Xem Du Lich Hoa Ky / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Kỳ Sơn Hòa Bình,Ky Son Hoa Binh, Du Lich Tay Bac

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Du Lịch Tây Bắc Thưởng Thức Những Món Ăn Ngon

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Địa lý

Huyện Kỳ Sơn rộng 210,76 km2, nằm ở vị trí 22o07′ – 26o00′ vĩ bắc, 105o48′ – 106o25′ kinh đông. Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Đông giáp huyện Lương Sơn, đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc và Đông Bắc Kỳ Sơn giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp các huyện của tỉnh Phú Thọ, kể từ bắc xuống nam là: Thanh Thủy (góc Tây Bắc), Thanh Sơn (mặt Tây Tây Bắc).

Kỳ Sơn là một huyện miền núi, nằm bên bờ hữu ngạn sông Đà, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, ở về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình. Nửa phía bắc huyện là phần Nam của dãy núi Ba Vì, trên đó có một phần của vườn quốc gia Ba Vì. Điểm cực tây bắc của huyện, nằm trên bờ sông Đà, thuộc xã Hợp Thịnh, là ngã ba ranh giới của huyện (và của cả tỉnh) với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Sông Đà ở đây, chảy ngược từ Nam lên Bắc tạo thành ranh giới tự nhiên phía Tây của huyện với tỉnh Phú Thọ và một phần với thành phố Hòa Bình.

Huyện Kỳ Sơn có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao nhưng độ dốc lớn, từ 30 – 40o, theo hướng thấp dần từ đông nam đến tây bắc, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 – 300 m,.

Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,8oC- 24,7oC, nhiệt độ cao nhất là 40 °C, nhiệt độ thấp nhất là 20 °C, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.200 mm. Các ngọn núi cao có khí hậu mát mẻ, mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.

Vùng đất Kỳ Sơn có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng năm 1974, Kỳ Sơn có hai nhóm đất chính: đất đồi núi chiếm 78%, đất ruộng chiếm 22%. Ngoài ra còn các loại đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi.

Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 20 km sông Đà chảy qua thị trấn Kỳ Sơn và các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Trước kia, do quá trình điều tiết dòng chảy, sông Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị xói lở mạnh. Đập nhà máy thủy điện Hòa Bình hoàn thành đã chủ động được trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán.

Thảm rừng Kỳ Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều loài gỗ quý như lim, lát… các loại cây dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, ngũ gia bì,… và nhiều loại lâm sản như măng, mộc nhĩ, nấm hương… Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con người đã làm cho diện tích và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm trọng, cần phát huy phong trào trồng mới, bảo vệ rừng.

Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.

Du lịch

Địa hình Kỳ Sơn núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, Sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư du lịch cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý tự nhiên lại kề cận Thủ đô, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và có văn hóa cộng đồng đa dạng, Kỳ Sơn có tiềm năng du lịch lớn. Trong đó, Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, tổ hợp “Kỳ Sơn xanh”, cùng với Sân gôn Phượng Hoàng… là ưu thế của Kỳ Sơn, tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, câu cá hồ, suối, đi bộ, đi xe thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên, phục vụ các kỳ nghỉ cuối tuần:

Khu biệt thự sinh thái Melody Suối Bùi, tọa lạc tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn là một quần thể sinh thái, biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng – Một sản phẩm nghỉ dưỡng được Tập đoàn Đất nhà vườn – INT Group đầu tư công phu với khái niệm mới lấy thiên nhiên là trung tâm, con người là một bộ phận không thể tách rời. Vị trí địa lý thuận lợi, INT đã tạo ra một tuyệt phẩm thiên nhiên với Khu biệt thự nghỉ dưỡng tựa núi Melody và Khu biệt thử nghỉ dưỡng nhìn ra bờ suối Melody. Ngoài ra, INT còn xây dựng hệ thống sân tennis đất nện, bể bơi, nhà hàng, phòng nghỉ khép kín và khách sạn phục vụ cho nhu cầu vui chơi của khách du lịch. Một nhà văn nổi tiếng khi bước chân tới nơi này đã nhận xét như sau: “Gió núi, thảm cỏ, rừng cây yên bình trong ánh trăng dịu dàng e ấp. Du khách chân trần, chăn mỏng thưởng thức tiệc vườn với đèn nến, cây rừng, giữa thiên nhiên bao la… Vợ hiền, con thơ, người thân, bạn quý… chuyện trò lan man bất tận trong khúc biến tấu êm đềm của tự nhiên, đưa con người trở về tắm mình trong dòng sông hồi ức – Một thời trẻ trung, một thời trong sáng, một thời thơ ngây…”

Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km về phía Tây Nam trên trục đường Quốc lộ 6, nằm ở dãy núi Viên Nam với diện tích hơn 350ha trong quần thể hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng và phong phú. Nơi đây có dòng suối Anh nước trong xanh mát lành, dọc theo con suối có 4 thác nước từ độ cao vài chục mét đến hàng trăm mét đổ xuống ào ào tung bọt trắng xóa. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, huyện Kỳ Sơn còn nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)…

Chính quyền huyện Kỳ Sơn cũng đang triển khai việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường, xây dựng làng, bản văn hóa gắn với nông thôn mới. Hiện, 9/10 xã, thị trấn có đội cồng chiêng với 18 đội được tổ chức thường xuyên tham gia biểu diễn trong các dịp lễ tết, đón khách đặc biệt. Có nhiều gia đình, mọi thành viên đều biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca Mường. Có nhiều xóm, bản nếu được đầu tư về hạ tầng cơ sở và tổ chức dịch vụ du lịch tốt, có thể tổ chức du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.

Kinh tế

Theo ông Đinh Đăng Điện- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn: “Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 12,4%, trong đó: Nông – lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp – xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới”.

Giao thông

Đường bộ có quốc lộ 6 chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ huyện Lương Sơn, cắt ngang huyện, qua thị trấn Kỳ Sơn, rồi men theo bờ sông Đà sang thành phố Hòa Bình.

Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6 có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai thuộc địa phận xã Mông Hóa.

Tháng 3 năm 2010, Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 9.940 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau 36 tháng sẽ cắt địa bàn huyện qua các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Dân Hạ, Mông Hóa và thị trấn Kỳ Sơn.

Tháng 4 năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 (QL) đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

Tháng 4 năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức BOT. Dự kiến, việc nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 6 sẽ được khởi công từ tháng 5/2014; hoàn thành và thu phí từ năm 2023. Đường Hòa Lạc – Hòa Bình dự kiến khởi công từ đầu năm 2023; hoàn thành và bắt đầu thu phí từ năm 2023.

Nguồn Wikipedia.

Tour Du Lịch Đà Nẵng Xem Pháo Hoa

Ngày 01: TOUR ĐÀ NẴNG XEM PHÁO HOA : BÁN ĐẢO SƠN TRÀ – NGŨ HÀNH SƠN – HỘI AN (Ăn trưa/ tối)

Buổi Sáng: Quý khách đáp chuyến bay. Xe và HDV Đà Nẵng Open Tour đón quý khách tại sân bay.

Xe và HDV Đà Nẵng Open Tour đưa quý khách tham quan bán đảo Sơn Trà, ngắm cảng Tiên Sa, viếng chùa Linh Ứng Bãi Bụt – ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng, chiêm bái tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.

Xe và HDV Đưa quý khách về lại khách sạn tại Đà Nẵng nghỉ ngơi.

15h30: Xe và hướng dẫn đón quý khách tại khách sạn, di chuyển đến thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, đoàn chinh phục 108 bật tam cấp ở ngọn Thủy Sơn để đến tham quan chùa Linh Ứng , ngôi cổ tử được vua Minh Mạng cho xây dựng. Tham quan Tháp Xá Lợi ,Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài, chùa Tam Thai, động Tàng Chơn, động Hoa Nghiêm, Động Huyền Không …

19h00: Đoàn bách bộ tham quan phố cổ Hội An. Đi ngang qua Chùa Cầu, nghe HDV thuyết minh về truyền thuyết xây dựng Lai Viễn Kiều. Ngắm đèn lồng Phố Hội lung linh đủ màu sắc. Đoàn tự do nghe hát Bài Chòi, tham quan những con đường nhỏ nhắn của Phố Cổ Hội An, ngắm Hội Quán Phước Kiến, Quảng Đông, nhà cổ Tân Ký, Phùng Hưng … từ bên ngoài, mua sắm tại chợ đêm Nguyễn Hoàng, thả Hoa Đăng cầu may mắn trên sông Hoài, một nét văn hóa đặc trưng tại phố cổ.

Nghỉ đêm tại khách sạn Đà Nẵng.

08h15: Xe và HDV Đà Nẵng Open Tour đến đón quý khách khởi hành đi tham quan Bà Nà với độ cao 1487m so với mực nước biển và tưởng thức cáp treo Bà Nà đạt kỷ lục Guinness thế giới. Quý khách đến trạm đón tiếp tại Bà Nà Hills, ngồi trong cabin cáp treo Bà Nà ngắm dòng suối Mơ thơ mộng, thác Tóc Tiên mềm mại… Xa xa hơn là đồng bằng ven biển Quảng Nam trù phú, vịnh Đà Nẵng…

12h30: Hướng dẫn viên đưa quý khách bách bộ chinh phục Đỉnh Núi Chúa cao 1487m, đỉnh cao nhất của Bà Nà. Quý khách viếng đền Lĩnh Chúa Linh Từ để trải lòng mình trong khung cảnh thanh tịnh và chiêm bái, cầu bình an, may mắn cho cả gia đình.

Đoàn tiếp tục khám phá và tham gia những trò chơi thú vị tại khu vui chơi trong nhà thuộc hàng lớn nhất Việt Nam Fantasy Park : Tháp rơi tự do, công viên khủng long, Đường đua rực lửa…

Tối: Xe đưa Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng. Sau đó xe di chuyển đưa quý khách đến bờ sông Hàn chiêm ngưỡng lễ hội pháo hoa Quốc tế diễn ra tại Đà Nẵng.

Nghỉ đêm tại khách sạn 3 sao Đà Nẵng.

Kết thúc chương trình Tour Du Lịch Đà Nẵng Xem Pháo Hoa 3 ngày 2 đêm. Xin chào và hẹn gặp lại quý khách trong các chương trình sau.

Trẻ em từ 5 đến 9 tuổi mua một nửa giá vé người lớn, trẻ em trên 10 tuổi mua vé như người lớn.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, gia đình tự lo cho bé ăn ngủ và tự trả phí tham quan (nếu có). Hai người lớn chỉ được kèm một trẻ em. Từ trẻ thứ 2 trở lên, mỗi em phải mua một nửa vé người lớn.

Tiêu chuẩn nửa vé bao gồm: Suất ăn, ghế ngồi và ngủ ghép chung với gia đình.

Trẻ em phải đi cùng cha mẹ hoặc có giấy cam kết đi tour cùng người thân được công an phường/xã đóng dấu xác nhận. Khi đi tour phải mang theo giấy khai sinh (bản chính) hoặc hộ chiếu (bảng chính). Trẻ em từ 14 tuổi trở lên phải mang theo giấy CMND (bản chính).

Đi tour bằng máy bay (Theo quy định của hãng hàng không), trẻ em dưới 2 tuổi mua 10% vé máy bay người lớn, trẻ em dưới 12 tuổi mua 75% vé máy bay người lớn. Đi tour bằng xe lửa, tàu cao tốc theo quy định của các hãng vận chuyển.

Chi phí xe máy lạnh phục vụ theo chương trình.

Chi phí khách sạn tiêu chuẩn 3 sao theo chương trình (2 khách/phòng, trường hợp nam, nữ lẻ ngủ ghép 3 khách/phòng).

Chi phí ăn – uống theo chương trình: 120.000 đồng / khách / bữa chính.

Ăn sáng buffet tại khách sạn

Chi phí tham quan theo chương trình.

Vé cáp treo & vé các trò chơi tại Fantasy Park theo quy định của Bà Nà

Chi phí Hướng dẫn viên tiếng Việt suốt tuyến.

Mũ quà tặng Đà Nẵng Open Tour

Nước suối: 01 đơn vị/khách/ngày tham quan

Tặng bảo hiểm du lịch với mức bảo hiểm tối đa: 10.000.000 đồng/người/vụ

Vé xem pháo hoa tại kháng đài

Phụ thu phòng đơn: 650.000 đồng

Chi phí giặt ủi, điện thoại và các chi phí cá nhân khác.

Kinh Nghiệm Xem Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng 2023

1. Có cần phải mua vé để xem Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng?

Để có thể xem toàn cảnh những màn trình diễn pháo hoa kết hợp với những giai điệu âm nhạc làm nền và những chương trình nghệ thuật giải trí thì du khách chọn mua vé để đến khán đài xem pháo hoa.

Nếu bạn muốn trải nghiệm không khí xem pháo hoa như một lễ hội đường phố thì bạn chỉ cần chọn những địa điểm thuận lợi để cùng người dân xem trình diễn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng gần như trọn vẹn và hoàn toàn miễn phí. Và đây là lựa chọn của phần đông du khách và người dân tại Đà Nẵng.

Ngoài ra, bạn cũng nên lên kế hoạch cho chuyến đi sớm để tìm kiếm vé máy bay giá rẻ nhằm tiết kiệm chi phí du lịch Đà Nẵng (Công cụ săn vé máy bay giá rẻ)

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng năm nay có địa điểm tổ chức bắn pháo hoa và sân khâu cũng giống như những năm trước. Trong đó địa điểm bắn pháo hoa sẽ là Khu vực Cảng Đà Nẵng cũ (đối diện khách sạn Novotel) và địa điểm Khán đài ngồi xem sẽ là bên kia bờ Sông Hàn (đường Trần Hưng Đạo).

Chọn địa điểm xem pháo hoa: Nếu bạn chọn xem pháo hoa Đà Nẵng ở khu vực vỉa hè dọc bờ sông thì bạn nên chọn vị trí sát hai bờ sông Hàn để có tầm nhìn xem pháo hoa tốt nhất. Chú ý nên tránh những nơi có tòa nhà hay cây cao che khuất vì Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng thường có những màn trình diễn pháo hoa tầm thấp cực kỳ đẹp.

Một số nhà hàng dọc đường Trần Hưng Đạo cũng kết hợp các bán dịch vụ ẩm thực kết hợp với xem pháo hoa ngay tại nhà hàng. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn những nhà hàng cao tầng để có view xem pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tốt nhất.

Xa hơn một chút bạn có thể chon những tòa nhà cao tầng có view nhìn thấy sông Hàn là cũng có thể xem pháo hoa từ trên cao rất đẹp. Một số địa điểm xem pháo hoa mà bạn có thể tham khảo là các khách sạn trên đường Bạch Đằng như Novotel Da Nang, Green Plaza hoặc các khách sạn bên phía Quận Sơn Trà như Mường Thanh trên đường Ngô Quyền, À La Carte, Diamond Sea trên đường Võ Nguyên Giáp. Tại đây bạn có thể kết hợp uống nước tại các Shop cà phê của khách sạn trên tầng thượng và xem pháo hoa từ trên cao cũng rất tuyệt vời.

Chia sẻ: Top những khách san xem pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng cực đẹp

3. Cần chuẩn bị gì khi đi xem pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng?

Bạn nên đi sớm để có được vị trí xem tốt vì càng đi trễ thì lượng người đi xem pháo hoa càng đông nên khi đó rất khó để có vị trí xem pháo hoa đẹp. Ở khu vực vỉa hẻ đường Trần Hưng Đạo vào dịp lễ hội pháo hoa trước đây thường có một số người cho thuê ghế nhựa sát bờ sông giá khoảng 15-20K một cái. Bạn có thể thuê những người này để tránh bị mỏi chân khi đứng quá lâu.

Ngoài vấn đề tìm kiếm một chỗ gửi xe hợp lý thì việc chọn đường di chuyển trong thời gian diễn ra Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng cũng khá quan trọng. Lưu lượng giao thông Đà Nẵng trong thời gian này rất đông nên bạn sẽ dễ gặp tình trạng kẹt xe lúc đi đặc biệt là lúc về. Khi lưu lượng xe chở khách về các quận trung tâm đi qua các cầu sẽ dẫn đến tình trạng kẹt xe. Kinh nghiệm xem pháo hoa quốc tế Đà Nẵng các năm trước thì bạn nên chọn các cây cầu xa hơn một chút và các con đường lớn để dễ di chuyển. Đó là đi trên đường Ngô Quyền hoặc đường Võ Nguyên Giáp để ra cầu Thuận Phước và Cầu Tuyên Sơn về các quận trung tâm Thành phố, tránh các cây câu Sông Hàn hay cầu Rồng để hạn chế bị kẹt xe.

4. Địa điểm du lịch Đà Nẵng ngoài Lễ hội pháo hoa Quốc tế

Bên cạnh xem trực tiếp Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023 vào các tối thứ 7 thì Đà Nẵng còn rất nhiều địa điểm du lịch và hoạt động thú vị dành cho khách.

Sau cả ngày rong ruổi trên các cung đường đầy nắng và gió của thành phố biển Đà Nẵng thì tối đến là thời gian để bạn đi dạo trên con đường Bạch Đằng thơ mộng và thưởng thức những chương trình âm nhạc miễn phí tại Đà Nẵng. Chắc chắn bạn sẽ có những giây phút thư giãn và đáng nhớ tại Đà Nẵng.

Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn trong dịp Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng

Dịp Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng là những ngày cao điểm nên giá phòng sẽ tăng cao hơn ngày bình thường và cũng rất khó tìm phòng. Vì vậy, bạn cần nhớ là mình lên kế hoạch du lịch Đà Nẵng càng sớm thì mình càng dễ đặt phòng. Với sự phát triển của thương mại điện tử thì việc đặt phòng online trực tiếp ngày càng phổ biến và tiện lơi. Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn của mình là đặt qua trang mạng booking.com<< vì mình có thể kiểm tra phòng và giá dễ dàng cho bất kỳ giai đoạn nào, hệ thống cũng sẽ tự động giới thiệu những khách sạn tương tự khách sạn mình đang tìm kiếm để mình có thể đa dạng lựa chọn. Trên hệ thống booking.com<< còn tổng hợp những review của khách đã từng ở tại khách sạn nên mình dễ dàng đánh giá được chất lượng dịch vụ của khách sạn đó. Về thanh toán, tùy theo chính sách của khách sạn mình có thể đa dạng lựa chọn là thanh toán tại khách sạn khi du lịch đến Đà Nẵng hoặc thanh toán trước bằng thẻ tín dụng.

Nguồn: Danang Travel & Shopping Guide

Ký Sự Du Lịch Bắc Việt Thượng Lào (Phần 2),Ky Su Du Lich Bac Viet Thuong Lao Phan 2

KÝ SỰ DU LỊCH BẮC VIỆT – THƯỢNG LÀO (PHẦN 2)

Tiếp những ngày phiêu lưu, trải nghiệm cuộc sống đích thực (theo ý kiến của nhiều người), chúng tôi sang đến đất Thượng Lào, chinh phục du lịch Lào kiểu phượt để ghi lại những gì mà không phải ai cũng có thể được trải nghiệm…

Tổng Quan Du Lịch Đất nước Lào

Tiếp những ngày phiêu lưu, trải nghiệm cuộc sống đích thực (theo ý kiến của nhiều người), chúng tôi sang đến đất Thượng Lào, chinh phục du lịch Lào kiểu phượt để ghi lại những gì mà không phải ai cũng có thể được trải nghiệm…

Ngày 4: Muang May – Muang Khua – Sông Nam Ou – Luang Prabang

Xác định hôm nay sẽ là một ngày dài vì điểm đến tiếp theo sẽ là Luang Prabang, khoảng cách bằng đường bộ cũng hơn 300km, nhóm tôi xuất phát sớm.

Thị trấn Muang May trong sương sớm.

Nhóm tôi đang ở khu vực Thượng Lào, là vùng hoàn toàn đồi núi nên đường đi hoàn toàn là đèo dốc. Hôm nay trời đẹp, nắng nhẹ, tuy vậy tới gần 10h sáng mà mây vẫn còn lững thững trên đường đi, có những đoạn bọn tôi chạy hẳn trong mây, cảm giác lành lạnh và thích thú.

Hơn 10h, đã đến Muang Khua, bên kia sông là bến đò. Có một chiếc phà tư nhân thô sơ nhưng đang phải sửa chữa. Chờ một lát phà sửa xong, bọn tôi cũng qua được bờ bên kia.

Ghé văn phòng thông tin du lịch hỏi thăm, hỏi đường đi tiếp mới biết ngoài đường bộ còn có thể đi bằng đường sông. Đi đường sông sẽ theo dòng sông Nam Ou đến Nong Khiaw rồi tiếp tục chạy xe bằng đường bộ khoảng 130km tới trung tâm Luang Prabang. Dòng Nam Ou là một trong hai dòng sông quan trọng nhất của Lào, thực ra nó là một nhánh của của dòng Mekong, hợp lưu tại Pak Ou thuộc tỉnh Luang Prabang. Nếu chọn đường sông, sẽ bớt được một đoạn hơn trăm cây số, nhưng chi phí khá chát cho cả nguời và xe vì phải thuê cả chuyến xuồng của người dân. Cả nhóm hội ý, quyết định là ‘ăn chơi không sợ mưa rơi’, một quyết định sáng suốt và đúng đắn nhất trong chuyến đi. Khiêng xe lên xuồng, cột ràng cẩn thận, người lên sau, cả nhóm tôi vừa vặn cho một chiếc xuồng bằng sắt cỡ bằng chiếc vỏ lãi lớn. Mua ít đồ ăn gồm xôi và đồ nướng lặt vặt, món ăn rất phổ biến của người Lào để ăn trưa trên xuồng.

Lên đường thôi, vui quá là vui!

Dọc hai bờ sông có rải rác vài bến nước và dân cư sinh sống. Đời sống người dân vùng sâu có lẽ còn nghèo và còn rất nhiều thiếu thốn.

Nhưng niềm vui thì luôn hiện hữu! Mấy em nhỏ đang chơi trò vui lắm!

Dọc dòng sông cảnh vật có những đoạn cực đẹp. Ngồi trên xuồng mát mẻ, bữa trưa ăn bốc ngon lành, cảnh vật đẹp, bạn bè tán dóc huyên thuyên,… ôi, vui quá là vui! Khi đến gần đoạn sông giữa khe núi bác lái xuồng tốt bụng giở mái che xuồng ra, bập bẹ một vài tiếng Việt pha tiếng Anh chỉ chỉ và bảo bọn tôi “Làm photo, làm photo!”

Dòng sông đỏ quạch phù sa giữa núi non hùng vỹ!

Chạy được hơn 2 tiếng đồng hồ, bác lái xuồng ghé ngang một bản làng du lịch bên sông để bọn tôi mua ít trà đá bọt. Bác lái xuồng bảo làng này là Muang Ngoy cũ, chỉ có thể đến đây bằng đi bộ hoặc ghe xuồng.

Một nhà nghỉ trong bản.

Đành phải thuê người dân khiêng lên giúp, còn không nếu tự khiêng có lẽ bọn tôi phải nghỉ đêm ở đây luôn.

Tiếp tục hành trình bằng xe máy về Luang Prabang, đường đi ít núi đồi hơn và nhóm tôi đi qua rất nhiều bản làng địa phương. Lâu lâu lại ngang qua một khu dân cư, dân địa phương này bán những sản vật địa phương rất đặc trưng.

Có lẽ là sâu chít, rất rất nhiều, tính hàng bao tải.

Nhộng ong, lúc nhúc ong non, to hơn ngón tay người lớn, có cả vài chú mới thành ong.

Dúi, cả lồng, con này làm đồ nhậu bắt lắm, lúc xưa tôi hay ăn lắm!

7h30, đã có mặt tại trung tâm Luang Prabang. Lòng vòng tìm nhà nghỉ, rửa mặt mát mẻ đi kiếm cái gì ăn tối cũng gần 8h30.

Bữa tối của tôi ngày đầu tại Luang Pragbang.

Ngày 5: Thăm thú Luang Prabang

Luang Prabang, cố đô và một trung tâm Phật giáo của đất nuớc Lào với rất nhiều chùa chiền. Luang Prabang được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995. Luang Prabang nổi tiếng với nhiều nét độc đáo về lịch sử, văn hóa, thắng cảnh như Bảo tàng cung điện hoàng gia, động Pak Ou, thác Kuang Si, đỉnh Phousi… và rất nhiều ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Nơi đây cũng còn nhiều khu phố cổ rất xinh xắn, dễ thương. Luang Prabang đuợc đánh giá là khu thị tứ cổ được bảo tồn tốt và còn gìn giữ được những dấu ấn lịch sử tốt nhất Đông Nam Á hiện nay. Theo chương trình, nhóm tôi lưu lại đây một ngày để dành thời gian thăm thú.

Buổi sáng tôi tranh thủ thức dậy sớm để biết được một nét văn hóa độc đáo của tỉnh lỵ này.

Các nhà sư đi khất thực từ sáng sớm, có lẽ bắt đầu từ 5h15 sáng thì phải.

Toàn cảnh thác chính Kuang Si.

Các chú gấu nằm tắm nắng có vẻ sung sướng lắm! Vì khu thác nằm giữa khu rừng nguyên sinh nên nơi đây người có hẳn một khu dành cho bảo tồn loài gấu.

Bên dưới thác chính có bãi tắm, bạn đồng hành rủ rê dù tôi đã ra lại ngoài cổng vào. Mua ít đồ ăn, trà đá bọt, quay lại, cũng có người đang tắm, nhìn thấy nước xanh và sạch quá, tôi chơi luôn trò này.

Đã ơi là đã luôn! Dzui quá chừng!

Quay lại trung tâm, nhóm tôi dành thời gian chùa chiền và phố xá. Quả thực, Luang Prabang là một trung tâm Phật giáo của đất Lào, chùa chiền rất nhiều và rất nhiều với giá trị văn hóa, lịch sử cũng như kiến trúc nghệ thuật đặc biệt.

Ngôi chùa quan trọng nhất và nổi tiếng nhất, chùa Wat Xieng Thong.

Một ngôi chùa khác, quên tên, mới hơn và sáng sủa hơn.

Chùa Wat Visounnarath, chùa cổ nhất Luang Prabang, đối diện nhà nghỉ nơi tôi lưu trú.

Chạy lòng vòng tiếp thăm phố xá. Một khu phố của Luang Prabang, đường Sakkarin.

Một khu phố khác, rất dễ thương!

Nói về làm du lịch, theo thiển ý của cá nhân, nguời Lào quả rất thân thiện, hiền lành, có lẽ vì đa số ảnh hưởng bởi đời sống, triết lý nhà Phật chăng? Cách họ tổ chức nhẹ nhàng, thống nhất, không xô bồ và tất nhiên lúc nào cũng tràn đầy sự thân thiện. Tôi chẳng biết được nhưng có lẽ người Việt mình phải học người Lào ở điểm này.

Đến xế chiều, nhóm tôi lên chùa Phousi nằm trên đỉnh Phousi để ngắm hoàng hôn trên dòng Nam Ou, một địa điểm không nên bỏ qua khi đến Luang Prabang.

Toàn cảnh phố xá Luang Prabang nhìn từ đỉnh Phousi.

Hoàng hôn trên dòng Nam Ou nhìn từ đỉnh Phousi.

Buổi tối thong thả, sau bữa tối, kiếm chỗ ngồi chơi. Một quán ăn bên bờ Nam Ou với trà đá bọt, thật dễ chịu và sảng khoái!

Ngày 6: Luang Prabang – Phou Khoun – Xieng Khouang

Rời Luang Pranbang, nhóm tôi lên đường đi Xieng Khouang, một tỉnh lỵ cũng nằm khu vực Thượng Lào (Bắc Lào). Quãng đường hôm nay không hề ngắn, tầm khoảng 250km, nhóm tôi xuất phát sớm hơn một chút.

Chạy khoảng hai chục cây số, gặp mấy chú công an giao thông Lào, mấy chú kêu lại hỏi thăm. Trình giấy tờ đầy đủ, mấy chú vui vẻ cho đi. Ấn tượng tốt với mấy chú cho đến lúc này. Phần vì mệt bữa hôm trước, phần vì trời nắng, bọn tôi ghé quán bên đường nghỉ chân khá lâu, tới quá trưa, cũng đã đến được ngã ba Phou Khoun rẽ lên Xieng Khouang, dừng ghé ăn trưa.

Hơn 2h30 chiều mới tiếp tục hành trình, đường lên Xieng Khouang cũng giống như chỗ khác, đồi núi và đồi núi. Đường đi khá đẹp và bắt đầu ít đèo dốc hơn.

Một số đoạn rất đẹp, hoa sao nhái mọc dại thành như rừng!

Chạy đến xế chiều, cảnh vật đã đổi khác, buớc chân vô Xieng Khouang, cảnh vật và không khí giông giống như vùng cao nguyên Bảo Lộc hay Đà Lạt, Việt Nam. Thủ phủ của Xieng Khouang là Phonsavan. Phosavan theo tiếng Lào có nghĩ là ‘khu đồi địa đàng’, quả là chính xác, những đồi cỏ ở đây rất đẹp, xanh pha vàng nhạt trải dài mấp mô, uốn lượn, nhìn không chán mắt. Bọn tôi may mắn được một buổi chiều chạy xe ngắm cảnh với thời tiết và cảnh vật không thể mong đợi gì hơn.

Nắng chiều trên đồng cỏ tự nhiên, cực đẹp!

Hoàng hôn đẹp mê hồn! Nhớ không nhầm thì đây là bản Nong Pang, gần Phonsavan.