Tour Du Lịch Sinh Thái Tiền Giang / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Du Lịch Sinh Thái Tiền Giang Bến Tre

Du lịch sinh thái tiền giang bến tre là địa điểm du lịch hấp dẫn dành cho du khách đến tour du lịch tiền giang sông nước, địa điểm không chỉ hấp dẫn tham quan còn mang nét văn hóa ẩm thực địa phương thật phong phú và đa dạng. Du khách có thể chọn tour du lịch đi dạo trên sông tiền tham quan cồn thới sơn, cồn phụng hoặc tour xe ngựa đường làng, tour du lịch tát mương bắt cá thật thú vị quá … tour du lịch miền tây 1 ngày nên đi đâu? tour sài gòn mỹ tho bến tre, tour mỹ tho tiền giang, tour mỹ tho bến tre, Quý khách đến với tour du lịch mỹ tho tiền giang bến tre liên tuyến thật thú vị khám phá sông nước miền tây nam bộ, danh lam thắng cảnh, du thuyền trên sông tiền – Mekong, nghe đàn ca tài tử nam bộ cải lương, đi đò chèo xuồng ba lá, đi xe ngựa đường làng và ẩm thực địa phương …

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC NAM BỘ 1 NGÀY : Mekong delta tour 01A

DU LỊCH MỸ THO – KHU DU LỊCH CỒN THỚI SƠN – KHU DU LỊCH SINH THÁI VIỆT NHẬT – KHU DU LỊCH CỒN PHỤNG – BẾN TRE

Du lịch sinh thái tiền giang bến tre

Khởi hành: tại chúng tôi – Phương tiện: xe du lịch + thuyền du lịch

Du khách chọn lộ trình Du lịch sinh thái tiền giang bến tre thời gian: 1 ngày sáng đi chiều về – Trong ngày từ chúng tôi – Tour du lịch mỹ tho bến tre 1 ngày

Xuất phát buổi sáng 07h45: Xe và Hướng Dẫn Viên đón khách tại điểm hẹn. 08h00: Khởi hành đi du lịch Mỹ Tho Tiền Giang Bến Tre. Quý khách đi ngang qua các địa phận Du lịch sinh thái tiền giang bến treLong An – Bến Lức – sông Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây. Đến Tiền Giang. Nghỉ giải lao tại nhà hàng Mekong restop.

Đến bến tàu du lịch Mỹ Tho. Du thuyền trên sông Tiền ngắm cảnh 04 cù lao Long, Lân, Qui, Phụng.

Ngắm cảnh cảng cá Mỹ Tho và làng bè nuôi cá dọc theo sông Tiền, Cầu Rạch Miễu.

Tham quan vườn cây ăn trái

Đến Khu du lịch Cồn Thới Sơn. Tản bộ trên đường làng, tham quan vườn cây ăn trái, thưởng thức các loại trái cây theo mùa và nghe tài tử Nam Bộ.

Xem quy trình lấ mật ong và thưởng thức tại chổ

Dùng xuồng chèo hay xuồng bá lá len lỏi trong rạch nhỏ ngắm nhìn phong cảnh bình dị vùng sông nước, đến tham quan trại nuôi ong mật, thưởng thức trà mật ong, rượu chuối hột…

Đến Khu du lịch Cồn Phụng tham quan di tích ông Đạo Dừa, tham quan trại nuôi cá sấu và câu cá sấu, cho cá bú bình ..

Xuôi dòng sông tiền đến rạch Tân Thạch Bến Tre. Tham quan lò kẹo dừa đặc sản Bến Tre, làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và lò Bánh Tráng. Vào nhà hàng Khu du lịch sinh thái Việt Nhật dùng cơm trưa. Nghỉ ngơi. Thuyền đưa quý khách trở về đất liền.

Xe đưa quý khách viếng chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa cổ Tiền Giang. Sau đó khởi hành về chúng tôi Về đến chúng tôi kết thúc tour du lịch mỹ tho bến tre 1 ngày. . Hẹn ngày gặp lại.

Phòng điều hành: 0985.56.55.89 Ms Hằng – 0918.13.17.95 Mr Phong Địa chỉ: Ấp 1 xã Tân Thạch, Huyện Châu Thành – Bến Tre

Đón khách: Bến tàu du lịch Mỹ Tho số 8 đường 30.4 – Tp.Mỹ Tho – Tiền Giang

Lưu ý Du lịch sinh thái tiền giang bến tre: Quý khách nên đặt trước 3 ngày trở lên để được phục vụ chu đáo hơn. Tránh trường hợp hết chổ. Mong quý khách thông cảm.

Tour du lịch Mỹ Tho Bến tre 1 ngày, Tour miền tây 1 ngày giá rẻ, tour sài gòn mỹ tho 1 ngày, tour sài gòn tiền giang 1 ngày, tour sài gòn bến tre 1 ngày

Trãi nghiệm khám phá cùng tour mỹ tho tiền giang, tour mỹ tho bến tre thật thú vị cùng công ty chúng tôi.

Du lịch sinh thái tiền giang bến tre

Kính chúc quý khách có chuyến tham quan thú vị và đầy bổ ích!

Những Điểm Du Lịch Sinh Thái Hấp Dẫn Ở Tiền Giang

Miệt vườn Cái Bè

Nằm dọc theo bờ Bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè, miệt vườn Cái Bè được coi là vườn cây trái phong phú và lớn vào bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi cung cấp hoa quả dồi dào cho chợ nổi, quanh năm mùa nào thức nấy. Đến đây du khách không chỉ no mắt vì ngắm những vườn cây xanh trĩu quả mà còn no bụng vì thưởng thức các loại trái cây ngọt lành. Ở đây có nhiều trái cây thơm ngon nổi tiếng như xoài cát, chôm chôm, nhãn, bưởi, cam, táo, ổi…

Cù lao Thới Sơn hay Cồn Thới Sơn là một hòn đảo giữa sông Tiền, đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với những vườn cây trái trĩu quả. Khách tham quan sẽ được hít hà không khí trong lành, mát mẻ khi chèo thuyền qua các con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước để cập bến Thới Sơn, nơi những người chủ vườn chân thật, hiếu khách đón chào với những vườn cây trái trĩu quả như nhãn, mận, hồng xiêm….Ngoài ra, các hoạt động như tát mương, bắt cá, đi xe ngựa, tham quan trại nuôi ong, nghe đờn ca tài tử… sẽ để lại ấn tượng sâu đậm cho ai từng đặt chân tới đây.

Tiền Giang là một trong ba tỉnh thuộc tiểu vùng Đồng Tháp Mười (gồm Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang). Riêng tại Tiền Giang, khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười nằm trong xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có hệ sinh thái vùng ngập nước đặc trưng với hệ động – thực vật phong phú. Trên đường đến với Khu bảo tồn, du khách sẽ được tham quan làng nghề dệt chiếu Long Định, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, Nông trường Khóm, Vườn Thanh Long, Khu nghỉ dưỡng Bảo Đăng.

Chợ nổi Cái Bè nằm ở đoạn sông Tiền Giang, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Mỗi ngày, có tới cả trăm thuyền bè chất đầy sản vật, cây trái chờ thương lái đến cất hàng. Hoạt động buôn bán nhộn nhịp, các thuyền bè đi lại đông như mắc cửi giữa bốn bề sông nước êm trôi tạo nên một bức tranh cuộc sống sinh động. Chợ nổi Cái Bè có đặc điểm là họp chợ từ tờ mờ sáng đến tối khuya nên du khách có thể đi chợ bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Phía hữu ngạn chợ nổi là cù lao Tân Phong có 6 hòn đảo xinh xắn, nổi tiếng với những vườn mít, ổi, nhãn, chôm chôm…

Làng cổ Đông Hòa Hiệp cách trung tâm TP Mỹ Tho 46km, thuộc vùng hạ lưu sông Mekong. Làng sở hữu nhiều nhà cổ mang kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam Bộ, nằm ẩn mình bên những dòng sông và vườn cây ăn trái xum xuê. Nghỉ đêm trong những ngôi nhà cổ và trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của người dân ở đây là một trong những điều cuốn hút du khách đến Tiền Giang. Làng cổ Đông Hòa Hiệp là một trong số ba làng cổ trên cả nước được Tổng cục Du lịch và Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch di sản, sinh thái nông thôn.

Trại rắn Đồng Tâm còn gọi là Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu, Cục Hậu cần, Quân khu 9. Cách thành phố Mỹ Tho 12km, Trại rắn Đồng Tâm là trung tâm nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng cây dược liệu. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất cả nước, với 400 chủng loại rắn, từ không độc đến cực độc. Đến với Trại rắn Đồng Tâm, ngoài tham quan các loài rắn và thú quý hiếm, du khách còn được tìm hiểu về các cây thuốc quý đang được lưu trữ và nhân giống phục vụ nghiên cứu, chữa bệnh.

Vườn hoa Mãn Đình Hồng thuộc ấp Phước Thuận, xã Phước Thạnh, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho gần 10km. Vườn hoa là điểm tham quan mới, thành lập cách đây gần 5 năm, có diện tích 11.000m2 . Nơi đây trồng nhiều loại hoa như hướng dương, hoa cải, bách nhật, mãn đình hồng… Trước kia, vườn hoa chỉ mở cửa vào dịp Tết Nguyên đán và dịp lễ 30/4, 1/5, nhưng nay vườn mở cửa đón khách quanh năm. Đây là địa điểm tham quan, chụp ảnh mới nổi đối với nhiều du khách, nhất là giới trẻ ở Tiền Giang.

Biển Tân Thành còn gọi là biển Gò Công, cách TP Mỹ Tho 50km về hướng Đông và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 70km. Không giống những bãi biển xanh, cát trắng khác, bãi biển Tân Thành toàn cát đen mịn, trải dài khoảng 7km. Ngoài tắm biển phù sa, du khách sẽ được nếm thử nhiều đặc sản trên biển, nhất là nghêu. Nghêu ở đây ngọt thơm có tiếng. Nếu đến vào sáng sớm, bạn có thể đi dạo trên chiếc cầu tàu dài hơn 300m dẫn ra biển để ngắm bình minh. Từ biển Tân Thành, du khách có thể đến tham quan một số điểm du lịch và di tích lịch sử như di tích đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định, lăng Hoàng Gia, nhà Đốc phủ Hải, tham quan làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công, mắm tôm chà, vườn sơ ri./.

Du Lịch Sinh Thái Tiền Giang, Cần Phát Triển Theo Quy Hoạch

Với lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú, có sông Tiền, kinh Chợ Gạo kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và sang cả tiểu vùng sông Mekong, cùng với hơn 70.000 ha vườn cây ăn trái đặc sản, nên tỉnh Tiền Giang đã định hướng và hỗ trợ cho người dân tham gia các hoạt động du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn phục vụ khách tham quan, du lịch.

Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2016, Tiền Giang đón 1.690.000 lượt khách, trong đó có 662.000 lượt khách quốc tế, gần 70% lượng du khách đến các điểm du lịch gần gũi với môi trường thiên nhiên, trải nghiệm các giá trị văn hóa địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, nâng cao đời sống người dân địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, du lịch sinh thái ở Tiền Giang thời gian qua vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu đa dạng. Nhiều hộ kinh doanh chỉ chạy theo phong trào, không theo quy hoạch nên thiếu tính chủ động trong việc đầu tư chỉnh trang vườn cây ăn trái, cảnh quan môi trường xung quanh và hầu như chỉ đáp ứng theo mùa mà chưa có sự chủ động áp dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật nhằm cho ra hoa, quả trái vụ để có thể phục vụ khách du lịch quanh năm.

Đội ngũ quản lý, lao động ở các cơ sở du lịch còn thiếu hoặc yếu về chuyên môn, hầu hết các điểm du lịch nhà vườn hoạt động chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính, chưa được đào tạo nhiều về năng lực quản lý, kinh doanh. Du khách đến các hộ nhà vườn phần lớn là khách quốc tế nhưng tỷ lệ người dân có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp rất thấp. Việc liên kết giữa các hộ nhà vườn còn nhiều hạn chế, chưa quan tâm đến chất lượng, giá cả cũng không có sự thống nhất, sản phẩm chậm được cải tiến, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh chưa cao…

Theo Sở VH-TT&DL, trong thời gian tới, để phát triển du lịch sinh thái ở Tiền Giang thực sự hiệu quả và bền vững, cơ quan quản lý Nhà nước cần định hướng, đưa ra những giải pháp đồng bộ và mang tính khả thi cao như: Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở những vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế và tăng cường quản lý Nhà nước để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, tránh tình trạng để người dân hoạt động tự phát. Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch sinh thái, như hỗ trợ về vốn, về thuế, đào tạo nhân lực, quảng bá… để thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp, hộ dân, tạo ra sản phẩm mới mang nét đặc trưng địa phương, tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Xây dựng và phổ biến các mô hình du lịch sinh thái tiêu biểu, phù hợp với lợi thế của các địa phương, như mô hình du lịch trồng trọt, làng nghề truyền thống, trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt cùng với cộng đồng (homestay)… Xây dựng quy ước làng, xã trong khai thác du lịch, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến hình ảnh, sản phẩm du lịch Tiền Giang. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch (cầu, đường giao thông, bến tàu, bến xe, hệ thống điện, nước…), các biện pháp về an ninh trật tự, về bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trường.

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp du lịch, các hộ dân về kiến thức, kỹ năng du lịch, nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng về ngoại ngữ, khoa học công nghệ, giúp doanh nghiệp, hộ dân có đủ năng lực hội nhập du lịch. Hỗ trợ tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm, quảng bá các chương trình du lịch sinh thái qua các hội chợ, triển lãm du lịch và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tăng tính liên kết giữa các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận (Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp…) để khai thác, phát triển sản phẩm du lịch, hạn chế việc phát triển những dịch vụ trùng lắp, tạo sự hấp dẫn cho chuyến tham quan, trải nghiệm của khách du lịch.

Cồn Thới Sơn (Tiền Giang) Khai Thác Thế Mạnh Du Lịch Sinh Thái

Cù lao Thới Sơn ( thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) hay còn gọi cồn Lân nằm trong hệ thống bốn cù lao “Tứ Linh”: Long, Lân, Quy, Phụng được ví như những viên ngọc quý của sông Tiền.

Hiện nay, ở Thới Sơn đã có một số sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch như:

Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu của du khách, các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành khu vực đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề chính là làm nông họ còn phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu. Nhân viên phục vụ đờn ca tài tử ở cù lao Thới Sơn là những người dân địa phương, rất thân thiện, gần gũi với khách, sẵn sàng phục vụ khi khách muốn nghe. Đến đây, du khách vừa ăn trái cây, vừa nghe đờn ca tài tử trong khung cảnh vườn cây ăn trái; trải nghiệm này rất hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.

Hầu hết du khách đến đây đều tham gia dịch vụ bơi xuồng để được ngắm nhìn hàng dừa nước mọc san sát nhau hai bên bờ, những hàng thủy liễu xanh tươi nghiêng mình chào đón.

Công việc bơi xuồng phục vụ du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân nơi đây. Nhân viên bơi xuồng rất nhiệt tình và mến khách. Tuy nhiên, đa số có trình độ ngoại ngữ hay kiến thức chuyên môn về du lịch sinh thái hạn chế. Bên cạnh đó, vì đường bơi xuồng hẹp nên thường xuyên gây ùn tắc khi có nhiều xuồng qua lại cùng lúc.

Đến với Thới Sơn, du khách có dịp tham quan vườn cây ăn trái đặc sản, tham quan làng nghề truyền thống: cơ sở làm kẹo, bánh tráng, nấu rượu, nuôi ong. Đặc biệt, du khách có thể thưởng thức trái cây hái từ vườn và uống trà mật ong từ những cơ sở nuôi ong lâu đời trên mảnh đất cù lao này.

Dịch vụ này tái hiện cuộc sống của những người dân Nam Bộ “chân lấm tay bùn”, đang hấp dẫn thị trường khách nội địa nhất là học sinh, sinh viên, những người thành thị muốn trở về với thiên nhiên, trải nghiệm cảm giác làm nông dân vất vả, bắt tôm cá phục vụ cho bữa ăn của mình.

Ở Thới Sơn còn có dịch vụ bán quà lưu niệm, với những món quà đặc sắc làm từ dừa. Trải nghiệm đời sống sinh hoạt cộng đồng địa phương (tham gia sinh hoạt, chế biến các món ăn Nam Bộ, trồng trọt…) và nghỉ đêm ở nhà dân (homestay) cũng là loại hình đang được du khách quan tâm.

Bên cạnh đó, còn có dịch vụ đi xe đạp hay xe ngựa tham quan cảnh sắc thiên nhiên, tìm hiểu đời sống cộng đồng địa phương trên cù lao; tham dự đám cưới cổ truyền của người dân Nam Bộ xưa (do các công ty du lịch tổ chức cho du khách nước ngoài xem); ngắm nhìn những ngôi nhà cổ của người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ (điểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa).

Nhìn chung, Thới Sơn có nhiều tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn kết hợp du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch cộng đồng. Thới Sơn cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km lại nằm trên tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho, đây là điều kiện rất thuận lợi để thu hút khách, đặc biệt là khách từ thành phố Hồ Chí Minh về nghỉ cuối tuần.

Để khách ở lại với Khu du lịch sinh thái Thới Sơn lâu hơn, cần phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống của du khách. Để đạt được điều này, cần tổ chức các loại dịch vụ gắn liền với thiên nhiên, tạo cho du khách sự tò mò như: xây các tuyến đường nội bộ, đường mòn thiên nhiên với hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo đầy đủ cả về số lượng và nội dung; xây các con đường mòn để tham quan vườn trái cây; tổ chức các cuộc thi cắm trại vào ban đêm với những phần quà thú vị dành cho du khách. Khách quốc tế thường rất thích khám phá và học hỏi, đặc biệt họ thích hòa mình vào thiên nhiên nên khu du lịch có thể xây dựng những nhà trọ bằng cây lá xung quanh để giữ chân họ ở lại với Thới Sơn lâu hơn.

Cơ sở lưu trú cho khách cần được trang bị đầy đủ, sạch sẽ và thuận tiện nhưng không phô trương. Khách DLST thường là những người không đòi hỏi tiện nghi mà mục đích chính của họ là muốn hòa mình với thiên nhiên, khám phá những điều giản dị của tự nhiên và văn hóa bản địa.

Hệ thống giao thông là yếu tố rất quan trọng trong tổng thể khu du lịch. Cần thiết kế sao cho du khách vừa có thể đi lại thuận tiện, vừa có khả năng tiếp xúc gần nhất để quan sát các loài động vật hoang dã mà không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của chúng – đặc biệt là vào mùa sinh sản.

Cần đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng phục vụ cơ bản cho cán bộ, nhân viên và cộng đồng địa phương tại điểm tham quan du lịch sinh thái; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch chủ động nâng cao trình độ nguồn nhân lực của đơn vị.

Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Tiền Giang để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tương lai, đặc biệt là lực lượng hướng dẫn viên tại điểm.

Khu DLST Thới Sơn đã đón nhiều du khách trong và ngoài nước trong thời gian qua, đặc biệt là khách quốc tế và lượng khách này ngày càng tăng. Do đó trong tương lai, khu du lịch nên chú trọng hơn vào thị trường khách này, chủ yếu là khách đến từ châu Âu, Australia, các đoàn khách nước ngoài từ thành phố Hồ Chí Minh xuống tham quan, học sinh đi thực tế…

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ của Thới Sơn còn nghèo nàn, chỉ có bơi xuồng, đờn ca tài tử… Vì vậy, cần phát triển các loại hình mới để tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách. Chẳng hạn, có thể đưa một số trò chơi dân gian vào hoạt động du lịch như đánh đu, bắt vịt dưới ao, chọi gà, chọi cá, đua thuyền… tạo sự mới mẻ cho du khách, giới thiệu văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Xây dựng mô hình nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long vào đầu thế kỷ 20, nhằm khôi phục khung cảnh miệt vườn với vườn cây ao cá đậm chất Nam Bộ, là nơi du khách có thể tham quan và nghỉ lại qua đêm.

Nếu như Bến Tre có kẹo dừa thì Thới Sơn có những sản phẩm từ mật ong được nhiều du khách ưa thích. Vì thế, cần học hỏi những kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm này.

Khu du lịch cần phối hợp với các đoàn thể tổ chức các cuộc thi: hội thi ẩm thực, hội thi làng nghề truyền thống…, qua đó nâng cao tay nghề và chọn lựa bổ sung những sản phẩm mới cho du lịch.

Bên cạnh đó, cần xác định thị trường khách mà khu du lịch hướng đến, tùy vào từng đối tượng khách mà có chiến lược thu hút khách khác nhau. Nếu là khách nội địa và châu Á thì tiếp thị cho họ đến khu Thới Sơn 4 vì khu này rất sầm uất. Và nếu là khách châu Âu thì nên quảng bá những khu còn hoang sơ chưa có nhiều sự tác động của con người.

* Khoa Văn hóa – Du lịch, Trường Đại học Đồng Tháp

**Khoa Văn hóa – Trường Đại học Hạ Long