Huế, vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn tốt nhất văn hóa và nghi lễ truyền thống Việt Nam, là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc.
Cho đến nay, Huế đã có 5 di sản thuộc 3 loại hình khác nhau được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích cố đô Huế (1993- di sản vật thể); Nhã nhạc- âm nhạc cung đình Việt Nam (2003- di sản phi vật thể); Mộc bản triều Nguyễn (2009- di sản tư liệu); Châu bản triều Nguyễn (2014-di sản tư liệu); và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016- di sản tư liệu). Điều đáng nói là cả 5 di sản này đều thuộc về triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam.
Đi du lịch Huế những điểm bạn nên đến đó là
Đại Nội
Là nơi ở của các vua chúa và hoàng gia thời Nguyễn
Các khu lăng tẩm: Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, Các lăng tẩm Huế được xây dựng từ khi vua còn tại vị, mỗi nơi đều mang một kiến trúc riêng biệt đại diện cho lối văn hóa lúc bấy giờ. Giá vé tham quan Lăng Khải Định, Tự Đức, Minh Mạng: 100.000 đồng/ lượt ( trẻ em 7-12 tuổi: 20.000 đồng/ lượt)
Đồi Vọng Hải
Đến với thành phố Huế mơ mộng, bạn không thể bỏ qua dòng sông Hương nổi tiếng trong thơ ca Việt Nam. Đặc biệt là vào ban đêm, bạn có thể mua vé lên thuyền nghe ca Huế. Giá vé: 100.000 đồng/ khách. Thời gian: 19h – 20h30 và 20h30 – 22h
1. Cơm Hến
– Quán ở Cồn Hến, Vĩ Dạ Cơm Hến ở Huế
– Quán chị Nhỏ trong ngõ ngã tư Phạm Hồng Thái – Trương Định
2. Bún bò Huế
Ngay từ cái tên đã nói lên nguồn gốc, xuất xứ của món ăn này. Đây là món ăn nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Với sự kết hợp hài hòa những nguyên liệu khác nhau, món ăn đã chinh phục được nhiều thực khách khó tính:
Gợi ý một vài địa điểm thưởng thức món ăn này:
– 13 Lý Thường Kiệt, cạnh nhà khách Công Đoàn
– Quán “Mụn Rớt” gần chùa Diệu Đế
3. Chè Hẻm
– Các hàng chè di động ở gần công viên Tuổi Trẻ
– Chè Cung Đình 31 Nguyễn Huệ
4. Bánh Huế
Một số loại bánh đặc trưng ở Huế như: bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ướt, bánh ram ít, …
– Quán bánh trên đường Chi Lăng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Huệ
– Quán Bà Đỏ, 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hội An và những điểm đến không thể bỏ qua.
Chùa Cầu.
Nằm ngay trung tâm phố cổ Hội An và nằm vắt ngang dòng sông Hoài thơ mộng, Chùa Cầu Hội An là một địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Hội An. Chùa Cầu có kiểu mái che độc đáo được làm bằng gỗ với những hoạ tiết trang trí mang phong cách kiến trúc có nguồn gốc từ “xứ sở hoa anh đào” nên còn có tên gọi khác là “Cầu Nhật Bản”. Với những nét đặc sắc ấy, Chùa Cầu đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời mỗi khi nhắc đến Hội An.
Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng có tuổi đời hơn gần 200 năm, được xây dựng từ thế kỷ XIX. Chủ nhân của ngôi nhà từng là một thương gia nổi tiếng và giàu có, với mong muốn gia đình luôn hưng thịnh làm ăn phát đạt nên ông đã lấy tên là “Phùng Hưng”.
Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên 200 năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao vào năm 1985. Nó được coi là kiểu mẫu bởi vì nó giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu và sự chăm sóc của cả đại gia đình.
Nhà Cổ Tấn Ký
Ngôi nhà cổ Tấn Ký đã được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Hội An (Quảng Nam), ngôi nhà cổ này mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An
“Bật mí” những điểm check-in sống ảo tại Hội An
Bức tường ở Hoàng Văn Thụ
Bởi vẻ rêu phong cổ kính đứng mãi cùng năm tháng, bức tường trên đường Hoàng Văn Thụ là nơi được các chuyên gia selfie check-in và trở thành bức tường nổi tiếng nhất Hội An. Bởi khi vào khung hình bức tường sẽ đẹp như 1 bức tranh sơn dầu và rât ngầu khi chụp ảnh so deep.
Giàn hoa giấy phố cổ
Người người Hội An yêu hoa giấy nên nhà nhà Hội An có hoa giấy quanh tường. Màu trắng, màu hồng của hoa giấy đặt bên cạnh màu vàng tường nhà trở nên một bức tranh hài hòa đến lạ.
Bờ sông Hoài
Nơi mà bạn sẽ thấy ngay khi đến Phố Cổ Hội An. Nơi mà bạn có thể thả đèn cầu may và dĩ nhiên là một nơi chụp hình sống áo phổ biến nhất của Hội An.
Phố đèn lồng.
Với lung linh đủ sắc màu rực rỡ khi về đêm, đèn lồng đã trở thành biểu tượng của Hội An đi đâu cũng thấy đèn lồng, trong nhà, ra ngõ, trên đường, trên mái nhà, … Gọi Hội An là thành phố đèn lồng quả không sai.