Xu Hướng 12/2023 # Xây Dựng Biểu Tượng Du Lịch Nghệ An Gắn Với “Đặc Sắc Nghệ An“ # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Biểu Tượng Du Lịch Nghệ An Gắn Với “Đặc Sắc Nghệ An“ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Phước Anh

Dự hội thảo, về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thế Trung – Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An; chúng tôi Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; TS. Hà Văn Siêu – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam.

Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Xuân Đường – Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Minh Thông – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Tham dự hội thảo còn có các chuyên gia đến từ các tổ chức hợp tác quốc tế, trong nước và các trường đại học; các tổng công ty, doanh nghiệp du lịch, các hãng hàng không.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Thông phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Phước Anh

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Thông khẳng định, Nghệ An là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch với hơn 2.600 di tích lịch sử, danh thắng; có sự đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc; tài nguyên thiên nhiên ưu đãi với 82 km bờ biển, có khu dự trữ sinh quyển miền Tây được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới…

Nhiều đại biểu cho rằng, du lịch biển là trọng tâm của du lịch Nghệ An nhưng vẫn chưa thật hấp dẫn, thiếu dịch vụ hút khách. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Tại hội thảo, các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi nhiều vấn đề “nóng” về thực trạng phát triển du lịch Nghệ An.

PGS.TS Phạm Trung Lương – Hiệp hội đào tạo Du lịch Việt Nam cho rằng, du lịch Nghệ An đang đứng trước một số thách thức về cạnh tranh điểm đến đứng từ góc độ phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù.

“Đa số du khách khi đến với Cửa Lò sẽ đến với Kim Liên, song đó chỉ như một phần của tour du lịch; trong khi đó, nhiều du khách đến với Kim Liên chỉ với tấm lòng thành kính của người dân thăm quê Bác chứ chưa với tâm thế của người khách du lịch đến Nghệ An để trải nghiệm sản phẩm du lịch đặc thù với trọng tâm là danh nhân thế giới trên nền văn hóa truyền thống đã được UNESCO vinh danh” – ông Phạm Trung Lương nói.

TS. Hà Văn Siêu – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam cũng cho rằng, du lịch Nghệ An đang có nhiều vấn đề cần tháo gỡ như chất lượng nhân lực du lịch, công tác xúc tiến quảng bá và liên kết phát triển sản phẩm.

“Nghệ An cần chuyển hướng từ phát triển du lịch theo chiều rộng sang chiều sâu, đa dạng hóa dịch vụ và phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch phù hợp nhằm khắc phục tính mùa vụ” – ông Siêu nói.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm du lịch Nghệ An bên lề hội thảo. Ảnh: Phước Anh

Nhiều đại biểu là chuyên gia du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch còn đặt ra nhiều băn khoăn về tỷ trọng khách quốc tế và lượng khách lưu trú ở Nghệ An. Năm 2023, Nghệ An đón 5,6 triệu lượt khách thì có đến hơn 2 triệu lượt khách chỉ đến tham quan, chứ không lưu trú. Cùng với đó, khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ khoảng hơn 109.000 lượt khách.

Dịch vụ du lịch cũng là bài toán khó khi hiện nay, du lịch Nghệ An gần như chưa có dịch vụ ban đêm, khách lưu trú qua đêm không có điểm đến giải trí, khiến nguồn thu từ dịch vụ du lịch hạn chế.

Tổng kết hội thảo, chúng tôi Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét: Tổng thể trình độ phát triển du lịch Nghệ An hiện tại đang ở đẳng cấp thấp, đơn điệu, ít loại hình du lịch đẳng cấp, hấp dẫn; tính “ăn sẵn” trong hoạt động du lịch cao…

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, tầm nhìn chung của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Nghệ An nói riêng đang có vấn đề, ngay cả khi đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Hiện nay, định hướng phát triển du lịch cần xác định lợi thế – khác biệt của Nghệ An, theo đó, lựa chọn và xây dựng biểu tượng du lịch Nghệ An gắn với đặc sắc Nghệ An: đất học – địa linh nhân kiệt – hội tụ tinh hoa trên nền “non xanh nước biếc”. Bên cạnh đó, cần thiết phải có một sân bay quốc tế đúng tầm; một chương trình phát triển du lịch quốc gia; chương trình kết nối du lịch vùng lấy TP. Vinh và quê Bác làm tọa độ trung tâm.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường phát biểu cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp ý kiến cho sự phát triển của du lịch Nghệ An. Ảnh: Phước Anh

Cảm ơn sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều tham luận thẳng thắn, sâu sắc đóng góp cho sự phát triển du lịch tỉnh nhà, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường khẳng định, tỉnh sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến, đưa vào chương trình, hành động trong thời gian tới.

Dịp này, UBND tỉnh Nghệ An đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty CP Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam Vietravel và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontourist, nhằm xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực, các dự án trọng điểm, tạo động lực phát triển, thu hút đầu tư mới và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp du lịch. Ảnh: Phước Anh

 5 vấn đề “cần phải có” để phát triển du lịch Nghệ An:

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.

– Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.

– Có chính sách hợp lý, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, trong và ngoài tỉnh đầu tư kinh doanh du lịch.

– Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

– Đẩy mạnh phát triển hạ tầng du lịch.

Ông Nguyễn Thế Trung – Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

Biểu Tượng Mới Du Lịch Nghệ An

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ra quyết định số 3023 công bố biểu tượng du lịch Nghệ An.

Logo mới của Du lịch Nghệ An 

Theo đó, tác phẩm của tác giả Nguyễn Phước Đức (địa chỉ: Số 390/1 đường Nguyễn Kiệm – Phường 3 Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) được chọn làm biểu tượng du lịch Nghệ An. 

  

Biểu tượng du lịch Nghệ An do họa sĩ Nguyễn Phước Đức thiết kế đã vượt qua gần 200 tác phẩm để lọt vào vòng chung kết và đã được Ban Tổ chức, Ban giám khảo gồm lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An, một số cơ quan chuyên môn của Sở, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mỹ thuật và du khách lựa chọn. 

Về tổng thể, biểu tượng du lịch Nghệ An gồm các yếu tố: Cánh sen, con tàu với dòng chữ: Du lịch Nghệ An. Biểu tượng có ba màu chính: Màu đỏ Magenta, màu ấn tượng của hoa Sen; Màu xanh lá cây, tượng trưng hệ sinh thái, thiên nhiên; Màu xanh biển thể hiện  tiềm năng du lịch biển – đảo.

Như vậy, kể từ ngày 16/7/2013 biểu tượng du lịch Nghệ An sẽ được sử dụng rộng rãi trên các giấy tờ, ấn phẩm quảng bá du lịch, các website du lịch và các hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường du lịch trong nước, quốc tế.

Tác giả bài viết: Trần Đình Hà Nguồn tin: Truyền hình Nghệ An

Du Lịch Nghệ An Đã Có Biểu Tượng Mới

Du lịch Nghệ An đã có biểu tượng mới

(VTR) – Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tác biểu trưng Du lịch Nghệ An đã nhận được 131 tác phẩm của các tác giả trong cả nước gửi về tham dự. Qua các vòng xét, chọn, chấm sơ khảo và chung khảo, mẫu thiết kế của tác giả Nguyễn Phước Đức đã được Ban Giám khảo lựa chọn và UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 3023 ngày 16/7/2013 công nhận chọn làm biểu tượng Du lịch Nghệ An.

Logo mới của Du lịch Nghệ An

Về tổng thể, biểu tượng Du lịch Nghệ An thể hiện các yếu tố: cánh sen như đôi tay thân thiện đón chào, cởi mở; như con tàu vươn mình vượt biển cả với tất cả niềm tin vào sự phát triển của ngành Du lịch Nghệ An trong xu thế hội nhập. Dòng chữ “Du lịch Nghệ An” thanh thoát nhẹ nhàng kết hợp bên dưới logo tạo tầm nhìn ấn tượng.

Về màu sắc, biểu tượng Du lịch Nghệ An có 3 màu chính: màu đỏ Magenta biểu trưng cho khởi sắc, năng động, màu ấn tượng của hoa sen; màu xanh lá thể hiện sức trẻ, phát triển và tượng trưng cho hệ sinh thái; màu xanh biển là sự tự tin, bền vững, tiềm năng du lịch biển.

                                                                                                                                                                  Trần Đình Hà

Xây Dựng Tiêu Đề Và Biểu Tượng Du Lịch Mới

Logo với hình ảnh hòn Trống Mái và biểu tượng di sản đã đồng hành cùng du lịch Quảng Ninh từ năm 2003.

Cuối tháng 9 vừa qua, Quảng Ninh đã công bố, phát động cuộc thi sáng tác tiêu đề (slogan) và biểu tượng du lịch (logo) mới của tỉnh. Khẳng định ý nghĩa cuộc thi, ông Hà Quang Long, Giám đốc Sở VH,TT&DL, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, nhấn mạnh: Tìm kiếm slogan và logo mới là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch trong giai đoạn mới, góp phần tạo dựng thương hiệu của điểm đến Hạ Long – Quảng Ninh… Giai đoạn mới, yêu cầu mới

Thực tế, ngành Du lịch của nhiều nước trên thế giới đều có một slogan và logo đặc trưng, ấn tượng, làm nổi bật hình ảnh quốc gia, thu hút sự chú ý cho du khách, nhất là khách nước ngoài. Trong đó, các nước Đông Nam Á có những slogan riêng như: “Malaixia – Một châu Á đích thực”, “Thái Lan kỳ diệu luôn làm bạn kinh ngạc”, “Lào – Vẻ đẹp giản đơn”, “Singapore của bạn”, “Indonesia tuyệt vời”, “Campuchia: Vương quốc của những kỳ quan”, “Brunei: Trái tim xanh của Boreo, Vương quốc của những báu vật”. Nhiều điểm du lịch trong và ngoài nước cũng có những slogan ấn tượng, như Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) gắn với câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông “Bất đáo trường thành phi hảo hán” (không đến Trường thành không phải là anh hùng), Đà Nẵng là “Thành phố tuyệt vời”, TP Hồ Chí Minh là “Sức sống TP Hồ Chí Minh”…

Du lịch Quảng Ninh chưa từng có slogan, tuy nhiên cũng đã có logo in hòn Trống Mái, hình ảnh quen thuộc gắn với Vịnh Hạ Long, di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới, cũng là điểm nhấn lớn nhất trên bản đồ du lịch Quảng Ninh. Hình ảnh này đã đồng hành cùng du lịch Quảng Ninh suốt từ năm 2003 đến nay, đồng hành với tỉnh trong nhiều sự kiện lớn trong nước và quốc tế, đặc biệt là trải qua cuộc bình chọn cho Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới do Tổ chức New7Wonders tổ chức.

Du lịch biển là một trong những nguồn tư liệu cho việc xây dựng logo và slogan du lịch mới của Quảng Ninh.

Tuy nhiên, theo lời ông Hà Quang Long, biểu tượng của du lịch Việt Nam với hình ảnh cô gái mặc áo dài, đội nón Huế, nay đã được đổi thành bông hoa sen cách điệu với 5 cánh có màu sắc khác nhau. Logo này đã thể hiện mục tiêu mà Việt Nam hướng đến giai đoạn này là phát triển du lịch năng động và thân thiện. Hoa sen được chọn làm hình tượng chính bởi nó tượng trưng cho những ý nghĩa cao quý nhất về vẻ đẹp con người và tâm hồn Việt Nam. Quảng Ninh cũng vậy, logo cũ đã gắn với một giai đoạn nhất định của du lịch Quảng Ninh, nay tìm kiếm slogan và logo mới cũng chung mục tiêu như vậy, gắn với một giai đoạn phát triển mới. “Logo đã có chưa toàn diện về mặt thẩm mỹ, đứng trước yêu cầu mới, công nghệ mới cần có những biểu tượng có tính chất biểu trưng, khái quát, sức hấp dẫn cao hơn nữa, có thể thay thế được biểu tượng cũ. Slogan cũng như logo mới phải thể hiện rõ nét nhất chiến lược phát triển, sức hấp dẫn, lợi thế cạnh tranh của du lịch Quảng Ninh. Tất nhiên, nếu không đạt được các tiêu chí như yêu cầu, Ban tổ chức chúng tôi sẽ xem xét, cân nhắc việc có thể sử dụng lại logo cũ…” – Ông Hà Quang Long cho hay.

Điều kiện thuận lợi

Theo thể lệ cuộc thi, các tác giả có hơn 6 tháng dành riêng cho sáng tác. Đối tượng cũng mở rộng đến các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Để thông tin rộng rãi, thu hút đông đảo các tác giả, Ban tổ chức đã đăng tải công khai thông tin tại nhiều trang web của tỉnh như chúng tôi chúng tôi và địa chỉ [email protected]. Cùng với vai trò của các cơ quan truyền thông, Ban tổ chức sẽ sản xuất các chương trình, chuyên mục riêng, đồng thời đề nghị các tỉnh, thành phố bạn hỗ trợ tuyên truyền về cuộc thi…

Các tác giả dự thi cũng được tạo những điều kiện thuận lợi cho sáng tác, như: Mỗi tác giả có thể dự thi với số lượng tác phẩm không hạn chế, tác phẩm dự thi có thể gồm đầy đủ cả logo và slogan hoặc chỉ một trong hai. Ngôn ngữ sử dụng có thể bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc cả 2 thứ tiếng. Tác phẩm dự thi cũng có thể là bản vẽ tay trên giấy hoặc bản vẽ trên máy. Các tác giả có thể gửi dự thi qua mạng internet, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Quảng Ninh. Và cuối cùng là giải thưởng cũng khá hấp dẫn với 1 giải nhất 50 triệu đồng, 2 giải khuyến khích 5 triệu đồng/ giải, kèm giấy chứng nhận.

Điều kiện thuận lợi như thế nhưng thách thức cũng không nhỏ. Bởi lẽ, một trong những yêu cầu là tác phẩm phải thể hiện được sự khác biệt, độc đáo của điểm đến Quảng Ninh. Hiện du lịch được xem là ngành mũi nhọn, thế mạnh của tỉnh trong xu hướng chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Vì vậy, không chỉ du lịch biển mà du lịch văn hoá tâm linh cũng rất được chú trọng. Ở Quảng Ninh, sự phong phú về tiềm năng du lịch không chỉ ở những giá trị tự nhiên mà còn đa dạng về sắc thái văn hoá các vùng, miền. Vì vậy, đây sẽ vừa là nguồn tư liệu dồi dào nhưng cũng là thách thức với các tác giả khi lựa chọn để đưa vào xây dựng một logo hay slogan mới có tính khái quát và hình tượng cao về du lịch Quảng Ninh.

Phan Hằng

Kiên Giang: Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Gắn Liền Với Bảo Vệ Môi Trường

Phát triển các cụm du lịch.

Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn, đặc biệt là các khách sạn thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp với đầy đủ các công trình dịch vụ bổ trợ như tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí… về định hướng không gian để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao cấp tập trung cho TP. Rạch Giá, TX.Hà Tiên; không gian phát triển một số khu du lịch (reasorts) cao cấp tại các khu vực biển đảo tại Phú Quốc. Đầu tư phát triển đồng bộ và có chất lượng đối với dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách. Lựa chọn một số dịch vụ bổ sung tại một số khu vực như thành phố, thị xã và khu vực đảo để ưu tiên đầu tư xây dựng các dịch vui chơi giải trí và thể thao tổng họp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa, thị trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao như: Du lịch mạo hiểm, đưa thuyền, câu cá, du lịch thám hiểm…

Đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá du lịch thông qua các diễn đàn, cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển làm…trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia quảng bá sản phẩm du lịch; thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu, bán và kết nối các chưong trình du lịch đến với các khu, điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn Kiên Giang; khuyến khích các công ty lữ hành của tỉnh đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh tại các trung tâm du lịch trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước. Phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử văn hoá, cảnh quan và sản phẩm du lịch Kiên Giang ra trong và ngoài nước; xây dựng nội dung của website quảng bá về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Kiện Giang; tăng cường quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước như: đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và Internet của địa phương’ trung ương và quốc tế…

Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch; đồng thời trang bị nghiệp vụ chuyên ngành và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch; tăng cường đào tạo nghiệp vụ du lịch, vệ sinh môi trường du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường và phong cách phục vụ cho cộng đồng dân cư nơi có thể phát triển du lịch như ven biển, vùng đồng bào dân tộc miền Tây. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên và môi trường để phục vụ phát triển du lịch.

Trong giai đoạn 2011 – 2023, Kiên Giang trú trọng xây dựng Cụm du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc, Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận, Cụm du lịch Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận, Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận. Giai đoạn sau 2023, huyện đảo Phú Quốc trở thành Đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương, vì thế, Kiên Giang có các cụm du lịch: Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận, Cụm du lịch Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận, Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận.

Cụm du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao trong khu vực và thế giới. Các loại hình du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng biển; thám hiểm; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; vui chơi giải trí, mua sắm; thể thao; hội nghị, hội thảo; tham qụan di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề… ở các khu du lịch sinh thái tại Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bãi Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn, bãi ông Lang, bãi Khem, Bãi Sao…; các khu du lịch hỗn hợp tại Bãi Vòng, Vịnh Đầm; khu phức hợp Bãi Trường; các điểm du lịch đặc trưng gồm nhà tù Phú Quốc, suối Tranh, suối Tiên, suối Đá Bàn, núi Chúa, núi Ra Đa, sông Dương Đông, các điểm làng nghề…

Trương Anh Sáng

Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận phát triển Cụm du lịch biển đảo danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hà Tiên với các loại hình du lịch chủ yếu: Nghỉ dưỡng biển; du lịch sinh thái; tham quan các di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề; lễ hội, tín ngưỡng; thể thao, mạo hiểm; mua sắm. Cụm du lịch Rạch Giá và phụ cận là cụm du lịch sinh thái, biển đảo, di tích lịch sử, lễ hội…với các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch sinh thái nhà vườn, sinh thái biển đảo; các dịch vụ vui chơi, giải trí; tham quan các di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề; lễ hội. Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận là cụm du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử U Minh Thượng với các loại hình du lịch chủ yếu: Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, các di tích lịch sử; du lịch sinh thái vườn, làng nghề…

Đồng thời tỉnh cũng đã xây dựng các tuyến du lịch quốc tế và liên vùng: Từ Campuchia – Hà Tiên – Kiên. Lương – Rạch Giá – Phú Quốc và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Từ TP. Hồ Chí Minh – Rạch Giá – Phú Quốc – các tỉnh ĐBSCL. Các tuyến du lịch địa phương: Thành phố Rạch Giá đến các cụm du lịch khác: Rạch Giá – Hà Tiên; TP.Rạch Giá – Vườn quốc gia (VQG) U Minh Thượng; TP.Rạch Giá – các đảo của huyện Kiên Hải. Từ Hà Tiên đến các cụm du lịch khác: Phú Quốc – Rạch Giá; Phú Quốc- Hà Tiên…

Nghệ An: Xây Dựng 3 Làng Du Lịch Cộng Đồng Thành Sản Phẩm Ocop

(TBMK) – Theo Quyết định của Ban Điều hành chương trình OCOP Nghệ An về phê duyệt kế hoạch triển khai thực đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2023-2023, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng 3 làng du lịch cộng đồng thành sản phẩm OCOP.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 9 làng đang hoạt động du lịch cộng đồng kết hợp các giá trị văn hóa gồm: Bản Xiềng xã Môn Sơn, Khe Rạn Bồng Khê, Yên Thành xã Lục Dạ, bản Nưa xã Yên Khê (Con Cuông), bản Na Xai, Hủa Mương xã Hạnh Dịch, bản Hữu Văn xã Châu Kim (Quế Phong), Thái Minh (Tiên Kỳ, Tân Kỳ)…, 9 làng này đủ điều kiện để xây dựng thành công làng du lịch cộng đồng.

Theo đề xuất của Ban điều hành chương trình, sẽ chọn 3 làng, bản để xây dựng sản phẩm OCOP gồm: Bản Hoa Tiến, Châu Tiến (Quỳ Châu), bản Xiềng, Môn Sơn (Con Cuông) và bản Thái Minh xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ) để 3 bản này đạt tiêu chí sản phẩm nông thôn tiêu biểu. Sở dĩ 3 bản đó có các làng nghề dệt nổi tiếng, điều kiện còn khó khăn, 3 bản cũng đại diện cho 3 huyện nhằm lan tỏa, kết nối mô hình này, phát triển thêm các sản phẩm du lịch ở các địa phương. Sau khi thành công sẽ tiếp tục đầu tư cho các làng, bản khác.

Ông Nguyễn Mạnh Lợi (Phó Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An) cho biết: Qua khảo sát của ngành chức năng, du lịch cộng đồng ở Nghệ An khá phát triển tại các huyện miền Tây. Một số làng đã được biết đến như bản Nưa, bản Khe Rạn, bản Xiềng ( Con Cuông), Hoa Tiến (Quỳ Châu)… thu hút khá đông du khách.

Lâu nay, hầu hết các bản, các địa phương đang tự bỏ kinh phí ra tuyên truyền, quảng bá, đầu tư, chưa có quy hoạch, chưa có sự hỗ trợ của nhà nước, trong khi đây là “kho báu” tiềm năng của ngành du lịch Nghệ An. Các hoạt động du lịch chưa thể hiện sự bài bản, chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ… làm hạn chế sự hấp dẫn và chưa lôi kéo được du khách lưu trú lâu hơn. Trước thực trạng đó, các ngành chức năng đề nghị có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các làng, bản du lịch cộng đồng.

Đối với khu vực miền núi, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh cho hộ gia đình, kinh phí không quá 60 triệu đồng/nhà vệ sinh; việc hỗ trợ này sẽ giải quyết được vấn đề thiếu nhà vệ sinh đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng, đảm bảo vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp tại các bản làng miền núi.

Tỉnh sẽ hỗ trợ mua sắm trang thiết bị ban đầu (chăn, ga, gối, đệm, máy lọc nước..), mức đề xuất hỗ trợ 50% kinh phí (không quá 100 triệu đồng) để chỉnh trang nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị cần thiết. Đối tượng được thụ hưởng chính sách là các hộ gia đình khu vực nông thôn, có nhucầu và điều kiện kinh doanh các loại hình du lịch cộng đồng, được Sở Du lịch và địa phương lựa chọn. Chính sách này sẽ chỉ hỗ trợ năm đầu tiên khi triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, dự kiến hỗ trợ thôn xóm, bản mua sắm bộ dụng cụ, trang phục cho đội tập văn nghệ, mức hỗ trợ 50% mức kinh phí mua sắm. Mỗi bản, xóm 1 đội văn nghệ từ 10-20 người (tùy quy mô chọn lựa) giúp cho các đội văn nghệ trang bị đầy đủ các nhạc cụ và trang phục truyền thống phù hợp với đặc trưng của địa phương để thu hút khách du lịch trải nghiệm nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn du khách quay lại.

Lắp đặt hệ thống biển báo, chỉ dẫn và các nội quy quy định ở các bản, xóm DLCĐ, giúp cho du khách có thể dễ dàng tìm đường đến các điểm du lịch để tham quan, khám phá và dễ dàng nhận biết, thực hiện trong quá trình tham quan tìm hiểu, do các bản làng DLCĐ chủ yếu là các bản dân tộc thiểu số sinh sống nên có tập tục và tác phong sinh hoạt riêng biệt.

Ngoài ra, còn hỗ trợ về tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn về du lịch cho những người dân trong bản, xóm DLCĐ, trước hết là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ DLCĐ tại các bản làng đó để họ có thể có những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp đón khách, chế biến món ăn. Đào tạo tiếng Anh, hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, quảng bá DLCĐ cho UBND các huyện có điểm DLCĐ để huyện hàng năm chủ động kế hoạch xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch địa phương nói chung và sản phẩm DLCĐ nói riêng.

Theo dự kiến, tổng ngân sách cả giai đoạn 5 năm từ 2023-2025 là 10.300 triệu đồng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Biểu Tượng Du Lịch Nghệ An Gắn Với “Đặc Sắc Nghệ An“ trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!