Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính chất liên ngành, liên vùng. Phát triển du lịch là nguồn động lực thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của nhiều mặt khác nhau như: đầu tư, giải quyết việc làm, pháp luật,… Chính bởi vậy mà ngành này ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Bài viết nói về thực trạng du lịch Việt Nam hiện nay, qua ba nội dung chính: tiềm năng, thành tựu và khó khăn thách thức.
Phải nói rằng, đất nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tiềm năng đó thể hiện phong phú và đa dạng ở những khía cạnh sau:
Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị văn hóa, lịch sử, hoa học. Một di tích khi đủ các điều kiện nhất định sẽ được công nhận là: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích đặc biệt.
Tính đến tháng 8 năm 2023, Việt Nam có hơn 40.000 di tích. Trong đó có hơn 3.300 di tích được xếp vào hạng di tích cấp quốc gia. Hơn 7.000 di tích cấp tỉnh và gần 100 di tích đặc biệt. Đây là một con số khá lớn không chỉ thể hiện bề dày lịch sử mà còn cả tiềm năng du lịch của Việt Nam.
Danh thắng hay danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Với khí hậu và địa hình ở nước ta, danh lam thắng cảnh rất đa dạng:
Vườn quốc gia: Việt Nam có 32 vườn quốc gia, nằm rải rác khắp mọi miền của tổ quốc. Các danh thắng này được công nhận chính thức thông qua văn bản pháp luật. Tính đến tháng 1 năm 2023, các vườn quốc gia được ghi nhận là: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Phia Oắc – Phia Đén, Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã, Núi Chúa, Bidoup Núi Bà, Phước Bình, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò – Xa Mát, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc, Côn Đảo. Trong đó, có 4 nơi được công nhận là Di sản ASEAN, 1 được công nhananj là di sản thiên nhiên thế giới (Phong Nha – Kẻ Bàng).
Hệ thống hang động của Việt Nam cũng rất phong phú, nằm chủ yếu ở phía bắc tổ quốc. Lý do ở đây là nơi tập trung nhiều dãy núi đá vôi lớn và hùng vĩ. Tổng số hang động được phát hiện ở nước ta lên tới gần 1000 động. Đa phần trong đó chưa được khai phá để thực hiện việc tham quan du lịch.
Bãi tắm: Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.
Hệ thống ao, hồ cùng mạng lưới sông ngòi chằng chịt với gần 2360 con sông lớn nhỏ.
Suối nước nóng: Việt Nam có 400 nguồn suối nước nóng từ 40 – 120 độ C. Nhiều suối có cơ sở hạ tầng khá tốt như Đam Rông, Lâm Đồng; Kim Bôi, Hòa Bình; Bình Châu, Bà Rịa Vũng Tàu,…
Nói đến văn hóa, không thể không nhắc tới lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, văn hóa Việt Nam vừa có những nét đặc trưng, vừa có sự kết hợp của nhiều luồng văn hóa khác nhau. Ngoài ra, nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt về đời sống, phong tục tập quán.
Hai yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên một sự đa dạng trong các hình thức nghệ thuật, âm nhạc. Các môn nghệ thuật sân khấu có thể kể đến như múa rối nước, chèo, tuồng, cải lương,… Về âm nhạc thì còn phong phú hơn với chầu văn, quan họ, ca trù, nhạc cung đình,…
Sự hội nhập kinh tế thế giới và xu hướng toàn cầu hóa làm cho văn hóa nước ta mang cả nét truyền thống lẫn hiện đại.
Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương và Phú Thọ.
Liệt kê như vậy để thấy được rằng, Việt Nam thật sự có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, đem về những lợi ích to lớn cho kinh tế. Tuy nhiên, thực trạng du lịch Việt Nam hiện nay đã thật sự tương xứng với tiềm lực này chưa?
Trước tiên, thực trạng du lịch Việt Nam hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng cao
Ngành du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua không chỉ phát triển vượt bậc mà còn rất ổn định và chắc chắn. Tốc độ tăng trưởng cao được thể hiện qua các số liệu tăng nhanh về lượt khách nước ngoài, nội địa, % GDP. Các số liệu này bạn có thể tìm thấy trên trang web của Tổng cục du lịch Việt Nam: vietnamtourism.gov.vn.
Thu hút mạnh đầu tư
Những năm vừa qua, hàng chục tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 300.000 tỷ đồng đầu tư trong nước (với hơn 6.100 tỷ đồng đầu tư Ngân sách nhà nước từ năm 2006 đến nay) đã được đầu tư cho hạ tầng du lịch quốc gia, hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại tại nhiều địa phương và hình thành rõ hơn các vùng động lực phát triển du lịch Việt Nam.
Năm 2023, toàn ngành đang có 18.800 cơ sở lưu trú với hơn 355.000 buồng và 1.573 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa, các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo, nâng cấp tại hầu hết các địa bàn phát triển du lịch trọng điểm. Đặc biệt, hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, hình thành hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp như: Intercontinental, JW Marriott, hệ thống khách sạn Mường Thanh, FLC, VinGroup, SunGroup…làm diện mạo ngành du lịch có những thay đổi căn bản.
Kết cấu hạ tầng cũng như dịch vụ vận tải du lịch, nhất là hàng không và đường bộ, đang được xã hội hóa mạnh và ngày càng kết nối rộng rãi với các điểm đến trong và ngoài nước. Không quá khó để nhận ra sự phát triển này khi cụm từ “vé máy bay” được tìm kiếm ngày càng nhiều. Trong khi các hãng hàng không liên tục mở rộng và đưa ra nhiều các chương trình ưu đãi, kích thích thêm nhu cầu của đại đa số người dân. Ở Việt Nam hiện có 52 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 54 đường bay quốc tế, 48 đường bay nội địa kết nối.
Những sự đầu tư này vừa khởi đầu từ sự phát triển của du lịch, vừa là một động lực mới kéo ngược trở lại nó.
Hình thành các điểm đến, sản phẩm du lịch
Thay vì chỉ tập trung vào một hay một số sản phẩm như du lịch văn hóa hay tâm linh, du lịch nước ta đã có sự cố gắng đa dạng hóa sản phẩm du lịch lên rất nhiều. Có thể kể đến như: nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh, ẩm thực, thể thao mạo hiểm, hoạt động tập thể,… Tuy hầu hết là các sản phẩm mới nhưng đã được đánh giá cao nhờ sự đầu tư được nhắc tới ở trên.
Về điểm đến: Các điểm đến ngày càng được mở rộng, không chỉ gói gọn trong các thành phố lớn và địa điểm du lịch nổi tiếng nữa.
Giải quyết nhu cầu việc làm
Khi một ngành nghề phát triển, đặc biệt là dịch vụ, sẽ đáp ứng được rất nhiều nhu cầu việc làm cho đại đa số người dân. Theo thống kê, sự phát triển của du lịch trong những năm vừa qua đã giải quyết hàng triệu việc làm cho người dân. Điều này còn làm tăng nhu nhập trung bình ở những vùng khó khăn, nâng cao chất lượng đời sống.
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Như đã nhắc đến ở trên, sự phát triển của du lịch đã góp phần giải quyết rất nhiều việc làm cho người dân. Tuy vậy, hầu hết các địa phương phát triển chưa đồng bộ. Các dịch vụ phát triển hầu hết là kinh tế gia đình. Chính vì thế, chất lượng phục vụ thấp, khó làm hài lòng các du khách. Một số vấn nạn còn tồn tại như tình trạng chặt chém, bám đuổi,… ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh du lịch của đất nước.
Ngoài ra, các công ty du lịch, lữ hành cũng chưa trang bị được phương tiện cũng như đội ngũ nhân viên, quản lý kinh nghiệm.
Năng lực cạnh tranh kém Sản phẩm vẫn nghèo nàn, chưa có tính đột phát, chất lượng thấp
Một điều đáng buồn là du lịch Việt Nam thường bị coi là “quanh đi quẩn lại chỉ có vậy”. Hầu hết lịch trình của du khách sẽ là đến tham quan, dạo một vòng xong là hết. Còn thiếu rất nhiều các dịch vụ, các hoạt động khác. Điều đó chúng ta chưa làm được. Nguyên nhân một phần xuất phát từ cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư mạnh, một phần từ trình độ nhân lực chưa cao. Dù là gì, thì với những sản phẩm không đa dạng và chất lượng, sự cạnh tranh của du lịch Việt Nam bị giảm đi đáng kể.
Nguồn lực đưa vào quảng bá chưa nhiều
Truyền thông, quảng bá hình ảnh sản phẩm hiện nay là xu hướng không thể thiếu trong bất cứ ngành nghề nào. Du lịch cũng vậy. Thật khó để mọi người, đặc biệt là du khách nước ngoài biết đến đất nước con người Việt Nam nếu không được đầu tư về mặt quảng bá.
Vấn đề ô nhiễm môi trường
Chắc chắn rồi. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng xả rác bừa bãi vẫn diễn ra ở nhiều khu du lịch. Những hành động thiếu văn minh cũng ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan, làm suy thoái nguồn tiềm lực.
Bài viết này khá dài, với mong muốn cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ nhất về thực trạng du lịch Việt Nam hiện nay. Có thể thấy rằng, du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể, song vẫn là chưa đủ để khắc phục được hết những hạn chế tồn tại.
công dụng của tỏi đen
Điều quan trọng là, mỗi người trong chúng ta đều có thể đóng góp vào sự phát triển ấy. Bằng những hành động nhỏ, văn minh khi cung cấp và sử dụng những dịch vụ du lịch cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
SĂN VÉ MÁY BAY NỘI ĐỊA – QUỐC TẾ GIÁ RẺ TẠI MINH QUÂN NHẬN ƯU ĐÃI LỚN
[alert-success]
” MIỄN PHÍ XIN VISA THỊ THỰC
” MIỄN PHÍ ĐÓN TAXI TẠI SÂN BAY
” MIỄN PHÍ TÍCH ĐIỂM ĐỔI QUÀ
MINH QUÂN – ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY CẤP 1 TRÒN 18 NĂM TUỔI
” MIỄN PHÍ CANH, SĂN VÉ GIÁ RẺ
HOTLINE: 0904 004 004
WEBSITE: VEMAYBAYTRUCTUYEN.COM.VN