DU LỊCH TÂM LINH Ở HUẾ
Huế là vùng đất với hàng trăm đền chùa và cũng là vùng đât của tâm linh. Đây là một di sản “sống” nuôi dưỡng khát vọng sâu xa về tâm linh của người dân Huế. Không chỉ có hệ thống chùa chiền dày đặc, văn hóa phật giáo tại Huế còn được biết đến bởi các lễ nghi phật giáo được bảo lưu khá nguyên vẹn, với không ít lễ hội phật giáo và các lễ hội mang màu sắc tâm linh riêng có tại Huế.
TRÚC LÂM BẠCH MÃ
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã được bao bọc bởi hồ Truồi, ngự trên ngọn núi Linh Sơn nằm trong dãy Bạch Mã quanh năm mây mù lãng đãng. Nơi đây sơn thủy hữu tình, những hoa văn họa tiết tôn lên vẻ cổ kính, thanh tịnh, trang nhã, nhẹ nhàng và thanh thoát.
CHÙA THIÊN MỤ
Nằm ở tả ngạn sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê thơ mộng, cây xanh phủ dày, gió mát rượi bốn mùa. Chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng.
CHÙA HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
Nằm ở núi Chằm, thôn Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 17km. Chùa Thiền Huyền Không Sơn Thượng thu gọn mình trong một thung lũng, giữa những triền đồi, những dãy núi cao và một rừng thông bạt ngàn hàng vạn cây được gọi là Vạn Tùng Sơn trên độ cao hơn 300m so với mực nước biển. Đây là một ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989.
Đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng, ta như lạc vào chốn thần tiên. Phong cảnh nên thơ, đẹp tựa tranh thủy mặc mamg lại cho ta tâm hồn thư thái.
CHÙA TỰ ĐÀM
Tọa lạc tại địa phận Trường An, cách trung tâm thành phố Huế 2km về hướng nam. Dù không phải là ngôi chùa vào loại cổ nhất Việt Nam, nhưng Từ Đàm được biết đến do vai trò quan trọng của chùa trong công cuộc chấn hưng và phát triển của Phật giáo Việt Nam thời kỳ cận đại và cuộc đấu tranh vì hòa bình và tự do tín ngưỡng. Hiện nay chùa Từ Đàm là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHÙA BÁO QUỐC
Chùa Báo Quốc tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế. Chùa là một trong số các tổ đình xưa nhất ở Huế. Không chỉ là nơi thờ tự, chùa Báo Quốc còn là trung tâm tu học quan trọng của xử Huế – là nơi đặt trường Trung cấp Phật Học Huế. Thiên nhiên và kiến trúc của chùa Báo Quốc có thể nói là một danh lam thực thụ, toàn cảnh của ngôi chùa này đến nay vẫn còn giữ được hồn xưa tĩnh mặc.
CHÙA TỪ HIẾU
Chùa nằm ở tây nam kinh thành Huế, cách Đàn Nam Giao khoảng 2km, đường Lê Ngô Cát, trên một khu đồi núi thấp khá bằng phẳng, khuất sau những hàng thông xanh ngút ngàn, tạo nên một phong cảnh trầm mặc, thanh tịnh đậm chất chốn cửa thiền. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hóa và lịch sử của cố đô Huế.
CHÙA THIỀN TÔN
Chùa Thiền Tôn hay còn gọi là chùa Thuyền Tôn, là một tổ đình lớn gắn liền với sự khai sáng của Tổ Liễu Quán. Chùa Thiền Tôn thuộc phường An Tây, thành phố Huế, nằm bên sườn núi Thiên Thai nên còn có tên là Thiên Thai Thiền Tôn Tự hay Thiên Thai Thiền Tông Tự. Chùa đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục năm 2008: “Chùa Thiền Tôn, nơi phát xuất phái thiền Liễu Quán ở Việt Nam.”
TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỀN TRÂN
Nằm cách thành phố Huế khoảng 7km về phía tây, Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân tọa lạc trên diện tích rộng hơn 28ha. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch văn hóa, tâm linh, mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa du khách trở về sự kiện lịch sử trọng đại trong việc bảo vệ và mở mang bờ cõi của đất nước vào thời nhà Trần, thế kỷ XIV. Trung tâm Văn hóa Huyền Trân là một cụm quần thể kiến trúc truyền thống, bốn bề là đồi núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình, không gian thâm nghiêm, u tịch.
GIÁO ĐƯỜNG THIÊN CHÚA GIÁO
(Nhà thờ Phủ Cam)
Gần trung tâm thành phố Huế có 2 ngôi Giáo Đường lớn được xây dựng vào những năm đầu thập niên 60 là nhà thờ Phủ Cam (đường Đoàn Hữu Trưng) và nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (đường Nguyễn Huệ). Đó là 2 giáo đường tiêu biểu cho lối kiến trúc roman gothique của Thiên Chúa giáo Huế.
(Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp)
Theo sách Vietnam guide book Hue