Xu Hướng 4/2023 # Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Văn Hóa Việt Nam Dựa Trên Giá Trị Di Sản Và Văn Hóa Ẩm Thực # Top 7 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Văn Hóa Việt Nam Dựa Trên Giá Trị Di Sản Và Văn Hóa Ẩm Thực # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Văn Hóa Việt Nam Dựa Trên Giá Trị Di Sản Và Văn Hóa Ẩm Thực được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày 11/12/2020, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3767/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án xây dựng Thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa.

Phát triển thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thông qua phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Đề án xác định mục tiêu định vị thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam dựa trên giá trị văn hóa đặc sắc Việt Nam, tập trung vào giá trị di sản và giá trị văn hóa ẩm thực, qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao.

Nhật Hoàng và Hoàng hậu xem Nhã nhạc cung đình Huế năm 2017 (Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế)

Ba nhóm nhiệm vụ sẽ được tập trung triển khai, gồm có: (1) Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; (2) Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, du lịch ẩm thực; và (3) Chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.

Đồng thời quảng bá tại các hội chợ du lịch; tuần văn hóa Việt Nam; năm du lịch quốc gia; chương trình giới thiệu điểm đến du lịch; chương trình khảo sát phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực, di sản; chương trình gặp gỡ doanh nghiệp; các sự kiện về ẩm thực và di sản. Tổ chức đánh giá, công nhận và vinh danh các danh hiệu. Đáng chú ý, sẽ phối hợp lồng ghép những điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch về di sản và ẩm thực vào các tác phẩm nghệ thuật (phim, ảnh…).

Về hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, du lịch ẩm thực, sẽ hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, biên tập, phục dựng và phát triển các giá trị di sản và ẩm thực để hình thành, gia tăng giá trị các sản phẩm du lịch. Tổ chức hội thảo chuyên đề du lịch di sản và du lịch ẩm thực; các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về du lịch di sản và du lịch ẩm thực. Tổ chức các đoàn khảo sát phát triển sản phẩm du lịch di sản và du lịch ẩm thực.

Về chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực, sẽ tổ chức quy hoạch phát triển các điểm đến du lịch gắn với di sản và ẩm thực. Xây dựng các chính sách phát triển có trách nhiệm với di sản, đa dạng văn hóa, đảm bảo phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa. Xây dựng công cụ kiểm soát an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch ẩm thực. Khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp gắn kết du lịch với các ngành công nghiệp văn hóa; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực và di sản.

Ẩm thực Việt Nam rất được bạn bè quốc tế ưa chuộng và đánh giá cao (Ảnh: Internet)

Trong tổ chức thực hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Công Thương phối hợp xây dựng Đề án trong khuôn khổ của Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu du lịch văn hóa quốc gia ra thế giới.

Các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án này.

Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp vai trò bảo vệ di sản, giữ gìn phát huy giá trị của di sản, văn hóa ẩm thực, tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch quốc gia; trên cơ sở định hướng chung về thị trường, sản phẩm có kế hoạch thực hiện các giải pháp, tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến của địa phương.

Đề nghị các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch; huy động sự tham gia của doanh nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa trong xúc tiến du lịch.

Trong 2 năm liên tục 2019 và 2020, Việt Nam được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) bình chọn là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới và 3 hạng mục Điểm đến Di sản, Ẩm thực và Văn hóa hàng đầu châu Á. Qua đó, khẳng định thương hiệu và sức hấp dẫn của du lịch văn hóa Việt Nam trên thế giới, đặc biệt là giá trị di sản và ẩm thực.

Trung tâm Thông tin du lịch

Thái Lan Khai Thác Giá Trị Văn Hóa Ẩm Thực

Quảng bá ẩm thực Thái Lan Xác định thương hiệu cho ẩm thực Thái Lan

Với tham vọng phát huy giá trị ẩm thực tuyền thống dân tộc, đưa ẩm thực Thái Lan trở thành “Nhà bếp của thế giới”, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính sách khuyến kích mở rộng chuỗi nhà hàng Thái đưa món ăn Thái đến gần với mọi dân tộc trên thế giới. Người Thái có hẳn một chương trình quốc gia tập trung phát triển chuỗi nhà hàng Thái thông qua cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Thai Brand”, mở các lớp đào tạo nhân viên chế biến, bếp trưởng về món ăn truyền thống của Thái Lan. Chính phủ sẵn sàng cho vay vốn, cung cấp thiết bị, nhân lực và cả nguyên liệu. Đồng thời, có cả một đơn vị chuyên giám sát chất lượng và cấp giấy chứng nhận định kỳ. Theo quy định của Chính phủ, muốn mở một cửa hàng ăn Thái Lan tại nước ngoài, nhà hàng đó phải có ít nhất hai đầu bếp người Thái thuần thục chế biến món ăn truyền thống của Thái. Thông qua chuỗi nhà hàng, người Thái vừa quảng bá hình ảnh đất nước, vừa thu hút các thực khách đến với đất nước Thái Lan xinh đẹp và mến khách.

“Nhãn hiệu Thái”, “Thai Brand” sẽ được cấp cho các nhà hàng Thái ở nước ngoài khi hội đủ các tiêu chuẩn do Chính phủ Thái Lan đưa ra. Hiện nay, có khoảng 9.000 nhà hàng Thái trên khắp thế giới và họ đang lập kế hoạch đào tạo các đầu bếp Thái để làm việc cho các nhà hàng này ở nước ngoài.

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, để thực hiện thành công Chiến dịch Thailand – Kitchen to the World, Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Thái Lan đã phối hợp đào tạo đầu bếp phục vụ trong các nhà hàng của Thái Lan ở nước ngoài. Số đầu bếp này có trách nhiệm mở rộng ảnh hưởng văn hóa ẩm thực Thái Lan ở các nước. Để có thể đạt tiêu chuẩn làm “đại sứ ẩm thực” của Thái Lan ở nước ngoài, mỗi đầu bếp phải biết sử dụng ngoại ngữ và chế biến thành thạo ít nhất năm món ăn chủ lực như súp tôm chua cay, cà ri đỏ, rau trộn, mỳ xào, cơm rang dứa…

Bên cạnh đó, để quảng bá các nhà hàng Thái trên thế giới, Chính phủ Thái Lan thành lập Công ty Global Thai Restaurant chỉ để làm công tác xúc tiến quảng bá ẩm thực Thái Lan trên toàn thế giới. Song song với các chiến dịch ngắn hạn, Cục Xúc tiến (trực thuộc Tổng cục Du lịch Thái Lan – TAT) phối hợp với công ty CAD xuất bản ấn phẩm Tin tức về nhà hàng Thái và tổ chức hội thảo để giúp các nhà đầu tư Thái phát triển thương hiệu nhà hàng Thái ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan còn hỗ trợ Dự án phát triển chuỗi nhà hàng Thái mang thương hiệu Con voi xanh (Blue elephant) theo hình thức nhượng quyền (franchise) phổ biến hiện nay trên thế giới. Theo đó, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ cung cấp thiết kế trang trí nhà hàng, bếp trưởng và đội ngũ phục vụ đã huấn luyện đúng chuẩn, nguyên liệu nấu thức ăn và cả hàng mỹ nghệ của Thái bán tại các cửa hàng. Với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sau khi đã đáp ứng đủ yêu cầu sẽ được cho vay vốn, được huấn luyện, cung cấp thiết bị, nhân lực và cả nguyên liệu cho việc kinh doanh nhà hàng.

Thái Lan đã triển khai chiến dịch “Amazing Thailand” qua nhiều năm, trong đó hoạt động quảng bá nền ẩm thực Thái Lan chiếm vị trí quan trọng.

Chọn lựa các món ăn tiêu biểu để quảng bá, giới thiệu với du khách

Trong những năm qua, ngành Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Du lịch Thái Lan và các Văn phòng Đại diện Du lịch Thái Lan liên tục tổ chức các Tuần lễ ẩm thực Thái Lan ở nước ngoài. Tuần lễ ẩm thực Thái Lan là dịp đặc biệt dành cho các thực khách thưởng thức các món ăn đặc sắc như bánh bột gạo giòn ăn kèm thịt lợn xay và bánh hấp nhân lạc, nộm đu đủ, mì chantaburi xào, súp tôm chua cay, cari gà xanh ngọt, chuối nước cốt dừa… Đây là cách làm trực tiếp rất ấn tượng và hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

Kinh nghiệm cho ẩm thực Việt

Qua nghiên cứu kinh nghiệm khai thác văn hóa ẩm thực thu hút khách du lịch quốc tế của Thái Lan, Việt Nam có thể tham khảo một số kinh nghiệm để áp dụng trong điều kiện thực tế:

Thứ nhất, phát huy giá trị ẩm thực truyền thống dân tộc, tạo ra món ăn từ những nguyên liệu đặc sản chất lượng. Lựa chọn các món ăn đặc trưng đại diện cho cả quốc gia và tổ chức xúc tiến tại các thị trường nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá rộng rãi các món ăn đó ra thế giới.

Thứ hai, c ác nhà hàng cần sớm liên kết với nhau cũng như liên kết với công ty lữ hành để xây dựng thương hiệu và tour ẩm thực Việt Nam. Trước hết, các nhà hàng cần cung cấp thông tin về những sản phẩm, món ăn đặc sắc cho các hãng lữ hành để họ kịp thời tuyên truyền, thông tin đến du khách. Các hãng lữ hành cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, phối hợp với nhà hàng để xây dựng các tour chuyên đề về ẩm thực.

Thứ ba, quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam nói chung, cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng. Trong các nhà hàng, khách sạn chỉ sử dụng lao động chế biến món ăn đã qua đào tạo. Để duy trì và phát triển món ăn truyền thống, cần tôn vinh các nghệ nhân, chuyên gia trong lĩnh vực chế biến món ăn, không để món ăn bị thất truyền.

Thứ tư, song song với các nhà hàng phục vụ ăn uống kiểu Việt Nam truyền thống, cần có chiến lược phát triển đa dạng các loại nhà hàng với phong cách khác nhau như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… tạo ra các phong cách riêng, độc đáo sang trọng phù hợp với nhiều đối tượng khách từ các vùng văn hóa khác nhau. Điều quan trọng là lựa chọn được xu hướng ẩm thực giao thoa giữa ẩm thực châu Á, ẩm thực châu Âu đan xen với ẩm thực Việt Nam.

Thứ năm, tăng cường tổ chức các lễ hội, sự kiện gắn với ẩm thực như Tuần Văn hóa ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, Lễ hội trái cây 3 miền, Hội thi ẩm thực, Thi nấu các món ăn trong các lễ hội…, thông tin kịp thời đến du khách, các hãng lữ hành để kịp thời chào bán tour gắn với những sự kiện đó. Từ đó, xây dựng thương hiệu cho các món ăn đồ uống đặc sản của Việt Nam.

Thứ sáu, tăng cường xúc tiến quảng bá món ăn Việt Nam, đặc biệt là món ăn tiêu biểu, đặc sắc của Việt Nam đến du khách quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Xuân Dũng (2011), Một số vấn đề về ẩm thực và phát triển du lịch tại Việt Nam, Bài báo đăng 16/5/2011 tại web Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 2. Trọng Quang (2014), Du lịch Thái Lan trong cơn khủng hoảng, Bài báo đăng ngày 13/3/2014 tại hanoimoi.com.vn 3. Hoàng Minh Khang, Lê Anh Tuấn (2011), Giáo trình Văn hóa ẩm thực, NXB Lao động Hà Nội. 4. Lê Anh Tuấn và cộng sự (2009), Một số giải pháp xúc tiến các món ăn tiêu biểu của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Tây Âu, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

ThS. Phạm Mạnh Cường – ThS. Trần Hữu Nhân – Hoàng Minh Khang

(Tạp chí Du lịch)

Văn Hóa Ẩm Thực: Sản Phẩm Du Lịch Việt Đặc Sắc

BNEWS Hiện nay, xu hướng khách du lịch trên thế giới mong muốn được trải nghiệm khám phá miền đất mới thông qua các giá trị văn hóa, ẩm thực của vùng đất đó.

Do vậy, du lịch kết hợp với những trải nghiệm văn hóa ẩm thực, không chỉ mang đến cảm giác thú vị cho du khách, đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp địa phương phát triển kinh tế du lịch thông qua giới thiệu ẩm thực đến du khách.

Du lịch văn hóa ẩm thực cùng người địa phương

Xuất phát từ một người yêu thích du lịch, ẩm thực, đồng thời mong muốn quảng bá đặc sản truyền thống dân tộc, gần một năm nay, chị Minh Cúc, sống tại quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là người tự thực hiện nhiều tour du lịch văn hóa ẩm thực dành cho du khách là bạn bè, người thân.

Đây là tour du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực người Hoa Chợ Lớn phi lợi nhuận, do chị thiết kế diễn ra trong ngày, bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Theo đó, du khách sẽ đi tham quan các địa danh nổi tiếng tại các quận 5, 11, 6 như Chùa Ông, Chùa Bà, Nhà thờ Cha Tam, Miếu thờ Tổ Kim Hoàn, uống nước sâm, dùng cơm trưa của người Hẹ, uống café vợt, thưởng thức hủ tiếu Tường Ký đã hơn 100 năm tuổi.

Sau nhiều tour thực tế, điều thích thú nhất là du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc trưng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn được nghe những câu chuyện “hậu kỳ” được truyền miệng trong dân gian của các món ngon, hay địa danh tham quan.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước biết đến tour của chị Minh Cúc qua sự truyền miệng của du khách, đồng thời mong muốn được hợp tác, mở rộng tour du lịch sản phẩm mới này đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Chia sẻ về dự định trong năm 2017, chị Minh Cúc cho biết, chị vẫn còn nhiều dự án ấp ủ, trong đó có việc tự làm tour du lịch văn hóa ẩm thực vào ban đêm.

Để cho tour trở nên đa dạng, sinh động hơn, chị Minh Cúc cho biết sẽ đưa du khách đến các lớp học làm bánh để du khách có thêm những trải nghiệm thực tế thú vị.

Để du lịch văn hóa ẩm thực phát triển

Phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia du lịch đánh giá góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Theo Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực là yếu tố quan trọng để thu hút du khách.

Việt Nam có đầy đủ tố chất để trở thành bếp của thế giới với những món ăn 3 miền đa dạng, phong phú.

Một lợi thế nữa là, ẩm thực Việt Nam rất được thế giới ưa chuộng.

Có nhiều món ăn Việt Nam được bạn bè quốc tế học hỏi và kinh doanh như: bún, hủ tiếu, phở…

Từng đến Việt Nam nhiều lần, “Vua đầu bếp” Martin Yan, nhìn nhận: Ẩm thực Việt Nam gần như hoàn hảo.

Điều cần thiết nhất hiện nay là làm thế nào để tập hợp lại một cách hệ thống, xây dựng kế hoạch quảng bá dài hạn qua các kênh truyền hình nước ngoài, internet, các ấn phẩm du lịch… để đông đảo bạn bè quốc tế biết đến.

Một số chuyên gia ẩm thực nhận định, để ẩm thực Việt Nam có thể lan tỏa sâu rộng khắp thế giới, cần xây dựng các sản phẩm du lịch chuyên về ẩm thực hay các tour có lồng ghép việc học và tập chế biến những món ngon thuần Việt, mang đậm bản sắc văn hóa của từng đia phương, sẽ góp phần nâng tầm ẩm thực tại địa phương, đồng thời góp phần thu hút đông đảo du khách quốc tế tìm đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua con đường ẩm thực.

Ẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú, thuận lợi để phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực.

Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, mặt hạn chế của du lịch ẩm thực Việt Nam là nạn chèo kéo, chặt chém ở một số nơi, tình trạng quản lý chưa chặt chẽ đối với vệ sinh, an toàn thực phẩm…

“Việt Nam chưa có tư tưởng chiến lược cũng như hệ thống giải pháp hiệu quả, do đó, cho đến nay, mới chỉ khai thác ẩm thực như một yếu tố trong du lịch chứ chưa hình thành du lịch ẩm thực với tư cách một loại hình du lịch chuyên biệt”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền chia sẻ.

Với mong muốn tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách trong và ngoài nước đến Thành phố tham quan, lưu trú, trong những năm qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thường xuyên tổ chức các hoạt động liên hoan, lễ hội ẩm thực như: Liên hoan ẩm thực món ngon các nước, Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam… giới thiệu nét ẩm thực đặc sắc tại thành phố đến với du khách.

Đại diện Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố hiện đang xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và khai thác thế mạnh của thành phố, trong đó có sản phẩm du lịch ẩm thực, tập trung cho khách du lịch quốc tế kết hợp tham quan và học tập, chế biến ẩm thực tại thành phố.

Trong năm 2017, ngành du lịch thành phố sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp thu hút nhiều du khách hơn nữa đến tham quan, lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc giới thiệu thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc trưng riêng.

Trong đó, có việc phát huy và khai thác thế mạnh về ẩm thực phục vụ du lịch, chủ yếu tại các làng du lịch; khu du lịch; tham quan và kết hợp tìm hiểu ẩm thực…/.

Xây Dựng Làng Văn Hóa Du Lịch Ở Lũng Cẩm Trên

Thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là luôn bám sát kế hoạch, định hướng xây dựng nông thôn mới của huyện để tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân và luôn nhận được sự đồng tình, hưởng ứng, tạo sức lan tỏa sâu rộng. Do thôn biết khai thác tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển nên đã góp phần đưa kinh tế hộ tăng trưởng khá; hết năm 2014, thu nhập bình quân theo đầu người đạt trên 15 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày một tăng do biết làm thêm các ngành nghề phụ như nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn, làm dịch vụ du lịch. Cùng với phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống đường giao thông, cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất được quan tâm đầu tư; trụ sở thôn, nhà Văn hóa đã được xây dựng theo kiến trúc truyền thống để sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đón tiếp khách du lịch tham quan.

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước cấp chăn bông, màn, chiếu phục vụ lưu trú cho khách du lịch, người dân trong thôn cũng đã góp công sức của mình tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương thông qua việc cải tạo nhà ở, mua sắm thêm các trang thiết bị tối thiểu để phục vụ và đón khách tham quan, lưu trú. Ý thức làm đẹp cảnh quan trong thôn được nâng lên rõ rệt, các hộ dân trong thôn chủ động tự giác di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà, trồng cây cảnh quan, làm công trình vệ sinh, láng sân, bó láng nền nhà. Việc khôi phục văn hóa dân tộc truyền thống cũng được người dân quan tâm hơn, đã thành lập Hội nghệ nhân dân gian gồm 10 thành viên, hoạt động theo quy ước của thôn, thường xuyên biểu diễn những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc phục vụ các ngày lễ, hội, khách du lịch khi có yêu cầu. Kết quả bước đầu thôn đã thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng tại thôn; năm 2014, có trên dưới 100 đoàn khách đến tham quan tại thôn. Gia đình anh Mua Sía Mua – một trong những hộ được huyện hỗ trợ tiền mua chăn bông, màn, chiếu làm dịch vụ Homstay (ở tại nhà) phục vụ du khách tâm sự: “Cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi còn đầu tư tu sửa, bài trí lại các phòng ở cho ngăn nắp, gọn gàng, láng sân, làm công trình vệ sinh trước hết là để phục vụ chính nhu cầu sinh hoạt của gia đình, sau là để phục vụ khách du lịch lưu trú”. Với 3 phòng nghỉ, bình quân mỗi phòng có thể bố trí ngủ được từ 5 – 7 người (tùy nhu cầu nghỉ nhiều hay ít người của khách), với giá bình quân từ 50 – 70.000 đồng/người/tối. Vào mùa cao điểm, khách du lịch lên đông, mỗi tháng gia đình anh Mua cũng có thu nhập thêm từ 3 – 5 triệu đồng/tháng từ dịch vụ Homstay.

Tuy nhiên, theo anh Mua Sè Sính, Bí thư Đảng ủy xã Sủng Là: Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong quá trình thực hiện xây dựng Làng Văn hóa du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở thôn Lũng Cẩm Trên gặp những khó khăn: Do nhận thức của một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ phát triển nông nghiệp sang làm du lịch còn chậm; điều kiện kinh tế khó khăn nên việc huy động đóng góp của người dân còn hạn chế, nhiều hộ không có điều kiện cải tạo nhà cửa, mua sắm đồ dùng phục vụ nhu cầu khách du lịch.

Nhận rõ những hạn chế tồn tại, trên cơ sở những tiêu chí, kế hoạch xây dựng nông thôn mới đề ra, thôn Lũng Cẩm Trên đã, đang phát huy lợi thế, khơi dậy tiềm năng với quyết tâm đến hết năm 2015 cơ bản đạt các tiêu chí của Làng Văn hóa du lịch gắn với nông thôn mới…n

Thế Anh

Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Văn Hóa Việt Nam Dựa Trên Giá Trị Di Sản Và Văn Hóa Ẩm Thực trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!