Tour Du Lịch Outbound / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Outbound Tourism Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Outbound Tourism

Outbound Tourism là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Anh, cụm từ này dùng để chỉ dịch vụ lữ hành mà người dân của nước sở tại sẽ đến một đất nước khác để du lịch, khám phá. Nói một cách đơn giản, Outbound Tourism có nghĩa là đi du lịch nước ngoài, một ví dụ đơn giản đó là ví dụ bạn là người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài, bạn cẩn thận nhầm lẫn với Inbound Tourism (khách du lịch tới nước mình).

→ Outbound Tourism phát triển như thế nào?

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch hiện nay, nhu cầu của du khách Việt không còn chỉ là khám phá, thăm quan trong nước nữa. Thêm vào đó, họ muốn khám phá nhiều hơn những đất nước, những nền văn hóa khác trên thế giới. Đó cũng là lý do chính giải thích cho sự gia tăng như “nấm sau mưa” của các công ty, dịch vụ du lịch, lữ hành Outbound tại Việt Nam.

Nếu như 10 năm trước, 1 chuyến du lịch đi nước ngoài được coi là một điều xa xỉ, chỉ những “đại gia” mới có thể chi trả thì hiện nay, càng ngày càng có nhiều người muốn đến một đất nước khác ngoài Việt Nam để khám phá, trải nghiệm. Việc bỏ ra một số tiền tương đối lớn cho một chuyến du lịch nước ngoài cũng không còn là một vấn đề khó khăn.

Thêm vào đó, ngày càng có nhiều blogger du lịch, traveler nổi tiếng, thường xuyên đăng tải những hình ảnh, clip du lịch nước ngoài độc đáo, thú vị thu hút hàng triệu người theo dõi. Chính vì thế mà rất nhiều người cũng có mong muốn được trải nghiệm.

→ Chi phí du lịch Outbound đắt không?

Với những đất nước trong khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á thì chi phí thường sẽ không quá đắt, dao động khoảng 8.000.000đ – 20.000.000đ/người

Còn với những chuyến du lịch Outbound đến những quốc gia xa hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ, … thì chi phí sẽ cao hơn, khoảng từ 35.000.000đ/người.

TOP 04 điểm du lịch Outbound phổ biến #1 Thái Lan – Đất nước chùa Vàng

Đất nước này được ví như một địa điểm du lịch “quốc dân” đối với những khác du lịch Việt Nam. Lý do lớn nhất là bởi chi phí rẻ, đôi khi còn rẻ hơn những chuyến du lịch trong nước. Mặt khác, Thái Lan còn là một thiên đường du lịch với những hoạt động văn hóa đặc sắc, một nền ẩm thực phong phú, ngôi chùa đẹp đầy hấp dẫn.

#2 Singapore – Quốc gia đa văn hoá

Singapore chính là địa điểm lý tưởng dành cho bạn. Đến đây, bạn sẽ được thăm quan những công trình kiến trúc được xếp vào hàng độc đáo nhất thế giới như Đài phun nước Sư Tử, Vườn thực vật Garden By the Bay, vườn thú ban đêm, …

Ngoài ra, vì là một quốc gia đa văn hóa nên việc trải nghiệm đặc trưng của nhiều quốc gia ngay tại Singapore là điều mà du khách rất yêu thích. Có rất nhiều những khu phố người Hoa, phố Ấn Độ và cả phố Tây tại Singapore, mỗi nơi lại thể hiện những nét riêng của từng nền văn hóa.

#3 Trung Quốc

Khi nói đến những điểm du lịch Outbound Tourism được du khách lựa chọn nhiều thì không thể bỏ qua đất nước tỷ dân Trung Quốc. Đó có thể là những thành phố nằm bên kia cửa khẩu như Đông Hưng hay những địa điểm xa hơn như Phượng Hoàng Cổ Trấn, Bắc Kinh, Thượng Hải, … Phương tiện di chuyển khá đa dạng, bạn có thể đi ô tô, đi tàu hoặc đi máy bay, chi phí cho các tương đối hợp lý, không quá cao.

Đến mỗi một địa điểm khác nhau, bạn sẽ như được khám phá một thế giới mới, hoàn toàn khác với địa điểm bạn đi trước đó. Không chỉ có văn hóa, đất nước này còn có rất nhiều những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoành tráng như Trương Gia Giới, Núi Võ Đang, Vạn Lý Trường Thành, …

#4 Du lịch Outbound Châu Âu

Các nước châu Âu có vị trí gần nhau, việc đi lại giữa các nước rất dễ dàng nên khi đến châu Âu bạn có thể đi du lịch ở nhiều quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ là một hành trình khám phá mới với những trải nghiệm không thể nào quên.

03 lưu ý dành cho Outbound Tourism → Tìm hiểu và lên kế hoạch → Chuẩn bị tiền, giấy tờ trước khi đi

Trước khi đi, bạncần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân để có thể cung cấp cho những cơ quan có thẩm quyền trong một số trường hợp. Nếu quốc gia bạn sắp tới có yêu cầu visa, bạn phải đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ, tránh trường hợp đến sân bay lại bị mời về vì thiếu visa hay hộ chiếu thì thật đáng tiếc.

→ Hãy văn minh, tôn trọng văn hóa

Hãy luôn ứng xử, hành động một cách lịch sự, văn minh. Điều này sẽ giúp bạn gây được thiện cảm cho người xung quanh và giữ được hình ảnh tốt của khách du lịch Việt Nam trên toàn thế giới.

Outbound Là Gì ? Sự Khác Biệt Giữa Inbound Và Outbound

Outbound là một trong những thuật ngữ du lịch thường được nhắc đến nhiều, đặc biệt là khi bạn đi du lịch nước ngoài. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ thuật ngữ thông dụng này chưa? Nếu chưa, hãy cùng Travelgear tìm hiểu Outbound là gì? Du lịch outbound khác gì với inbound?

Dựa theo từ điển tiếng Anh của Cambridge, outbound được dịch là “rời khỏi một vùng/ địa điểm/ đất nước”. Tuy nhiên, trong ngành du lịch và tour của Việt Nam, thuật ngữ outbound được sử dụng để chỉ việc đi ra nước ngoài.

Khái niệm du lịch Outbound là gì ?

Du lịch outbound có nghĩa là những chuyến du lịch đi chơi tại nước ngoài trong thời gian ngắn, được tổ chức cho những người đang sinh sống và làm việc ở quốc gia sở tại.

Vậy sự khác biệt giữa du lịch inbound và outbound là gì ? Sự khác biệt giữa hai hình thức này thực sự khá đơn giản – inbound là khi mọi người từ nước khác đến thăm đất nước của bạn, còn outbound là khi mọi người ở nước bạn đến thăm một quốc gia khác.

Tìm hiểu thêm về khái niệm inbound trong bài viết inbound là gì nhé các bạn

Tour outbound là những chuyến du lịch quốc tế/ nước ngoài dành cho khách trong nước được tổ chức theo tour bởi các công ty du lịch lữ hành.

Số lượng khách du lịch Việt Nam chọn đi du lịch outbound thay vì đi du lịch trong nước đang tăng lên do giá cả cạnh tranh cao và các địa điểm nước ngoài hấp dẫn. Các công ty du lịch nước ngoài đã tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo bắt mắt để thu hút du khách Việt Nam và một số công ty lữ hành cho biết doanh số bán tour du lịch nước ngoài gần đây vượt xa các gói tour nội địa.

Thông qua những khái niệm trên về outbound la gi, bạn có thể dễ dàng đoán ra được khách outbound là gì. Khách outbound là những du khách sống ở tại một quốc gia nào đó, ra nước ngoài để du lịch, vui chơi, tận hưởng.

Ví dụ như người Việt Nam ra nước ngoài du lịch được gọi là khách outbound. Tuy nhiên người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, nếu họ đi du lịch nước ngoài, họ vẫn được xem là khách outbound.

Hiện nay, Đài Loan, Bali, Dubai và Bhutan là những địa điểm du lịch mới và phổ biến đối với outbound tourism của Việt Nam, theo Vietnam Insider. Ngoài ra, vì Việt Nam là thành viên của ASEAN, nên những địa điểm như Phillippine, Lào, Indonesia cũng là những lựa chọn phổ biến với du khách Việt do được miễn thị thực và giá rẻ

Outbound tourism được định nghĩa là các hoạt động du lịch nước ngoài của người dân ở quốc gia sở tại. Có thể bao gồm nhiều mục đích: thăm bạn bè và người thân, tìm kiếm giải pháp y tế và sức khỏe, giải trí và du lịch, kinh doanh hoặc học tập.

Nói đơn giản, khi người dân của một quốc gia đi đến một nơi nằm ngoài ranh giới địa lý của chính quốc gia đó được xem là outbound tourism của quốc gia đó.

Nhân viên điều hành tour outbound là ai ?

Nhân viên điều hành tour outbound là những người tiếp thị các sản phẩm du lịch cho khách hàng có nhu cầu tìm kiếm trải nghiệm cụ thể ở một điểm đến tại nước ngoài. Đây là những người sẽ thiết kế, điều hành các hoạt động cho chuyến đi, làm việc với các đối tác tại điểm đến hoặc họ có thể tư vấn cho khách hàng các chuyến đi đã được thiết kế bởi các công ty du lịch lữ hành trong nước.

Có niềm đam mê và hứng thú với ngành du lịch

Cần có kiến thức về các điểm đến nổi tiếng, được du khách ưa thích

Kỹ năng ngoại ngữ

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

Kỹ năng thuyết phục khách hàng

Kỹ năng tổ chức

Có kiến thức về công nghệ thông tin

Kỹ năng quản lý thời gian tốt.

II. Những khái niệm khác liên quan đến Outbound

Điều kiện để trở thành nhân viên outbound là gì ?

Sự khác nhau giữa inbound và outbound marketing là gì ?

Outbound marketing được định nghĩa là bất kỳ loại hình tiếp thị nào trong đó công ty bắt đầu cuộc trò chuyện và gửi thông điệp của mình đến khán giả. Các ví dụ điển hình của outbound marketing bao gồm các hình thức tiếp thị và quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên radio, quảng cáo in ấn (trên báo, trên tạp chí, tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo, v.v.) và thư rác (email spam).

Vậy sự khác biệt giữa marketing inbound và outbound là gì? Marketing outbound trái ngược với inbound. Trong khi outbound cố gắng dồn ép thông tin vào khách hàng bất kể họ cần hay không, thì inbound tìm cách để thu hút khách hàng, đưa cho họ những thông tin đúng nhu cầu. Những ví dụ phổ biến của inbound bao gồm marketing nội dung, viết blog, SEO và opt- In trong email. Ngoài ra, quảng cáo có trả tiền (paid search) được coi là một hình thức của inbound, bởi vì quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện khi mọi người đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Giống như tầm quan trọng của inbound link đối với xếp hạng website, outbound link cũng rất quan trọng đối với chiến lược SEO cho trang web của bạn. Vậy outbound link là gì?

Khi một người nhấp vào outbound link, điều đó có nghĩa là người đó sẽ rời khỏi trang web của bạn và đến một trang khác. Hay nói một cách đơn giản outbound links là những liên kết trỏ sẽ đưa bạn đến tên miền hoàn toàn khác với trang web hiện tại. Hầu hết các trang web đều có liên kết ngoài.

Khi bạn hiểu rõ được outbound link la gi, bạn sẽ có thể kiểm soát chúng tốt, điều này tác động tích cực đến SEO. Khi bạn cung cấp nội dung với liên kết trỏ tốt và có liên quan, Google sẽ xem trang web/blog của bạn là một nguồn tin tức đáng tin cậy và chất lượng.

Outbound logistics là gì ?

Không giống như inbound logistics tập trung chủ yếu vào việc mua và sắp xếp sếp vận chuyển sản phẩm, bộ phận, nguyên liệu và hàng tồn kho thành phẩm từ nhà cung cấp đến nhà kho hoặc nhà máy sản xuất, outbound logistics là một quá trình hoàn toàn riêng biệt.

Phần chuỗi cung ứng này phụ thuộc rất nhiều vào vận chuyển, lưu trữ thành phẩm và phân phối đến khách hàng. Quá trình sẽ bắt đầu với một đơn đặt hàng của khách hàng, chuyển sang đóng gói kho và kết thúc bằng việc giao sản phẩm. Nếu muốn hoạt động trơn tru, các doanh nghiệp phải chọn các kênh phân phối phù hợp, duy trì một hệ thống dự trữ hàng tồn kho hợp lý và tối ưu hóa các tùy chọn giao hàng.

Outbound call là sự đối lập của inbound call. Nhân viên bán hàng của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng qua điện thoại. Đó có thể là một cuộc gọi mà khách hàng không mong muốn nhận được, hoặc có thể là khách hàng tiềm năng bày tỏ sự quan tâm đến trang web của bạn hoặc từ một nguồn khác.

Những cuộc gọi outbound này cung cấp cho nhóm bán hàng của bạn lợi thế về thời gian chuẩn bị. Bạn có thời gian để nghiên cứu và tìm kiếm bất kỳ thông tin nào, chẳng hạn như email tiếp thị họ đã mở và nhấp, các sự kiện hoặc hội thảo trên web mà họ đã tham dự hoặc blog họ đọc và chia sẻ trên mạng xã hội.

Trong khi inbound call là một cuộc gọi đến từ một nguồn bên ngoài. Thông thường, một khách hàng tiềm năng hoặc một khách hàng hiện tại gọi cho bạn với một mục đích cụ thể. Có lẽ họ có câu hỏi về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, họ muốn giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc họ có thể chỉ muốn biết tình trạng của dự án của họ.

Outbound sales là tất cả các cách bạn có thể sử dụng để liên hệ với khách hàng tiềm năng qua email, điện thoại, trò chuyện, v.v.

Khi đó, outbound được chia thành 2 hình thức: cold call (cuộc gọi ngẫu nhiên, bạn gọi cho khách hàng đó lần đầu tiên) và warm call (khi khách hàng đã từng gọi hỏi thông tin từ bạn hoặc bạn đã từng giao dịch với khách hàng này). Vì bạn là người sẽ chủ động trong sale outbound, đồng nghĩa là bạn đang cố gắng bắt chuyện với một người lạ. Do đó, bạn cần phải có một chiến lược để đảm bảo rằng bạn có thể thuyết phục được khách hàng.

Trên đây là tổng hợp những khái niệm về outbound. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về inbound, outbound là gì, và sự khác biệt giữa chúng!

Xem thêm >> Inbound là gì? Các khái niệm liên quan đến Inbound cần biết

Du Lịch Outbound Là Gì

Bài viết nổi bật:

I. Khái niệm du lịch outbound là gì?

Du lịch outbound có nghĩa là chuyến du lịch đến nước ngoài tron thời gian ngắn, được tổ chức cho những người đang sinh sống và làm việc tại quốc gia sở tại.

Như vậy có thể hiểu sự khác biệt rõ rệt giữa du lịch inbound và du lịch outbound là gì?

Inbound là người nước khác đến thăm đất nước của bạn,

Outbound là khi người nước bạn đến thăm một quốc gia khác.

Tour outbound là những chuyến du lịch quốc tế dành cho khách trong nước được tổ chức theo tour của các công ty du lịch lữ hành.

Thông qua khái niệm có thể thấy được khách outbound là những du khách sống tại một quốc gia nào đó ra nước ngoài để du lịch, nghỉ dưỡng.

Ví dụ: người Việt Nam ra nước ngoài du lịch được gọi là khách outbound.

III. Outbound tourism là gì?

Được định nghĩa là các hoạt động du lịch nước ngoài của người dân ở quốc gia hiện tại. Có thể bao gồm nhiều mục đích khác nhau:

Nói một cách đơn giản, khi người dân của một quốc gia đi đến một nơi nằm ngoài ranh giới địa lý của chính quốc gia đó được xem là outbound tourism.

IV. Sale outbound trong lĩnh vực du lịch

Outbound sales là tất cả các cách có thể sử dụng để liên hệ với khách hàng tiềm năng qua email, điện thoại, trò chuyện,…

Sale outbound được chia thành 2 hình thức:

Cold call: cuộc gọi ngẫu nhiên trong lần đầu đầu tiên

Warm call: khách hàng đã từng gọi hỏi thông tin từ bạn hoặc đã từng giao dịch với khách hàng này.

Vì bạn là người chủ động trong sale outbound cũng đồng nghĩa là chủ động bắt chuyện với một người lạ. Do đó, bạn cần có chiến lược – kế hoạch đảm bảo rằng bạn có thể thuyết phục được khách hàng.

Ngoài ra, sale outbound trong lĩnh vực du lịch còn bao gồm:

Gửi Email bán hàng, giới thiệu hàng loạt theo tệp data email

Nhằm mục đích cố gắng gây sự chú ý đến khách hàng và nài nỉ họ hãy mua hàng đi.

V. 4 địa điểm du lịch outbound phổ biến

#1. Thái Lan – Đất nước chùa vàng

Thái lan được ví như một địa điểm du lịch nổi tiếng với du khách Việt Nam. Lý do lớn nhất là bởi chi phí rẻ, đôi khi còn rẻ hơn cả những chuyến du lịch trong nước.

Mặt khác, Thái Lan là một thiên đường du lịch với những hoạt động văn hóa đặc sắc, có nền ẩm thực phong phú, kiến trúc chùa đẹp hấp dẫn.

#2. Singapore – Quốc gia đa văn hóa

Là địa điểm du lịch lý tưởng. Đến đây, bạn sẽ thấy được những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất thế giới như:

Đài phun nước Sư Tử,

Vườn thực vật Garden By the Bay,

Vườn thú ban đêm,

Ngoài ra, Singapore là một quốc gia đa văn hóa nên việc trải nghiệm đặc trưng của nhiều quốc gia ngay tại đất nước Singapore là điều mà du khách rất thích thú. Có khu phố người Hoa, phố Ấn Độ còn có cả phố Tây tại Singapore. Mỗi nơi sẽ thể hiện những nét đặc trưng riêng của từng nền văn hóa.

#3. Trung Quốc

Khi nói đến du lịch outbound được khách lựa chọn nhiều nhất thì không thể bỏ qua đất nước tỷ dân này. Đó có thể là những thành phố nằm bên kia cửa khẩu Đông Hưng hay xa hơn như Phượng Hoàng Cổ Trấn, Bắc Kinh, Thượng Hải,…

Phương tiện di chuyển khá đa dạng, có thể đi ô tô, đi tàu hoặc máy bay.

Đến mỗi địa điểm khác nhau sẽ được khám phá một thế giới mới, hoàn toàn khác với những địa điểm trước đó. Không chỉ có văn hóa, Trung Quốc còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng: Núi Võ Đang, Vạn Lý Trường Thành,…

#4. Du lịch outbound Châu Âu

Như bạn biết, các nước Châu Âu có vị trí địa lý khá gần nhau nên việc đi lại giữa các nước rất dễ dàng. Vì vậy mà khi đến Châu Âu bạn có thể đi du lịch nhiều quốc gia.

Mỗi quốc gia sẽ đem lại những trải nghiệm, cảm giác mới mẻ không thể nào quên.

VI. Những lưu ý khi đi du lịch outbound tourism

#1. Tìm hiểu và lên kế hoạch

Khi đến một đất nước mới thì việc tiếp xúc với một nền văn hóa mới sẽ gặp những điều bỡ ngỡ, không quen.

Vì vậy mà trước khi đi nên tham khảo các reviewer du lịch để có thêm những kinh nghiệm chuẩn bị cho kế hoạch du lịch của mình.

#2. Chuẩn bị tiền, giấy tờ

Trước khi đi, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.

Nếu quốc gia sắp tới có yêu cầu VISA, bạn phải đảm bảo rằng chuẩn bị đầy đủ tránh trường hợp đến sân bay lại bị mời về vì thiếu visa hay hộ chiếu.

#3. Văn minh, tôn trọng văn hóa

Hãy luôn ứng xử, hành động một cách lịch sự. Điều này sẽ giúp bạn gây được thiện cảm cho người xung quanh, giữ được hình ảnh tốt của khách du lịch Việt Nam trên toàn thế giới.

Nếu bạn muốn xây dựng một website chuyên phục vụ khách du lịch inbound mà chưa biết làm thế nào? Hãy liên hệ với Design Webtravel ( https://designwebtravel.com/) hoặc liên hệ theo hotline 024 6259 8807 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Tôi là Phượng, hiện đang là CEO tại Design Webtravel – đơn vị thiết kế website du lịch hàng đầu Việt Nam. Tôi đam mê đi du lịch và thiết kế website. Tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thể lựa chọn được đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Du Lịch Outbound Việt Nam

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Vũ Thế Bình – Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, tại Việt Nam lượng khách inbound, khách nội địa và khách outbound đều tăng nhanh, tuy nhiên du lịch outbound chưa được đánh giá tương xứng với tiềm năng, chưa được đánh giá bình đẳng với du lịch inbound, du lịch nội địa, và trong thực tế còn nhiều vấn đề nảy sinh. Bởi vậy, Diễn đàn du lịch outbound Việt Nam – Cơ hội và thách thức được tổ chức nhằm bàn về hoạt động du lịch outbound, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để thúc đẩy phát triển du lịch outbound tại Việt Nam cả về lĩnh vực quản lý nhà nước, phát triển sản phẩm, nâng cao giá trị tinh thần của hoạt động outbound và bảo vệ quyền lợi cho công dân Việt Nam khi du lịch nước ngoài.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã tập trung bàn về hiện trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch outbound tại Việt Nam. Ông Đoàn Ngọc Xuân – Vụ trưởng Vụ VHXH, Ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Cùng với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng hàng năm, lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng tăng trưởng liên tục. Nếu như năm 2023 có khoảng 6,6 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài thì năm 2023 đã có khoảng 10 triệu lượt người. Hiện nay, người Việt Nam không chỉ quan tâm đến thị trường Đông Nam Á mà đang dần quan tâm đến thị trường Đông Á, châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông. Việc người Việt Nam có điều kiện đi du lịch nước ngoài là điều đáng mừng, thể hiện mức sống dân cư ngày một tăng, theo đó các công ty du lịch cũng tăng trưởng về doanh số. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn xảy ra một số bất cập trong công tác quản lý cũng như tổ chức hoạt động outbound, ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành Du lịch và tác động không tích cực đến đời sống kinh tế – xã hội.

Đại diện các công ty lữ hành (Saigontourist, Transviet Travel, Hanoitourist, Redtour, Công ty Du lịch Việt…) đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch outbound tại Việt Nam như: không ngừng tuyên truyền để người dân Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài có ý thức ứng xử văn minh; phát triển nguồn nhân lực du lịch outbound; tăng cường rà soát việc cấp phép hoạt động, có chế tài đối với các công ty du lịch hoạt động outbound; đẩy mạnh các chương trình hành động nâng cao hình ảnh du khách Việt; các cơ quan quản lý nhà nước cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về tổ chức hoạt động cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài…

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cho biết, tại hội nghị giao ban khối văn hóa xã hội vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nêu lên những mặt trái của người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài như cười nói to, không chịu xếp hàng… Phó Thủ tướng đã giao cho Tổng cục Du lịch nhiệm vụ xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Bộ Quy tắc phải đưa ra những tiêu chí, hình ảnh ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đặt trên tất cả các chuyến bay của các hãng Hàng không Việt Nam để người Việt Nam có thể tham khảo, áp dụng khi ra nước ngoài…

TC

Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch Quốc Tế (Outbound)

Nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế (outbound) là một nghề hot và được nhiều bạn trẻ ước mơ trở thành.

Có nhiều tài liệu nói về cách phân loại hướng dẫn viên du lịch, Theo luật du lịch thì Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn viên nội địa. (Khoản 1 Điều 72).

Theo tính chất công việc hướng dẫn viên du lịch được phân loại như sau:

– Nguời thực hiện việc hướng dẫn cho khách là người Việt Nam đi du lịch trên lãnh thổ Việt Nam: được gọi là hướng dẫn viên nội địa (từ của Luật Du lịch).

– Người thực hiện việc hướng dẫn cho khách nước ngoài đến Việt Nam với mục đích du lịch,hoặc đưa khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch: được gọi là hướng dẫn viên quốc tế (từ của Luật Du lịch). Những hướng dẫn viên đưa khách ra nước ngoài phải biết làm thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục lên xuống máy bay (check-in, check-out) và có kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh hay sự cố nếu có xảy ra ở hải ngoại hay trên đường vận chuyển.Về mặt nào đó, họ chỉ là người hướng dẫn (đường đi, cách thức đi…) chứ không phải là hướng dẫn viên du lịch theo đúng nghĩa. Khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, họ được gọi là Tour Leader và có nhiệm vụ là một Trưởng đoàn chứ không phải Tour Guide.

Việc phân loại này giúp cho người làm công tác hướng dẫn du lịch biết rõ cách thuyết minh (cùng một điểm du lịch thì có nội dung thuyết minh và cách thức thuyết minh khác nhau); cách phục vụ du khách (ăn, ngủ, tham quan, giải trí… cũng khác nhau).v.v… Sự khác nhau ở đây là do dị biệt về quốc tịch, văn hóa… của du khách.

Để trở thành 1 hdv du lịch quốc tế bạn phải có đủ những điều kiện sau:

Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện

Tốt nghiệp ĐH ngành hdv du lịch trở lên hoặc tốt nghiêp ĐH_CĐ_TC các ngành nghề khác kèm theo chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch (chứng chỉ này được các trường đủ tiêu chuẩn đào tạo được Tổng cục du lịch chấp nhận cấp , thời gian học từ 1 đến 3 tháng tùy theo bằng cấp bạn đang có).

Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL 500 điểm hoặc IELT 5.5 điểm hoặc TOEIC 650 điểm trở lên, hoặc chứng chỉ tương đương đối với các ngoại ngữ khác;

Chứng nhận đã qua kỳ kiểm tra trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp

Nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế được đánh giá là một công việc khá thú vị có thu nhập cao, được đi du lịch mà không phải mất tiền và đặc biệt hơn là được gặp nhiều bạn bè khắp năm châu, hiểu biết thêm về nền văn hóa, phong tục tập quán, thưởng thức những món ăn ngon, khám phá các danh lam thắng cảnh hùng vĩ khi bạn tham gia dẫn tour.

Nghề được “săn đón”

Theo số liệu năm 2014 của Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL), cả nước có gần 7000 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, trong đó lượng người cần tiếng Anh chiếm đến 50%, còn lại là tiếng Pháp, tiếng Nhật… Điều này cho thấy nhu cầu về hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nguồn lao động này đến nay vẫn ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Hướng dẫn viên du lịch như một đại sứ văn hóa, luôn tự tin khi chuyển ngữ các thông tin văn hóa tới khách du lịch. Nhưng thực tế đáng buồn là hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ quá hiếm.

Hiện nay, các hướng dẫn viên du lịch quốc tế được “săn đón” khá nhiều. Họ không chỉ làm cho công ty, mà còn có nhiều cơ hội cộng tác bên ngoài, mở rộng phạm vi làm việc hơn so với nhóm còn lại.

Nghề có thu nhập cao hơn

Trên thị trường việc làm, mức thu nhập của nghề hướng dẫn thuộc mức cao. Đây là lý do khiến nhiều bạn trẻ chọn ngành này để theo học và gắn bó. Tuy nhiên, cần xác định rõ những tiêu chí cần có để phấn đấu thành một hướng dẫn viên giỏi. Trong đó, ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì ngoại ngữ là yếu tố cần thiết.

Hiện nay, mức thu nhập của 1 tour-guide bình quân sẽ là 20 đô la/ ngày, riêng đối với những đoàn khách nước ngoài thì thu nhập của hướng dẫn có thể lên đến 50 đô la/ ngày(số liệu tham khảo từ internet). Đó chỉ mới là mức lương mà công ty du lịch chi trả, còn tiền tips của khách thì rất… vô chừng, tùy thuộc vào nghiệp vụ và tinh thần thiện cảm mà người hướng dẫn có thể tạo nên.

Tuy nhiên về chất lượng, đa phần hướng dẫn viên du lịch quốc tế của nước ta tuy khá tốt về thuyết minh, diễn đạt, nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, các kỹ năng mềm như hoạt náo, tạo không khí… chưa đủ thuyết phục. Bên cạnh đó, việc thiếu những kiến thức chuyên môn về hang động, địa chất học, sinh học… cũng là một rào cản không hề nhỏ.

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, trong đó có đội ngũ hướng dẫn viên Du lịch quốc tế, là một trong những vấn đề cần giải quyết hàng đầu hiện nay của du lịch nước nhà. Một chính sách mở hơn trong thu hút nhân tài về ngành này hay một số giải pháp thiết thực về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng du lịch sâu rộng rất cần được nghiên cứu và thực hiện sớm.

Khóa học nghiệp vụ du lịch lấy thẻ hướng dẫn viên quốc tế:

Khóa học dành cho các bạn học trái ngành mà đam mê làm hướng dẫn viên. Hotline: 0973 86 86 80

Trung cấp du lịch và Cao đẳng quản trị du lịch