Ý Nghĩa Du Lịch Của Nước Ta Hiện Nay

VIệt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng du lịch cao nhất về các địa danh gắn liền với di tích lịch sử của dân tộc, cũng như có rất nhiều các nền văn hóa dân tộc khác nhau cho các du khách du lịch, khám phá dọc các miền đất nước việt nam xinh đẹp mà không nhàm chán và lặp lại tại các địa danh khác nhau trong toàn bộ đất nước chúng ta. Nên ngành du lịch của nước ta hiện nay đang được khám phá và phát triển mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho đất nước với các du khách nước ngoài và mang đến vẻ đẹp và nhiều trải nghiệm thú vị cho các du khách khi đến việt nam hay cho chinh các bạn cùng tham gia vào hành trình trải nghiệm dọc miền đất nước cả chúng ta.

ý nghĩa du lịch của nước ta hiện nay mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình thúc đẩy và phát triển của nước ta trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với các địa danh du lịch đặc biệt sẽ tạo dấu ấn riêng trong lòng các du khách khi đến với việt nam và mang cho đất nước một cái nhìn mới lạ trong lòng của các du khách. Đất nước việt nam tuy nhỏ bé nhưng lại là đất nước có 54 dân tộc trải khắp đất nước và mang nhiều màu sắc của từng dân tộc, có nhiều nét văn hóa và phong tục riêng của từng dân tộc sẽ mang tới điều thú vị cho các bạn khi khám phá các nét văn hóa riêng và độc đáo tại các dân tộc của việt nam. Hay các tỉnh thành của nước ta có các địa danh du lịch khá nổi bật cho từng vùng miền, từng tỉnh thành cho các du khách tha hồ khám phá mà không sợ nhàm chán hay các địa danh du lịch bị lặp lại trong quá trình du lịch của các bạn.

Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng tiềm năng du lịch lại rất lớn, có rất nhiều nền văn hóa, các công trình, đại danh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, hay các khu du lịch đặc biệt được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới rất xinh đẹp và thu hút các du khách, xứng đáng với vị trí mà các địa danh đó được thế giới công nhận. Ngoài ra khi các bạn đến việt nam các bạn sẽ có nhiều đia danh cũng như các địa hình du lịch khác nhau cho các bạn lựa chọn như khi đến miền bắc , miền trung hay miền nam các bạn sẽ trải nghiệm các địa danh nổi tiếng, các khu du lịch nổi bật tại các vùng miền của việt nam.

Do nhu cầu du lịch ngày càng cao hiện nay việt nam đang tập trung khai thác thêm nhiều địa danh mới, các nét văn hóa đặc trưng và các vùng miền với các điểm du lịch riêng sẽ giúp cho đất nước ta ngày càng phát triển hơn nữa, tạo dấn ấn riêng và đáng nhớ trong lòng các du khách không chỉ trong nước mà còn đối với các du khách nước ngoài. Tạo được sứ ấn tượng và sẽ là địa danh du lịch du lịch đàu tiên mà các du khách nhắc tới khi muốn tham gia hành trình du lịch, hay sẽ là đất nước xinh đẹp mà các du khách đều muốn quay lại thêm một làn nữa.

Ý Nghĩa Lá Cờ Của Nước Úc

Quốc kỳ là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia. Nó như một phần bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia. Chứa bên trong là niềm tự hào, kiêu hãnh của mỗi dân tộc. Đằng sau mỗi lá cờ khác nhau chứa bên trong đầy rãy ý nghĩa riêng, câu chuyện riêng.

Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa Úc và Anh khi nhìn vào quốc kỳ của 2 nước. Quốc kỳ Úc có nền màu lam, chứa bên trong là quốc kỳ Anh ở góc trên cùng bên trái. Dấu hiệu ghi nhận lịch sử định cư của người Anh ở Úc trong suốt thời kỳ thuộc địa. Nó cũng thể hiện sự trung thành với Đế quốc Anh. Cờ nước Úc còn thể hiện rằng nước Úc dù thế nào đi nữa cùng là một phần của Vương quốc Anh, nằm trong khối liên hiệp Anh.

Ý nghĩa lá cờ của nước Úc

Một ngôi sao 7 cánh màu trắng lớn nhất ở ngay dưới. Thường được gọi là ngôi sao Thịnh vượng chung. Ngôi sao này đại diện cho 6 tiểu bang độc lập và một khu tự trị ở phía Bắc nước này.

Năm ngôi sao màu trắng xuất hiện trên cờ của nước Úc

Năm ngôi sao màu trắng nằm ở nửa bên phải cờ nước Úc. Tiêu biểu cho chòm sao Chữ Thập ở phương Nam chiếm nửa diện tích của lá cờ. Nó bao gồm một sao nhỏ năm cánh và bốn sao lớn bảy cánh. Chòm sao nam thập tự chỉ xuất hiện ở bán cầu nam. Nó tượng trưng cho vị trí địa lý của nuocs Úc là ở Nam bán cầu. Nhà thiết kế lá cờ, Ivor Evans cũng có ý định vẽ 4 ngôi sao lớn đại diện cho 4 đức hạnh – công bằng, cẩn trọng, chừng mực và dũng cảm.

Vào ngày 3/9/1901 lá cờ nước Úc đã tung bay lần đầu ở Melbourne.

Thời điểm này ngôi sao Thịnh vượng chung chỉ có 6 cánh, đại diện cho các thuộc địa. Cánh thứ 7 được thêm vào từ năm 1908. Tượng trưng cho Papua và bất kỳ lãnh thổ nào trong tương lai. Sau khi Papua không còn thuộc quyền kiểm soát của Australia, 7 cánh của ngôi sao khối thịnh vượng chung tượng trưng cho 6 tiểu bang và các vùng lãnh thổ.

Vào năm 1902, vua Edward VII đã chấp thuận 1 thiết kế có thay đổi khác với cờ gốc. Vài năm sau đó, kích cỡ chính xác quốc kỳ này đã được thay đổi nhiều lần. Không biết là do cố ý hay nhầm lẫn. Đến năm 1934 Úc mới thống nhất cỡ lá cờ như hiện nay. Vào năm 1954 lá cờ này được sắc luật Nghị viện công nhận là “Quốc kỳ Úc”.

Khám Phá Về Đặc Trưng Của Đất Nước Ai Cập Hiện Nay

Khám phá đất nước Ai Cập (Arab Republic of Egypt) là một nước ở bắc Phi châu, diện tích khoảng 1 triệu km², dân số khoảng 80 triệu người. Đây là quốc gia đông dân nhất Phi châu và vùng Trung đông.

Đất nước Ai cập có 80 triệu người sinh sống trên một vùng đất khoảng 40,000 km² (chiếm 4% của cả nước), dọc theo sông Nile và tập trung tại thủ đô Cairo.

Tìm hiểu về thành phố Cairo, Ai Cập

Dân số của thành phố Cairo là 20 triệu người, đông bằng dân số cả nước Úc. Các bạn thử hình dung dân chúng của cả nước Úc dồn vào ở một thành phố thì nó sẽ đông đúc đến cỡ nào.

Thành phố Cairo bên dòng sông Nile, nhìn từ khách sạn Grand Hyatt

Khu thương mãi của old Cairo – nhà cửa kiến trúc theo kiểu Pháp

Thành phố Cairo, Ai Cậpnằm sát sa mạc lại thấp hơn mặt biển cho nên rất bụi bậm. Vùng new Cairo nơi tập trung các sở bộ của chính phủ, trung tâm thương mãi, khu nhà giàu thì không nói chi, nhưng ra đến khu old Cairo và Giza (giáp ranh với Cairo về phía nam) thì nhà cửa cũ kỹ và dơ bẩn hết biết.

Nhà cửa ở old Cairo, xây bằng gạch bùn (mud bricks). Một số nhà tường không có tô hay sơn phết gì cả.

Một vòng quanh thành phố Giza, Ai Cập

Ở Giza có những nơi trong thành phố còn có cái gọi là “trash canal”, nghĩa là những con kênh rác ngay giữa đường. Đây là những con kênh đào, không biết có từ bao giờ, mà luồng nước được dùng để chuyển tải rác từ thành phố ra biển!

Có lẽ gần đây chính phủ Ai Cập cũng thấy là những con kênh rác này không mấy hợp vệ sinh nên đã cho lấp bớt một số rồi, số còn lại sẽ … từ từ… lấp tiếp.

Kênh rác giữa đường phố Giza

Tôi nói “từ từ” là tại vì các bạn có biết là ở Ai Cập người ta chỉ làm việc có 5 giờ một ngày hay không? Yeah, từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Sướng chưa!

Khí hậu thời tiết tại Ai Cập

Họ nói mùa hè nóng nực quá, nhiệt độ trên 38º C, có khi lên đến gần 50º C, làm việc nhiều không nổi. Đồng ý là mùa hè nong nực, nhưng còn mùa đông thì sao? Mùa đông Ai cập khí hậu mát mẻ, giống như mùa đông ở Brisbane, nhưng họ cũng vẫn làm việc 5 tiếng đồng hồ mà thôi!

Ngày nghỉ cuối tuần chính thức là ngày thứ Sáu. Nếu bạn là người theo đạo Hồi thì bạn sẽ được nghỉ thứ Sáu và thứ Năm. Nếu bạn theo đạo Thiên Chúa (Christian) thì bạn sẽ được nghỉ thứ Sáu và Chủ Nhật. Còn nếu bạn theo Do Thái giáo thì bạn sẽ được nghỉ thứ Sáu và thứ Bảy. Tôi không biết các sở bộ và công ty sắp xếp nhân sự của họ ra sao but I’m not kidding, this is official!

Giao thông và giá nhiên liệu tại Ai Cập

Giao thông ở Cairo có lẽ giống Việt Nam, nghĩa là mạnh ai nấy chạy (họ cũng có truyền thống 6 ngàn năm “chen lấn”), không theo “lane” liếc gì cả. Người bộ hành muốn qua đường thì cứ liều mạng mà qua, chứ chờ đến tết Ả rập thì cũng sẽ không có chiếc xe nào nhường cho đâu.

Trên xa lộ người Ai Cập chạy xe khá nhanh, khoảng 70-80 km/giờ. Sang lane thì vèo một cái là sang. Còi thì cứ bóp in ỏi. Đâu xe thì tự nhiên như người Hà Lội, nghĩa là đậu hàng hai hàng ba, bít đường ráng chịu!

Xe hơi thì đa số là xe của Pháp. Trừ những chiếc xe xịn như Mercedes, BMW của các nhà triệu phú Á Rập là lành lặn, bóng loáng, còn phần lớn xe chạy trên đường là những xe cũ (cũ ơi là cũ) trầy trụa, móp méo và bụi bậm. Ai Cập không có bảo hiểm xe cộ, cho nên chạy xe mà bị đụng thì… ráng chịu!

Xăng thì rẻ hơn… nước lã! Một lít xăng unleaded giá 1 Egyptian pound, tương đương với 18 cents tiền Úc…

Ăn gì tại Ai Cập?

Đồ ăn Ai Cập thì tôi chưa ăn và cũng không biết món nào để thử cả. Ở trong khách sạn hay trên du thuyền, người ta dọn ăn toàn đồ Tây.

Hai thành phố khác mà tôi đi qua là Luxor và Aswan ở miền nam Ai Cập thì tương đối sạch sẻ và thoải mái hơn.

Thành phố Luxor ban ngày

Tại sao nên và không nên đi Ai Cập?

Nếu các bạn muốn mở rộng tầm mắt hay muốn tìm hiểu về lịch sử thì Ai Cập là một nơi nên đi để tìm hiểu về 15 sự thật chưa ai biết về Ai Cập cổ đại 300 năm trước.

Còn như các bạn (nhất là các ông) muốn đi “ngắm ghệ” thì forget about Egypt đi. Vì trên đường phố 99% là đàn ông, chỉ có 1% là đàn bà mà đa số là các bà già hay xồn xồn hoặc những phụ nữ trùm kín mít chỉ chừa cặp mắt mà thôi. Không có những phụ nữ mặc y trang sexy kiểu Cleopatra à la Liz Taylor đi ngoài đường đâu mà ham!

Phụ nữ Ai Cập đi chợ (không ăn mặc giống như Cleopatra Liz Taylor chút nào)

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Đặc Biệt Lá Cờ Của Nước Philippines

Ý nghĩa của là cờ nước Philippines

Cờ Philippines có hai màu đặc trưng là màu đỏ và màu xanh dương. Gắn liền với hai màu này là một tam giác đều nền trắng, có hình mặt trời mọc màu vàng chính giữa tam giác với tám tia sáng. Những tia này đại diện cho các tỉnh của đất nước Philippines.

Đại diện cho ba đảo

Philippines là một quốc gia có khá nhiều đảo và thủ đô của nước này cũng nằm trên đảo. Chính vì thế hình ảnh quốc kỳ nước này cũng gắn liền với đảo.Trong nền tam giác đều ở mỗi góc có một ngôi sao màu vàng. Những ngôi sao này tượng trưng cho ba đảo chính của Philippin là: đảo Luzon, đảo Visayas và đảo Mindanao.

Tượng trưng cho bình đẳng và tình đoàn kết

Nền trắng tam giác đều của lá cờ là biểu hiện của sự bình đẳng và đoàn kết dân tộc. Người dân ở đây luôn muốn mọi người điều được bình đẳng như nhau. Họ luôn luôn đoàn kết với nhau để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hòa bình, sự thật và công lý

Sọc ngang màu xanh nằm ở phần dưới của là cờ khi đất nước hòa bình là thể hiện sự hòa bình, sự thật và công bằng. Tức là người dân nơi đây luôn khao khát được hòa bình, sống thật với nhau, và luôn luôn phải có công lý.

Lòng yêu nước và dũng cảm

Màu đỏ là máu, là lòng yêu nước, lòng dũng cảm. Lá cờ của Philippines thể hiện tinh thần yêu nước của con người nơi đây. Họ luôn sẵn sàng đổ máu, hy sinh vì quốc gia dân tộc khi có sự xâm phạm.

Sự thống nhất, tự do, dân chủ

Đặc biệt, có một điều chỉ có lá cờ nước này làm được là khi có chiến tranh xảy ra Philippines sẽ treo cờ ngược lại. Phần màu đỏ sẽ nằm phía trên phần màu xanh. Thể hiện tinh thần dân tộc và đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Để vừa du lịch Philipines, vừa cải thiện khả năng giao tiếp tiếng anh, bạn có thể chọn đăng ký khóa học tiếng anh tại Philipines. Chỉ sau 04 tuần học, bạn sẽ nâng cao trình độ ngoại ngữ nhanh chóng, đồng thời có cơ hội thăm thú nhiều vùng đất xinh đẹp của quốc đảo Philippines.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 028.71099972 – 0937.585.385 Email : [email protected]

Ý Nghĩa Thực Sự Của Du Lịch

Tôi nhận thấy rằng hoạt động du lịch ngày nay trở lên phổ biến hơn bao giờ hết khi mức sống của người dân ngày một nâng cao. Nhớ lại những năm trước khi phương tiện đi lại và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, dân mình chủ yếu đi du lịch tại những địa danh gần nơi mình sinh sống. Thời đó đúng hơn nên gọi là đi tham quan danh thắng vì người dân chưa hề biết tới khái niệm nghỉ dưỡng. Mỗi năm cả gia đình gồm ông bà, bố mẹ, con cháu đi một vài chuyến xa nhà đã là thích thú lắm. Hiện nay, có gia đình đi nghỉ dưỡng hàng tuần tại các địa điểm cách xa nơi họ ở vài trăm thậm chí đến cả nghìn km.

Ngày nay, các phương tiện quảng bá cho ngành du lịch hết sức phát triển như truyền thông báo chí và mạng xã hội. Nhờ đó, du khách có thể check in mọi lúc, mọi nơi và gần như truyền tải thông tin ngay lập tức. Điều đó giúp du lịch cất cánh như chiếc máy bay phản lực loại tối tân nhất.

Tuy nhiên, tôi cảm thấy ý nghĩa của du lịch ngày càng đi xa với chính định nghĩa của nó. Hồi còn nhỏ, mỗi lần đi du lịch tôi luôn tò mò, háo hức đến địa điểm nơi mình sắp đến. Đêm nằm thao thức không ngủ bởi trong đầu hiện ra biết bao câu hỏi: Không biết chỗ đó có gì thú vị, người dân địa phương ra sao, đặc sản nơi đó có gì hấp dẫn… Còn bây giờ đi du lịch dường như là cơ hội để người ta phô diễn cuộc sống “sang chảnh” của mình cho người khác biết. À tất nhiên mỗi người một niềm vui, anh thích đi du lịch để thưởng lãm phong cảnh, văn hóa nhưng có người thích đi để chụp ảnh, check-in đâu có ảnh hưởng gì đến ai, không nên áp đặt. Điều đó không sai nhưng tôi xin kể một câu chuyện có thật như sau.

Tháng 10 năm ngoái vợ chồng tôi di chuyển một lộ trình khoảng hơn 1000 km bay từ Hà Nội vào Thành phố biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, sau đó tiếp tục thuê xe máy đi gần 100 km để đến được với danh thắng cấp quốc gia Gành Đá Đĩa tại Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dưới cái nắng miền trung gay gắt, chúng tôi vẫn cảm thấy hết sức vui vẻ. Trên đường đi, biển trời Phú Yên hiện ra thật đúng với câu nói “xứ hoa vàng trên cỏ xanh.” Từ khu gửi xe xuống đến Gành Đá Đĩa còn phải đi bộ một quãng, khi chúng tôi chuẩn bị xuống đến nơi gặp một gia đình từ dưới Gành đi lên. Người phụ nữ tay cầm ô, mồ hôi nhễ nhại bực bội nói với người chồng: “Xuống dưới đó nắng nôi có cái đếch gì đâu! Chả chụp được ảnh nào ra hồn! Phí cả tiền!” Bỗng nhiên, tôi thấy chạnh lòng cho chính bản thân và những du khách khác đang háo hức được chiêm ngưỡng một kì quan của tạo hóa. Tại sao một danh thắng cấp quốc gia được thiên nhiên tôn tạo nên hình thù hết sức kì lạ nằm chênh vênh giữa biển xanh thăm thẳm lại phải có cái gì nữa để cho du khách chụp ảnh sống ảo. Tôi cho rằng, người phụ nữ đó dù có đi đến chốn bồng lai tiên cảnh thì trong lòng cũng rỗng tuếch, không có chút cảm xúc nào hết.

Đối với tôi, mỗi lần được đặt chân đến một miền đất mới, tôi luôn cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tôi quên đi mình là ai, và có một câu hỏi bỗng dưng hiện ra trong đầu: “Tôi là gì giữa cuộc đời này?”

Nếu bỏ qua hết danh tính, trách nhiệm, nghĩa vụ mà cuộc sống hàng ngày ban cho ta và đến một nơi hoàn toàn xa lạ. Nơi đó không ai biết mình là ai, mình có địa vị gì trong xã hội mà người dân địa phương chỉ coi mình đơn thuần như mọi du khách khác thì mình sẽ được đối xử thế nào? Tôi cho rằng đó là một trải nghiệm đáng quý trong cuộc đời mỗi người.

Mọi người có thể trách tôi coi du lịch như một trải nghiệm ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình như vậy thì còn đâu cái gọi là quảng bá du lịch nước nhà, rằng ai cũng như tôi thì làm sao du lịch có thể phát triển. Tuy vậy, tôi nhận thấy đa số lứa thanh niên trẻ chúng tôi đi du lịch rồi về viết bài đánh giá chi tiết đăng lên các hội nhóm du lịch chỉ tập trung vào việc mình đi những đâu, ăn những gì, tối đa thời gian hay tiết kiệm chi phí nhất… Còn những cảm nhận về giá trị văn hóa, cái hay, cái đẹp của phong cảnh thiên nhiên hay con người địa phương lại chẳng bao giờ thấy đề cập đến. Nhưng tôi nghĩ chính những gì bị bỏ quên đó sẽ chạm đến trái tim không chỉ du khách Việt Nam mà còn cả những khách du lịch trên khắp thế giới. Những người vượt hàng ngàn dặm đường đến Việt Nam để tìm kiếm một cuộc hành trình mang lại nhiều cảm xúc.

Mảnh đất hình chữ S trải dài từ Bắc vào Nam với biết bao cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn mà ta chưa khám phá hết. Bởi vậy, khi đi xa ta nên coi thiên nhiên cũng như con người. Mỗi điểm đến đều có tâm hồn riêng và chúng cứ đợi ta tới khám phá. Để mỗi lần chạm bước tới địa danh nào, ta bỗng thấy cuộc đời mình thật đáng sống!

Tác giả: thanhqt1009