Youtube Năng Động Du Lịch Việt Htv7 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Hoạt Động Kỷ Niệm Ngày Du Lịch Việt Nam 9/7

Hoạt động kỷ niệm Ngày Du lịch Việt Nam 9/7 – (04/07/2019)

(DulichBinhthuan.com.vn).- Kỷ niệm 59 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2019) và hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ý nghĩa, hướng đến xây dựng thương hiệu Du lịch Bình Thuận xanh và thân thiện.

(Chung tay bảo vệ môi trường biển Bình Thuận; Ảnh: Nguyên Vũ)

(Phát triển du lịch xanh và thân thiện; Ảnh: Nguyên Vũ)

Thông qua các phương tiện truyền thông, Bình Thuận tuyên truyền đến người dân, khách du lịch nâng cao ý thức trong việc thu gom rác tái chế, xử lý rác thải nhựa. Bên cạnh đó, vận động các doanh nghiệp du lịch tổ chức dọn đẹp vệ sinh trong và ngoài cơ sở, giám giá các dịch vụ, tăng cường công tác an ninh, an toàn cho khách du lịch, treo băng-rôn với các nội dung kỷ niệm 59 năm Ngày Du lịch Việt Nam gắn với khẩu hiệu “Nói không với túi nylon, sản phẩm nhưa sử dụng một lần”.Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ xác định Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Trong đó, Mũi Né là khu du lịch quốc gia; đảo Phú Quý là khu du lịch cấp tỉnh và Bình Thuận là trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia. Để khẳng định một thương hiệu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, Du lịch Bình Thuận còn đang hướng đến đô thị du lịch xanh bền vững với những giải pháp quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, cả tự nhiên và xã hội. Việc quan tâm đầu tư cho tiêu chí “xanh và thân thiện môi trường” không chỉ có tại các resort, khách sạn cao cấp để hấp dẫn du khách mà những dự án đầu tư du lịch – dịch vụ lớn hay các dự án bất động sản du lịch đang sôi động tại các khu du lịch trọng điểm của Bình Thuận cũng đều hướng đến môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp và an toàn.Mới đây nhất, biển Mũi Né – Bình Thuận vừa được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 10 bãi biển đẹp và trong lành nhất Việt Nam mà khách du lịch nên ghé khi đến tham quan Việt Nam. Điều này tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn của điểm đến Mũi Né sạch đẹp và an toàn đối với khách du lịch cà trong và ngoài nước. Cộng thêm những hoạt động phong phú và đầy ý nghĩa trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường du lịch trong lành, Bình Thuận tiếp tục xứng đáng với thương hiệu “Du lịch xanh và thân thiện” của Việt Nam!

Sơn Động: Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch

(BGĐT) – Năm 2023 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của du lịch Sơn Động (Bắc Giang), số lượng du khách và doanh thu từ lĩnh vực này tăng mạnh. Tiềm năng, thế mạnh về du lịch đã được khai phá, mở hướng phát triển KT – XH cho vùng cao.

Những năm gần đây, Sơn Động nổi lên như là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Lợi thế của huyện là có diện tích rừng lớn, trong đó có cả rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật đa dạng. Nổi bật là Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử và những điểm thu hút khách du lịch như Đồng Cao, xã Thạch Sơn; rừng nguyên sinh Khe Rỗ, xã An Lạc; hồ Khe Chão, xã Long Sơn…Gặp anh Nguyễn Đức Hiếu ở phường Văn Quán, quận Hà Đông (Hà Nội) đang đưa gia đình đi thăm Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, anh nói: “Từ trước tôi chỉ biết đến Yên Tử qua đường đi ở phía Quảng Ninh, nay có tuyến từ TP Bắc Giang lên thẳng, tôi và gia đình tổ chức chuyến đi gồm cả ông bà và các cháu. Bố mẹ tôi đã hơn 70 tuổi nhưng rất phấn khởi khi đến Tây Yên Tử, đi cáp treo lên chùa Thượng nên ông bà vẫn đủ sức khỏe leo núi, thăm thú cảnh quan. Tôi thấy đường đi thuận tiện, phong cảnh đẹp, hạ tầng dịch vụ cơ bản đầy đủ, nếu bạn bè, người thân có nhu cầu, tôi sẽ giới thiệu lên với Tây Yên Tử”.

Theo đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ Tây Yên Tử, dự án. Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2014, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Đến nay, các hạng mục của giai đoạn 1 cơ bản hoàn thành như: Nâng cấp tuyến giao thông từ đường tỉnh 293 vào chùa Hạ; xây dựng trạm cấp nước Đồng Thông và trạm biến áp cấp điện; xây dựng xong chùa Thượng; hoàn thiện các hạng mục: Tam quan, tòa Tiền đường; hoàn thành, đưa vào khai thác nhà ga đi, đến và tuyến cáp treo nối chùa Hạ với chùa Thượng; khu Quảng trường, nhà hàng ven suối, cầu cảnh quan…

Kết nối chùa Thượng (Bắc Giang) với tượng Phật Hoàng và chùa Đồng (Quảng Ninh). Do vậy, trong năm 2023 đã đón hơn 150 nghìn lượt khách tham quan, doanh thu đạt 25 tỷ đồng. Để khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, tâm linh kết hợp du lịch cộng đồng, khám phá, huyện Sơn Động đã có định hướng phát triển du lịch bền vững, trong đó tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ rừng, gìn giữ môi trường và triển khai các dự án lồng ghép nhằm nâng cao kỹ năng làm du lịch cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Giáp Văn Tâm cho biết, huyện tích cực mời gọi, ưu đãi các nhà đầu tư có năng lực trong lĩnh vực du lịch, nhất là hạ tầng, dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn. Đồng thời tiếp tục đề nghị tỉnh quan tâm quy hoạch chi tiết phát triển du lịch trên địa bàn; tuyên truyền, quảng bá các điểm đến, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Huyện quan tâm bảo tồn những nét văn hóa dân tộc đặc sắc như lễ cấp sắc, cúng rừng, cầu lương thực của đồng bào dân tộc Dao; lễ hội bơi chải, lễ hội hát Sloong hao của dân tộc Nùng, hội hát Then, hát Sình ca của dân tộc Cao Lan; nghề bốc thuốc nam, nghề thêu thổ cẩm của người Dao dưới chân núi Yên Tử…

Năm 2023, huyện đón hơn 50 vạn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm, tăng gần 140% so với năm 2023, trong đó có khoảng 3.200 khách quốc tế tăng hơn 145%. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch đạt hơn 98 tỷ đồng, tăng gần 40%. Khảo sát của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch huyện mới đây cho thấy, hơn 90% du khách đánh giá Sơn Động là nơi phong cảnh đẹp, con người thân thiện. 100% du khách cho rằng, du lịch ở đây thích hợp với những người yêu thiên nhiên và mạo hiểm. Thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư phát triển du lịch, tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn, qua đó giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Sơn Động tới du khách. Đặc biệt, điểm nhấn sẽ là Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử đầu năm 2023.

Bình Thuận Tổ Chức Nhiều Hoạt Động Kỷ Niệm Ngày Du Lịch Việt Nam 9/7

Hưởng ứng cuộc phát động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chống rác thải nhựa, ngay sau chương trình tọa đàm sẽ tổ chức phát phiếu cho doanh nghiệp (lưu trú, lữ hành, ăn uống, mua sắm, giải trí, vận tải, sản xuất bao bì tự hủy…) đăng ký hưởng ứng chương trình “Vì môi trường du lịch Bình Thuận bền vững, nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”. Việc đăng ký thực hiện của các doanh nghiệp sẽ được theo dõi, đánh giá hiệu quả làm cơ sở để biểu dương, khen thưởng hay xử phạt. Nhân dịp này, sẽ giới thiệu về sản phẩm bao bì tự hủy thân thiện môi trường, chia sẻ kinh nghiệm để người dân địa phương và doanh nghiệp tiếp cận được sản phẩm bao bì tự hủy.

Kỷ niệm 59 năm Ngày Du lịch Việt Nam và hưởng đến một môi trường du lịch xanh và bền vững, du lịch Bình Thuận còn tổ chức nhiều hính thức hoạt động tuyên truyền trong các ngày từ 5 – 15/7, nhằm thay đổi nhận thức và thói quen của một bộ phận doanh nghiệp, người dân và khách du lịch trong sử dụng túi nylon, đồ nhựa dùng một lần, từ đó có những hành động thiết thực để kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa hướng đến một môi trường du lịch trong lành, an toàn và bền vững.

Thông qua các phương tiện truyền thông, Bình Thuận tuyên truyền đến người dân, khách du lịch nâng cao ý thức trong việc thu gom rác tái chế, xử lý rác thải nhựa. Bên cạnh đó, vận động các doanh nghiệp du lịch tổ chức dọn đẹp vệ sinh trong và ngoài cơ sở, giám giá các dịch vụ, tăng cường công tác an ninh, an toàn cho khách du lịch, treo băng-rôn với các nội dung kỷ niệm 59 năm Ngày Du lịch Việt Nam gắn với khẩu hiệu “Nói không với túi nylon, sản phẩm nhưa sử dụng một lần”.

Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ xác định Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Trong đó, Mũi Né là khu du lịch quốc gia; đảo Phú Quý là điểm du lịch quốc gia; thành phố Phan Thiết là đô thị du lịch và Bình Thuận là trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia. Để khẳng định một thương hiệu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, Du lịch Bình Thuận còn đang hướng đến đô thị du lịch xanh bền vững với những giải pháp quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, cả tự nhiên và xã hội. Việc quan tâm đầu tư cho tiêu chí “xanh và thân thiện môi trường” không chỉ có tại các resort, khách sạn cao cấp để hấp dẫn du khách mà những dự án đầu tư du lịch – dịch vụ lớn hay các dự án bất động sản du lịch đang sôi động tại các khu du lịch trọng điểm của Bình Thuận cũng đều hướng đến môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp và an toàn.

Mới đây nhất, biển Mũi Né – Bình Thuận vừa được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 10 bãi biển đẹp và trong lành nhất Việt Nam mà khách du lịch nên ghé khi đến tham quan Việt Nam. Điều này tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn của điểm đến Mũi Né sạch đẹp và an toàn đối với khách du lịch cà trong và ngoài nước. Cộng thêm những hoạt động phong phú và đầy ý nghĩa trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường du lịch trong lành, Bình Thuận tiếp tục xứng đáng với thương hiệu “Du lịch xanh và thân thiện” của Việt Nam!

Tiềm Năng Du Lịch Huyện Việt Yên

Việt Yên còn được xem là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống như: gốm Thổ Hà, rượu làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến… Gốm Thổ Hà được biết đến là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ nhất của người Việt (gồm gốm Bát Tràng và gốm Phù Lãng). Ở đây còn có rượu làng Vân, một thương hiệu rượu độc đáo đã trở thành niềm tự hào từ bao đời nay của người dân sống trên mảnh đất này, thứ rượu đã được ngợi ca bằng bốn mỹ từ “Vân hương mỹ tửu”. Cùng với nghề gốm và nấu rượu thì Thổ Hà còn được biết đến với nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo. Mì gạo Thổ Hà nổi tiếng khắp xa gần bởi độ dẻo, dai và thơm ngon, hấp dẫn. Bánh đa nem Thổ Hà sản xuất không kịp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước mỗi dịp tết đến, xuân về. Không chỉ vậy, món bánh đa vừng của Thổ Hà còn nức tiếng xa gần và sớm khẳng định thương hiệu bởi độ béo, ngọt, bùi đến say đắm lòng người. Đến Việt Yên thì không thể nhớ đến làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, một làng nghề chiếm 70% lao động trong làng. Các sản phẩm của làng luôn phong phú về thể loại, hình dáng, chất lượng và nó đã trở thành món quà mà khách du lịch nước ngoài rất ưa chuộng. Sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến giờ đây đã có tiếng trên thị trường trong nước và các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu…

Việt Yên không những là vùng đất giàu truyền thống văn hóa mà còn là một trong những trung tâm của tổ chức làng xã, lễ hội. Toàn huyện có hơn một trăm lễ hội như: Hội đình, hội đền, hội nghè, hội chùa, hội chạ, hội hát, hội chợ… Những lễ hội tiêu biểu đó là hội Bổ Đà, lễ hội Thổ Hà, hội cầu nước… Đặc biệt, lễ hội Bổ Đà được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16 đến hết ngày 18/2 âm lịch hàng năm. Ngoài những nghi thức rước, tế, dâng hương cúng Phật trang trọng nhân dân còn tổ chức nhiều hoạt động diễn xướng dân gian và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền. Điểm nhấn nổi bật của Lễ hội chùa Bổ Đà là hội thi hát quan họ, góp phần tôn vinh, quảng bá và tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và cộng đồng về giá trị của dân ca quan họ- di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việt Yên còn có lễ hội cầu nước (chỉ có ở làng Vân, xã Vân Hà) tổ chức tại đền Chính (thờ đức thánh Tam Giang Trương Hống – Trương Hát). Lễ hội được tổ chức trong ba ngày 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch hàng năm, mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Đó là sự thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp xưa vào cảnh mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là lễ hội độc đáo cần được phát huy và gìn giữ. Nếu đến Thổ Hà vào đầu xuân (từ ngày 20 – 22 tháng Giêng), du khách còn được tham gia Lễ hội của làng và đắm mình trong một không gian văn hóa dân gian truyền thống vô cùng sinh động và nhiều màu sắc. Trong lễ hội, sẽ diễn ra các hoạt động như: Lễ rước Thành hoàng làng từ đình ra chùa; hát Chầu văn; hát Quan họ trên sông Cầu; thi đấu vật, cờ tướng; đấu chọi gà; biểu diễn tuồng…

Việt Yên cũng tự hào là nơi có những làng quan họ cổ với khoảng 200 đội, câu lạc bộ quan họ. Những năm qua, Việt Yên đã mở nhiều lớp truyền dạy quan họ cho hạt nhân văn nghệ và hỗ trợ trang phục, nhạc cụ; ngoài sân chơi quan họ tại lễ hội chùa Bổ Đà, mỗi dịp hè, huyện tổ chức liên hoan hát quan họ cho thiếu nhi. Nhiều gia đình có 4 thế hệ biết hát quan họ, toàn huyện có 4 nghệ nhân ưu tú. Huyện xây dựng Đề án bảo tồn văn hóa phi vật thể trong đó có quan họ, phối hợp với ngành giáo dục biên soạn, xuất bản các tài liệu, những bài hát dân ca quan họ đưa vào trường học. Qua đó thực hiện tốt Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2023”.

Về với Việt Yên du khách như được trở về với vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp với những công trình đậm dấu ấn văn hóa lịch sử. Đến đây du khách sẽ được ngắm cảnh trên bến dưới thuyền của dòng sông Cầu; thăm các di tích có vẻ đẹp cổ kính; thăm quy trình sản xuât và thưởng thức một số đặc sản của làng nghề; được hòa mình vào các lễ hội truyền thống của địa phương; và đặc biệt, du khách còn có thể lên thuyền, xuôi dòng sông Cầu thưởng thức những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, tình tứ do các liền anh, liền chị bờ bắc sông Cầu thể hiện./.