Xin Thị Thực Du Lịch Úc / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Nộp Đơn Xin Thị Thực Hoa Kỳ

Thị Thực Công tác/Du lịch

Trên trang này:

Tổng quan

Thị thực du lịch B-1/B-2 dành cho những người đến Hoa Kỳ tạm thời để công tác (B-1) hoặc du lịch hoặc điều trị y tế (B-2). Nói chung, thị thực B-1 dành cho mục đích giải quyết các vấn đề công việc, tham dự hội nghị/hội thảo khoa học, giáo dục, chuyên môn hoặc kinh doanh, dàn xếp tài sản hoặc đàm phán hợp đồng. Thị thực B-2 dành cho mục đích mang tính giải trí, bao gồm đi du lịch, thăm bạn bè hoặc họ hàng, điều trị y tế và các hoạt động có đặc thù về tình hữu nghị, xã hội hoặc dịch vụ. Thông thường, thị thực B-1 và B-2 được kết hợp và cấp dưới dạng một thị thực: B-1/B-2.

Tiêu chuẩn

Nếu bạn xin Thị thực B-1/B-2, bạn phải chứng minh với viên chức lãnh sự rằng bạn đủ điều kiện xin Thị thực Hoa Kỳ theo Đạo luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (INA). Mục 214(b) trong INA coi mọi đương đơn xin Thị thực B-1/B-2 là người có ý định định cư. Bạn phải vượt qua giả định pháp lý này bằng cách trình bày:

Mục đích của chuyến đi đến Hoa Kỳ là chuyến đi tạm thời, chẳng hạn như đi công tác, đi du lịch hoặc điều trị y tế

Bạn dự định lưu trú tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian cụ thể, có hạn

Bằng chứng ngân sách để chi trả những chi phí khi bạn ở Hoa Kỳ

Bạn có địa chỉ thường trú ngoài Hoa Kỳ cũng như những ràng buộc về xã hội hoặc kinh tế khác đảm bảo rằng bạn sẽ trở về sau khi kết thúc chuyến đi

Nhân viên cá nhân hoặc người giúp việc riêng và các thủy thủ viên làm việc trên tàu biển ở nước ngoài trong Thềm Lục địa Ngoài có thể đủ điều kiện xin Thị thực B-1 theo một số trường hợp nhất định.

Các Giấy tờ cần thiết

Nếu bạn xin Thị thực công tác/du lịch, bạn phải gửi giấy tờ sau:

Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử (DS-160). Truy cập trang web DS-160 để biết thêm thông tin về DS-160.

Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng (trừ khi được miễn theo . Mỗi đương đơn xin thị thực, kể cả trẻ em, phải có hộ chiếu riêng và mẫu đơn DS160 riêng.

Một (1) ảnh 2″x2″ (5cmx5cm) chụp trong vòng sáu tháng gần đây. Trang web có thông tin về định dạng ảnh bắt buộc.

Biên nhận thể hiện khoản thanh toán lệ phí xử lý đơn xin Thị thựckhông định cư không hoàn lại trị giá 160 đô la Mỹ đã được thanh toán bằng tiền tệ địa phương. Trang web này có thêm thông tin về việc thanh toán lệ phí này. Nếu Thị thực được cấp, có thể có lệ phí tương hỗ bổ sung cho việc cấp Thị thực, tùy theo quốc tịch của bạn. Trang web của Bộ Ngoại giao có thể giúp bạn tìm hiểu liệu bạn có phải thanh toán lệ phí tương hỗ cấp Thị thực không và lệ phí là bao nhiêu.

Ngoài những giấy tờ này, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn thông qua dịch vụ này. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.

Cách Xin Thị Thực Bước 1

Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử (DS-160).

Bước 2

Thanh toán lệ phí xét đơn xin Thị thực.

Bước 3

Lên lịch hẹn của bạn trên trang web này. Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:

Số hộ chiếu

Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị thực. (Nhấp vào đây nếu bạn cần trợ giúp tìm số này).

Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn

Bước 4

Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin Thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.

Giấy tờ Hỗ trợ

Giấy tờ hỗ trợ chỉ là một trong nhiều yếu tố mà viên chức lãnh sự sẽ cân nhắc trong cuộc phỏng vấn của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin Thị thực và cân nhắc các yếu tố về công việc, xã hội, văn hóa và các yếu tố khác trong khi quyết định. Viên chức lãnh sự có thể xem xét dự định cụ thể của bạn, hoàn cảnh gia đình, kế hoạch và dự định lâu dài trong quốc gia thường trú của bạn. Mỗi hồ sơ được kiểm tra riêng và phù hợp với mỗi cân nhắc theo luật.

Lưu ý: Không xuất trình giấy tờ giả. Gian lận hoặc trình bày sai có thể dẫn đến việc không đủ điều kiện xin Thị thực vĩnh viễn. Nếu đương đơn quan tâm đến vấn đề bảo mật, hãy mang theo giấy tờ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong một phong bì được dán kín. Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai và sẽ tôn trọng tính bảo mật của thông tin.

Bạn nên mang theo những giấy tờ sau đến buổi phỏng vấn. Giấy tờ gốc luôn được ưu tiên hơn so với bản sao và bạn phải mang theo những giấy tờ này đến buổi phỏng vấn. Không gửi bất kỳ giấy tờ hỗ trợ nào qua fax, email hoặc đường bưu điện đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Bằng chứng hiện tại về thu nhập, tiền thuế, quyền sở hữu tài sản hoặc kinh doanh, hoặc tài sản.

Hành trình chuyến đi của bạn và/hoặc giải thích khác về chuyến đi dự định của bạn.

Thư của chủ lao động nêu chi tiết vị trí, mức lương, thời gian bạn đã làm việc, kỳ nghỉ được phép và mục đích công việc, nếu có, của chuyến đi đến Hoa Kỳ của bạn.

Ngoài ra, dựa theo mục đích của chuyến đi, bạn nên cân nhắc mang theo những giấy tờ sau:

Học sinh

Mang theo kết quả học tập, bảng điểm và bằng cấp mới nhất. Đồng thời, mang theo bằng chứng hỗ trợ tài chính như bản sao kê ngân hàng hàng tháng, phiếu tiền gửi cố định hoặc bằng chứng khác.

Người lớn làm việc

Mang theo thư tuyển dụng của chủ lao động và phiếu lương từ ba tháng gần đây nhất.

Doanh nhân và giám đốc công ty

Mang theo bằng chứng về vị trí của bạn trong công ty và tiền thù lao.

Thăm họ hàng

Mang theo bản sao bằng chứng về tình trạng của người họ hàng (chẳng hạn như Thẻ Xanh, chứng nhận nhập tịch, Thị thực hợp lệ, v.v.).

Khách trước đây đã đến Hoa Kỳ

Nếu trước đây bạn đã ở Hoa Kỳ, bất kỳ giấy tờ nào chứng thực cho tình trạng định cư hoặc Thị thực của bạn.

Giấy tờ Hỗ trợ đối với các Đương đơn tìm Dịch vụ Chăm sóc Y tế

Nếu bạn muốn đến Hoa Kỳ để điều trị y tế, bạn nên chuẩn bị xuất trình giấy tờ sau ngoài những giấy tờ được liệt kê ở trên và những giấy tờ mà viên chức lãnh sự có thể yêu cầu:

Chẩn đoán y tế của bác sĩ trong nước giải thích về bản chất của căn bệnh và lý do bạn cần điều trị tại Hoa Kỳ.

Bản tuyên bố về trách nhiệm tài chính của các cá nhân hoặc tổ chức thanh toán chi phí đi lại, điều trị y tế và ăn ở của bạn. Các cá nhân đảm bảo thanh toán những chi phí này phải cung cấp bằng chứng về khả năng thực hiện của họ, thường bằng mẫu đơn của ngân hàng hoặc các bản sao kê khác về thu nhập/tiền tiết kiệm hoặc bản sao tờ khai thuế thu nhập đã được chứng nhận.

Thông tin Thêm

Để biết thêm thông tin về Thị thực công tác và du lịch, truy cập trang web của Bộ Ngoại giao.

Thị Thực Và Di Trú

Thị thực và Di trú

English I Vietnamese

Đây là trang mạng của Văn phòng Thị thực, Bộ Nội vụ Úc tại Việt Nam.

Vi-rút corona chủng mới (Novel coronavirus) và Thị thực Úc

Chính phủ Úc đã ban hành một số biện pháp để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn và lợi ích cho cộng đồng Úc.

Chúng tôi hiện tại ưu tiên xét duyệt thị thực cho những người được miễn áp dụng quy định hiện hành của Úc về hạn chế đi lại. Lưu ý, chúng tôi sẽ không xét duyệt thị thực cho bất cứ đối tượng nào không đáp ứng tiêu chí miễn áp dụng quy định nêu trên cho đến khi quy định hạn chế đi lại này được bãi bỏ.

Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực  Úc (AVACs) tại Việt Nam

Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Úc mở cửa trở lại tiếp nhận khách hàng cung cấp dữ liệu sinh trắc học – chỉ tiếp nhận khách theo cuộc hẹn. Trung tâm không nhận Hồ sơ xin thị thực giấy gửi qua đường bưu điện hoặc nộp tại trung tâm.

Hồ sơ xin thị thực khẩn phải được nộp trực tuyến qua tài khoản ImmiAccount. Đăng nhập hoặc tạo tài khoản ImmAccount tại đây.

Trang mạng của Bộ Nội vụ Úc

Trang mạng của Bộ Nội vụ Úc sẽ hỗ trợ quý vị lựa chọn diện thị thực phù hợp trong số các diện thị thực và chỉ ra tất cả những tiêu chuẩn thích hợp.

Các câu hỏi thường gặp

Xin vui lòng xem trang Những câu hỏi thường gặp bằng tiếng Anh và tiếng Việt để biết thêm thông tin về:

Cách thức nộp hồ sơ

Lệ phí xét duyệt hồ sơ xin thị thực

Thời gian xét duyệt

Cung cấp dữ liệu Sinh trắc học

Thông tin chung về Thị thực

Chúng tôi khuyến khích quý vị nộp đơn xin sớm và nộp trực tuyến. Chính phủ Liên bang Úc không chấp nhận bất kỳ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nào  đối với các tổn thất tài chính của đương đơn mà hồ sơ xin thị thực có kết quả cấp thị thực muộn hơn thời gian khởi hành dự kiến ​​hoặc hồ sơ xin thị thực không thành công.

Các câu hỏi thường gặp về nộp hồ sơ theo nhóm: Cách thức nộp hồ sơ trực tuyến theo nhóm.

Thông tin cho Doanh nghiệp và Tổ chức: Hướng dẫn cho các Doanh nghiệp và Tổ chức hôỗ tro75c nhân viên của mình chọn diện thị thực phù hợp. 

Thông tin về các diện Thị thực cụ thể và Hướng dẫn nộp hồ sơ

1. Temporary Entry visas – Thị thực nhập cảnh tạm thời 

2. Work and Holiday visa -Thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ (Diện thị thực 462)

Thông báo quan trọng: Do đại dịch COVID-19, công dân Việt Nam muốn nộp hồ sơ xin Thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ có thể sử dụng Thư Giới thiệu ‘đã hết hạn’ do Chính phủ Việt Nam cấp vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023. Thư hết hạn này có thể sử dụng khi quý vị nộp hồ sơ xin thị thực vào bất cứ thời gian nào từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023, hoặc bất cứ thời gian nào từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023. Điều này sẽ đem lại thêm nhiều cơ hội cho đông đảo ứng viên hơn có thể tiếp cận Chương trình đối đẳng Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ. Ứng viên vẫn cần có Thư Giới thiệu do Chính phủ Việt Nam cấp trước khi nộp hồ sơ xin thị thực, và đáp ứng các yêu cầu còn lại của loại thị thực này.  

Thông Tin Chung

Thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ (Work and Holiday) (Diện thị thực 462) cho phép quý vị:

ở lại Úc tối đa 12 tháng tính từ ngày đầu tiên đến Úc với thị thực này

làm việc tại Úc, thường là tối đa sáu tháng với mỗi chủ sử dụng lao động

học tập tối đa bốn tháng

xuất cảnh và nhập cảnh lại Úc nhiều lần lần trong thời gian hiệu lực của thị thực

nộp hồ sơ xin thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ thứ hai hoặc thứ ba nếu quý vị đã hoàn thành một số công việc cụ thể tại một số địa phương, vùng miền của Úc.

Năm chương trình bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 hàng năm và kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm sau. Hàng năm, số lượng thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ cấp lần đầu cho đương đơn mang hộ chiếu Việt Nam có giới hạn là 1,500 chỉ tiêu.  

Quy trình nộp hồ sơ cho công dân Việt Nam

Bước đầu tiên trong quy trình là các ứng viên phải nhận được Thư giới thiệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (DOLAB), Bộ Lao động, Thương

binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA). Trang mạng DOLAB sẽ thông báo cho quý vị khi nào tiến trình đăng ký được mở mỗi năm để quý vị có thể đăng ký nguyện vọng muốn được cấp Thư giới thiệu.

Hướng dẫn nộp hồ sơ cung cấp thông tin về tất cả các bước trong quy trình xin thị thực này cho công dân Việt Nam.

Thông tin cập nhật về tình trạng chỉ tiêu hàng năm dành cho công dân Việt Nam (chỉ tiêu có còn hay không) có trên trang Tình trạng chỉ tiêu theo quốc gia của Bộ Nội Vụ. Để biết thêm thông tin chung về diện thị thực này, vui lòng xem trang mạng của Bộ Nội Vụ. 

Xem thông tin về lệ phí xét duyệt thị thực hiện tại cho Thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ tại đây. 

Công dân Úc

Vì đây là một thỏa thuận mang tính đối đẳng, công dân Úc có thể nộp đơn xin Thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin về chương trình và quy trình xin thị thực, vui lòng liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Việt Nam tại Úc hoặc Cục Việc làm (DOE), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA). Thông tin cũng có thể được cung cấp bởi Đại sứ quán Úc tại Hà Nội bằng cách điền vào Mẫu đơn yêu cầu thông tin về Di trú Úc. 

3. Migration visas – Thị thực Định cư

Mục đích cơ bản của các diện thị thực

Hướng dẫn nộp hồ sơ                                 

Thị thực Kết hôn – diện thị thực 309 và 100

Dành cho vợ/chồng hoặc vợ/chồng không chính thức (de facto) của một công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện để đến sống tại Úc.

Quý vị nộp hồ sơ xin thị thực Kết hôn diện tạm thời và thường trú cùng nhau.

Tiếng Anh

Thị thực Hôn phu/Hôn thê – diện thị thực 300 Dùng cho các quý vị đến Úc nhằm mục đích kết hôn  với hôn phu/hôn thê của mình tại Úc và sau đó xin thị thực Kết hôn . Tiếng Anh

Thị thực Cha Mẹ bảo lãnh Con – diện thị thực 101 Dành cho một trẻ ở ngoài nước Úc chuyển đến Úc để sống với cha mẹ. Tiếng Anh

Thị thực Con nuôi – diện thị thực 102

Dành cho một trẻ được nhận nuôi bên ngoài nước Úc đến Úc sống với cha mẹ nuôi.

Thông tin quan trọng: Nếu quý vị đang cân nhắc việc nhận nuôi một trẻ tại Việt Nam trên tư cách cá nhân của một công dân Úc đang sinh sống tại nước ngoài, xin lưu ý Chính phủ Úc sẽ không cấp các giấy tờ như “Thư không phản đối”, “Thư hỗ trợ” hoặc “Thư gửi đến các cơ quan hữu quan” cho quý vị trong trường hợp này. Sự tham gia của Bộ Nội Vụ trong việc nhận con nuôi nước ngoài chỉ giới hạn ở việc xác định liệu trẻ có đáp ứng các yêu cầu về nhập cư để được nhập cảnh và ở lại Úc hay không. Tiếng Anh

Thị thực Trẻ mồ côi – diện thị thực 117 Dành cho trẻ chưa có vợ/chồng hoặc vợ/chồng không chính thức đến Úc sống với người thân của mình trong trường hợp cha mẹ của trẻ đã qua đời, không thể chăm sóc trẻ, hoặc đã mất tích. Tiếng Anh

Thị thực Con phụ thuộc – diện thị thực 445 Dành cho trẻ sống ở Úc tạm thời trong khi hồ sơ xin thị thực Kết hôn diện thường trú của cha mẹ trẻ đang được xét duyệt. Tiếng Anh

4. Resident Return visa – Thị thực – Thường trú nhân quay về Úc (Diện thị thực 155 và 157) 

Thị thực Thường trú nhân quay về Úc  (diện thị thực 155 và 157) dành cho các thường trú nhân hiện tại hoặc trước đây của Úc và cựu công dân Úc có mong muốn trở lại Úc với tư cách là Thường trú nhân.

Chỉ có công dân Úc mới mặc nhiên có quyền nhập cảnh vào Úc. Tất cả những cá nhân không phải là công dân Úc đều cần thị thực cho phép họ nhập cảnh và ở lại Úc. 

Để biết thông tin chung về những diện thị thực này, xin vui lòng xem phần Thị thực Thường trú nhân quay về Úc trên trang mạng của Bộ Nội Vụ. 

Để chuẩn bị hồ sơ, xin vui lòng xem phần Hướng dẫn chi tiết.

Để biết thông tin về thường trú bao gồm cả việc đi ra nước ngoài và chứng minh tình trạng thường trú, xin vui lòng xem trang Thường trú nhân.

5. Citizenship – Thông tin về Quốc tịch

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Úc theo huyết thống dành cho đương đơn cư trú tại Việt Nam.

Điều kiện nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Úc theo huyết thống:

Quý vị phải được sinh ra bên ngoài nước Úc, và

Ít nhất một trong hai cha mẹ của quý vị phải là công dân Úc vào thời điểm quý vị được sinh ra.

Thông tin về Việt Nam

1. Biometrics Collection in Vietnam – Cung cấp thông tin Sinh trắc học tại Việt Nam 

Hầu hết các đương đơn xin thị thực đang cư trú tại Việt Nam sẽ phải trực tiếp cung cấp dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số khuôn mặt của mình (trừ trường hợp đương đơn đi với tư cách là Viên chức đại diện của Chính phủ). Để biết thêm thông tin, vui lòng xem trang Những câu hỏi thường gặp bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Việc cung cấp dữ liệu Sinh trắc học được thực hiện theo lịch hẹn tại Trung tâm tiếp nhận Hồ sơ xin thị thực Úc (do VFS Toàn cầu điều hành) tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Vui lòng mang theo hộ chiếu gốc của quý vị. Tiến trình cung cấp thông tin Sinh trắc học có thể được thực hiện ngay sau khi quý vị đã nộp hồ sơ xin thị thực. Vui lòng đặt hẹn trực tuyến với Trung tâm tiếp nhận Hồ sơ xin thị thực Úc.

2. Approved Medical Clinics in Vietnam – Danh sách những Phòng khám được chỉ định tại Việt Nam

Để biết thông tin về các Phòng khám sức khỏe tại Việt Nam,

Hãy chọn “Việt Nam” từ bảng chọn (menu) ở cuối trang;

Trong mục “Bác sỹ được chỉ định” (Panel Physician), hãy nhấp vào liên kết “Chi tiết” (Details);

Liên lạc với một trong các phòng khám để đăt hẹn

3. Be aware of visa scams that operate in Vietnam – Hãy cảnh giác với các hình thức lừa đảo về thị thực Úc đang tồn tại ở Việt Nam

Các hình thức lừa đảo về Thị thực

Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Úc tại Việt Nam đã có thông tin về một số hình thức lừa đảo thị thực đang tồn tại ở Việt Nam. Xin quý vị hãy thận trọng với bất kỳ cá nhân nào hứa hẹn có thể “đảm bảo” cung cấp thị thực Úc cho quý vị.

Những đối tượng lừa đảo có thể liên lạc với quý vị qua bưu điện, thư điện tử (e-mail), điện thoại hoặc gặp trực tiếp để cung cấp thị thực nhằm đổi lấy các khoản thanh toán, chi tiết cá nhân và giấy tờ tùy thân. Họ có tự nhận quen biết một ai đó trong Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Úc tại Việt Nam, hoặc tự xưng là “Đại lý Di trú đã được đăng ký” hoặc “dịch vụ xin thị thực Úc”.

Những đối tượng lừa đảo có thể cố gắng làm quý vị tin rằng họ là người thật việc thật bằng cách đóng giả làm nhân viên từ một cơ quan của Chính phủ Úc hoặc bằng cách sử dụng các trang mạng trông giống như các trang mạng chính thức của Chính phủ. Các đối tượng hoạt động bất hợp pháp này thường đưa ra lời khuyên không chính xác, chiếm đoạt tiền của quý vị, khuyến khích quý vị nói dối trong hồ sơ xin thị thực của mình và không cung cấp các dịch vụ như đã hứa.

Dấu hiệu cảnh báo

Quý vị nhận được một lời đề nghị bất ngờ “bảo đảm” cung cấp một thị thực Úc.

Lời đề nghị đến qua e-mail, các bài đăng trực tuyến, qua điện thoại, trên một trang mạng hoặc thậm chí là trực tiếp.

Với tuyên bố đây là “cơ hội một lần trong đời”, hoặc là cơ hội “duy nhất” của quý vị để đi đến hoặc di cư đến Úc.

Quý vị sẽ được yêu cầu trả tiền trước cho những đối tượng lừa đảo để “đăng ký” nguyện vọng xin thị thực. Đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu quý vị trả tiền trực tiếp cho họ thay vì trả cho cơ quan chính phủ và tuyên bố rằng chỉ họ mới có thể trả chi phí này cho cơ quan chính phủ.

Những đối tượng lừa đảo tuyên bố họ có mối quan hệ đặc biệt với Bộ Nội Vụ.

Họ nói với quý vị rằng họ cần giữ các tài liệu gốc của quý vị.

Hãy nhớ rằng

Chỉ có một cơ quan cấp thị thực chính thức của Chính phủ Úc – đó là Bộ Nội Vụ. Trang mạng chính thức của Bộ Nội vụ là: http://www.homeaffairs.gov.au/.

Nếu quý vị nhận được e-mail từ Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Úc tại Việt Nam, địa chỉ email phải kết thúc bằng “@dfat.gov.au”.

Bộ Nội Vụ chỉ thu phí xin thị thực một lần tại thời điểm quý vị nộp hồ sơ xin thị thực. Quý vị có thể trả phí trực tiếp cho Bộ Nội Vụ hoặc Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Úc (AVAC) của chúng tôi tại Việt Nam, do VFS Toàn cầu điều hành. Không bắt buộc quý vị phải chi trả thông qua một đại lý.

Không ai có thể ảnh hưởng đến kết quả của hồ sơ xin thị thực hoặc quá trình đưa ra quyết định của hồ sơ xin thị thực. Chỉ những nhân viên được ủy quyền từ Bộ Nội Vụ mới có thể cấp cho quý vị thị thực và chỉ khi quý vị đã đáp ứng tất cả các yêu cầu xét duyệt của diện thị thực đó.

Bộ Nội Vụ không có bất kỳ mối quan hệ đặc biệt nào với các cơ quan bên ngoài và không dành sự ưu đãi cho bất cứ ai.

Hãy tự bảo vệ mình

Luôn nghi ngờ khi qúy vị được liên lạc qua điện thoại, bài đăng trên mạng, e-mail hoặc tiếp cận trực tiếp về một thị thực mà quý vị không nộp hồ sơ . Hãy rời đi, cúp điện thoại ngay lập tức hoặc bỏ qua các thư điện tử/thư giấy đó! Chính phủ Úc không liên lạc với quý vị để cung cấp thị thực cho quý vị.

Một Đại lý dịch vụ Di trú Úc (dù hoạt động ở trong hay ngoài nước Úc) đều phải tuân thủ các Tiêu chuẩn Hành nghề, các Tiêu chí và Quy định phát triển chuyên nghiệp. Để tránh bị lừa đảo, quý vị có thể kiểm tra Danh sách các Đại lý dịch vụ Di trú trên trang mạng của Văn phòng quản lý đăng ký Đại lý dịch vụ Di trú (OMARA), để nhận được sự bảo vệ của một Đại lý dịch vụ Di trú có đăng ký tại OMARA. Thông tin chi tiết có trên trang mạng Sự trợ giúp dành cho hồ sơ của quý vị (Help with your application).

Không bao giờ đưa hoặc gửi cho bất cứ ai các giấy tờ tùy thân gốc của quý vị. Các cơ quan chính phủ có thể muốn trực tiếp xem các giấy tờ gốc của quý vị hoặc có thể yêu cầu bản sao công chứng nhưng không bao giờ yêu cầu giữ lại các giấy tờ gốc của quý vị.

Không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân, thẻ tín dụng hoặc ngân hàng của quý vị trong e-mail hoặc qua điện thoại – Những đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng thông tin của quý vị để thực hiện gian lận về nhân thân hoặc đánh cắp tiền của quý vị.

Nếu quý vị nghĩ rằng quý vị đã cung cấp chi tiết tài khoản ngân hàng của mình cho một đối tượng lừa đảo, hãy liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính của quý vị ngay lập tức.

Trình báo

Các cá nhân có thông tin về các vụ việc lừa đảo về Di trú hoặc những đối tượng hoạt động bất hợp pháp nên liên hệ với Bộ Nội Vụ.

Vui lòng xem: https://www.homeaffairs.gov.au/help-and-support/departmental-forms/online-forms/border-watch

Vui lòng tham khảo trang mạng của Bộ Nội Vụ để biết thêm thông tin.

Liên lạc với chúng tôi

Quý vị cũng có thể gọi cho Tổng đài toàn cầu của Bộ Nội Vụ theo số +61 2 6196 0196 – làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều (giờ địa phương) từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Mọi thư từ (bao gồm cả quyết định về hồ sơ xin Thị thực) sẽ được gửi tới Quý vị từ hộp thư điện tử “nil-reply”. Xin vui lòng không phản hồi về địa chỉ này. 

Last updated 15.07.2021

Mẫu Đơn Xin Thị Thực (Visa) Đi Du Lịch Pháp Yêu Cầu Đại Sứ Quán

Mẫu đơn xin thị thực Pháp: Để có thể sang Pháp ngoài vấn đề tiền bạc thì bạn phải có được visa Pháp được cấp bởi Đại sứ quán Pháp hoặc Lãnh sự quán Pháp. Để xin visa Pháp thì bạn phải xác nhận được diện visa mà mình cần xin.

Những thành phố du lịch tại Pháp :

Một số thông tin bạn cần lưu ý khi điền Mẫu Đơn Xin Thị Thực:

1. Surname (Family name): Họ của bạn

2. Surname at birth: Họ của bạn hiện giờ. Phần này dành cho phụ nữ phương Tây đã có chồng, họ phải đổi theo họ của chồng.

3. First name(s) Given name(s): Tên của bạn

4. Date of Birth: Ngày sinh – tháng sinh – năm sinh

5. Place of Birth: Nơi sinh

6. Country of Birth: Quốc gia nơi bạn sinh ra

7. Current Nationality: Quốc tịch hiện nay

Nationality at Birth, if different: Quốc tịch khi sinh

8. Sex: Giới tính

9. Marial Status:

Single : Độc thân

Married: Đã kết hôn

Separated: Ly thân

Divorced: Ly hôn

Widow(er): Goá phụ

Other: Khác

10. In the case of minors: Nếu có trẻ em đi cùng, điền thông tin Họ – Tên – Địa chỉ – Quốc tịch của người bảo lãnh hợp pháp

Ví dụ: Người đi kèm: Tran A HaNoi Vietnamese

11. National Identity Number: Số chứng minh nhân dân (Không bắt buộc)

12. Type of travel document: Loại giấy tờ khi du lịch

Oridnary passport: Hộ chiếu phổ thông – Diplomatic passport: Hộ chiếu ngoại giao ,…

13. Travel Document Number: Số hộ chiếu

14. Issue Date: Ngày cấp trên hộ chiếu

14. Expiration Date: Ngày hết hạn trên hộ chiếu

15. Issued By: Nơi cấp hộ chiếu

16. Home and email address: Địa chỉ nhà và email

17. Residence in a country other than the country of current nationality: Bạn có quốc tịch khác không? 19. Current occupation: Nghề nghiệp hiện tại.

18. Employer and employer’s address and telephone number. For students, name and address educational establishment: Nơi công tác, tên, địa chỉ và số địên thoại. Nếu là sinh viên: tên, địa chỉ của trường

19. Main Purpose(s) for Your Trip: Tourism (du lịch)

20. Member State(s) of destination: (Những) quốc gia bạn dự định đến

22. Number of Entries Requested: Số luợt nhập cảnh. Multiples Entries (Nhập cảnh nhiều lần), Single (Một Lần) hay Two Entries (Hai Lần)

23. Duration of the intenđe stay or transit: Số ngày bạn sẽ ở/quá cảnh

24. Schengen Visas Issued during the Last 3 Years: Bạn đã có visa Schengen trong 3 năm qua chưa?

25. Fingerprints collected previously for…: Bạn đã lấy dấu vân tay khi làm visa Schengen chưa?

26. Entry Permit for Your Final Destination Country, If Applicable: Thông tin về visa của quốc gia cuối cùng bạn đến (Nếu có).

27. Intended Arrival Date: Ngày dự kiến đến khối Schengen.

28. Intended Departure Date: Ngày rời khỏi khổi Schengen.

29. Inviting Person’s Name…: Thông tin người mời sống tại khu vực Schengen. Nếu không có, điền tên và thông tin của khách sạn bạn sẽ ở (Tên + Số điện thoại + Địa chỉ email)

30. Inviting company/organization: Thông tin tổ chức/công ty mời ((Tên + Số điện thoại + Địa chỉ email)

31. Cost of traveling and living… Ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho chuyến đi của bạn?

32. Personal data of the family member who is an EU, EEA or CH citizen: Điền thông tin cá nhân của người thân là công dân thuộc 1 trong 3 khu vực trên (nếu có)

33. Family relationship…: Mối quan hệ với người thân là công dân thuộc 1 trong 3 khu vực trên (nếu có)

34. Place and date: Thời gian và địa điểm lúc bạn điền tờ khai này

35. Signature: Chữ kí của bạn

Làm thị thực (visa) du lịch Pháp ở đâu ?

Để tránh việc bạn phải mất thời gian tìm hiểu cũng như phải chuẩn bị nhiều thứ ảnh hưởng đến thời gian, công việc của bạn hãy liên hệ ngay với dịch vụ làm visa Châu Âu – Dế Việt để được hỗ trợ tận tình nhất. Với kinh nghiệm làm hàng ngàn bộ sồ hơ mỗi năm chúng tôi luôn đem đến cho bạn dịch vụ tốt nhất, tỷ lê đỗ visa cao nhất và sự hài lòng của quý khách.

Mua Bảo Hiểm Y Tế Du Lịch Và Hồi Hương Khi Xin Thị Thực Đi Châu Âu

Bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương như một người bạn song hành với chúng ta trên mỗi hành trình. Giá trị khi bỏ ra mua không quá cao nhưng lợi ích nó mang lại thực sự bất ngờ.

Khi đi du lịch, du học, học tập, nghiên cứu, thăm thân ở nước ngoài bạn nên mua bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương để đối phó với các rủi ro về tai nạn, ốm đau, những sự cố bất ngờ trong thời gian lưu trú ở nước ngoài, sự không hiểu biết về nước sở tại …

Hiện nay, hầu hết các nước sở tại đều bắt buộc các du khách, sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh nước ngoài phải mua bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương (bảo hiểm du lịch toàn cầu, bảo hiểm du lịch quốc tế), thường là trước khi cấp thị thực.

Mức trách nhiệm bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương (bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm du lịch toàn cầu) tối thiểu mà (Đại sứ quán) các nước này yêu cầu đối với công dân nước ngoài là: 30.000 EUR hoặc 50.000 USD.

– Mức phí bảo hiểm thấp phù hợp với mọi đối tượng.

– Có nhiều hạng bảo hiểm với mức trách nhiệm bảo hiểm và mức phí bảo hiểm khác nhau để khách hàng lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng và yêu cầu của Đại sứ quán/ Quốc gia quý khách sang du lịch, du học, công tác, thăm thân.

– Cấp đơn bảo hiểm nhanh chóng, thủ tục đơn giản tạo điều kiện cho quý khách xin được thị thực.

– Quyền lợi bảo hiểm rộng bao trùm mọi rủi ro khi bạn ở nước ngoài như các rủi ro về ốm đau, tai nạn, nhỡ chuyến bay, mất tư trang, hành lý, các rủi ro phát sinh do sự thiếu hiểu biết về nước sở tại…, hỗ trợ các chi phí thăm thân, đi lại, vận chuyển khẩn cấp, hồi hương, dịch vụ hỗ trợ du lịch…

– Được hỗ trợ khẩn cấp bất kỳ khi nào, ở bất kỳ địa điểm nào với dịch vụ SOS International

– Thủ tục khiếu nại, giải quyết bồi thường rất đơn gian, thuận tiện cho khách hàng.

3. Thủ tục mua bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương

Quý khách cung cấp các thông tin sau qua email hoặc fax hoặc điện thoại:

– Địa chỉ (trên CMT hoặc Hộ Khẩu, hoặc địa chỉ cơ quan-tổ chức theo giấy mời từ nước ngoài).

– Số hộ chiểu

– Ngày xuất cảnh-Ngày về dự kiến (sau khi xin được VISA, có thể điều chỉnh Đơn bảo hiểm cho đúng Ngày xuất cảnh-Ngày về thực tế mà không mất thêm phí)

– Số điện thoại liên hệ.

Sau khi có đầy đủ các thông tin trên, đơn vị bán bảo hiểm sẽ phát hành đơn bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương.

Giấy chứng nhận bảo hiểm làm bằng song ngữ Anh – Việt, đảm bảo 100% theo yêu cầu của các Đại sứ quán.

4. Các đơn vị bán bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương

Một số đơn vị bán bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương uy tín, chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm quân đội, hay BIDV.

Không chỉ riêng đối với châu Âu, quý khách dù đi đâu xa cũng nên mua bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương. Không ai mong muốn rủi ro xảy ra, tuy nhiên, khi có rủi ro, chúng ta sẽ được chia sẻ một phần gánh nặng.