Xu Hướng 6/2023 # Vĩnh Phúc Tích Cực Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch # Top 6 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Vĩnh Phúc Tích Cực Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Vĩnh Phúc Tích Cực Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngành du lịch Vĩnh Phúc được xác định phát triển theo 3 hướng chính nhằm phát huy những thuận lợi về mặt tự nhiên và nhân văn của tỉnh: Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch sinh thái rừng; du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo. Để tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ cho du lịch, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân, lãnh đạo các cấp ở Vĩnh Phúc đã quan tâm đầu tư phát triển toàn diện lĩnh vực này với những giải pháp đồng bộ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch liên tục được đầu tư, nâng cấp. Về cơ bản, mạng lưới giao thông kết nối các khu du lịch đã được hoàn thiện và thường xuyên bảo trì, sửa chữa nhằm hạn chế các sự cố và tình trạng tắc nghẽn vào mùa cao điểm. Hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, mạng internet cũng được lắp đặt, phủ sóng ở các khu vực miền núi để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, các đơn vị uy tín được lựa chọn để tư vấn, thiết kế, thi công nhằm phát triển, hoàn thiện cơ sở vật chất ở các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên… Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh cũng tăng trưởng mạnh về số lượng. Tính đến tháng 3/2019, Vĩnh Phúc có 377 cơ sở lưu trú với trên 6000 phòng, trong đó có 2 khách sạn 5 sao (khu nghỉ dưỡng FLC Vĩnh Thịnh và khu nghỉ dưỡng Đại Lải Flamingo) và 306 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, tỉnh còn phát triển đa dạng các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, du lịch văn hóa…, trong đó, du lịch nghỉ dưỡng vào các ngày cuối tuần và du lịch lễ hội là hai loại hình thu hút được nhiều du khách nhất. Ngoài ra, một số tour, tuyến du lịch dù mới được đưa vào khai thác nhưng đã nhận được nhiều sự chú ý của du khách, đặc biệt là thanh niên và khách du lịch ngoại quốc như tour du lịch chinh phục ba đỉnh Tam Đảo trong một ngày, tham quan và trải nghiệm ở khu sinh thái vườn cò Hải Lựu, tham quan các làng nghề truyền thống…

Công tác quản lý và chính sách thu hút đầu tư cũng thể hiện sự chú trọng của lãnh đạo tỉnh đối với ngành du lịch. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua nhiều dự án quy hoạch lớn như quy hoạch khu du lịch Tam Đảo, quy hoạch chung xây dựng phát triển du lịch, dịch vụ khu vực chân núi Tam Đảo… Song song với việc chủ động dành quỹ đất cho các dự án, tỉnh chủ trương cải thiện chính sách và thủ tục hành chính theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn để tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi nhằm khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch và đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh lân cận, nhất là những địa phương có ngành du lịch phát triển để xây dựng những tour du lịch nội địa hấp dẫn du khách. Đồng thời, việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông ở các điểm du lịch cũng được chỉ đạo sát sao nhằm dẹp bỏ các tệ nạn và việc buôn bán kinh doanh trục lợi làm ảnh hưởng đến khách du lịch và danh tiếng của ngành du lịch tỉnh. Để nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng bài bản, chuyên nghiệp hơn, tỉnh chủ trương tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo kĩ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực làm du lịch, nhất là hướng dẫn viên và người dân sinh sống tại các điểm tham quan.

Với những nỗ lực đó, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước. Riêng Quý I năm 2023, tỉnh đã tiếp nhận khoảng 1,7 triệu lượt khách du lịch. Theo dự tính, con số này sẽ đạt khoảng 6 triệu lượt trong năm 2023, trong đó có 43.500 lượt khách quốc tế, đem lại tổng doanh thu khoảng 1.910 tỉ đồng.

Cùng với các loại hình du lịch khác, du lịch làng nghề ở Vĩnh Phúc được xác định là một loại hình có nhiều tiềm năng, dễ dàng bắt kịp xu hướng tham quan kết hợp với trải nghiệm văn hóa của nhiều bạn trẻ và du khách quốc tế hiện nay. Tỉnh khuyến khích nghệ nhân, thợ thủ công ở các làng nghề thiết kế, sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ và các sản phẩm lưu niệm để phục vụ nhu cầu của du khách, vừa đem lại giá trị kinh tế, vừa quảng bá hình ảnh của địa phương. Việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường, đào tạo nhân lực làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch… cũng được coi là những hoạt động cần thiết để phát triển loại hình này theo hướng bài bản, chuyên nghiệp hơn.

Vạch ra những định hướng và biện pháp ấy, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc kì vọng đến năm 2023, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ chào đón khoảng 50.000 lượt khách quốc tế và 6,5 triệu khách nội địa; năm 2030 thu hút 150.000 lượt khách quốc tế và 15,6 triệu lượt khách nội địa. Việc đẩy mạnh phát triển du lịch không chỉ giúp Vĩnh Phúc khai thác tốt tiềm năng của địa phương mà còn tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho hàng nghìn người lao động trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực này, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.

Mai Thu

Khai Thác Tốt Hơn Tiềm Năng Dl

Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích khoảng 3.310km 2, dân số chiếm khoảng 1.300.000 người gồm 3 dân tộc: Kinh – Khmer – Hoa cùng nhau sinh sống; là một tỉnh có nhiều tiềm năng khai thác về kinh tế, thương mại – dịch vụ, văn hóa – xã hội,… đặc biệt là tiềm năng về du lịch sinh thái của tỉnh.

Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, bờ biển dài 72 km, có ba cửa sông lớn tiếp giáp biển là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh, Sóc Trăng có điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Tiếp giáp cửa sông Mỹ Thanh và Trần Đề là bãi biển Mỏ Ó thuộc xã Trung Bình huyện Trần Đề có chiều dài 8 km, được phù sa bồi đắp, bao bọc bởi rừng ngập mặn, đem lại không khí mát mẻ và trong lành cho du khách đến tham quan và thưởng thức những món hải sản tươi sống của vùng biển này.

Du lịch sinh thái miệt vườn cồn Mỹ Phước

Phà đưa du khách qua thăm cồn Mỹ Phước nhân dịp tết Đoan Ngọ 2011

Ngoài hai địa điểm sinh thái nói trên Sóc Trăng còn có các dự án du lịch đang được kêu gọi đầu tư khai thác như: Khu du lịch sinh thái Hồ Bể, Khu du lịch sinh thái ngập mặn Cù Lao Dung, Khu du lịch sinh thái cồn số 3 Song Phụng, Khu du lịch nghỉ dưỡng An Lạc Thôn….

Cùng với thế mạnh về du lịch văn hóa, lễ hội, với tiềm năng sinh thái phong phú và đa dạng, nếu được đầu tư khai thác với các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với loại hình sông nước, biển cả, hy vọng du lịch ở Sóc Trăng sẽ ngày càng có những sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn du khách./.

Thủy Truyền – Trung tâm TTXTDL tỉnh Sóc Trăng

Sơn Động: Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch

(BGĐT) – Năm 2023 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của du lịch Sơn Động (Bắc Giang), số lượng du khách và doanh thu từ lĩnh vực này tăng mạnh. Tiềm năng, thế mạnh về du lịch đã được khai phá, mở hướng phát triển KT – XH cho vùng cao.

Những năm gần đây, Sơn Động nổi lên như là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Lợi thế của huyện là có diện tích rừng lớn, trong đó có cả rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật đa dạng. Nổi bật là Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử và những điểm thu hút khách du lịch như Đồng Cao, xã Thạch Sơn; rừng nguyên sinh Khe Rỗ, xã An Lạc; hồ Khe Chão, xã Long Sơn…Gặp anh Nguyễn Đức Hiếu ở phường Văn Quán, quận Hà Đông (Hà Nội) đang đưa gia đình đi thăm Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, anh nói: “Từ trước tôi chỉ biết đến Yên Tử qua đường đi ở phía Quảng Ninh, nay có tuyến từ TP Bắc Giang lên thẳng, tôi và gia đình tổ chức chuyến đi gồm cả ông bà và các cháu. Bố mẹ tôi đã hơn 70 tuổi nhưng rất phấn khởi khi đến Tây Yên Tử, đi cáp treo lên chùa Thượng nên ông bà vẫn đủ sức khỏe leo núi, thăm thú cảnh quan. Tôi thấy đường đi thuận tiện, phong cảnh đẹp, hạ tầng dịch vụ cơ bản đầy đủ, nếu bạn bè, người thân có nhu cầu, tôi sẽ giới thiệu lên với Tây Yên Tử”.

Theo đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ Tây Yên Tử, dự án. Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2014, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Đến nay, các hạng mục của giai đoạn 1 cơ bản hoàn thành như: Nâng cấp tuyến giao thông từ đường tỉnh 293 vào chùa Hạ; xây dựng trạm cấp nước Đồng Thông và trạm biến áp cấp điện; xây dựng xong chùa Thượng; hoàn thiện các hạng mục: Tam quan, tòa Tiền đường; hoàn thành, đưa vào khai thác nhà ga đi, đến và tuyến cáp treo nối chùa Hạ với chùa Thượng; khu Quảng trường, nhà hàng ven suối, cầu cảnh quan…

Kết nối chùa Thượng (Bắc Giang) với tượng Phật Hoàng và chùa Đồng (Quảng Ninh). Do vậy, trong năm 2023 đã đón hơn 150 nghìn lượt khách tham quan, doanh thu đạt 25 tỷ đồng. Để khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, tâm linh kết hợp du lịch cộng đồng, khám phá, huyện Sơn Động đã có định hướng phát triển du lịch bền vững, trong đó tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ rừng, gìn giữ môi trường và triển khai các dự án lồng ghép nhằm nâng cao kỹ năng làm du lịch cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Giáp Văn Tâm cho biết, huyện tích cực mời gọi, ưu đãi các nhà đầu tư có năng lực trong lĩnh vực du lịch, nhất là hạ tầng, dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn. Đồng thời tiếp tục đề nghị tỉnh quan tâm quy hoạch chi tiết phát triển du lịch trên địa bàn; tuyên truyền, quảng bá các điểm đến, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Huyện quan tâm bảo tồn những nét văn hóa dân tộc đặc sắc như lễ cấp sắc, cúng rừng, cầu lương thực của đồng bào dân tộc Dao; lễ hội bơi chải, lễ hội hát Sloong hao của dân tộc Nùng, hội hát Then, hát Sình ca của dân tộc Cao Lan; nghề bốc thuốc nam, nghề thêu thổ cẩm của người Dao dưới chân núi Yên Tử…

Năm 2023, huyện đón hơn 50 vạn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm, tăng gần 140% so với năm 2023, trong đó có khoảng 3.200 khách quốc tế tăng hơn 145%. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch đạt hơn 98 tỷ đồng, tăng gần 40%. Khảo sát của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch huyện mới đây cho thấy, hơn 90% du khách đánh giá Sơn Động là nơi phong cảnh đẹp, con người thân thiện. 100% du khách cho rằng, du lịch ở đây thích hợp với những người yêu thiên nhiên và mạo hiểm. Thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư phát triển du lịch, tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn, qua đó giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Sơn Động tới du khách. Đặc biệt, điểm nhấn sẽ là Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử đầu năm 2023.

​Khai Thác Tiềm Năng Để Phát Triển Du Lịch

​Có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch nhưng đến nay, Kon Tum vẫn chưa tận dụng được những lợi thế ấy để đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh, tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Ông Nguyễn Xuân Truyền – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết: Nguyên nhân dẫn đến ngành Du lịch tỉnh chậm phát triển thì có nhiều. Có thể nêu một vài nguyên nhân chính như nguồn ngân sách tỉnh còn eo hẹp nên việc đầu tư phát triển ngành Du lịch trong thời gian qua rất ít. Tỉnh chưa có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm, chưa liên kết với nhau để đầu tư phát triển du lịch và thu hút khách; công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn hạn chế; nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Du lịch vừa thiếu, vừa yếu; dịch vụ tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh còn nghèo nàn, chưa tạo được thương hiệu và dấu ấn riêng để thu hút du khách…

Lễ hội đường phố thu hút đông đảo du khách đến xem. Ảnh: Q.Đ

Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch; trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố về khai thác cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, tạo nên chuỗi giá trị trong mối liên kết vùng và liên vùng để phục vụ phát triển du lịch, đưa ngành này trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Đặc biệt, năm 2023, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình 35-CTr/TU (ngày 18/5/2017) về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW (ngày 16/1/2017) của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở đó, ngày 1/8/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2058/KH-UBND về thực hiện Chương trình 35 của Tỉnh ủy và Quyết định số 1607/QĐ-UBND (ngày 28/12/2016) phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2023 và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo khác để phát triển ngành du lịch.

Theo Quyết định số 1607, mục tiêu cụ thể đến năm 2023, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2023 – 2023 tổng lượt khách đạt 24,3%; đến năm 2023, tổng lượng khách du lịch đạt 727.000 lượt (trong đó, khách quốc tế 322.000 lượt, khách nội địa 405.000 lượt); doanh thu du lịch tăng hơn 3 lần so với năm 2023, tạo việc làm cho 2.860 lao động; tăng cơ sở lưu trú lên 235 cơ sở, số lượng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao gấp 2 lần so với năm 2023; công suất sử dụng phòng đạt 73,5%; công nhận ít nhất 2 khu du lịch cấp tỉnh , từ 3-5 điểm du lịch cấp huyện; đầu tư và phát triển ít nhất 3 làng du lịch cộng đồng…

Để đạt được những mục tiêu đó, tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như: Tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội; về ý thức và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng phong cách ứng xử văn minh…

Chú trọng đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; tập trung nguồn lực và có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch; thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính để đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị; tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hình thức nhà có phòng cho thuê, phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đặc biệt tại một số làng đồng bào DTTS…

Nghiên cứu thị trường mục tiêu của du lịch Kon Tum nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy được tài nguyên du lịch, lợi thế của Kon Tum; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của tỉnh, tập trung vào các sản phẩm du lịch; định vị thương hiệu du lịch Kon Tum.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng lao động du lịch; chất lượng đào tạo của các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch; tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho doanh nghiệp du lịch, người lao động và cộng đồng; khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực phù hợp với nhu cầu thực tiễn; khuyến khích phát triển và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của các nghệ nhân, các hoạt động văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống và các lễ hội văn hóa phục vụ du lịch…

Quang Định

Cập nhật thông tin chi tiết về Vĩnh Phúc Tích Cực Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!