Xúc Tiến Du Lịch Nha Trang / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Hội Nghị Xúc Tiến Đầu Tư, Du Lịch, Thương Mại Nha Trang, Khánh Hòa – Nhật Bản 2023

Nội dung Trang

​​Ngày 05/09/2018, Tỉnh Khánh Hòa và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Cục Lao động, Công Thương Tỉnh Osaka, Phòng Thương mại Công nghiệp Osaka, JETRO Osaka tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, du lịch, thương mại Nha Trang, Khánh Hòa – Nhật Bản 2023” tại Thành phố Osaka. Tham dự Hội nghị có khoảng 100 đại biểu trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, ngân hàng, xây dựng, bất động sản, lao động, các tổ chức kinh tế Thành phố Osaka và khu vực Kansai đã tham dự Hội nghị.

Tại Hội thảo, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka Vũ Tuấn Hải đã cung cấp thông tin tổng quan về kinh tế Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản cập nhật. Trong khuôn khổ Hội nghị, Ban quản lý Khu Kinh tế Vân Phong và Công ty Cổ phần Nanotek International đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư dự án tại Khu Kinh tế Vân Phong, giữa Công ty Yến Sào Khánh Hòa và Ông Shinohara Makoto, công ty Du lịch Vietravel và công ty du lịch VJSC Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận hợp tác khai thác cũng như cung ứng dịch vụ khách du lịch từ Khánh Hòa sang Nhật, cũng như từ Nhật – đặc biệt là Osaka sang Khánh Hòa.

Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng chia sẻ các đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và nguồn nhân lực của tỉnh Khánh Hòa và bày tỏ mong muốn Việt Nam chú trọng hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nhất là đơn giản hóa thủ tục hải quan, thuế quan…

Dự kiến trong thời gian tới, Tổng lãnh sự quán sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương khác của Việt Nam kết nối với các tỉnh thuộc khu vực Kansai./.

Xúc Tiến Bán Hàng Là Gì? 5 Phương Tiện Xúc Tiến Bán Hàng Hiệu Quả!

Xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại những giá trị tăng thêm, động lực kích thích quyết định mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng hoặc trung gian phân phối thúc đẩy họ mua nhiều hơn, nhanh hơn.

Xúc tiến bán (promotion) là một hoạt động trong marketing mix ( 5P thậm chí là 7P). Thông thường các hoạt động xúc tiến bán hàng sẽ nhắm vào hai đối tượng chính: Các trung gian phân phối và người tiêu dùng cuối cùng.

Đây là chiến lược hút khách hàng về trung gian phân phối. Một khi khách hàng mua hàng ở nhà phân phối, người phân phối sẽ lại tiếp tục nhập hàng từ nhà sản xuất.

Các nhà làm marketing thường sử dụng cơ chế giao tiếp đẩy – khuyến khích khách hàng sử dụng hàng dùng thử, chơi các trò chơi trúng thưởng, mua hàng để nhận quà tặng…qua đó thúc đẩy doanh số bán hàng, khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng so với đối thủ, củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Các phương tiện xúc tiến bán hàng là gì?

Google adwords, Google Shopping, Facebook, Instagram…là những công cụ marketing được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên. Với sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích hành vi khách hàng online, công nghệ digital footprint giúp các nhà làm marketing khắc họa một cách sinh động và rõ ràng chân dung khách hàng

Là phương thức marketing truyền thống rất được các doanh nghiệp hàng tiêu dùng ưa chuộng. Với đối tượng khách hàng đại chúng, doanh nghiệp có thể phủ sóng rộng rãi hình ảnh thương hiệu của mình đến người tiêu dùng một cách thường xuyên.

Đây là một trong những phương tiện thể hiện rõ nhất sự ảnh hưởng của xúc tiến bán hàng. Các hoạt động khuyến mại giúp tăng doanh số vượt trội trong một khoảng thời gian, thúc đẩy người tiêu dùng cuối cùng hoặc các trung gian phân phối mua ngay, nhiều hơn và thường xuyên hơn.

Những hình thức dùng thử sản phẩm, tặng phiếu giảm giá, voucher, mua hàng được quà tặng kèm, giảm giá sản phẩm, bốc thăm trúng thưởng…kích thích khách hàng mua hàng.

Qua những hình thức khuyến mại thương mại như: chiết khấu theo số lượng, khối lượng mua hàng; hàng tặng kèm; Hội thi bán hàng;…nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các hệ thống phân phối, khích lệ họ bán ra nhiều hàng hơn bằng những lợi ích trực tiếp.

Để thành công trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ với khách hàng và trung gian phân phối, họ còn cần cho công chúng quan tâm nhận biết được hình ảnh thương hiệu lành mạnh và độc đáo của mình.

Yếu tố này thường bị bỏ qua khi nghiên cứu khái niệm xúc tiến bán hàng là gì. Lực lượng bán hàng rất quan trọng với doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp tiếp cận với khách hàng mục tiêu, truyền tải thông điệp truyền thông và phổ biến chương trình khuyến mại tới khách hàng.

Hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, lịch sự, thân thiện…cũng được thể hiện qua chính con người của họ.

Là hoạt động giới thiệu hàng hóa và dịch vụ trực tiếp của người bán hàng cho các khách hàng tiềm năng. Nghĩa là mặt đối mặt cung cấp thông tin, nhân phản hồi và phản hồi trực tiếp của khách hàng.

Các bước thực hiện xúc tiến bán hàng là gì?

Bước đầu tiên rất quan trọng trong quá trình lên kế hoạch xúc tiến bán hàng đó là xác định mục tiêu. Một mục tiêu rõ ràng cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng một cách tối đa các nguồn lực và sử dụng chúng hiệu quả.

Mô hình SMART là một công cụ hữu ích các nhà làm marketing có thể sử dụng để lên một mục tiêu cụ thể, rõ ràng, khả thi.

Lưu ý: khi đặt mục tiêu cho kế hoạch xúc tiến bán hàng đó là cần dựa trên mục tiêu chung của cả chiến lược marketing tổng thể, ngân quỹ tài chính mà doanh nghiệp có thể chi ra cho hoạt động xúc tiến là bao nhiêu?

Các mục tiêu có thể của kế hoạch xúc tiến bán hàng là:

– Mục tiêu doanh số – kết quả trước mắc và cuối cùng là mang về doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Phủ sóng thương hiệu – khiến khách hàng biết hoặc nhận thức hoặc yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp.

– Thâm nhập thị trường – khiến thị trường mới biết đến và mua hàng của doanh nghiệp.

– Chăm sóc khách hàng – củng cố mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, thu hút những khách hàng tiềm năng mới (những người đang lưỡng lự không biết nên chọn sản phẩm của thương hiệu nào…).

Doanh nghiệp cũng cần xác định rõ ràng xem đối tượng hướng đến của chiến lược xúc tiến bán hàng là ai – người tiêu dùng cuối cùng, trung gian phân phối hay cả hai. Để có những biện pháp triển khai phù hợp.

Sau khi đã xác định được rõ ràng mục tiêu của kế hoạch xúc tiến bán hàng là gì thì nhiệm vụ của các nhà làm marketing là lựa chọn phương tiện xúc tiến. Tùy theo đối tượng hướng tới của kế hoạch xúc tiến bán hàng là ai, ngân sách tài chính của doanh nghiệp có thể chi, nguồn nhân lực của công ty cho kế hoạch xúc tiến mà lựa chọn phương tiện phù hợp với kế hoạch triển khai.

Việc lựa chọn phương tiện chính xác ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của kế hoạch xúc tiến bán hàng, vì vậy các nhà làm marketing cần cân nhắc để xác định được phương tiện phù hợp.

Doanh nghiệp bạn lên kế hoạch xúc tiến bán hàng, và đối thủ cũng vậy. Vì thế, hãy xây dựng một chương trình với những ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn, tác động đúng tới insight khách hàng mục tiêu để đạt hiệu quả tối đa nhất.

Việc thử nghiệm trước sẽ giúp các nhà làm marketing xác định xem những nỗ lực trước đó có chính xác hay không? khách hàng có hứng thú với những ý tưởng đưa ra hay không?

Triển khai từng bước trong kế hoạch hành động, kiểm tra và củng cố trong từng giai đoạn để xử lý kịp thời những biến cố phát sinh.

Bước cuối cùng trong kế hoạch xúc tiến bán hàng là đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. Đây sẽ là những cơ sở thông tin hữu ích để doanh nghiệp triển khai những dự án tiếp theo được hiệu quả.

GEM Digital Marketing Agency

Tăng Cường Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch

Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được xác định là “mắt xích” quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành Du lịch Quảng Bình luôn quan tâm đẩy mạnh công tác này với nhiều nội dung đổi mới, có chiều sâu, hiệu quả, góp phần vượt qua những khó khăn, thử thách, tạo “đòn bẫy” phát triển trong thời gian tới.

Sau hai năm thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển du lịch, hoạt động du lịch Quảng Bình đã cơ bản phục hồi, từng bước phát triển bền vững. Các sản phẩm, loại hình du lịch ngày càng đổi mới, chất lượng các dịch vụ du lịch được nâng cao.

Công tác quản lý Nhà nước và cải cách hành chính được triển khai hiệu quả, kịp thời, góp phần tạo môi trường kinh doanh, phát triển du lịch ổn định, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư…

Đặc biệt, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng có quy mô, được đầu tư về nội dung, chiều sâu và chuyên biệt hóa cho từng phân khúc thị trường, mang lại hiệu quả cao. Hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch Quảng Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào du lịch khám phá hang động, biển, văn hóa, lịch sử, từng bước hình thành thương hiệu du lịch Quảng Bình.

Cùng với đó, Sở Du lịch đã tổ chức và tham gia các sự kiện văn hoá, thể thao lớn, như: Tuần Văn hoá-Du lịch Đồng Hới, lễ hội chùa Hoằng Phúc, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, lễ hội đua thuyền và hội thi cá trắm sông Son, Tour 1 giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc…

Đáng chú ý, trong những ngày đầu năm 2023, Sở đã có khởi đầu thành công với chương trình lễ hội Cầu ngư, kết hợp ra mắt cung đường bích họa trong chuỗi sản phẩm Làng văn hoá du lịch Cảnh Dương.

Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia, tìm hiểu về đời sống văn hoá, truyền thống của người dân Cảnh Dương. Cũng từ đây, cung đường bích họa trở thành điểm du lịch được nhiều người biết và lựa chọn khi đến Quảng Bình.

Du lịch Quảng Bình được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví như “viên kim cương xanh”. Không bỏ lỡ tiềm năng quý giá đó, tỉnh đang nỗ lực đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức quảng bá, đưa hình ảnh du lịch Quảng Bình đến với tất cả bạn bè trong nước và trên thế giới, mở ra bước ngoặt mới cho du lịch tỉnh nhà.

Minh chứng cụ thể là thời gian qua, hình ảnh du lịch Quảng Bình được tổ chức giới thiệu tại nhiều địa phương trong nước và nước bạn, như: Thái Lan, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Nhật Bản…

Bà Bùi Thị Thanh Thúy, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch cho biết: “Thành công của bộ sưu tập là đã truyền cảm hứng cho người xem, gây ấn tượng tốt với du khách về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Quảng Bình”.

Cùng với việc tham gia Lễ hội áo dài TP. Hồ Chí Minh lần thứ V, trong 8 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch cũng đã tổ chức gian hàng quảng bá du lịch Quảng Bình tại hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội, ITE TP. Hồ Chí Minh…

Để lan toả, giới thiệu hình ảnh du lịch Quảng Bình đến các thị trường du lịch quốc tế, từ đầu năm 2023 đến nay, ngành đã có nhiều hoạt động nổi bật, như: phát triển sản phẩm du lịch Quảng Bình cho thị trường Malaysia và các nước qua Malaysia đến Việt Nam; chương trình liên kết phát triển du lịch giữa Quảng Bình và các tỉnh (Nakhon Phanom, Sakon Nakhon, Mukdahan) của Thái Lan; phát động thị trường Quảng Bình qua các sản phẩm, dịch vụ của Vietjet Air…

Đặc biệt, Sở Du lịch đã tổ chức chương trình “Quang Binh Talk show” giới thiệu, quảng bá du lịch Quảng Bình, đường bay quốc tế Đồng Hới-Chiang Mai đến cộng đồng người nước ngoài và các cơ quan báo chí tại Chiang Mai (Thái Lan); tham dự diễn đàn du lịch ASEAN (ATF 2023) và hội chợ Travex.

Hơn thế nữa, tỉnh cùng Tổng cục Du lịch và các doanh nghiệp du lịch hàng đầu trong nước đã tham gia hội chợ du lịch lớn nhất thế giới ITB Berlin (Đức). Hội chợ thu hút sự tham gia của hơn 10.000 doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành đến từ 189 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Là một trong những doanh nghiệp tham gia hội chợ ITB Berlin, ông Lê Lưu Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Jungle Boss cho biết: “Hội chợ ITB Berlin là hội chợ du lịch lớn nhất thế giới, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp tham gia.

Nhờ vị trí gian hàng thuận lợi và nỗ lực trong giới thiệu, tìm kiếm khách hàng, du lịch Quảng Bình luôn thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch quốc tế. Riêng với Công ty TNHH Jungle Boss, chúng tôi đã liên kết được nhiều đối tác cùng hợp tác phát triển du lịch…”.

Thành công của hoạt động quảng bá, xúc tiến đã góp phần tạo kết quả ấn tượng cho du lịch Quảng Bình trong 8 tháng đầu năm 2023, với tổng lượng khách du lịch ước đạt 2.740.000 lượt, tăng 18,5% so với cùng kỳ, trong đó, khách quốc tế ước đạt 115.000 lượt, tăng 26,6% so với cùng kỳ.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 3.400 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Với tốc độ tăng trưởng đó, dự kiến năm 2023, du lịch Quảng Bình sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đón 3,5 triệu lượt khách.

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết: “Quảng bá, xúc tiến du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch của tỉnh. Nhờ những hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch triển khai đồng bộ và đúng hướng, hình ảnh du lịch Quảng Bình lan tỏa sâu rộng, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước.

Công tác quảng bá, xúc tiến cũng góp phần tạo cơ hội, thu hút các nhà đầu tư, các công ty lữ hành thực hiện những dự án, chương trình, các gói sản phẩm hấp dẫn cho du khách tại Quảng Bình.

Mặt khác, thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, nhận thức của xã hội sẽ được nâng cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn trong kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp và bền vững…”.

Theo Báo Quảng Bình

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

Tích Cực Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch

Du khách nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã phối hợp tổ chức và tham gia nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa phương trong cả nước. Kết quả, bước đầu đã thu hút khách, các nhà đầu tư du lịch đến với Lạng Sơn, quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của du lịch Lạng Sơn. Một trong những yếu tố thúc đẩy du lịch Lạng Sơn phát triển, đó là vai trò của xúc tiến du lịch đối với việc nâng cao nhận thức xã hội và cộng đồng; hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã phối hợp tổ chức, tham gia hơn 30 sự kiện xúc tiến du lịch ngoài tỉnh và 20 sự kiện trong tỉnh tập trung quảng bá, giới thiệu các tiềm năng du lịch. Trong đó điểm nhấn quan trọng là Khu du lịch Mẫu Sơn, khu vực thành phố Lạng Sơn, huyện Bắc Sơn và một số loại hình du lịch tiêu biểu của địa phương như: Du lịch tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng tham quan mua sắm, ẩm thực, trải nghiệm, khám phá. Nổi bật, 5 năm qua, Trung tâm Xúc tiến du lịch Lạng Sơn đã phát hành gần 18 nghìn ấn phẩm quảng bá về du lịch Lạng Sơn với những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng giới thiệu về tiềm năng du lịch, vùng đất con người Lạng Sơn.

Cùng với đó, trung tâm còn hướng tuyên truyền quảng bá trên trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch; nâng cấp hệ thống cung cấp thông tin du lịch Lạng Sơn tại địa chỉ chúng tôi với hai thứ tiếng Việt và Anh nhằm tổng hợp tất cả các dữ liệu du lịch của tỉnh. Thường xuyên cung cấp thông tin mới, đăng toàn toàn bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch, các dịch vụ du lịch, 42 điểm tham quan du lịch của tỉnh và liên kết website du lịch với các tỉnh bạn nhằm mở rộng việc quảng bá. Hàng năm, Trung tâm phối hợp với Đài Truyền hình Trung ương và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh xây dựng các phim tài liệu, phóng sự, phim chuyên đề về du lịch Lạng Sơn như: Kỳ quan Mẫu Sơn, Ấn tượng Lạng Sơn – điểm đến của bạn, Món ngon xứ Lạng, Vườn quýt Bắc Sơn….Ký kết hợp đồng quảng bá du lịch với các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hà nội.

Điểm nổi bật trong những năm qua, Trung tâm Xúc tiến du lịch Lạng Sơn còn tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng các sảm phẩm du lịch mới, xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Tư vấn hướng dẫn thông tin, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho việc đưa đón khách du lịch, nhất là đưa đón khách qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt Trung tâm đã tổ chức được 1 đoàn doanh nghiệp tham gia hoạt động về xúc tiến du lịch tại Trung Quốc; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hoạt động và sự kiện du lịch nhằm tiếp cận mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm du lịch. Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp. Cử cán bộ quản lý của ngành, các doanh nghiệp du lịch đi học tập, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh trong nước và nước ngoài nhằm từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ nguồn nhân lực làm công tác du lịch.