Xem Phim Du Lịch Nước Mỹ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Mùa Hè Nước Mỹ, Xem Phim Ngay Trong Bãi Đậu Xe

Ngồi ngay trong xe hơi thân thương, mua một ly soda và thêm cả miếng Pizza. Màn hình khổng lồ được dựng lên ngay phía sau bãi xe. Hình ảnh quen thuộc trong những bộ phim tình cảm xưa, đang dần trở lại và thành trào lưu trên đất Mỹ.

D.Edward Vogel bán bỏng ngô tại Bengies, drive-in cinema – rạp chiếu phim xe hơi của gia đình anh ở Middle River, Maryland, ngay từ khi lên tám tuổi. Anh tự hào bản thân luôn là một phần quan trọng trong những buổi chiếu phim. Thời gian trôi đi, cậu bé tám tuổi ngày nào, giờ đã 50 năm và là thế hệ thứ ba thừa kế Bengies. Anh bồi hổi cho biết mình từng phải đứng trên một chiếc thùng để rang bổng ngô, và bố anh thì luôn miệng ‘đọc thần chú’: “Coi chừng cháy bổng ngô”.

Bengies trước suất chiếu tối

được chính tay cha của Vogel thiết kế và tân trang. Vào thời kỳ nghệ thuật nở rộ trên đất Mỹ vào năm 1956, drive-in cinema Bengies đã tự hào sở hữu màn hình chiếu lớn nhất nước Mỹ thời đó. Mãi đến tận hôm nay, những hình trang trí nghệ thuật đỏ và xanh trên đỉnh mái che, cùng các bảng hiệu gỗ đều là hàng cổ nguyên bản. Những drive-in cinema từng nổi tiếng đến nỗi mà người ta bảo “chưa đi coi phim trong bãi đỗ xe, thì không phải là dân Mỹ”.

Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1933, ô tô và phim ảnh đồng hành cùng nhau, phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Những drive-in cinema trở thành một trung tâm cộng đồng, vơi các gia đình đến để thư giản, đồng thời trở thành biểu tượng của văn hóa tuổi teen.

Cuối những năm 1950 là thời hoàng kim của drive-in cinema, với hơn 4.000 rạp phim trên khắp nước Mỹ. Tính đến tháng 8 năm 2023, theo số liệu từ the United Drive-In Theater Owners Association, nơi Vogel là thư ký, hiện chỉ còn lại 317 rạp. Sự phát triển của những cụm rạp hiện đại khổng lồ đã bóp chết drive-in cinema, tuy nhiên, dường như drive-in cinema đang hồi sinh từng chút. Các rạp drive-in cinema danh tiếng như Bengies – hiện đang mở cửa trở lại theo mùa. Nhiều khán giả lớn tuổi tìm đến để sống lại hồi ức ngày trẻ, trong khi những người trẻ dường như cảm thấy thoải mái và riêng tư hơn khi xem phim trong chính chiếc xe của mình.

Xét cho cùng, drive-in cinema là một mô hình kinh doanh mong manh: chủ yếu là theo mùa và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Một mùa hè ẩm ướt đồng nghĩa là thất thu. Trong những năm 1980, hơn 1.000 rạp đã phải đóng cửa. Sự phát triển đầu thế kỷ 21 từ phim 35mm sang phim kỹ thuật số – một bước tiến dành cho nhiều hộ gia đình – đã xóa sổ nhiều thứ khác. Ngày nay, vấn đề lớn của drive-in cinema chính là đàm phán với các nhà làm phim Hollywood.

Không chỉ những người lớn tuổi như Vogel hứng thú với drive-in cinema, mà ngay cả những người trẻ như John và Paul Stefanopoulos cũng đam mê nét văn hóa Mỹ này. Gia đình Stefanopoulos đến Mỹ vào những năm 1970, và hiện đang làm chủ chuỗi nhà hàng Four Brothers Pizza. Sở thích của cả gia đình thường là xem phim cùng nhau, vậy nên John và Paul Stefanopoulos đã mở drive-in cinema, ngay sân sau của cửa tiệm Pizza.

John nói: ” Tiệm Pizza mới của chúng tôi cách khá xa thành phố, cách cả những khu gải trí. Nhưng vào mùa hè người ta muốn ra khỏi nhà và trò chuyện cùng nhau. Tôi tin rằng đây là sự hồi sinh của văn hóa Mỹ.”

Paul nói thêm: “Điều chúng tôi muốn thể hiện chính là giấc mơ, khi lớn lên ở Hy Lạp, chúng tôi rất tôn trọng và đam mê với phong cách sống của người Mỹ, và drive-in cinema chính là một mảnh ghép đầy màu sắc trong lối sống đó.”

Tuy cả hai anh em đều không có kinh nghiệm trong việc thiết kế và điều hành drive-in cinema, nhưng thành quả của cả hai khiến nhiều người thích thú. Thiết kế drive-in cinema của Four Brothers phản ánh một phần văn hóa của những thế hệ. Đèn chiếu sáng những năm 1950 và những chiếc xe cổ trang trí xung quanh rạp chiếu. Bên cạnh đó drive-in cinema của Four Brothers còn mang một bầu không khí vui vẻ của vùng quê, với một lò sưởi, ghế băng và sân chơi trẻ em. Vào cuối tuần nơi đây còn diễn ra những đêm nhạc nho nhỏ. Còn nếu muồn thưởng thức thức ăn, dịch vụ car-hop sẽ đem bánh pizza, bánh kem, đồ tráng miệng theo phong cách Hy Lạp, từ nhà hàng Four Brothers Pizza vào thẳng trong xe của bạn.

10 Phim Về Du Lịch Đáng Xem Nhất Trong 50 Năm Qua

1. The Endless Summer (1966)

Đúng như tiêu đề, cuốn phim về đề tài lướt ván của Bruce Brown đưa người xem đến những bờ cát trải dài tận Hawaii, hay những bãi biển hoang sơ ở New Zealand, Nam Phi…

Mang hơi hướm phim tài liệu nên ít nhiều, khán giả được đắm mình vào văn hóa du lịch, những kỹ thuật cơ bản của bộ môn thể thao mang tính mạo hiểm này.

Không chỉ đạo diễn, biên kịch, sản xuất, Bruce Brown còn tự tay ghi hình cho đứa con tinh thần, khiến chúng có cái hồn riêng, vừa chân thực vừa rất dễ tạo rung cảm.

2. Two For the Road (1967)

Một dạng phim hành trình hội đủ ngọt bùi và cay đắng, kể về cặp vợ chồng trẻ Mark Wallace và Joanna Wallace (do hai tài tử gạo cội Albert Finney và Aubrey Hepburn đóng) đến Saint-Tropez trên chiếc xe Mercedes 230SL màu trắng.

Chuyến đi không nhằm mục đích hưởng thụ, hay cùng nhau nghĩ dưỡng, nhưng vô tình đoạn đường dẫn họ tới miền Nam nước Pháp đã khơi ngợi lại những xúc cảm của hai vợ chồng với nhiều xung đột, những khúc mắc chưa được giải tỏa.

Những chốn dừng chân của Mark Wallace và Joanna Wallace cũng là nơi người xem trầm trồ trước vẻ đẹp nước Pháp từ thành phố Nice yên bình, thị trấn Beauvallon, xã La Colle-sur-Loup cổ kính… Bộ phim không chỉ là sự dịch chuyển về thể chất, mà còn là bước tiến trong mối quan hệ của các nhân vật.

3. If It’s Tuesday, This Must Be Belgium (1969)

Những du khách Mỹ trải qua 18 ngày đi xuyên châu Âu cùng với hướng dẫn viên của họ – chàng Charlie Cartwright điển trai. Trên chuyến đi kéo dài hơn hai tuần đó, Charlie lại đem lòng yêu Samantha, một vị khách nữ trẻ tuổi.

Không chỉ chớm nở chuyện tình trai gái, bộ phim còn khai thác những nhân vật đặc biệt khác như một người đàn ông lên kế hoạch tổ chức lễ cưới cho em họ hay người lính kỳ cựu giải tỏa những ký ức khó quên từ Thế chiến thứ hai…

Phim còn có những khách mời là các diễn viên tiếng tăm như Senta Berger, John Cassavetes, Joan Collins, Anita Ekberg… xuất hiện qua các địa điểm như London, Hà Lan, Brussels, Thụy Sĩ…

4. Vacation (1983)

Đây là một bộ phim đan cài với các tình huống dở khóc dở cười của gia đình rắc rối Griswold trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do ông bố Clark làm “chủ xị”. Dù phải trải qua các tai nạn hi hữu, khoảnh khắc khó chịu… tưởng chừng khiến những người thân tan vỡ thì càng về sau, họ lại càng gắn bó, thông cảm.

Trong phim, ngôi sao ca nhạc Christie Brinkley bất ngờ xuất hiện với bản hit Holiday Road, giúp cho Vacation trở thành một trong những tác phẩm khiến bạn hứng thú du lịch ngay sau khi xem.

5. Romancing the Stone (1984)

Joan Wilder là một tiểu thuyết gia lãng mạn nhưng rụt rè, cô vô tình phát hiện ra một bản đồ dẫn đường tới kho báu – đây cũng chính là thứ mà hai kẻ bắt cóc em gái cô cần trao đổi. Một hành trình không mong muốn dẫn Joan đến Colombia và gặp được Jack T. Colton – người đàn ông giúp cô giải cứu em gái.

Khi ra đời, phim bị đem ra so sánh với tác phẩm phiêu lưu trước đó Raiders of the Lost Ark, nhưng phim vẫn gây thích thú vì dẫn khán giả đến những địa điểm hoang sơ và kỳ bí của Mexico, Vườn quốc gia Zion, đô thị Jalapa…

6. The Adventures of Priscilla, Queen of the Desert (1994)

Trải nghiệm của tác phẩm có thể trở nên khó quên với một số người, khi đạo diễn Stephan Elliott chọn cho các nhân vật mình một số phận hay ho: những drag-queen (đàn ông ăn mặc như phụ nữ), người chuyển giới… biểu diễn trong bốn tuần trên chiếc xe bus cỡ lớn có một sòng bài bên trong.

Tính trào phúng và cung bậc cảm xúc vừa hân hoan, vừa trần trụi của tác phẩm góp phần giới thiệu điện ảnh Úc châu đến với công chúng toàn cầu, đặc biệt trở thành tác phẩm “đinh” của giới LGBT. Riêng phần phục trang và âm nhạc có thể coi là điểm nhấn sáng giá nhất phim (với một giải Oscar).

7. Before Sunrise (1995)

Jesse, một người Mỹ vừa bị bồ đá ở Madrid, đang trong tâm trạng chán chường đã mua một vé tàu đi du lịch khắp châu Âu. Anh gặp nàng – Celine, một sinh viên người Pháp trẻ trung xinh đẹp đang trên đường về nhà bắt đầu một học kỳ mới và bắt đầu du lịch vài giờ cùng nhau.

Quyết định dừng tàu tại Vienna để đi dạo khắp thành phố, Jesse và Celine nhận ra họ có những tương đồng về mặt tinh thần dù chỉ 14 tiếng bên cạnh nhau để nghe nhạc, nhâm nhi café, ngắm trăng treo trên đầu… rồi xa nhau, không hẹn ngày gặp lại.

Khi đến đây, Kate bắt đầu bị choáng ngợp trước vẻ đẹp khó cưỡng của những bãi biển ở Cannes, vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur… cũng như vẻ chân chất của Luc – một người Pháp mà cô tình cờ quen. Dù nội dung có phần rối rắm về sau nhưng vào thời điểm ấy, tên tuổi của “nữ hoàng hài hước” Meg Ryan cũng đủ sức mang lại thành công cho phim.

9. The Talented Mr. Ripley (1999)

Do hiểu lầm, Tom Ripley được một người đàn ông nhờ đến Ý tìm cậu con trai của ông với thù lao khá hậu hĩnh. Đồng ý đề nghị dù Tom chưa từng biết chàng công tử nhà giàu Dickie Greenleaf là ai.

Tại Rome, Tom cũng tìm gặp được Dickie nhưng anh lại bắt đầu nhận ra mình có những cảm xúc rất kỳ lạ với người bạn mới này. Từ lúc đó, Tom bắt đầu nói dối câu chuyện của Dickie cho người cha đang ở New York và tiếp tục tận hưởng những ngày tháng sa đọa tại thành phố xinh đẹp.

Bối cảnh phim chủ yếu diễn ra tại Ý, từ các con đường Roma đến Venice, hay bãi biển nóng bỏng ở Ischia, Bay of Naples nơi phim luôn có những khoảng trầm miêu tả khung hình đẹp nao lòng ở đây.

10. Y Tu Mamá También (2001)

Ba người họ: hai gã trai mới lớn và một phụ nữ trưởng thành cùng nhau đi tìm vùng biển thiên đường chỉ có trong truyền thuyết.

Đúng như cảnh đẹp tự nhiên của vùng Oaxaca, bộ phim không có bất kì khái niệm kín kẽ nào mà ngược lại, mở ra cái nhìn phóng khoáng, đầy sức gợi về tình yêu.

Bạn sẽ khá bất ngờ với đạo diễn của phim, đó là Alfonso Cuarón trước khi ông gia nhập hàng ngũ các nhà làm phim tài ba ở Hollywood. Ở tác phẩm này, Alfonso sớm cho thấy cách vận dụng máy quay một cách tài tình, tạo cảm giác giống như là thước phim từ camera của một người bạn thân trên hành trình của Julio, Tenoch và Luisa…

Theo Tuổi Trẻ

***

20 Tựa Phim Thái Lan Tình Cảm Lãng Mạn Đáng Xem Nhất

1. CƠN MƯA TÌNH ĐẦU – CLASSIC AGAIN (2020)

Phim Thái Lan Cơn Mưa Tình Đầu là bản remake tác phẩm The Classic nổi tiếng của Hàn Quốc. Chuyện phim là sự đan xen của hai câu chuyện tình yêu cách nhau 3 thập kỷ. Bota và cô bạn thân Poppy cùng cảm nắng Non – một anh bạn cùng trường đại học. Hiểu tấm lòng của người bạn thân, Bota giấu đi cảm xúc thật của mình để cổ vũ Poppy đến với Non. Một ngày, Bota tình cờ tìm thấy chiếc hộp cũ chứa đầy những lá thư và kỷ niệm về mối tình đầu của mẹ. Những bức thư giữa mẹ cô, Dalah và một chàng trai nhà nghèo tên Kajorn khiến Bota nhận ra cảm xúc hiện tại của mình thật giống với câu chuyện tình dở dang của mẹ. Liệu cô có dũng cảm giữ lấy tình yêu của mình hay mối tình đầu của Bota cũng sẽ kết thúc đầy tiếc nuối?

2. Loạn Nhịp – Heartbeats (2020)

Do không quen thuộc đường xá nơi đây, anh phải nhờ Wan (Manasaporn Chanchalerm), con gái rượu của chủ nhà nghỉ, làm hướng dẫn viên du lịch cho mình. Trải qua hàng loạt tình huống dở khóc dở cười, ông chú U40 phát hiện ra trái tim anh đang loạn nhịp trước nét đẹp đáng yêu của cô nữ sinh vô tư này. Ngay khi Chai vượt qua những nỗi buồn quá khứ và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống thì một sự thật bi thương khác bắt đầu hé lộ…

3. THÁNG NĂM HẠNH PHÚC TA TỪNG CÓ – Happy Old Year (2020)

Tựa phim Thái Lan tình cảm lãng mạn này xoay quanh việc nữ thiết kế Jean cùng anh trai Jay lên kế hoạch cải tạo căn nhà đang ở thành văn phòng làm việc để tiết kiệm chi phí, bằng cách vứt bỏ bớt những món đồ không dùng nữa. Trong quá trình dọn dẹp, Jean bỗng phát hiện ra chiếc máy của Aim. Cả hai từng có thời gian mặn nồng bên nhau nhưng lại chia tay chẳng lời từ biệt hệt như vứt một món đồ vào thùng rác vậy. Nhưng vứt bỏ một con người thì chẳng thể nào giống như vứt bỏ đồ vật được. Song, chính những vật dụng ấy lại khiến cô nhớ về những kỷ niệm xưa. Thông qua những vật dụng cũ, họ như bước vào cỗ máy thời gian để nhìn lại những tháng ngày đã qua, cảm nhận được được niềm hạnh phúc xưa tưởng chừng đã rơi vào quên lãng. Song, quá khứ vẫn mãi là quá khứ. Hiện tại, Jean và Aim đã là những con người khác với cuộc sống hoàn toàn mới. Liệu cả hai sẽ bước tiếp theo những hướng khác hay cho nhau thêm một cơ hội?

4. Thách Yêu 2 Năm – Love Battle (2019)

Phim Thái Lan thể loại hài hước, lãng mạn là cuộc chiến của hai phe có quan điểm trái ngược về tình yêu. Tan – một chuyên gia về số liệu – đã tính toán và sáng tạo ra “Bảo hiểm tình yêu” với cam kết hoàn tiền 100% kèm 30% lãi suất cho người mua nếu chuyện tình cảm của họ không tan vỡ sau 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng. Trong khi đó, Jeed – cô gái luôn tin vào tình yêu đích thực – bất ngờ bị chuyển từ bộ phận mai mối sang làm nhân viên của Tan. Trong khi Tan phải tìm cách chứng minh với ban lãnh đạo rằng “Bảo hiểm tình yêu” sẽ thành công bởi người mua sẽ chia tay sau 2 năm, Jeed lại không tin rằng tình yêu có thể tính toán bằng số liệu. Cả hai cùng nhau thu thập dữ liệu người mua bảo hiểm và bắt đầu cuộc chiến danh dự bảo vệ quan điểm tình yêu của mình. Tan làm mọi cách để khiến các cặp đôi chia tay, còn Jeed lại cố gắng để giúp họ ở bên nhau.

5. Dì ơi, đừng có bồ – Love and run (2019)

Cuộc sống cơm ba bữa êm đềm của Due (Chanon Santinatornkul) bỗng bị nhân tố mang tên “bà dì” Lin (Supassara Thanachat) quấy tung lên. Nhiệm vụ của Due là phải làm “kì đà cản mũi” những gã trai muốn tán tỉnh “dì” mình. Xuyên suốt bộ phim là những tình huống khó đỡ giữa Due, Lin và các “đối thủ”. Nhiều lúc, Due còn phải vứt hết sĩ diện để phá vỡ bầu không khí lãng mạn của Lin. Dì thì xinh đẹp, xung quanh lại có quá nhiều vệ tinh, Due phải làm thế nào đây? Tại sao cậu chàng phải mất công mất sức để ngăn cản dì mình có bồ như vậy?

6. Yêu Nhầm Bạn Thân – Friend Zone (2019)

Yêu Nhầm Bạn Thân là tác phẩm đình đám nhất màn ảnh rộng xứ sở Chùa Vàng năm 2023. Câu chuyện xoay quanh mối tình đơn phương của Palm (Naphat Siangsomboon), một anh chàng tiếp viên hàng không điển trai, với cô bạn thân lém lỉnh của mình. Palm và Gink (Baifern Pimchanok) vốn thân thiết với nhau từ thời trung học. Sau một lần tỏ tình thất bại, Palm ngậm ngùi chôn giấu tình cảm để được tiếp tục đồng hành bên Gink.

10 năm nhanh chóng trôi qua. Hai người cùng nhau trưởng thành và luôn là chiếc “phao cứu sinh” của đối phương trong những tình huống khó đỡ. Vốn là một người đàn ông hào hoa, Palm trải qua nhiều mối tình khác nhau nhưng tất cả vẫn không thể thay thế hình bóng thân thương của Gink. Một ngày kia, khi nhận được tin Gink sắp kết hôn với bạn trai lâu năm, anh đã hạ quyết tâm theo đuổi tình yêu của đời mình trước khi quá muộn.

7. Ông Anh Trời Đánh – Brother of the Year (2018)

Chut (Sunny Suwanmethenon) và Jane (Yaya Urassaya) là hai anh em có tính cách đối lập. Trong khi Jane đảm đang, xinh đẹp và giỏi giang thì Chut lại luộm thuộm, lười biếng và thô lỗ. Sống chung dưới một mái nhà, họ thường xuyên cãi nhau chí chóe. Thế nhưng, cuộc sống của hai anh em hoàn toàn thay đổi kể từ khi Jane hẹn hò với Moji (Nichkhun), chàng đồng nghiệp điển trai người Nhật Bản. Tình cảm của họ vô cùng thắm thiết. Thậm chí, Moji đang có ý định cầu hôn Jane. Biết được tin tức “động trời” này, ông anh Chut quái chiêu đã tìm mọi cách phá hoại tình yêu của đôi trẻ.

8. 24 Giờ Yêu – One Day (2016)

24 Giờ Yêu là bộ phim Thái Lan kể về chuyện tình đũa lệch của Denchai (Chantavit Dhanasevi), chàng kỹ sư IT ngố tàu, mờ nhạt và Nui (Nittha Jirayungyurn), nữ nhân viên tiếp thị thông minh, xinh đẹp. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, Denchai bị vẻ đẹp tươi tắn, rạng ngời của Nui thu hút và tình yêu sét đánh ngay lập tức giáng xuống đầu anh. Thế nhưng, hiểu rõ vị trí của mình, Denchai chỉ lặng lẽ quan tâm Nui mà không mong chờ hồi đáp.

Trong một chuyến đi nghỉ dưỡng của công ty tại Hokkaido (Nhật Bản), anh đã ước rằng Nui sẽ trở thành bạn gái của mình dù chỉ một ngày. Ngay sau đó, Nui vô tình gặp tai nạn và mất trí nhớ tạm thời trong vòng 24 giờ. Nhân cơ hội này, Denchai đã nói dối rằng mình chính là bạn trai của cô. Tuy nhiên, liệu một ngày có đủ để anh làm nên kỳ tích?

Với kịch bản hợp lý và những khung hình lung linh, bộ phim Thái Lan này sẽ khéo léo dẫn dắt khán giả đứng trước những lựa chọn khó khăn như tình huống mà hai nhân vật chính đang đối mặt. Để rồi từ đó, họ phải dũng cảm đấu tranh với cảm xúc của bản thân để tìm ra con đường đúng đắn, vẹn tròn cả trái tim và lý trí.

9. Nữ Gia Sư – I Fine, Thank You, Love You (2014)

Pleng (Ice Preechaya), một giáo viên tiếng Anh xinh đẹp và tốt bụng, vì giúp đỡ cô học trò người Nhật Kaya chia tay bạn trai người Thái tên Gym (Sunny Sawanmethanont) mà vô tình “gây thù chuốc oán” với anh chàng này. Thế nhưng, Gym lại cho rằng Pleng chính là nguyên nhân khiến tình yêu của anh và Kaya tan vỡ. Vì vậy, Gym nhất quyết buộc Pleng dạy kèm tiếng Anh để anh có thể “hai mặt một lời” với Kaya và đậu phỏng vấn xin việc tại Mỹ. Dần dần, giữa họ nảy sinh tình cảm. Trớ trêu thay, đây cũng là lúc Pleng nhận được lời tỏ tình từ Pruek (Popetorn Soonthornyanakij), con trai của một gia đình danh giá.

10. Tình Anh Em – My Bromance (2014)

Tình Anh Em là bộ phim Thái Lan nhẹ nhàng và giàu tính nhân văn xoay quanh tình yêu đồng tính của hai chàng trai trẻ. Goft (Teerapat Lohanan) vốn là một cậu bé cáu bẳn sống với cha và thiếu thốn tình thương của mẹ. Một ngày nọ, cha con Goft chuyển đến sống cùng một người phụ nữ xa lạ và con riêng của cô, Bank (Pongsatorn Sripinta). Không đồng tình với quyết định của cha, Goft trở nên nổi loạn và tìm mọi cách “hành hạ” đứa em bất đắc dĩ của mình. Thế nhưng, trước cơn nóng giận của Goft, Bank vẫn ngoan ngoãn, hiền lành, chu đáo và hiểu chuyện.

Trải qua nhiều biến cố, hiểu lầm, Bank khiến Goft cảm động trước tình cảm anh em chân thành dù họ không cùng huyết thống. Theo thời gian, trái tim khô khan, cằn cỗi của Goft dần dần được sưởi ấm và hồi sinh. Đây cũng là lúc tình yêu đôi lứa bắt đầu chớm nở. Thế nhưng, làm thế nào để Goft và Bank bảo vệ tình cảm của mình trước định kiến khắt khe của gia đình và xã hội? Cuối cùng, liệu họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau hay đành phải chia lìa, xa cách?

11. Tình Người Duyên Ma – Pee Mak (2013)

Được chuyển thể từ truyện ma nổi tiếng Mae Nak Phra Khanong, bộ phim Thái Lan Tình Người Duyên Ma kể về Mak (Mario Maurer), một chàng thanh niên tốt bụng, thật thà. Anh có 4 người bạn thân là Ter, Puak, Shin, Aey. Một ngày kia, khi đến chơi nhà Mak, họ phát hiện ra rằng vợ con chàng Mak vốn là những hồn ma đang lưu luyến cõi phàm trần. Vì vậy, họ đã quyết định cùng nhau vạch trần câu chuyện ma quái về người vợ ma của Nak.

Với cốt truyện quen thuộc dựa trên câu chuyện dân gian xưa cũ đã nhiều lần được dựng thành phim, đạo diễn Banjong Pisanthanakun khéo léo đan cài nhiều yếu tố hiện đại, hài hước vào từng tình tiết. Càng về cuối tác phẩm, khi các nút thắt bắt đầu hé mở, bạn sẽ vô cùng bất ngờ trước lối dẫn dắt thông minh và duyên dáng của đạo diễn.

12. ATM: Lỗi Tình Yêu – ATM: Er Rak Error (2012)

Được sản xuất vào năm 2012, ATM: Lỗi Tình Yêu là bộ phim Thái Lan khai thác mối tình đũa lệch đáng yêu của Sua (Chantavit Dhanasevi) và Jib (Preechaya Pongthananikorn). Sua là một nhân viên hiền lành, mẫn cán làm việc dưới trướng nữ trưởng phòng Jib xinh đẹp, tài năng. Vì công ty không cho phép nhân viên yêu nhau nên họ đành lén lút hẹn hò.

Trớ trêu thay, con trai giám đốc cũng yêu mến Jib và công khai cưa cẩm cô nàng. Trước tình cảnh “éo le” này, họ quyết định tiến tới hôn nhân, đồng thời một trong hai người phải xin nghỉ việc. Tuy nhiên, vấn đề là không ai chấp nhận nhượng bộ. Thế là Sua và Jib bước vào hành trình truy tìm số tiền 130.000 baht mà một cây ATM bị lỗi của ngân hàng nhả ra để phân tranh thắng bại. Từ đây, những màn “rượt đuổi” vừa gay cấn vừa hài hước của cặp đôi bá đạo này chính thức bắt đầu.

13. Nụ Hôn Đầu – First Kiss (2012)

Nụ Hôn Đầu xoay quanh chuyện tình ngọt ngào, dễ thương của Sa (Kaneungnich Jaksamithanon), một nhân viên văn phòng 25 tuổi bình thường. Trong một dịp tình cờ, cô gặp gỡ và giúp đỡ Bass (Pichasini Tanwiboon), một cậu nhóc lớp 12 tinh nghịch. Định mệnh không chỉ dừng lại ở đó. Chỉ sau vài phút gặp mặt, Sa và Bass đã dành cho nhau nụ hôn đầu tiên khi họ cùng ló đầu ra khỏi cửa kính xe buýt để theo dõi một vụ tai nạn trên đường.

Thế là Bass bị trúng tiếng sét tình với Sa và tìm mọi cách theo đuổi “bà chị” chững chạc này. Bất chấp tình cảm chân thành, nồng nhiệt của anh chàng, Sa vẫn lạnh lùng chối bỏ phần vì sự chênh lệch tuổi tác, phần vì cô đang thầm yêu Om (cậu bạn thân thời tiểu học của mình). Với kế hoạch tán tỉnh quái chiêu, liệu Bass có thể lay chuyển được quyết định của Sa?

14. Chị ơi, anh yêu em – Fabulous 30 (2011)

Ja là một phụ nữ xinh đẹp, có tất cả mọi thứ: sự nghiệp thành đạt, cuộc sống tiệc tùng và người yêu đẹp trai. Vào ngày sinh nhật lần thứ 30, cuộc sống hoàn hảo của mình Ja bỗng nhiên thay đổi khi bạn trai của cô muốn họ “tạm xa nhau một thời gian”.

Sụp đổ và thất vọng, cô không còn tin vào tình yêu và cay đắng cho rằng cuộc đời mình sẽ không còn người đàn ông nào bước vào nữa. Thế rồi cô gặp Por, chàng trai trẻ hơn cô đến 7 tuổi. Nhiệt huyết và tràn đầy sự tươi mới, Por khiến cho Ja cảm nhận được tình yêu, mang lại cho cô những cảm xúc diệu kỳ, sự lãng mạn và hồi hộp mà chính trái tim cô cũng không giải thích nổi. Trái tim thì như vậy nhưng lý trí lại không cho phép Ja yêu người thanh niên trẻ tuổi này. Cô vẫn quả quyết rằng cô chỉ xem Por như một đứa em trai, một người bạn, không hơn. Mỗi lần Pỏ tỏ tình, cô đều từ chối. Hết lần này đến lần khác, Por vẫn kiên quyết thể hiện tình yêu của mình. Liệu tình cảm chân thành của Por có làm tan chảy trái tim của Ja? Mời bạn tìm lời giải đáp trong tựa phim Thái Lan thú vị này.

15. Mối tình đầu – Crazy Little Thing Called Love (2010)

Mối Tình Đầu là một bộ phim Thái Lan thanh xuân vườn trường từng làm mưa làm gió khắp châu Á. Đây là hành trình theo đuổi tình yêu vô cùng kiên định của Nam (Baifern Pimchanok), một trong bốn thành viên của hội “vịt con xấu xí” ở trường trung học. Tuy là một nữ sinh mờ nhạt bình thường nhưng Nam lại phải lòng Shone (Mario Maure), anh chàng tiền bối điển trai và nổi tiếng. Vì vậy, cô nàng quyết tâm thay đổi bản thân để trở nên xứng đáng với người mình yêu.

Thế nhưng, khi tình cảm đầu đời e ấp giữa Nam và Shone bắt đầu chớm nở thì Top (Acharanat Ariyaritwikol), bạn thân của Shone, lại công khai theo đuổi Nam. Thế là họ vô tình rơi vào mối tình tay ba bất đắc dĩ. Sau bao thử thách, hiểu lầm, mối tình thơ ngây ngày ấy trở thành kỷ niệm ngọt ngào, đẹp đẽ nhất trong trái tim mỗi người. Và liệu sau 9 năm xa cách, Nam và Shone có thể viết tiếp câu chuyện dang dở ngày xưa?

16. Xin Chào Người Lạ – Hello Stranger (2010)

Là tác phẩm tình cảm, lãng mạn đầu tay của đạo diễn Banjong Pisanthanakun, Xin Chào Người Lạ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Two Shadows của Hàn Quốc. Câu chuyện kể về cuộc hạnh ngộ giữa hai người trẻ Thái Lan xa lạ tại xứ sở kim chi. Họ quyết định cùng nhau khám phá từng ngõ ngách xinh đẹp của đất nước thơ mộng này trong khi vẫn giữ bí mật danh tính của bản thân.

Sau hàng loạt trải nghiệm điên rồ, kỳ quái, họ cảm mến nhau từ lúc nào không rõ. Thế nhưng, khi quay về Thái Lan, cả hai đều mất liên lạc với đối phương. Đây có phải là tình yêu thực sự hay chỉ là phút giây ngộ nhận nhất thời của những tâm hồn cô đơn nơi đất khách? Và liệu sau này, họ có thể gặp lại nhau thêm một lần nữa?

17. Tàu Điện Tình Yêu – Bangkok Traffic Love Story (2009)

Tuy được phát hành từ năm 2009 nhưng đến nay, Tàu Điện Tình Yêu vẫn là bộ phim Thái Lan được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các thành viên kỳ cựu của tổng hội FA. Tác phẩm kể về Muei Ly (Cris Horwang), một cô nàng công sở 30 tuổi thành công, xinh đẹp nhưng vẫn chưa có mối tình vắt vai. Vào một ngày đẹp trời, trên chuyến tàu điện ngầm định mệnh, cô đã say đắm Lung (Theeradej Wongpuapan), một anh chàng kỹ sư cuốn hút, ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Lần này, Muei Ly quyết tâm chủ động tấn công ý trung nhân của mình. Hành trình tiếp cận và theo đuổi đối phương dở khóc dở cười của cô bắt đầu từ đây. Liệu “âm mưu” cầm cưa đáng yêu của Muei Ly có giúp cô giành được trái tim người ấy? Những tình tiết đời thường vừa thực tế vừa hài hước cùng lối diễn xuất tự nhiên, ăn ý của dàn diễn viên trai xinh gái đẹp trong Tàu Điện Tình Yêu sẽ truyền thêm dũng khí để bạn tìm thấy Mr/Ms. Right của đời mình đấy!

18. Tuổi Nổi Loạn – Hormones (2008)

Tuổi Nổi Loạn là tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của đất nước Chùa Vàng, xoay quanh những rung động đầu đời tinh khôi, trong trẻo của một nhóm học sinh trung học. Đối với những tâm hồn non nớt này, tình yêu gắn liền với nhiều hành động điên cuồng, kỳ quặc cũng như không hề có ngày nghỉ phép. Và tất nhiên, mùa Hè là khoảng thời gian tuyệt vời mà họ luôn trông đợi. Bởi đây chính là lúc cả hội nổi loạn và tận hưởng tự do…

19. Chuyện Tình Quảng Trường Siam – Love of Siam (2007)

Chuyện Tình Quảng Trường Siam xoay quanh tình yêu sâu đậm của đôi bạn thân thuở nhỏ Tong (Mario Maurer) và Mew (Witwisit Hiranyawongkul). Vốn là hàng xóm thân thiết, họ đã cùng nhau chia sẻ nhiều kỷ niệm tuổi thơ vui vẻ, hồn nhiên. Một ngày nọ, Tong cùng gia đình chuyển đi nơi khác còn Mew vẫn ở lại quê hương.

Thời gian trôi nhanh. Hai cậu nhóc năm ấy nay đã trưởng thành. Trong một dịp tình cờ, họ gặp lại nhau giữa quảng trường Siam đông đúc. Tình cảm chân thành ngày xưa trỗi dậy, run rẩy trong trái tim mỗi người. Để rồi từ đây, họ lần lượt trải qua những cung bậc cảm xúc lãng mạn, bi thương của tình yêu.

Qua tác phẩm xuất sắc này, đạo diễn Chookiat Sakveerakul muốn truyền tải tới người xem một thông điệp ý nghĩa: “Biết yêu và được yêu chính là một niềm hạnh phúc. Thay vì ôm ấp nỗi sợ hãi về sự chia ly, hãy yêu và làm những điều tốt nhất cho người bạn yêu khi còn có thể. Và xin nhớ rằng, miễn là còn yêu, bạn vẫn còn hy vọng”.

20. Cô Gái Của Tôi – Fan Chan (2003)

Là một cậu nhóc rụt rè, nhút nhát, khi còn nhỏ, Jeab (Charlie Trairat) chỉ chơi đùa cùng cô bé hàng xóm Noi Nah (Focus Jirakul) dễ thương. Cả hai luôn là người bạn đồng hành trung thành của đối phương trong mọi trò chơi con nít đáng yêu. Thế nhưng, khi bước vào lứa tuổi thiếu niên, Jeab dần dần thay đổi. Vì muốn chứng tỏ cá tính và sức mạnh của mình, cậu chủ động gia nhập hội con trai tinh nghịch, ngổ ngáo. Theo “chỉ thị” của đám bạn mới, Jeab đã bắt nạt đám con gái, trong đó có Noi Nah. Vì vậy, cô bé vô cùng buồn bã và thất vọng.

Một tuần sau, gia đình Noi Nah chuyển đi nơi khác. Lúc này, Jeab cực kỳ hối hận về hành động trẻ con của mình. Được sự giúp đỡ của các “chiến hữu”, cậu nhóc quyết tâm đuổi theo chuyến xe chuyển nhà của Noi Nah để xin lỗi cô nàng. Thế nhưng, mọi thứ đã quá muộn. Nhiều năm sau, Noi Nah mời Jeab đến dự đám cưới của mình. Và đây là lần đầu tiên họ gặp lại nhau sau ngần ấy tháng năm…

Review Lần Đầu Xem Nhạc Nước Singapore: Hoành Tráng, Ly Kỳ, Đáng Xem

Lúc này là khoảng 19:30. Cơm no rượu say, gió trên bờ biển mát tuyệt vời. Tụi mình thủng thẳng đi bộ vào cổng, đổi vé cho người soát vé rồi đi vào trong.

Sân khấu nhạc nước Singapore dựng ngay trên bờ biển, không gian xem show mát mẻ, lý tưởng

Ấn tượng đầu tiên làm mình thích thú là nhạc nước Singapore dựng sân khấu ngoài trời, ngay trên bờ biển Sentosa. Mình có tìm hiểu thì được biết: Xưa kia đảo Sentosa chỉ là một làng chài nhỏ, nghèo, yên tĩnh. Về sau hòn đảo đã được đầu tư lại thành khu phức hợp hoành tráng với đủ loại hình giải trí như bây giờ.

Do không gian sân khấu nhạc nước Singapore ngoài trời nên mát và thoải mái. Hàng ghế ngồi của khán giả cách sân khấu tầm chục mét. Có nhiều dãy ghế, có lối đi lại giống như ở rạp phim. Do ghế ngoài trời nên bạn lưu ý, khi đi xem có thể mang thêm giấy báo để lót chỗ ngồi cho sạch. Khán giả có thể mang theo nước uống hoặc đồ ăn vặt trong balo vào để ăn chơi.

Tụi mình đến trước giờ diễn tầm 10, 15 phút nên có thời gian ngồi thư thả tám chuyện, tạn hưởng gió trời.

Chương trình nhạc nước được dàn dựng hoành tráng, có câu chuyện

Chương trình nhạc nước ở Sinagpore có tên gọi là “Wings Of Time” – “Sải cánh thời gian”. Wings Of Time là niềm tự hào của người dân trên đảo quốc về sức sáng tạo tài tình và sự công phu tỉ mẩn trong nghệ thuật.

Nhạc nước Singapore được đầu tư vô cùng hoành tráng, ngoài sức tưởng tượng. Không chỉ đơn thuần biểu diễn nhạc nước đẹp mắt, Wings Of Time còn đưa khán giả bước lên cỗ máy thời gian thần kì của Doremon để di chuyển tới các vùng khác nhau trong quá khứ. Những hình ảnh đầy ấn tượng với hiệu ứng laser 3D, pháo hoa, hiệu ứng nước và ánh sáng được kết hợp trong một show nhạc nước có 1 không 2.

Bắt đầu tới giờ diễn có chị MC ra giới thiệu một chút bằng tiếng Anh giọng Mỹ nghe rất đã tai. Ngay sau đó chương trình bắt đầu. Nhạc nước Singapore được dàn dựng theo câu chuyện có đầu có cuối, có cao trào, kết thúc. Suốt câu chuyện, khán giả được xuyên không về quá khứ với nhiều mốc thời gian khác nhau, về tận thời tiền sử.

Nổi da gà vì cảm giác được xuyên không gian nhờ hiệu ứng âm thanh, ánh sáng

Phải nói về sân khấu và các hiệu ứng vì đây là điểm cộng lớn nhất!

Một lời khen thực sự cho chương trình nhạc nước Singapore! Show diễn này thành công vô cùng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa âm thanh, ánh sáng, nước và cả người thật cùng giọng lồng tiếng. Tất cả vô cùng sống động và cuốn người xem vào một thế giới thần bí tuyệt vời.

Mình thực sự ấn tượng và nổi da gà với những màn ánh sáng xoay vòng tuyệt đẹp. Ngay sau đó, giữa màn đêm, một màn tinh tú hiện lên như mình đang lạc giữa trời sao và vũ trụ. Tiếp đến là hình ảnh con thuyền rộng lớn di chuyển trên mặt nước. Những chiếc bánh lớn tượng trưng cho bánh xe thời gian.

Ấn tượng hơn là hình ảnh chú chim Shahbaz khổng lồ đập cánh trên không trung. Chốc sau lại tái hiện hình ảnh của núi lửa, động đất, tách gãy. Những sợi ánh sáng đan xen tạo thành biển nước hay cơn sóng cuộn tròn. Những vũ điệu tuyệt đẹp của nước và ánh sáng tạo nên một thế giới thần tiên tuyệt vời.

Âm nhạc thì thôi khỏi nói. Quá tuyệt vời. Những đoạn nhạc được sử dụng trong chương trình là nhạc dân gian Ấn Độ, nhạc Ả Rập, thêm cả nhiều điệu nhạc dân gian khác… tạo một không gian lúc thì nrộn ràng vui vẻ, lúc thì kì bí như trong phim cổ trang.

Câu chuyện li kì hấp dẫn: Chuyện về chim thần Shahbaz, lòng dũng cảm và tình bạn thật sự

Như đã nói, thành công của show nhạc nước Singapore còn là nhờ màn trình diễn được xây dựng thành một câu chuyện li kì, hấp dẫn. Trên hết, đó là một câu chuyện truyền tải thông điệp nhân văn hết sức.

Chuyện kể về chú chim thời tiền sử Shahbaz bị lạc vào thời hiện đại. Chú đang đau khổ và cần quay về thời tiền sử nhờ sự giúp đỡ của đôi bạn Rachel và Felix.

Shahbaz là một sinh vật kỳ lạ cổ xưa vừa được đánh thức sau hàng ngàn năm tuổi ngủ quên. Tất cả những cậu muốn là trở về thời điểm bắt đầu, để tìm đường về nhà.

Rachel: Một cô gái tuổi teen bí ẩn, mạnh mẽ và không sợ hãi. Rachel là người luôn tìm kiếm những cuộc phiêu lưu trong cuộc sống.

Felix: Không giống như Rachel, Felix nhút nhát và bảo thủ. Cậu không chắc về khả năng của mình. Tham gia vào một cuộc phiêu lưu là những gì cuối cùng cậu nghĩ tới trong đầu, cho đến khi Felix gặp Shahbaz.

Cô bé và cậu bé đã cùng nhau, với chú chim Shabaz vượt một hành trình dài với nhiều hiểm nguy không lường tới ở thời cổ đại: núi lửa phun trào, nham thạch, động đất. Có những lúc họ bị sự sợ hãi níu chân.

Qua bao hiểm nguy, cuối cùng lòng dũng cảm đã cứu sống người bạn đồng hành. Và những điều đẹp đẽ cuối cùng đã chiến thắng.

Wings Of Time không chỉ là câu chuyện về tình bạn, mà còn là một bản hùng ca về lòng can đảm. Những gì có giá trị sâu sắc sẽ ở lại trong lòng người xem lâu hơn. Đây chính là thành công vang dội của chương trình nhạc nước Singapore.

Thông tin cần biết về vé nhạc nước Singapore

Chỗ xem show nhạc nước Singapore là ở Siloso Beach, đảo Sentosa. Nếu không tìm được đường tới nhạc nước Sentosa Singapore thì bạn cứ hỏi bảo vệ, nhân viên trên đảo, hoặc thậm chí là du khách. Đường ở miệng mà.

Giá vé nhạc nước Singapore được chia làm 2 loại với 2 suất diễn – khung giờ khác nhau: Suất 19:40, Giá vé: 215.000đ. Suất 20:40, Giá vé 195.000đ. Thời gian show diễn là khoảng 20 phút.

Địa điểm đổi voucher lấy vé nhạc nước

Voucher để đổi thì bạn có thể in ra giấy hoặc xuất trình vé điện tử trên điện thoại đều được.

Các điểm đổi vé là:

Quầy vé Merlion Plaza (09:00 – 18:00)

Sentosa Station (VivoCity, Lầu 3, Sảnh L) (09:00 – 21:00)

Quầy vé hoặc Kiot vé tự động Imbiah Lookout (10:00 – 19:00)

Quầy vé hoặc Kiot vé tự động Beach Station (10:00 – 21:00)

Quầy vé Waterfront Station (09:00 – 20:00)

Lúc tụi mình đi thì lo xa nên bọn mình đã đổi vé trước từ sớm ở Merlion Plaza.

Mua vé nhạc nước Sentosa Singapore online ở đâu?

Về vé xem nhạc nước Singapore thì mình mua online chứ không mua trực tiếp tại cổng. Vì mình được biết mua online ở đại lý du lịch sẽ rẻ hơn. Có các đại lý du lịch nước ngoài như Klook. Đại lý Việt Nam thì chúng tôi divui… Tuy nhiên khi mua ở đại lí nước ngoài thường bị tính thêm phí booking online. Do đó mình chọn đại lí trong nước.

Lúc đó thẻ tín dụng của mình (HSBC) tới ngày gia hạn mà chưa đi gia hạn được nên cũng rắc rối. Sợ để lâu thì hết vé nên tìm hiểu thấy bên chúng tôi có cho thanh toán bằng tiền mặt mà giá vé cũng rẻ, vậy nên chọn luôn chúng tôi À, bạn nào muốn chuyển khoản hay vẫn dùng thẻ tín dụng cũng được như thường. Cứ gọi điện thoại sẽ được các bạn bên đó hỗ trợ nhiệt tình.

Để đặt vé xem nhạc nước Singapore Wings of Time tại chúng tôi các bạn có thể truy cập theo đường link sau đây: https://trippy.vn/ve/ve-xem-show-nhac-nuoc-wings-of-the-time-o-sentosa-singapore.html

Kinh nghiệm đi xem chương trình nhạc nước Singapore

Có thể mang theo máy ảnh để quay lại vài thước phim sống động đẹp mắt

Mua vé từ sớm, đề phòng trường hợp hết vé hoặc cận ngày quá không xuất vé được.

Nên đi sớm ít nhất 15 phút để ổn định chỗ ngồi