch, tham quan học tập, lặn biển để khám phá hệ sinh thái rạn san hô.