Youtube Du Lich Vung Tau / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Du Lich Vung Tau Gia Re 495.000

05h00: Xe và Hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi du lịch Vũng Tàu. Đoàn dùng điểm tâm sáng tại Long Thành. Tiếp tục lộ trình.

09h00: Đoàn đến Vũng Tàu. Tham quan Núi Nhỏ với tượng chúa Ki Tô giang tay. ở độ cao gần 200m ngắm toàn cảnh TP biển. Viếng Đình Thần Thắng Tam.

11h00: Đoàn dùng cơm trưa, nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi.

14h30: Tự do tắm biển, tham gia các trò chơi trên biển: Đưa nước về nguồn, đua ghe ngo trên cạn, đi tìm nàg tiên cá, kéo co, cướp cờ, chui hầm địa đạo…

18h00: Ăn tối và cùng tham gia chương trình sân khấu hóa, hát nhạc sóng giao lưu. Vào tối thứ 7 khách tham gia xem đua chó, trò giải trí có một không hai tại Việt Nam được tổ chức tại Sân vận động Lam Sơn – thành phố Vũng Tà u. (chi phí tự túc)

05h00: Xe đưa đoàn leo núi tập thể dục kết hợp tham quan đỉnh núi RADA (Núi Lớn) cao 200m. Đỉnh núi có resort 5 sao chuẩn bị khánh thành. Chiêm ngưỡng công trình Cáp Treo Vượt Biển bãi trước Vũng Tàu. Đã được đưa vào khai thác. (chi phí tự túc)

07h30: Ăn sáng, tự do tắm biển.

11h00: Quý khách dùng cơm trưa, làm thủ tục trả phòng, tạm biệt Vũng Tàu đoàn về lại Tp. Hồ Chí Minh. Trên đường về ghé tham quan chùa Bún Riêu. Mua sắm đặc sản tại Trung tâm thương mại Bà Rịa. Bò sữa Long Thành.

hia tay quý khách hẹn ngày gặp lại! Kết thúc chương trình 18h00: Đoàn về đến Tp. Hồ Chí Minh, xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. C Du lịch Vũng Tàu giá rẻ

GIÁ TRỌN TOUR: 655.000 Đ/ ÁP DỤNG ĐOÀN 40 PAX KHÁCH LẺ GIÁ CỰC SỐC NHÓM TRÊN 2 NGƯỜI GIÁ CÀNG TỐT HƠN Khởi hành thứ 7 hàng tuần

Trẻ em dưới 05 tuổi miễn phí, từ 06 đến 11 tuổi tính ½ giá vé (ngủ chung với bố mẹ)

Xe Huynh Dai Aero Space, đời mới, chất lượng cao

Khách sạn tiêu chuẩn tương đương 2, 3 sao đầy đủ tiện nghi. (Từ 2 – 4 khách/phòng)

Bảo hiểm du lịch trọn tour: 10.000.000/trường hợp

Hướng dẫn viên: Nhiệt tình, vui vẻ, thuyết minh suốt tuyến.

Vé tham quan theo chương trình.

Khăn lạnh, nước suối chai 500ml/khách/ngày, thuốc y tế

– Chi phí cá nhân ngoài chương trình

Chương trình sau dành cho khách đoàn ĐÊM GIAO LƯU ” GAME SHOW + SÂN KHẤU HÓA”

Qúy khách tham gia chương trình game show sôi động cùng nhiều trò chơi vui nhộn với các giải thưởng hấp dẫn dành cho đội thắng cuộc.

Phần 01: Lễ Hội Cầu Thần Lửa, Thần Bóng Đêm :

Hoạt Náo Viên công ty sẽ tái hiện lễ hội cầu “thần lửa thần bóng đêm” kết hợp sự dàn dựng rất công phu của âm thanh ánh sáng, hóa trang hoành tráng hứa hẹn sẽ mang đến một đêm ấn tương cho quý vị.

Đăng ký bằng nhiều hình thức như Đơn Ca, Song Ca, Tốp Ca….. BTC sẽ bình chọn giọng ca đăng quang trong đêm ( IDOL 2010) để trao giải.

BTC cùng chúc mừng các thành viên trong công ty có ngày sinh nhật trong tháng đi du lịch, cùng hòa mình với điệu nhạc của ca khúc ” Happy Birthday “, bên chiếc Bánh Kem và Ngọn Đèn Cầy lung linh thật hạnh phúc( sinh nhật tập thể). Nhảy theo vũ điệu Disco giành giải thưởng có giá trị.

Các xe sẽ cử ra các thành viên tham gia cuộc thi, sử dụng những chất liệu đơn giản nhất trong cuộc sống làm nên những bộ trang phục đẹp nhất, lạ mắt nhất. Hoặc hóa trang Nam thành Nữ, Nữ thành Nam. BTC sẽ bình chọn và trao giải.

Mỗi thành viên đều nhận được một Lá Thăm từ BTC. Hoạt Náo Viên sẽ bắt đầu chương trình quay số.

Công Bố và Trao Giải cho các đội thắng cuộc trong các Trò Chơi và chương trình Rút Thăm May Mắn. Người Đại Diện phát biểu. Kết thúc chương trình.

Cơ cấu giải thưởng bao gồm: Chương trình rút thăm trúng thưởng:

Địa Điểm Ăn Uống Vũng Tàu,Quan An Ngon Vung Tau,Món Ngon Vt

Địa điểm ăn uống Vũng Tàu Ăn sáng

Bánh khọt quán Bà Hai trên đường Trần Đồng (hình như số 46 hay 52 gì đó): ở đây không đông khách, dầu chiên cũng không nhiều như quán bánh khọt cây Vú Sữa.

Quán Bánh khọt GỐC VÚ SỮA ở 14 Nguyễn Trường Tộ: lúc nào cũng đông.

Phở Bình trên đường Trương Công Định (đoạn cắt Nguyễn Du): khá ngon và rất đông khách.

Mì thảy Nghiệp Ký, Ông chủ quán mỗi khi chế biến, lại thảy mì lên cao (khoảng 1,5m) trông khá vui mắt. Địa chỉ: 127 Ba Cu, đoạn gần bãi trước , giá 35.000 VND/tô.

Phở Quyền nằm trên đường Thống Nhất gần nhà thờ Vũng Tàu, phở Huỳnh nằm trên đường Đội Cấn, phở Mạnh nằm gần tượng đài liệt sĩ (hương vị bắc ăn ngon) giá : 30-35k/tô

Bún bò huế hay bún cá: quán sỏi nằm trên đường Trương Công Định: rất ngon, giá 35.000/tô

Các bạn thích bánh cuốn và miến ngan, miến lươn hãy vào đường hoàng văn thụ: ngon và giá rẻ: 25k/tô, bánh cuốn: 20k/d bún chả hồ tây: quán hồ tây 1 đường Lê Lai, hồ tây 2 đường Nguyễn Tri Phương nối dài: 35k/phần.

Nhà bạn nào có em nhỏ có thể mua cháo Dinh An: từ 15k-25k/suất.

Lòng heo – quán Tuấn đường…đồng khởi (cắt Lê Lai) .

Ăn cơm trưa và tối

Cơm Niêu Hoa Sữa: 569/19A Nguyễn An Ninh, Tp..

Cơm phần quán Phú Vinh 10 Lý Tự Trọng Ăn hải sản.

Quán Tre ở Bãi Dâu (di theo đường Hạ Long dọc theo biển)

Quán Gành Hào ( Bãi Dứa ): view đẹp, hải sản không quá đắt. Về Gành Hào 1: đồ ăn cũng được, lượng nhiều, nhân viên dễ thương, dù đông khách nhưng vẫn rất vui vẻ. Giá: 1 đĩa gỏi, 1 tô cháo hào nhỏ, mực nướng, cơm chiên cá mặn, lẩu nhỏ, nước ngọt = 830k. Gành Hào 2 thì ở bến tàu ngầm.

Cơm tấm Hướng Dương (nam kỳ khởi nghĩa), cơm trưa văn phòng quán sỏi: rất ngon đường Trương Công Định.

Ăn tối ở Dãy quán ở đường Đồ chiểu: cơm, bún, phở, cháo chim bồ câu, rau má đậu xanh, sinh tố trái cây…

Mua hải sản về làm quà: vựa hải sản Phụng San, Thành Phát: dọc theo hết đường Hạ Long, đến đường Trần Phú, các vựa hải sản nằm đây khá nhiều

Các món Lẩu

Lẩu cá đuối, ếch 46 Trương Công Định (ếch xào lăn hoặc cá đuối xào xả ớt) hay quán Trận số 7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (lẩu cá đuối và cá đuối chiên giòn chấm nước mắm me): giá rẻ mà ăn rất ngon.

Lẩu đầu cá ở quán Bảy Giai (hình như trên đường Hoàng Hoa Thám): cá nhiều, chả cá ngon.

Ăn chơi

Cháo bồ câu: 56 đường Đồ Chiểu. Kêu 1 nồi cháo, bằm 2-3 con bồ câu (vì bồ câu nhỏ xí).

Kem Alibaba, nước rau má đậu xanh: cũng khu Đồ Chiểu quán bán mỳ tàu trên đường

Món nướng kiểu Nga: thịt heo miếng sườn xỏ xiên nướng, miếng thịt to, thơm lừng, ăn kèm salad Nga và khoai tây chiên vàng giòn: quán Việt Nga hay quán Vườn Bàng ở 37/4 Nguyễn Thái Học.

Cháo cho bé bạn có thể tìm ở ngã tư Ba Cu-Lý Thường Kiệt. Quán nhỏ ven đường nên hơi tối, mà khách đông lắm. 25k/tô.

Quán Nhậu ở Vũng Tàu

Quán Hạ Long đường Cô bắc (ẩn mình nhưng rất ngon).

Dê – Lẩu Dê Hưng, đường Tôn Thất Tùng – đảm bảo ăn dê chứ không ăn chó

Ngoài ra có thể thử thêm quán Tám đường Bình Giã, khá đông khách, khuyết điểm là nằm trong hẻm, không có chỗ đậu xe ô tô.

Chồn hương – quán Ngôi sao Phương Nam (cực ngon )

Heo mọi thì có quán Thanh Hằng, lúc trước ở Tú Xương, bây giờ chuyển về đường Thống Nhất (đường mới 51B)

Cầy: Cách 2, 3 nhà là quán thịt cầy Bốc Lửa, ăn cũng khá ngon, nhưng bây giờ có thể hơi đông nên không còn như trước.

Quán thịt trâu Phương nam trên đường Bình giã, đoạn gần ngã tư Bình giã – Nguyễn An Ninh, gần mấy cái hồ nước trên đường Bình giã, có món lá sách trâu xào khế nhậu bắt lắm.

Món nướng thì ăn ở Vườn Bàng ở đường gì hổng nhớ hình như là Lê Hồng Phong ( gần quán Việt Nga ) nhưng ăn ngon rẻ hơn Việt nga

Bánh Khọt Vũng Tàu

Ngoài nhưng món ăn quán ăn trên, Vũng Tàu còn được biết đến với món đặc sản là Bánh Khọt. Nói thêm về Bánh Khọt Vũng Tàu

Kế đến bạn có thể đến Bánh Khọt ở Quán Gốc Cây Vú Sữa. Địa chỉ: 14 đường Nguyễn Trường Tộ, Tp, Vũng Tàu. Cũng khá ngon, giá khoảng 35k / 8 cái.

Bánh Khọt Cây Đa

Quán nằm gần nhà thờ Vũng Tàu, trường THCS Vũng Tàu. Địa chỉ: 21 Lý Thường Kiệt, Tp.Vũng Tàu.

Du Lịch Campuchia Trải Nghiệm Tàu Hoả Tre,Du Lich Campuchia Trai Nghiem Tau Hoa Tre

Du lịch Campuchia trải nghiệm Tàu hoả tre

Động cơ khọt khẹt hai lần, rồi gầm lên, nổ máy. Bác tài Vanny thở phào với nụ cười tươi trên môi.

Anh lái đi, đưa chúng tôi ra khỏi Ga O Dambong cùng đám gia cầm chạy tán loạn và những tài xế uể oải nơi đó.

Chúng tôi di chuyển nhanh hơn cho tới khi làn gió nóng thổi đầy bầu không khí, những cây chuối, cây thốt nốt trở nền loa lóa hai bên.

Chúng tôi lướt đi trên đoạn đường ray xe lửa xập xệ rồi chậm dần khi tới cầu vượt xiêu vẹo. Bọn trẻ con ùa ra hai bên, giơ tay ra vỗ vào tay chúng tôi khi tàu đi qua.

Toàn cảnh lễ Vua đi cày tại Campuchia

Động cơ khọt khẹt hai lần, rồi gầm lên, nổ máy. Bác tài Vanny thở phào với nụ cười tươi trên môi.

Anh lái đi, đưa chúng tôi ra khỏi Ga O Dambong cùng đám gia cầm chạy tán loạn và những tài xế uể oải nơi đó.

Chúng tôi di chuyển nhanh hơn cho tới khi làn gió nóng thổi đầy bầu không khí, những cây chuối, cây thốt nốt trở nền loa lóa hai bên.

Chúng tôi lướt đi trên đoạn đường ray xe lửa xập xệ rồi chậm dần khi tới cầu vượt xiêu vẹo. Bọn trẻ con ùa ra hai bên, giơ tay ra vỗ vào tay chúng tôi khi tàu đi qua.

Chúng tôi đang trên chiếc tàu hỏa tre của Campuchia, một biểu tượng kỳ vĩ về sự khéo léo của con người và về sự sáng tạo kinh doanh đúng lúc trong lĩnh vực du lịch.

Chúng tôi có lẽ nằm trong số những hành khách cuối cùng. Cái chết được đoán trước của chiếc tàu hỏa tre cũng giống như câu chuyện về Bigfoot – nổi tiếng, không thể xác nhận được, và có lẽ không ai dám chắc là nó có thật.

Câu chuyện được bắt đầu từ 2006, khi có một dự án được công bố nhằm phục hồi hệ thống hỏa xa của Campuchia.

Sau đó là nhiều năm trì hoãn, do vấn đề ngân sách và do chương trình tái định cư gây tranh cãi.

Đường ray ở miền nam đất nước, nối từ Phnom Penh tới Sinanoukville đã được hoàn thành vào năm 2013. Nhưng khoản cấp viện quốc tế cạn kiệt, và nhiều người tin rằng các kế hoạch cho tuyến đường ray ở miền bắc, nơi chiếc Tàu hỏa Tre đang chạy, có lẽ sẽ âm thầm bị xếp xó.

“Chúng ta có thể đi xa hơn được nữa không?” tôi hỏi khi chúng tôi tới Ga O Sra Lau, điểm quay lại của hành trình.

Người lái tàu, Vanny, lúc nào miệng cũng luôn mỉm cười kể cả khi phải nhắc tới tin xấu.

Đoạn đường ra tiếp theo quá xập xệ, con tàu của chúng tôi không thể chạy nổi. Nhưng anh nhắc tới một điểm sáng, đó là có Coca Cola ở O Sra Lau.

Hệ thống xe lửa quốc gia của Campuchia đã bị bỏ đi hồi thập niên 1970, trong cuộc nội chiến và trong những năm tàn bạo của Khmer Đỏ.

Các con tàu bắt đầu chạy trở lại trong thập niên 1980, nhưng cuộc kháng cự dai dẳng của các phiến quân đã khiến cơ sở hạ tầng của đất nước bị lụn bại nghiêm trọng.

Đường sá ở địa phương tồi tàn, nhiều cộng đồng bị cô lập với thế giới bên ngoài bởi dịch vụ xe lửa rất thất thường và rồi cuối cùng chết hẳn.

Tàu hỏa Tre là giải pháp bình dân. Sàn gỗ, được gọi là norry, được ráp từ các nguyên vật liệu có sẵn và được di chuyển bằng cách để lên trên các bánh xe lăn trên đường ray, giống như những chiếc thuyền gondola nổi tiếng của Venice, Ý vậy.

Chúng chở được mọi thứ, từ người cho tới nông sản, hàng hóa để mua bán trao đổi.

Động cơ được gắn thêm từ hồi thập niên 1990, cung cấp lực đẩy cho các toa xe bằng một đai cao su móc vào trục sau.

Nhưng norry đang hấp hối.

Trong lúc đường sá được cải thiện, các tuyến đường ray xe lửa vẫn tiếp tục xuống cấp tàn tệ.

Nay các tuyến đường cao tốc của Campuchia có đầy xe máy, xe hơi qua lại, và điều đó khiến Tàu hỏa Tre chỉ chôn chân ở đoạn đường ray dài 7km bị bỏ hoang bên ngoài thành phố Battambang.

Nó được duy trì trong vai trò phục vụ du khách, một phần lịch sử còn sót lại.

Sàn ga đổ nát O Sra Lau có rất nhiều sạp, kệ bán nước giải khát ướp lạnh và quần in hình voi.

Chúng tôi ngồi với Darren và Paul, hai du khách đến từ Glasgow.

Họ trước đó đã từng tới thăm Campuchia, nhưng đây là lần đầu tiên họ thử Tàu hỏa Tre.

Norry chạy được ở vận tốc 30 dặm một giờ. “Có lẽ không an toàn lắm,” Darren nói, “nhưng khá hay.”

Họ uống hết món đồ mát lạnh rồi quay trở lại norry của mình.

Tàu hỏa Tre đem lại cảm xúc lẫn lộn cho những ai đi nó. Đó chỉ là nhận xét của các du khách, nhưng ta không nên vì thế mà đánh giá thấp các chuyến đi này.

Trên đường quay về O Dambong, điểm khởi hành và kết thúc chuyến đi, chúng tôi gặp một chiếc norry chạy ngược lại trong lúc chỉ có một đường ray.

Việc đếm đầu người nhanh chóng diễn ra, tàu của chúng tôi có bốn người, và tàu của họ, có năm, và thế là chúng tôi trèo xuống lên để họ đi qua.

Vanny kéo sàn tre của chúng tôi ra khỏi đường ray rồi vứt các bánh xe và trục xe xuống lớp cỏ bên lề đường ray.

Khi chiếc tàu kia đã đi qua, tài xế tàu đó nhảy xuống giúp Vanny ráp lại chiếc norry của chúng tôi.

Trong lúc chờ đợi, chúng tôi tán gẫu với các hành khách người Slovenia vui vẻ. Họ rất thích thú với phong cảnh, những cú xóc nảy người, và thậm chí cả mặt trời nóng gay gắt trong hành trình.

“Đúng là điên rồ!” một người phụ nữ hét vang trong lúc tàu họ rú máy lướt đi.

Hồi tháng Bảy năm ngoái, chính phủ công bố các kế hoạch tái thiết hệ thống hoả xa ở miền bắc, dài 386km, nối Phnom Penh với biên giới Thái Lan.

Theo Sok-Tharath Chreung, phó giám đốc Cục Hoả xa, ưu tiên hàng đầu là phải khôi phục dịch vụ từ biên giới tới Sisophon, nhà ga gần nhất với Ankor Wat.

Sau đó sẽ là các kế hoạch trẻ hoá những phần còn lại của hệ thống xe lửa miền bắc.

Tàu hoả Tre sẽ chấm dứt hoạt động vào lúc công nhân đạt tiến độ tới ga O Dambong.

Những người bán hàng rong quanh O Sra Lau và O Dambong sẽ không chỉ mất khách hàng mà có lẽ còn mất cả các quầy, kệ bán hàng nữa, bởi sẽ cần có một hành lang 3,5m lưu không ở hai bên đường ray.

Không ai biết chắc ngày giờ cụ thể, nhưng có lẽ thời điểm đó sẽ không còn cách xa: Chreung cho là các chuyến tàu hàng sẽ bắt đầu hoạt động từ 2023.

Tại O Dambong, chúng tôi gặp Visal Daid, người làm ra các norry và lái chúng khi dịch vụ này còn sơ khai.

Anh đưa chúng tôi đi xem toàn bộ quá trình, từ lúc dựng khung cho tới việc cắt các giát tre để ráp sàn.

Những chiếc norry hoàn thiện, gồm cả động cơ và bánh lăn, có chi phí lên tới 1.600.000 riel, bằng vài tháng lương của một người lái tàu, nhưng động cơ còn có thể dùng để chạy thêm các thiết bị phụ khác, chẳng hạn như máy ép nước mía.

Tôi hỏi Daid là liệu anh có lo lắng về chuyện sẽ hết việc làm sau khi dịch vụ Tàu hoả Tre ngưng lại không. Anh nhún vai, lúc nào mà thợ mộc chả có việc!

Thế nhưng hầu hết những người lái tàu đều không có nghề nào khác.

Image caption Visal Daid làm norry hoàn toàn bằng biện pháp thủ công

Vanny mời chúng tôi tới chơi nhà, chỉ cách đường tàu một đoạn, gần ga O Dambong.

Nhà anh thực ra chỉ là phần cơi nới được dựng lên bằng tre và giấy dầu, dựa vào nhà của một người bà con.

Anh đã làm nghề lái norry từ 10 năm nay, và nếu Tàu hoả Tre không hoạt động nữa, anh sẽ phải đi kiếm việc ở nơi khác, có lẽ là ở Thái Lan.

Một nhóm những người lái tàu đã kiến nghị chính quyền địa phương hãy duy trì Tàu hoả Tre.

Sinnara Mak, phó giám đốc Sở Du lịch Battambang, cho rằng đây là điều khó thực hiện.

Một khi những đoạn đường ray xe lửa được khôi phục hoàn toàn, các đoàn tàu sẽ chạy với vận tốc 50 dặm một giờ, ít nhất là như thế.

Mak nói với tôi là một số công ty tư nhân đang tính chuyện đưa Tàu hoả Tre vào hoạt động ở đoạn đường ray riêng, dài 15km.

Nhưng ông nói chớ nên trông đợi nhiều vào chuyện này, bởi việc làm một đoạn đường ray xe lửa đặc trưng khác kiểu sẽ rất đắt đỏ, chưa kể đất đai phục vụ cho dự án sẽ cần phải mua lại từ các nông dân.

Vào lúc này, Tàu hoả Tre sẽ vẫn chở du khách đi trên hành trình lọc cọc từ O Dambong tới O Sra Lau. Nó sẽ vẫn đi trên những đoạn đường ray cho tới khi phải dừng hẳn.

9 Điểm Hẹn Đến Với Du Lịch Lai Vung

Thứ năm – 05/01/2017 21:33

Lai Vung là một huyện nằm phía Nam tỉnh Đồng Tháp, giữa hai con sông Tiền và sông Hậu có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho trồng cây ăn trái với đặc sản nổi tiếng là quýt hồng, quýt đường, cam xoàn, bưởi… Đặc biệt, Quýt hồng được Cục sở hữu trí tuệ công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền của huyện Lai Vung.

Trong huyện có các làng nghề truyền thống: Nghề đan lờ lọp ở Hoà Long, Nghề đan cần xé ở xã Tân Thành; nghề trồng nấm rơm ở Tân Hoà, làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài – Long Hậu được đưa vào danh mục văn hoá phi vật thể Quốc gia, nghề làm nem ở Tân Thành và cũng như Quýt hồng nem Lai Vung cũng được Cục sở hữu trí tuệ công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Huyện có 03 di tích lịch sử văn hoá. Trong đó, có 01 di tích lịch sử cấp quốc gia Di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo chùa Chùa Bửu Hưng ( xã Long Thắng); 02 di tích lịch sử cấp tỉnh gắn liền với 2 sự kiện lớn của nhân dân ở 02 xã Tân Dương và Phong Hòa: Di tích Đình – Bức phù điêu Tân Dương với sự kiện nhân dân nổi dậy kéo tàu tên tỉnh trưởng Pháp đòi quyền dân sinh, dân chủ năm 1930 (kéo tàu Ông Chánh). Di tích Tượng đài lưu niệm Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng của tỉnh Cần Thơ tại Làng Phong Hòa diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Cần Thơ, nơi ghi dấu chiếc nôi Cách mạng đầu tiên của huyện và của tỉnh.

1- Điểm tham quan vườn quýt Hai kiệt Du khách đến tham quan đi theo QL 80 đến công viên Thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung rẽ sang TL 851 hướng chạy về ngã 5 Tân Thành ( Qua cầu Thong Dong) điểm tham quan cách UBND xã Long Hậu 150m. Điện thoại: 01699 950 585.

2- Điểm tham quan vườn quýt Lan Anh Du khách đến tham quan đi theo QL 80 đến công viên Thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung rẽ sang TL 851 hướng chạy về ngã 5 Tân Thành (Chưa Qua cầu Thong Dong) rẽ phải hướng chạy về cầu Long Thành điểm tham quan tại cầu Long Thành. Điện thoại: 0935 619 263.

3- Điểm tham quan vườn quýt Út Tường, Du khách đến tham quan đi theo QL 80 đến công viên Thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung rẽ sang TL 851 hướng chạy về ngã 5 Tân Thành, điểm tham quan nằm trên TL 851. Điện thoại: 0916 900 097.

4- Điểm tham quan vườn quýt Hồng Danh nằm trên TL 851 gần và đối diện với điểm Út Tường. Điện Thoại: 01655 950 773

5- Điểm tham quan vườn quýt Vân Lam Du khách đến tham quan đi theo QL 80 đến công viên Thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung rẽ sang TL 851 hướng chạy về ngã 5 Tân Thành, tại ngã 5 Du khách rẽ trái sang QL 54 hướng chạy về khu công nghiệp Sông Hậu ( Điểm tham quan cách ngã 5 khoảng 300m). Điện thoai: 0673 649 370- 0918 258 407.

6- Điểm tham quan vườn quýt Tư Ràng Du khách đến tham quan đi theo QL 80 đến công viên Thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung rẽ sang TL 851 hướng chạy về ngã 5 Tân Thành, tại ngã 5 Du khách rẽ trái sang QL 54 chạy về khu công nghiệp Sông Hậu qua Cầu Cái Sơn, điểm quan tham cách Cầu Cái Sơn khoảng 1km. Điện thoại: 0939 141 801.

7- Di tích Chùa Bửu Hưng: Tại bến xe Lai Vung QL 80, quí khách đi vào đường huyện lộ ( đường Cái Chanh) hướng về xã Long Thắng, cách Thị trấn Lai Vung 5km.

8- Di tích Đình và Bức Phù Điêu Tân Dương: vị trí trên đường TL 852 tại xã Tân Dương, cách Sa Đéc khoảng 3km.

9- Di tích Tượng đài lưu niệm Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng của tỉnh Cần Thơ tại Làng Phong Hòa nằm trên QL 54 thuộc xã Phong hoà, Lai Vung.

VHTT