Tour Du Lịch Nhà Vườn Huế / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Tour Nhà Vườn Huế

“… Nhà vườn là một nét tiêu biểu độc đáo của Huế. Từ xưa đến nay, người Huế vốn dĩ rất gắn bó với thiên nhiên. Kiến trúc Huế bao giờ cũng ẩn mình trong thiên nhiên và thiên nhiên tùy theo từng chủ thể mà được thu gọn lại trong khuôn viên của mỗi nhà. Nhà và vườn, người và cảnh, cây cỏ và mây nước…tồn tại, hòa quyện với nhau trong một tổng thể hài hòa đầy màu sắc nhân văn.”

Lịch Trình Cụ Thể

Sáng: 7h30 Xe và HDV đón quý khách tại khách sạn đi thăm chùa Thiên Mụ, sau đó theo dòng Hương giang đến thăm nhà vườn An Hiên, nguyên là Phủ của Công chúa thứ 18 con vua Dục Ðức và các nhà vườn Phú Mộng – Kim long: Thường Lạc Viên, trước đây là phủ Thượng thư Bộ Lễ ở triều đình Huế Phạm Hữu Điển, ngôi nhà  được xây dựng từ năm Thành Thái thứ 6 (1894); Xuân Viên Tiểu Cung (số nhà 28/1 Phú Mộng); Tĩnh Dật Cơ; Phú Mộng Viên (số nhà 46 Phú Mộng); Nguyễn Ngọc Trình (số 1A Phú Mộng); An Lạc Viên (số 1B Phú Mộng).

Xe đưa quý khách đi ăn trưa tại nhà hàng. Sau đó trở về khách sạn nghỉ ngơi.

Chiều: 14h00 Xe và HDV đưa quý khách đi qua những cánh đồng lúa và tìm hiểu đời sống hàng ngày của người dân làng quê. Đến tham quan Cầu ngói Thanh Toàn – kiến trúc độc đáo theo kiểu “Thượng gia hạ kiều” với chất liệu bằng gỗ có 7 gian, trên có mái che lợp ngói.

 Xe đưa quý khách trở về khách sạn, trên đường ghé thưởng thức món chè bắp ở Cồn Hến.

Kết thúc chương trình.

Nhà Vườn Huế – Tham Quan Nhà Vườn Huế – Phần 1

Cuộc sống ngày càng đô thị hóa, các nhà cao tầng mọc lên san sát khắp nơi, đường phố cao tốc ngày càng hiện đại thì tần suất xuất hiện của thế giới thiên nhiên xanh tươi cũng đã giảm đáng kể. Chính vì lẽ đó, những ai yêu mến thiên nhiên đã tìm về nhà vườn – sự kết hợp diệu kỳ giữa cây cối và nhà ở tại mảnh đất cố đô. Đến với Nhà vườn ở Huế, du khách có được những trải nghiệm tươi mới và thanh bình mà không phải nơi đâu cũng có. Nhà vườn từ lâu đã trở thành tinh hoa kiến trúc của xứ Huế.

Nhắc đến xứ Huế cố đô có lẽ ai cũng mong mỏi được một lần đặt chân đến mảnh đất kinh kỳ thời nhà Nguyễn này. Dạo chơi trong khung cảnh làng quê thân thuộc, khám phá kinh thành vàng son một thời cùng những phế tích có giá trị lịch sử – văn hóa truyền thống của đất nước, rồi đến tham quan các chùa chiền lâu đời – nhà thờ với những kiến trúc cổ kính, thưởng thức nền ẩm thực tinh tế mà phong phú của xứ Huế… thì những năm gần đây, nhà vườn Huế với sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và các kiến trúc nhà ở xưa lại khá thu hút du khách tham quan.

1. LỐI VÀO NHÀ VƯỜN AN HIÊN

Để vào được nhà vườn, bạn cần phải dạo bộ 34m qua lối đi với 2 dãy bạch mai đan vào nhau đẹp nên thơ, tạo nên chiều sâu thăm thẳm, hun hút như lạc vào mê cung huyền bí. Trông có vẻ giản đơn, như một con đường mòn được phủ sắc xanh, nhưng chỉ khi đặt bước trên lối đi, một cảm giác khó tả lại tràn về. Chỉ biết rằng lúc ấy, hẳn ta đang rời khỏi thực tại, từng bước từng bước lạc vào thế giới khác.

Cuối con đường sẽ có một bức bình phong được xây vôi khắc đôi câu đối với ý nghĩa phong thủy là che chắn những điều không hay vào nhà. Sau khi đi qua tấm bình phong được rào quanh bởi hàng dâm bụt thì chúng ta sẽ đến với nhà Rường.

Chịu sự ảnh hưởng của học thuyết phong thủy, ngôi nhà ở Nhà Vườn An Hiên có kết cấu gian giữa là gian thờ theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” (trước thờ Phật, sau thờ tổ tiên), hai bên gian còn lại được dùng để tiếp khách theo lối “nam tả nữ hữu” (tức bên trái tiếp nam và bên phải dành cho nữ); đồng thời, sinh hoạt ở 2 chái cũng theo nguyên tắc đó. Nét đặc sắc của ngôi nhà chính là những cột được gối trên bệ đá hình vuông, hệ thống cột kèo được chạm trổ tinh tế, mái ngói được lớp nhiều lớp với chạm khắc hoa sen ở giữa và các bên nóc được đắp nổi rồng, mây ấn tượng, đẹp mắt.

Ngắm nhìn đôi liễn chữ chân pha thảo mà lòng thanh tịnh biết bao:

“Chí ấy ở non cao nước chảy Người kia như trúc biếc ngô xanh.”

Ngôi nhà là tổng thế kiến trúc truyền thống đất Việt nói riêng và phương Đông nói chung đã mang đến cho những du khách trong và ngoài nước cảm nhận khác biệt so với những ngôi nhà cao tầng nơi đô thị – một cảm giác thanh bình, trong veo.

Nguồn: ( Tổng hợp )

Đánh giá bài viết

Sending

User Review

5

(

1

vote)

Chia sẻ

Pinterest

reddit

Ẩm Thực Nhà Vườn Ở Huế

Đến Huế, ngoài thú vui tham quan, thưởng ngoạn những điểm du lịch văn hóa, lịch sử nổi tiếng, du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc Huế. Càng thú vị hơn khi được thưởng thức chúng trong một không gian nhà vườn mang màu sắc của vùng đất Cố đô.

Không gian ẩm thực tại nhà hàng vườn Ý Thảo

Tịnh Gia Viên cũng là một trong những địa chỉ ẩm thực chay, mặn có tiếng ở Huế. Ðến với Tịnh Gia Viên, ngoài sự cuốn hút của vườn hoa, cây kiểng, du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon mang bản sắc Huế, tuyệt vời về hình thức và phong vị do bà Tôn Nữ Thị Hà trình bày, chế biến. Với sự sáng tạo và kinh nghiệm của chủ nhân, những món ăn ở Tịnh Gia Viên đã được nâng lên thành nghệ thuật. Có thể nói Tịnh Gia Viên là một trong những địa chỉ ẩm thực nhà vườn nổi tiếng của Huế. Đây là một trong những yếu tố thu hút được du khách gần, xa. Ngoài cơ sở 1 nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Lê Thánh Tôn, Tịnh Gia Viên 2 đã được chủ nhân đầu tư xây dựng, kiến tạo tại một không gian vườn thoáng rộng ở Phú Mộng- Kim Long.

Nhà vườn xứ Huế – ảnh từ internet

Theo nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Xuân Hoa, muốn làm nhà hàng vườn du lịch, bản thân nhà hàng phải có không gian; chủ nhân nhà hàng phải biết tổ chức, bố trí không gian ngồi ăn cho thực khách; phải phục vụ chu đáo, đảm bảo vệ sinh; người tổ chức phải am hiểu về du lịch, văn hóa. Hơn thế, để nhà hàng vườn trở thành thế mạnh thúc đẩy phát triển du lịch, chính chủ kinh doanh của mỗi nhà vườn cần phải thiết lập mối quan hệ với các hãng làm du lịch. Du lịch là một nghề đòi hỏi có trình độ chứ không thể phát triển theo lối đại chúng, nhất là đối với ẩm thực. Trong ẩm thực, ngay cả cái dân dã cũng phải được tổ chức rất nghệ thuật và tinh tế mới phát triển du lịch được.

Du Lịch Nhà Vườn Ý Thảo Ở Huế

Vị trí: Số 3 đường Thạch Hãn, Huế. Đặc điểm: Chủ nhân là các công chức trong ngành văn hoá Thừa Thiên Huế. Sở hữu 2 bộ sưu tập đặc trưng mỹ thuật của Huế: bộ sưu tập 200 món đồ sứ men lam Huế qua các thời đại Lê-Trịnh, chúa Nguyễn và bộ sưu tập tranh gương Huế. Đây có thể lá giá trị lớn nhất của nhà vườn này.

Điđến tham quan nhà vườn Ý Thảo du khách sẽ được tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống nơi đây. Được biết chủ nhân của nhà vườn Ý Thảo là những công chức trong ngành văn hoá Thừa Thiên Huế. Nhà vườn Ý Thảo có diện tích vườn nhà khoảng 1300m2 và ra đời từ 5 thập niên trước đây. Chính giữa nhà, từ cổng vào là một Giả Sơn xếp từ những tảng đá tạo thành bình phong. Hai bên là hai cụm Giả Sơn bố trí theo thế Thanh Long – Bạch Hổ biến tấu.

Theo tìm hiểu, bên trong khuôn viên nhà vườn Ý Thảo có các cụm đá nằm rải rác nơi đây. Cụm đá Thanh Long gắn với hồ nước, cụm đá Bạch Hổ gắn với khối cây nhỏ tượng trưng cho vạn Tùng Mai. 5 cụm Giả Sơn rãi rác trên thảm cỏ trong vườn tượng trưng cho Ngũ nhạc – năm ngọn núi danh tiếng của Phương Ðông. Toàn bộ cây trong vườn là bộ sưu tập công phu, chăm sóc di dưỡng cần mẫn của chủ nhân. Có lẽ cái quí hiếm nhất nhà Vườn Ý Thảo là 2 bộ sưu tập đặc trưng mỹ thuật của Huế:

Bộ sưu tập thứ nhất có trên 200 món đồ sứ men lam Huế qua các thời đại Lê – Trịnh, thời đại chúa Nguyễn ngót trên 300 năm qua. Hấp dẫn du khách có lẽ bởi dáng dấp của các đồ vật, bởi niên hiệu xa xưa được ghi bằng chữ Nôm (chữ cổ Việt Nam) và chữ Hán…

Bộ sưu tập thứ hai đó là bộ tranh gương Huế gồm tranh gương Xà Cừ, tranh chân dung bà chúa, tranh trích tuồng, tranh tứ bình Cầm Kỳ Thi Hoạ, Bát Tiên…

Đặc biệt, từ Festival Huế 2000 đến nay, vườn Ý Thảo còn là nơi đón khách đến tham quan, tổ chức những bữa ăn gia đình, những bữa tiệc chay và mặn mang đậm sắc thái Huế.

Tìm Về Chút Huế Xưa Qua Du Lịch Nhà Vườn Huế

Nhắc đến cố đô Huế có lẽ ai cũng mong muốn một lần được đặt chân đến mảnh đất kinh kì thời nhà Nguyễn này, được dạo chơi trong khung cảnh làng quê thân thuộc, khám phá kinh thành vàng son một thời của những phế tích có giá trị lịch sử, tham quan các chùa chiền lâu đời, nhà thờ với kiến trúc cổ kính, thưởng thức nền ẩm thực phong phú… và những năm gần đây du lịch nhà vườn Huế lại rất được chú ý.

Nhà vườn Huế là một nét đặc trưng của mảnh đất cố đô

Nhà vườn Huế là các phủ đệ của quan lại phong kiến thời xưa có lịch sử trên dưới 200 năm. Đây là một dạng vườn cảnh cổ hết sức độc đáo được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc nhà ở và vườn cây bao xung quanh. Hầu hết các nhà vườn đều được kiến tạo theo quy luật có cổng ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân nhà và nhà rường. Các khu nhà ở được bố trí một cách hài hòa với các khu vườn bao quanh, được tính toán tỉ mỉ với diện tích đất, mật độ cây xanh trong khuôn viên và cả sự đa dạng của các loài cây… Chính những yếu tố này đã góp phần tạo nên kiến trúc độc đáo và trở thành điểm nhấn đặc sắc ở Huế ngày càng thu hút được du khách đến chiêm ngưỡng, thưởng thức và cùng hòa mình vào với thiên nhiên tươi đẹp, trong lành.

Trong số những nhà vườn ở Huế thì An Hiên là nhà vườn tiêu biểu nhất. Nhà vườn An Hiên tọa lạc tại số 58 Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, Huế, cách chùa Thiên Mụ chừng vài trăm mét thôi. Khiêm tốn nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, phải nói rằng nơi đây có một vị trí địa lí hết sức hữu tình. Nhà vườn vừa mang nét đẹp cổ kính, uy nghiêm của kiến trúc cung đình nhưng đồng thời cũng toát lên sự chất phác và giản dị của lối kiến trúc dân gian xứ Huế.

Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19 với tổng diện tích đến hơn 4600 m2, nhà vườn thuộc về công chúa thứ 18 của vua Dục Đức. Qua vài lần đổi chủ thì hiện bà Đào Thị Xuân Yến đang là người tiếp quản ngôi nhà vườn, bà cũng là người có công lớn giữ gìn và quảng bá hình ảnh nhà vườn đến với nhiều người hơn.

Qua hơn một thế kỉ tồn tại, nhà vườn An Hiên vẫn giữ được những nét kiến trúc đặc trưng của nó, nhưng với thời tiết tại xứ Huế thì ngôi nhà vẫn không tránh khỏi số phận bị rêu phong bào mòn.

Nhà vườn đã trải qua nhiều thế kỉ những vẫn giữ nguyên được nét đẹp vốn có

Bước vào cánh cổng giản dị được xây bằng gạch vôi vữa là một con đường đất kéo dài hơn 20m, bao phủ hai bên bởi hai dãy cây bạch mai đan xen vào nhau tạo nên sự thanh tĩnh, có chiều sâu thăm thẳm, cảm giác như bạn đang lạc vào một mê cung huyền bí. Lối đi dẫn đến một bình phong đậm chất kiến trúc Huế được trang trí bởi chữ “Thọ” điêu khắc vô cùng tỉ mỉ. Thông thường sẽ có một bà chủ hoặc một người trông coi đón tiếp bạn tại địa điểm này.

Rẽ hai bên vượt qua bình phong là sẽ đến với khuôn viên chính của nhà vườn, gồm một căn nhà 3 gian rộng khoảng 135 m2 và ở trước là một hồ lớn với hoa sen hoa súng. Nếu đi được đúng mùa sen nở thì càng tuyệt hơn.

Toàn bộ không gian của ngôi nhà chủ yếu được kiến tạo từ gỗ: gỗ mít, gỗ lim, gỗ kền kền… cùng với những nét chạm khắc công phu, tinh xảo và tỉ mỉ đã tạo nên vẻ đẹp chắc chắn, bền vững cùng thời gian.

Do chịu sự ảnh hưởng của học thuyết phong thủy mà ngôi nhà vườn An Hiên có kết cấu gian giữa là gian thờ theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” (trước thờ Phật, sau thờ tổ tiên), hai gian còn lại được dùng để tiếp khách theo lối “nam tả nữ hữu” (trái tiếp nam, phải tiếp nữ), đồng thời sinh hoạt ở 2 chái cũng theo nguyên tắc đó. Nét đặc sắc của ngôi nhà chính là những cột được gối lên trên bệ đá hình vuông, hệ thống cột kèo được trạm trổ tinh tế, mái ngói được lợp nhiều lớp với chạm khắc hoa sen ở giữa và các bên nóc được đắp nổi rồng mây ấn tượng, đẹp mắt.

Chức năng chủ yếu của ngôi nhà vườn này là dùng để thờ phụng và tiếp khách. Nơi đây đã từng tiếp hàng trăm đoàn khách văn hóa và nhiều đoàn khách VIP trong nước cũng như ngoại quốc khi họ đến thăm hoặc công tác tại Huế.

Hòn non bộ được đặt trong khu vườn có cảnh núi non, hang động, chùa tháp, suối và cả thác nước chảy trông giống như cảnh vật của cả xứ Huế thu nhỏ lại vậy. Lại có cả những cảnh sinh hoạt của con người, cuộc sống thường nhật của ngư, tiều, canh, mục, cảnh tiên ông đánh cờ hoặc là những biểu tượng bé xinh của đất nước ta. Phía trước sân nhà là một bể cạn với ao hoa súng hoa sen, đàn cá bơi lội tụng tăng mà mỗi trưa nắng hè soi bóng được cả mây trời xứ Huế.

Ở khu vườn hiện nay có rất nhiều những loại cây kiểng khác nhau, cây ăn trái trước kia để dâng hoa quả cho vua, có cả những loài hoa khác nhau rực rỡ sắc màu đang đua nhau khoe sắc. Hơn hết thảy, cả bốn mùa trong năm đều có hoa và cây cối tốt tươi tại khu vườn này. Nơi đây có thể nói là hội tụ được đầy đủ cây cối của 3 miền đất nước: Bắc – Trung – Nam. Nếu có dịp đến đây có thể bạn sẽ còn được thưởng thức ngay tại chỗ những hoa quả của mảnh vườn này nữa đó.

Trong vườn có cây hồng xiêm Tiên Điền – món quà quý giá được giữ gìn cho đến tận ngày nay của gia chủ do chắt nội của đại thi hào Nguyễn Du là ông Nghè Mai gửi đến từ mảnh đất Hà Tĩnh. Được nếm vị chua thanh thanh của quả hồng không hạt này tưởng chừng như được ăn vào một loại hoa quả thần tiên nào đó, mùi vụ ấy sẽ còn vấn vương mãi không thôi. Rồi cả giống mơ Hương Tích của chùa Hương hơn nửa thế kỉ, giống măng cụt Giáng Châu xứ Huế chỉ dành cho những vị vua triều Nguyễn khi xưa nữa.

Những bóng cây lưu niên nhiều tuổi tỏa mát rợp cả khu vườn tạo cho con người ta cảm giác như được che chắn và bảo vệ, được yêu thương nồng nàn bởi thiên nhiên và cây cỏ nơi đây. Có bóng mát, có quả ngọt thì sao có thể thiếu đi được những loài hoa tỏa hương thơm ngát. An Hiên có đủ loại hoa, từ trà mi, mẫu đơn, bạch mai rồi cả dạ lí hương, thiên lí, hải đường, thủy tiên cùng những dò phong lan… Sắc hoa quanh năm đua nhau tỏa hương sắc rực rỡ, ngập tràn không gian vô cùng đẹp. Du khách đến với An Hiên cứ ngẩn ngơ ngắm nhìn mãi khung cảnh nơi đây mà chẳng thể rời đi nổi, như có một sức hút kì lạ.

Sáng sơm được nghe tiếng chim hót líu lo, ríu rít khắp khu vườn. Chiều chiều được ngắm nhìn những đàn chim bay về tìm chỗ ngủ. Hương hoa tỏa ngát cùng vị thanh tao nồng nàn của những quả đương chín khiến du khách cứ mãi đắm chìm, say đắm vào hương vị của tự nhiên. Cả không gian như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, đưa bạn lạc vào nhà vườn xứ Huế ta có cảm chừng như đang lạc vào một chốn thần tiên nào đó không có thực.

Lệ phí duy trì kiến trúc là 20k/người bạn có thể tham quan tự do trong khuôn viên của nhà vườn mà không hề bị giới hạn thời gian

Phương Trần / chúng tôi – Ảnh: Internet