Xu Hướng 4/2023 # Xây Dựng Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc, Đẳng Cấp Quốc Tế Tại Sa Pa # Top 12 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Xây Dựng Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc, Đẳng Cấp Quốc Tế Tại Sa Pa # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc, Đẳng Cấp Quốc Tế Tại Sa Pa được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

10:27 27-03-2019

:731

Laocaitv.vn – Với mục tiêu xây dựng các sản phẩm du lịch vừa mang tính đặc sắc vùng miền, vừa mang tầm đẳng cấp quốc tế tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với huyện tham mưu nghiên cứu, tiến hành xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Trong đó, phấn đấu mỗi tháng hoặc mỗi quý trong năm phải có một sản phẩm du lịch đặc trưng, mang thương hiệu Sa Pa, có thể lồng ghép với lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đối với ruộng bậc thang Sa Pa đang tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam, nhất là sau khi được tạp chí Du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất thế giới; website nổi tiếng thế giới Mother Nature cũng bình chọn là một trong 30 điểm đến đẹp nhất thế giới. Do đó, tỉnh chỉ đạo phải tăng cường bảo tồn và truyền thông rộng rãi về giá trị của sản phẩm du lịch độc đáo này.

Về hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nội dung đã có trong thỏa thuận hợp tác với vùng Nouvelle – Aquitaine (Cộng hòa Pháp) gồm: Hoạt động dù lượn tại các tuyến Sa Pa – Thanh Kim – Bản Hồ; Sa Pa – Hang Đá – Hầu Chư Ngài – Sử Pán; Sa Pa – Séo Mý Tỷ; hoạt động leo thác nước, vượt thác tại các điểm thác Bạc, thác Tình yêu, thác Lavie (xã Bản Hồ); hoạt động leo vách đá tại núi đá Ô Quý Hồ Km 7 và điểm Hầu Thào; hoạt động du lịch trên không tại khu vực rừng già gần thác Tình yêu; hoạt động lưu trú đặc biệt tại khu vực hồ thủy điện Séo Mý Tỷ.

Phương Liên

Lào Cai: Hướng Đến Xây Dựng Hệ Thống Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc

Du lịch Lào Cai đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách du lịch và tổng thu du lịch luôn đạt mức tăng trưởng cao, thương hiệu du lịch Lào Cai trên bản đồ du lịch Việt Nam đã được khẳng định… Tuy nhiên, việc xây dựng, khai thác sản phẩm du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng. Điều đó đặt ra cho Lào Cai phải có định hướng chiến lược nhằm xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn… Những định hướng lớn

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lào Cai năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị: “Lào Cai phải hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững và bao trùm”. Tức là Lào Cai phải đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng vẫn giữ được cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng sinh học, những nét văn hóa bản địa đặc sắc và bảo vệ được môi trường sinh thái, đồng thời mọi đối tượng trong xã hội đều được thụ hưởng thành quả từ phát triển du lịch tương xứng với những gì đã đóng góp. Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, tỉnh Lào Cai đã tổ chức xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch tổng thể đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng Lào Cai trở thành trọng điểm du lịch của vùng Tây Bắc, Sa Pa thành khu du lịch quốc gia, Tp. Lào Cai thành điểm du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, sản phẩm chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa dân tộc Lào Cai… Đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ là trung tâm du lịch thiên nhiên và văn hóa miền núi lớn nhất Việt Nam, có sức hút đối với khách du lịch nội địa và quốc tế trên cơ sở thế mạnh về tài nguyên du lịch thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ cùng với bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú của 25 nhóm ngành dân tộc…; chất lượng du lịch được nâng cao trên cơ sở tiêu chuẩn hóa theo mô hình phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm của Việt Nam, là ngành kinh tế đột phá, có tác động lan tỏa rộng khắp khu vực…

Một trong những mục tiêu đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể là phát triển sản phẩm du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên; bảo đảm quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội; giải quyết tốt vấn đề môi trường, lao động, việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm du lịch tham quan – nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch sinh thái – văn hóa, du lịch biên giới và du lịch tâm linh… cùng các dòng sản phẩm hỗ trợ như du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm), du lịch nông nghiệp… Trong đó ưu tiên các sản phẩm du lịch có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh cao, gắn lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, văn hóa của Khu du lịch quốc gia Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đảm bảo tính bền vững, có khả năng thu hút khách chi tiêu cao và khách trở lại nhiều lần.

Khai thác hiệu quả những thế mạnh riêng có

Để phát triển các sản phẩm du lịch của Lào Cai thực sự đặc sắc, ấn tượng, khai thác hiệu quả các giá trị tự nhiên, nhân văn, lịch sử, văn hóa riêng có, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, ngay từ đầu năm 2020, ngành Du lịch Lào Cai sẽ tập trung nguồn lực, tổ chức mời gọi đầu tư xây dựng Sa Pa trở thành “Kinh đô du lịch mùa Hè của Việt Nam” gắn với nghỉ dưỡng núi tại Sa Pa; tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao như sân golf, khu nghỉ dưỡng cao cấp – resort, biệt thự du lịch cao cấp, khu vui chơi và giải trí cao cấp tại đô thị du lịch Sa Pa, Tp. Lào Cai phục vụ cho đối tượng khách chi trả cao và khách quốc tế; đề xuất ban hành các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư các loại hình cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng độc đáo như các biệt thự, bungalow thấp tầng, dùng vật liệu của bản địa kết hợp với không gian rộng, thoáng, tầm nhìn đẹp, trồng nhiều hoa, cây cảnh độc đáo của địa phương tạo dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng đặc sắc của vùng núi cao của Lào Cai tại các phân khu chức năng khu du lịch quốc gia Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà…

Cùng với đó, ngành Du lịch Lào Cai tăng cường khai thác các giá trị văn hóa “biến di sản thành tài sản” thông qua các di tích văn hóa – lịch sử, danh thắng, kết nối các điểm du lịch tâm linh dọc sông Hồng với khu tâm linh cáp treo, khu cột cờ Lũng Pô – Bát Xát; xây dựng các điểm tham quan du lịch trải nghiệm; kết nối các phiên chợ văn hóa vùng cao thành sản phẩm “sắc màu chợ phiên”; tổ chức các chương trình du lịch trải nghiệm lễ hội, nghi lễ, chợ phiên, làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì, Tày, Nùng, các điểm trình diễn văn nghệ dân tộc tại các nhà văn hóa thôn, bản… Phát triển một số mô hình du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN tại các phân khu chức năng khu du lịch Sa Pa, Y Tý (Bát Xát), Bắc Hà, Bảo Yên gắn với cảnh quan, đặc trưng văn hóa từng địa phương…

Ngành Du lịch Lào Cai tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cấp sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm trên địa bàn trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam tại các địa bàn VQG Hoàng Liên, rừng nguyên sinh Y Tý, thác Đầu Nhuần; các loại hình câu cá, xe đạp, lưu trú trên cây, dù lượn, vượt thác, hình thành Trung tâm bảo tồn động, thực vật đa dạng sinh học trong VQG Hoàng Liên, du lịch trải nghiệm trên sông Hồng, sông Chảy… Trong đó, các sản phẩm “Chinh phục đỉnh cao” với các hoạt động leo núi chinh phục đỉnh Fansipan, Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa), Ky Quan San, Lảo Thẩn (Bát Xát)… sẽ được đầu tư khai thác quy mô và chuyên nghiệp hơn.

Bên cạnh đó, từng bước xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp truyền thống sản xuất các sản phẩm hàng hóa lưu niệm đặc sắc phục vụ nhu cầu của khách du lịch; phát triển mô hình trồng, sản xuất thảo dược để phục vụ trải nghiệm và chăm sóc sức khỏe cho du khách; phát triển các tuyến phố đi bộ, chợ đêm, ẩm thực vùng cao, các quầy hàng bán sản vật đặc trưng mang thương hiệu vùng cao. Ngoài ra, Du lịch Lào Cai tiếp tục hoàn thiện các khu vui chơi giải trí đẳng cấp, công viên văn hóa, chợ hoa, Quảng trường Cổng trời tại KDL quốc gia Sa Pa, công viên văn hóa Tp. Lào Cai, khai thác công viên Nhạc Sơn thành công viên nghệ thuật ánh sáng, công viên sinh thái Hồ Na Cồ (Bắc Hà), xây dựng Tp. Lào Cai, KDL quốc gia Sa Pa thành trung tâm tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế… Đối với một số sản phẩm du lịch đã gắn liền với thương hiệu du lịch Lào Cai như chợ tình Sa Pa, du lịch tâm linh gắn với địa danh “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, Festival “Vó ngựa cao nguyên trắng” Bắc Hà, Festival “Y Tý Đại ngàn” Bát Xát, Festival “Khèn và Hoa”, Lễ hội trên mây Sa Pa, Giải Marathone quốc tế, Giải xe đạp quốc tế “một vòng đua hai quốc gia”, Chương trình du lịch kiểu mẫu 02 quốc gia 06 điểm đến… sẽ được đầu tư mạnh mẽ trở thành thương hiệu đặc thù riêng có của Lào Cai.

Với chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên hiện có, Du lịch Lào Cai sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

Lào Cai xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo, chiếm tỷ trọng từ 25% – 30% GRDP của tỉnh vào năm 2025, chiếm 40% vào năm 2030. Đến năm 2025 đón 9 triệu lượt khách (1,6 triệu lượt khách quốc tế), tổng thu du lịch đạt 42.720 tỷ đồng; đến năm 2030 đón trên 13 triệu lượt khách (2,5 triệu lượt khách quốc tế), tổng thu du lịch đạt 68.250 tỷ đồng…

Hà Văn Thắng Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai

Hà Giang: Xây Dựng Những Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù

Hà Giang là nơi giao thoa tiếp giáp giữa hai vùng văn hóa Đông Bắc – Tây Bắc, đồng thời là điểm chung chuyển giữa cung đường du lịch Đông Tây Bắc và tiếp giáp với thị trường du lịch tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch Hà Giang là điều kiện quan trọng để xây dựng và hình thành nên những sản phẩm du lịch đặc thù…

Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

Hà Giang có hệ thống danh thắng, cảnh quan thiên nhiên với vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ, tiêu biểu là Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Ngoài ra, với vốn văn hóa truyền thống đặc sắc và phong phú của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh đã để lại một khối lượng di sản khổng lồ, như: Các di chỉ khảo cổ tiền sơ sử được phát hiện tại nhiều địa phương (hang Đán Cúm, hang Nà Chảo ở Bắc Mê; di chỉ Đồi Thông, thành phố Hà Giang; bãi đá khắc cổ ở Nấm Dẩn, Xín Mần…), di tích kiến trúc (Dinh thự nhà Vương, phố cổ Đồng Văn, phố cổ Phó Bảng), di tích lịch sử cách mạng (tiểu khu Trọng Con; Căng Bắc Mê)…

Hiện nay toàn tỉnh có 14 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và 26 di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp tỉnh.

Đặc trưng của văn hóa Hà Giang được thể hiện qua các lễ hội truyền thống, đó là sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng rộng và thu hút nhiều người tham dự và được tổ chức trong không gian văn hóa của làng bản và khu vực như: Lễ cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội nhảy lửa dân tộc Pà Thẻn; Lễ hội lồng tồng của dân tộc Tày và đặc biệt là Lễ hội chợ tình Khâu Vai (Mèo Vạc); Lễ hội hoa tam giác mạch, Festival khèn Mông.

Hệ thống chợ phiên vùng cao cũng được coi là di sản văn hóa đặc sắc. Chợ phiên ở Hà Giang đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm. Trong phiên chợ có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa như thồi khèn, đàn môi, hát giao duyên… cùng với trang phục dân tộc đa sắc màu, trở thành tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 – 2015), Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 62-CTr/TU ngày 29/3/2013 về phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2013 – 2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 26/7/2013 để triển khai thực hiện chương trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo các cấp, các ngành gắn công tác phát triển du lịch với việc khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa. Với chủ trương “Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa”, Hà Giang đã chú trọng quan tâm tới vấn đề giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng di sản văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh cần thiết chú trọng đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu. Đầu tư nghiên cứu phục dựng các lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, định hướng chọn lọc một số lễ hội tiêu biểu của địa phương, xây dựng thành lễ hội tiêu biểu của vùng để thu hút khách du lịch.

Tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa. Gắn cộng đồng địa phương – chủ nhân thực sự của các di sản có được quyền làm chủ các di sản của mình, từng bước thu hút cộng đồng tham gia quản lý và được tạo điều kiện để bày tỏ quan điểm và nhận thức của họ, làm sao các lợi ích kinh tế ngắn hạn và dài hạn do du lịch tạo ra có thể đóng góp cho phát triển lâu dài của cộng đồng.

Cần tổ chức các lễ hội một cách đúng hướng, phát huy giá trị văn hóa bản làng, phát triển du lịch cộng đồng để góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, làm cho đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú. Đồng thời, đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo cho du khách các chương trình du lịch đa trải nghiệm.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự biến đổi về kinh tế đang kéo theo sự biến đổi về văn hóa. Sự biến đổi này diễn ra ngày càng mạnh mẽ, những giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một. Cần giáo dục ý thức bảo vệ di sản để thế hệ trẻ hiểu và tôn trọng di sản văn hóa, ý thức được vai trò trách nhiệm trong việc phát huy di sản văn hóa, trở thành những người quản lý và bảo vệ di sản văn hóa, đảm bảo cho các di sản văn hóa tồn tại bền vững…/.

Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Khu Du Lịch Thác Bản Giốc

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Đề án Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Khu du lịch thác Bản Giốc do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện. Do có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, ngày 5/11/2015, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa đã ký Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc). Hiệp định có hiệu lực từ tháng 6.2016 và Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định đã được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/11/2017.

Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng và của quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng. Đồng thời, xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc có các chức năng và hạ tầng đồng bộ, khai thác tối đa các lợi thế sẵn có về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ theo hướng bền vững, kết hợp bảo vệ môi trường….

Phó TCT Nguyễn Thị Thanh Hương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phạm Hà Vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thác Bản Giốc

Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó tổng cục trưởng TCDL nói: “Cao Bằng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, thời gian gần đây, du lịch của tỉnh Cao Bằng nói chung, của Khu du lịch thác Bản Giốc nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên những kết quả thu được từ du lịch vẫn chưa được như mong muốn. Với Đề án này, TCDL sẽ định hướng việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho Khu du lịch thác Bản Giốc tuân thủ Hiệp định nói trên, nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách du lịch, góp phần khẳng định được thương hiệu du lịch của tỉnh Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trong cuộc làm việc với tỉnh Cao Bằng hồi tháng 3/2019 là Xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc, Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng trở thành khu du lịch trọng điểm, kiểu mẫu về du lịch biên giới, du lịch xanh, du lịch thông minh cũng như hình mẫu trong quan hệ hợp tác với nước bạn Trung Quốc”.

Làng đá Khuổi Ky ở Trùng Khánh, Cao Bằng

Đánh giá cao tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Khu du lịch thác Bản Giốc, nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu phát triển cho rằng Cao Bằng có rất nhiều tài nguyên du lịch mà những nơi khác không có được: thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất Việt Nam, 1 trong 10 thác nước hùng vĩ nhất thế giới; dòng sông Quây Sơn cả phía thượng lưu và hạ lưu thác Bản Giốc; chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc; động Ngườm Ngao và thung lũng quanh động Ngườm Ngao; Không gian văn hoá Tày, Nùng; cảnh quan khu vực thượng lưu thác Bản Giốc; tuyến vành đai biên giới Việt Nam- Trung Quốc; không gian sinh thái nông nghiệp khu vực thác Bản Giốc, sông Quây Sơn; du lịch lễ hội, tham quan chợ vùng biên; ẩm thực đặc sắc của địa phương; sản vật địa phương phục vụ mua sắm và các tài nguyên khác.

Sông Quây Sơn và mùa vàng Trùng Khánh

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch quanh Khu du lịch thác Bản Giốc còn rất thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, trong đó có tổng cộng 9 khách sạn, nhà nghỉ với 258 phòng. Dịch vụ lưu trú được khách du lịch sử dụng khi đến Khu du lịch thác Bản Giốc cụ thể là: resort cao cấp chiếm 5,8%, homestay 11,2%, khách sạn từ 3-5 sao 27,4%, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ 28,3%, khách sạn 1-2 sao chiếm 39,5%.

Khách du lịch khám phá động Ngườm Ngao Ẩm thực Cao Bằng rất đặc sắc, phong phú

Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch quanh Khu du lịch thác Bản Giốc càng ngày càng tăng. Đến nay, đã có nhiều hộ gia đình có thêm việc làm mới từ tham gia bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, kinh doanh cung cấp dịch vụ homestay. Tuy nhiên, theo báo cáo lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú hiện chỉ có 15% được đào tạo về chuyên ngành du lịch và khoảng gần 10% trong tổng số lao động du lịch có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Đội ngũ thuyết minh viên còn ít và hạn chế về khả năng ngoại ngữ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Với thực trạng khai thác du lịch hiện nay, các chuyên gia du lịch, doanh nghiệp du lịch đánh giá Khu du lịch thác Bản Giốc mới chỉ “chập chững” làm du lịch, đơn thuần là tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng, tham gia chèo thuyền kayak trên sông Quây Sơn, thưởng thức đặc sản địa phương, trải nghiệm hoạt động cùng đồng bào dân tộc, tham quan làng nghề… Về hệ thống sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa phong phú, khách không có nhiều lựa chọn: hệ thống đường giao thông cực kém, quá ít cơ sở lưu trú, hoạt động du lịch chưa quy mô, chuyên nghiệp, thông tin và lộ trình du lịch chưa đầy đủ, thiếu hệ thống bảng chỉ dẫn, các lễ hội quy mô nhỏ…

Trong tổng số 1.310.000 lượt khách (110.000 lượt khách quốc tế) đến Cao Bằng năm 2018, có 750.000 lượt khách, chiếm 57% (80.000 lượt khách quốc tế, chiếm 73%) đến thác Bản Giốc.

Ông Trương Thế Vinh, Phó GĐ Sở VHTTDL Cao Bằng, Trưởng ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng cho biết: “Thác Bản Giốc đã quá nổi tiếng nhưng đặc biệt sau khi Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng được UNESCO công nhận khách đến Cao Bằng và khu vực thác Bản Giốc tăng đột biến. Khách quốc tế đến Bản Giốc hiện nay chủ yếu là khách đến từ châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…). Có một xu hướng mới là trước đây khách chỉ đi tham quan thác Bản Giốc sau đó quay về trung tâm thành phố Cao Bằng nghỉ qua đêm nhưng gần đây khách thích di chuyển vào khu vực thác Bản Giốc và nghỉ lại đây. Vì thế, hiện nay dịch vụ homestay ở khu vực này phát triển khá mạnh, có phần tràn lan”.

Từ những nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng, hiện trạng khai thác và điều kiện phát triển hiện nay của Cao Bằng, TCDL đã đưa ra một số định hướng để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù thác Bản Giốc. Trong đó, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững, coi trọng hàng đầu đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy tối đa các giá trị tự nhiên và truyền thống, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc. Những sản phẩm du lịch đặc thù ở Khu du lịch thác Bản Giốc cần gắn chặt với sản phẩm du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hoá dân tộc thiểu số ở địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng: Cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng tăng cường kết nối với các điểm đến, sản phẩm du lịch khác của tỉnh Cao Bằng và các địa phương lân cận. Cụ thể là tập trung phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái nông lâm nghiệp, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch ẩm thực, du lịch nghỉ dương và chăm sóc sức khoẻ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc, Đẳng Cấp Quốc Tế Tại Sa Pa trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!