Một Mù Cang Chải đẹp như tranh vẽ
Những ai đam mê xê dịch chắc hẳn không còn quá lạ với cái tên Mù Cang Chải – một huyện vùng cao của Yên Bái, giáo với 3 thị xã của Lai Châu: Than Uyên, Nghĩa Lộ và Mường La.
Sự kỳ vĩ của Mù Cang Chải thể hiện ở chiều dài mà nó đi qua, đó là tự đèo Khau Phạ cho đến trung tâm thị trấn, một màu vàng rực của lúa chín vào mỗi mùa trổ bông.
Điểm xuyết lên trên màu vàng óng đó là những cánh hoa rừng, những người dân bản làm nương, làm rẫy và những ngôi nhà nhỏ nhắn nằm trên thửa ruộng bậc thang.
Đi trên đường quốc lộ 32 uốn lượn ở Tây Bắc bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi như một phép màu đặc biệt, con đường lại dẫn bạn vào cánh đồng bằng phẳng mang tên Mường Lò.
Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc
Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi thấy màu vàng óng ả của lúa chín giữa rừng trời Tây Bắc.
Yên Bái có gì? – Hệ thống hồ, suối, thác
Vị trí: Thác Pú Nhu nằm ở bản cùng tên của xã La Pán Tấn của huyện Mù Cang Chải.
Suối Giàng nằm ở xã cùng tên của huyện Văn Chấn – đây là nơi có độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Con suối nằm sâu trong dãy núi Fansipan sừng sững của Tây Bắc.
Mảnh đất này là nơi sản sinh ra loại chè nổi tiếng Shan Tuyết được làm từ 300 hộ đồng bào dân tộc Mông trên núi.
Hồ Thác Bà được ví như “Hạ Long trên núi” của Tây Bắc nói chung và Yên Bái nói riêng. Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn của Việt Nam.
Đây là nguồn suối nước nóng tự nhiên với nhiệt độ trung bình khoảng 50 độ C, chảy luồn lách qua những khe đá và nằm luôn ở những ghềnh đá cuội nên tạo thành 2 ao tắm với nhiệt độ khác nhau.
Vị trí: nằm trên đỉnh núi cao của xã Xà Hồ – Trạm Tấu – Yên Bái với chủ yếu là người H’Mông sinh sống.
Đây cũng là một xã bản vùng cao của huyện Trạm Tấu nằm trên độ cao hơn 1000m so với mực nước biển.
Sở dĩ gọi là bản Mù vì nơi đây quanh năm sương mù bao phủ, khí hậu mát mẻ và có thảm động – thực vật phong phú.
Khách ở dài ngày thì có thể đạp xe lên suối Nậm Đông để tắm hay đạp xe 30km lên Trạm Tấu để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người Mông hoặc có thể tham gia lao động cùng với gia đình. Mọi hoạt động đó đều được chính chủ nhà làm hướng dẫn viên.
Yên Bái có gì? – Các đền, chùa
Đây là một trong số ít những ngôi đền còn sót lại cho đến ngày nay ở dọc bờ sông Chảy, tọa lạc trên núi Hoàng Thị linh thiêng.
Để đến được đền phải vượt qua 365 bậc đá, nhưng lên đến nơi sẽ cảm nhận được sự mát lạnh của biển hồ thổi vào làm cho đền Mẫu Thác Bà càng thanh tinh hơn.
Lễ hội ở đền còn có tên là lễ hội mùa xuân – lớn nhất trong năm và được tổ chức vào ngày 8,9 tháng Giêng hàng năm.
Đền Suối Tiên có khuôn viên khá rộng, nằm trong không gian văn hóa của các dân tộc Lục Yên.
Phía trước đền là giếng nước trong mát quanh năm có loài cá thần, bên cạnh là những núi đá độc lập một mình nhưng lại vô cùng kỳ vĩ.
Đặc biệt, các hang động ở khu đền Suối Tiên là nơi cất giấu vũ khí, lương thực phục vụ cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Yên Bái có gì? – Khám phá các con đèo
Đèo nằm tại ranh giới của 2 huyện của 2 tỉnh: Văn Chấn – Yên Bái và Phù Yên – Sơn La. Đèo có độ dài là 15km và độ dốc là 10%.
Trong bài thơ “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” của Tố Hữu có đoạn:
Dốc Pha đin, chị gánh, anh thồ.
Đèo Lũng lô, anh hò, chị hát.
Lên đến gần đỉnh của đèo là nơi giáp ranh của 3 tỉnh: Sơn La – Yên Bái và Phú Thọ.
Đèo Khau Phạ là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Tây Bắc, bởi độ dài và hiểm trở của nó. Nằm trên đỉnh núi cùng tên, đèo Khau Phạ quanh co và có dốc thẳng đứng vô cùng, đến độ người ta phong cho nó là “Đèo dốc nhất” Việt Nam.